Bài giảng Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo - Chương I: Một số vấn đề về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước. Công vụ, công chức và viên chức
Tóm tắt Bài giảng Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo - Chương I: Một số vấn đề về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước. Công vụ, công chức và viên chức: ...ước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, vì vậy nhân dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. - Nhằm củng cố, phát huy hơn nữa thành quả cách mạng về địa vị làm chủ của nhân dân. - Nhằm phát huy vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân, góp p...dân, mặt khác đảm bảo sự thống nhất cao và sự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước. Nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ b. Nội dung Nguyên tắc tập trung dân chͧ là sự kết hợp một cách hài hoà và đúng mức hai mặt: tập trung v...ội Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. (...
Quyền tư pháp: kiểm sát và xét xử vi phạm pháp luật. Cơ quan thực thi quyền tư pháp là Viện KSND, Tòa án ND các cấp 9/10/2015 11 Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự thống nhất và phân công quyền lực nhà nước Nhà nước ta là một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là chủ thể thống nhất và duy nhất của quyền lực nhà nươc Nhà nước ta hoạt động trong môi trường nhất nguyên chính trị, một Đảng cầm quyền, trên nền tảng đó, chỉ có một sự thống nhất về chủ thể của quyền lực Nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng CS: kiểm tra, giám sát, điều chỉnh điều phối. Sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước sẽ khắc phục được khuynh hướng dẫn đến độc đoán, chuyên chế, kém hiệu quả do sự thống nhất về quyền lực nhà nước có thể gây ra. 9/10/2015 12 Biểu hiện của sự thống nhất và phân công quyền lực nhà nước Sự thống nhất về quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ trong tổ chức bộ máy nhà nước ta Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là đầu mối quyền lực nhà nước. Sự phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước : Quốc hội thực hiện quyền lập pháp Chính phủ thực hiện quyền hành pháp Viện KSND, Tòa án ND thực hiện quyền tư pháp Sự thống nhất là nền tảng, sự phân công phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất quyền lực nhà nước. Một trong những nội dung cơ bản của phân công và phối hợp quyền lực nhà nước là sự phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương, sự phối hợp giữa chính quyền với các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị. Sự phân công, phân cấp ấy phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ. 9/10/2015 13 Vai trò của pháp luật và ý thức con người trong quản lý nhà nước Pháp luật là những quy tắc xử sự hoặc các quy định bắt buộc chung do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm bằng tất cả sức mạnh của mình, đặc biệt là bằng cưỡng chế. Pháp luật là công cụ đắc lực để thực thi quyền lực nhà nước, để thực hiện chức nĕng cưỡng chế trong quản lý nhà nước. Pháp chế là sự tôn trọng pháp luật, sự thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhât. Pháp chế = Pháp luật + ý thức con người Ý thức con người (ý thức pháp luật) là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện nghiêm minh pháp luật (pháp chế). 9/10/2015 14 Vai trò của pháp luật và ý thức con người trong quản lý nhà nước Ý thức con người được hình thành từ 2 yếu tố: Nhận thức (kiến thức) Niềm tin (thái độ) Cả hai yếu tố này đều chỉ được hình thành thông qua biện pháp giáo dục, thuyết phục, rèn luyện phẩm chất đạo đức Dân trí là một trong yếu tố quan trọng hình thành ý thức con người. Để nâng cao mặt bằng dân trí phải thông qua biện pháp chủ yếu là giáo dục Nền tảng đạo đức xã hội góp phần hình thành niềm tin và thái độ cho con người Trên cơ sở nền tảng đạo đức xã hội hình thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hình thành thái độ cá nhân. II.1. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. a. Cơ sở - Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, vì vậy nhân dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. - Nhằm củng cố, phát huy hơn nữa thành quả cách mạng về địa vị làm chủ của nhân dân. - Nhằm phát huy vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý Nhà nước. - Nội dung nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp và các vĕn bản pháp luật khác. II.1. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. b. Nội dung nguyên tắc Công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (Đ.28, 29 HP 2013). Công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất, vào hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan đại diện địa phương (Đ.27 HP 2013). Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào trong bộ máy nhà nước. II.1. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. b. Nội dung nguyên tắc Công dân thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động cͧa các cơ quan nhà nước. Nhà nước phải tạo khả nĕng, điều kiện, phương tiện cho nhân dân thực hiện quyền cͧa mình. Sự tham gia cͧa nhân dân vào các công việc cͧa Nhà nước vừa với tư cách từng cá nhân, các nhóm cộng đồng, vừa thông qua những tổ chức, cơ quan mà họ là những thành viên với nhiều phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN a. Cơ sở Vấn đề đảng chính trị lãnh đạo nhà nước là một vấn đề có tính quy luật và tính phổ biến, là một tất yếu khách quan xuất phát từ lịch sử CM Việt Nam. Nhà nước ta hoạt động trong môi trường nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền. Lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội là sứ mạng của Đảng CSVN, đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước đúng hướng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng Sự thống nhất về mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động của Đảng và Nhà nước Được sự lựa chọn của nhân dân và sự thừa nhận của pháp luật II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN b. Nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước Đảng lãnh đạo về chính trị: Đảng xác định đường lối, chủ trương, xác định những nhiệm vụ chiến lược để từ đó Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách đó. Đảng lãnh đạo về tổ chức, nhân sự: - Đảng đưa ra những yêu cầu, những định hướng về công tác cán bộ, để từ đó Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, - Đảng giới thiệu đảng viên và cả những người ngoài Đảng để Nhà nước sắp xếp, bố trí công việc,đặc biệt là trong lĩnh vực đề bạt và bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo. - Đảng giới thiệu nhân sự để nhân dân bầu vào các cơ quan nhà nước. II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN b. Nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng: - Đảng thường xuyên tổ chức giáo dͥc chính trị tư tưởng cho đảng viên và người ngoài đảng nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị - Đảng cũng thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng cͧa xã hội, cͧa quần chúng để có những biện pháp giáo dͥc thích hợp. Đảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá. - Kiểm tra, giám sát hoạt động cͧa các tổ chức cơ sở Đảng, và các Đảng viên làm việc trong các cơ quan nhà nước. - Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cͧa các cơ quan nhà nước II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN c. Nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo cͧa Đảng Đảng lãnh đạo Nhà nước để thực hiện nhiệm vͥ chiến lược lâu dài là xây dựng Nhà nước ta, đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chͧ nghĩa vì mͥc đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chͧ và vĕn minh“ Đảng lãnh đạo chͧ yếu bằng biện pháp vận động, tuyên truyền, giáo dͥc, thuyết phͥc làm cho xã hội nhận thức, tự giác chấp nhận chứ không phải dựa vào uy quyền, mệnh lệnh Đảng không làm thay Nhà nước và không “hóa thân thành Nhà nước” Đảng lãnh đạo bằng uy tín cͧa mình, bằng biện pháp tự nêu gương. II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ a. Cơ sở Xuất phát từ quan điểm của Đảng về phương thức thực hiện quyền lực nhà nước: thống nhất trên cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước Đây là nguyên tắc của toàn bộ hệ thống chính trị của nhà nước ta, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, cấp trên với tĕng cường tính tích cực chủ động của địa phương, cơ sở. Nhằm một mặt phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, đảm bảo quyền lợi của nhân dân, mặt khác đảm bảo sự thống nhất cao và sự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước. Nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ b. Nội dung Nguyên tắc tập trung dân chͧ là sự kết hợp một cách hài hoà và đúng mức hai mặt: tập trung và dân chͧ. - Tập trung đó là sự thống nhất quản lý ở trung ương, hoặc cấp trên về những vấn đề được coi là cơ bản nhất, chính yếu nhất. - Dân chͧ đó là sự phân công, phân cấp cho địa phương hoặc cấp dưới nhằm phát huy tính chͧ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm cͧa cơ sở. Tập trung dân chͧ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo cͧa cơ quan quản lý trước cơ quan dân cử; phân định chức nĕng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung cͧa cấp trên cͧa trung ương và quyền chͧ động cͧa cấp dưới. Nguyên tắc này đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phͥ trách, quan hệ phͥc tùng cͧa địa phương với trung ương, cấp dưới với cấp trên, giữa cá nhân và tập thể, thiểu số phͥc tùng đa số. II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ b. Nội dung Tập trung trong các cơ quan nhà nước được thể hiện trên các nội dung sau: (1) bộ máy nhà nước được tổ chức theo hệ thống thứ bậc từ Trung ương đến các địa phương; (2) thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; (3) thống nhất các quy chế quản lý; (4) thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cả các cấp, đơn vị. Dân chủ trong các cơ quan nhà nước là sự phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và các cá nhân, tổ chức vào hoạt động quản lý nhà nước. Tính dân chủ được thể hiện cụ thể ở các nội dung sau: (1) cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vấn đề trong quản lý; (2) cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình. II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ c. Biểu hiện của NT tập trung dân chủ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN Hoạt động của bộ máy nhà nước: - Quốc hội thực hiện quyền lập pháp - Chính phủ thực hiện quyền hành pháp - Tòa án thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động của các cơ quan này theo quy định của Hiến pháp, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng ở mỗi cơ quan, nguyên tắc này thể hiện khác nhau. Trong sinh hoạt Quốc hội nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện thông qua biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số trong mọi trường hợp. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.(Đ.3, Luật TCQH) II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ Đối với Chính phủ: Đảm bảo sự lãnh đạo tập thể, vừa đảm bảo sự quản lý của người đứng đầu Đảm bảo mối quan hệ giữa Chính phủ và các bộ, quan hệ giữa Chính phủ, các bộ với các cấp chính quyền địa phương. Đối với cơ quan tư pháp: nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi thực hành đúng quan hệ làm việc giữa thẩm phán, hội thẩm và các thành viên khác trong hoạt động tố tụng, xác lập quan hệ giữa các cấp xét xử từ cơ sở đến cơ quan xét xử cao nhất, quan hệ giữa các cơ quan điều tra v.v... II.4. Nguyên tắc pháp chế a. Cơ sở Xuất phát từ tính chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, vì thế tổ chức và hoạt động của nó phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế. Xuất phát từ mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế: Pháp luật là cơ sở, là tiền đề cho một trật tự pháp chế, còn pháp chế là điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật. Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo mọi công việc của Nhà nước tuân thủ và thực hiện đúng pháp luật. Nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp II.4. Nguyên tắc pháp chế b. Nội dung Nhà nước phải ban hành các vĕn bản pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và có hệ thống - Kịp thời: Pháp luật phải theo kịp sự phát triển của xã hội để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ XH - Đồng bộ: Phải có sự thống nhất giữa các ngành luật, không có sự quy định chồng chéo trái ngược nhau - Hệ thống: Có vĕn bản luật, vĕn bản dưới luật, vĕn bản hướng dẫn thi hành II.4. Nguyên tắc pháp chế b. Nội dung Các cơ quan nhà nước được lập ra và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quy định cho nó về địa vị, quy mô và thẩm quyền. Nguyên tắc này không chấp nhận hai khả nĕng thường xảy ra ở những nơi mà tình trạng pháp chế bị vi phạm. - Các hoạt động quản lý vượt thẩm quyền. - Từ bỏ thẩm quyền, buông lỏng, bỏ trống một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Sự tôn trọng Hiến pháp, pháp luật không chỉ là sự đòi hỏi đối với xã hội và công dân, mà trước hết là sự đòi hỏi đối với cơ quan nhà nước. Đây là đòi hỏi thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc pháp chế, đồng thời thể hiện tính chất dân chủ của Nhà nước. III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. (Điều 69 – HP 2013) Quốc hội có 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 70 – HP 2013 III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Chủ tịch nước Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. (Điều 86 – HP 2013) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước quy định tại Điều 88 – HP 2013 (gồm 06 nhiệm vụ) III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Chính phͧ Chính phͧ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất cͧa nước Cộng hoà xã hội chͧ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành cͧa Quốc hội. Chính phͧ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ͦy ban thường vͥ Quốc hội, Chͧ tịch nước. (Điều 94 – HP 2013) Theo điều 96 Hiến pháp 2013 và chương II Luật Tổ chức Chính phͧ, thì thẩm quyền cͧa Chính phͧ bao gồm: - Quyền kiến nghị lập pháp: - Quyền lập quy: ban hành các vĕn bản pháp quy có giá trị pháp lý trong cả nước. - Quyền quản lí và điều hành toàn bộ công việc cͧa đất nước: xây dựng kinh tế, vĕn hóa, xã hội. III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Chính phủ - Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống tổ chức cơ quan quản lí nhà nước - Quyền hướng dẫn, kiểm tra hội đồng nhân dân các cấp. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 98 gồm 6 nhiệm vụ và quyền hạn III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân Tòa án nhân dân 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Đ. 102 – HP 2013) Nguyên tắc hoạt động của Tòa án là “khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số” (điều 103 – HP 2013). III.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Viện Kiểm sát nhân dân 1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. 2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định. 3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. (Đ. 107 – HP 2013) III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Cơ quan chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân 1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. (Điều 113 – HP 2013). III.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam b. Ƞy ban nhân dân 1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. (Điều 114 – HP 2013). III.2. Các cấp và đơn vị hành chính Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền 4 cấp Cấp trung ương; Cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Cấp xã: xã, phường, thị trấn Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Hiến pháp 2013 Điều 27 Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Điều 28 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Điều 29 Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Hiến pháp 2013 Điều 30 1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Hiến pháp 2013 Điều 4 1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp 2013 Điều 8 1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
File đính kèm:
- bai_giang_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_va_quan_ly_nganh_giao.pdf