Bài giảng Quản trị tài chính

Tóm tắt Bài giảng Quản trị tài chính: ... p0 là giá bán cổ phần tại thời điểm hiện tại Chi phí vốn cổ phần bằng tỷ lệ gia tăng vĩnh viễn kỳ vọng của lợi tức cổ phần trên mỗi cổ phiếu. Nếu lợi tức trên mỗi cổ phần trong lần chia mới nhất là 2.000 VNĐ, giá bán cổ phần hiện nay là 20.000 VNĐ và tỷ lệ gia tăng lợi tức cổ phần không đổi là... những nội dung trên đây, ta có khái niệm về tài sản cố định như sau: “Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.”. 1.2...àng nào đảm bảo tiêu chuẩn tín dụng thông thường và mức độ tín dụng mà mỗi khách hàng có thể được hưởng. Việc thiết lập tiêu chuẩn tín dụng là để đo lường chất lượng tín dụng, qua đó xác định xác suất mất mát khi cấp tín dụng cho khách hàng. Quá trình dự đoán xác xuất mất mát của một khách hàng nà...

doc260 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong giai đoạn thứ hai này, người thuê có thể tiếp tục thuê thiết bị tuỳ theo ý muốn của họ. tiền thuê trong suốt giai đoạn này thường rất thấp so với thời hạn cơ bản, thường chỉ chiếm tỉ lệ 1 - 2% tổng số vốn dầu tư ban đầu và thường phải trả trước vào đầu mỗi kỳ thanh toán.
* Phần giá trị còn lại (Residual Value Share)
Theo thông lệ, tại thời điểm kết thúc giao dịch thuê tài chính, người cho thuê thường uỷ quyền cho người thuê làm đại lý bán tài sản. Người thuê được phép hưởng phần tiền bán tài sản lớn hơn so với giá mà người thuê đưa ra. hoặc được khấu trừ vào tiền thuê và nó được coi là một khoản hoa hồng bán hàng.
Các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi ro thường do người thuê chịu và tổng số tiền mà người thuê phải trả người cho thuê trong suốt thời gian thuê thường đủ để bù đắp lại toàn bộ giá gốc (giá mua) của tài sản. Bởi các loại chi phí duy trì hoạt động, bảo hiểm... của tài sản do người thuê chịu nên các khoản tiền thuê mà người cho thuê nhận được coi là giá trị thuần của tài sản. do đó, hình thức thuê này còn được gọi là thuê mua thuần (Net Lease)
Khi thời hạn thuê căn bản đáo hạn, người thuê có quyền lựa chọn một trong các hình thức mua lại tài sản với giá trị hợp lý hay giá tượng trưng tuỳ theo sự thoả thuận đã được dự liệu trước trong hợp đồng, hoặc người thuê cũng có thể tiếp tục thuê tài sản hay nhận làm đại lý bán tài sản đó tuỳ theo sự uỷ quyền của người cho thuê.
Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động thuê tài sản, quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuộc về người cho thuê và quyênè sử dụng, hưởng dụng nhứng lợi ích kinh tế xuất phát từ tài sản thuộc về người thuê. Do giữ quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản nên mọi ưu đãi về thuế và các khoản tiền bồi thường do cơ quan bảo hiểm trả cho tài sane đều do người cho thuê hưởng. Nhưng người cho thuê thường chiết khấu phần tiền khuyến khích về thuế vào khoản tiền thuê mà người thuê phải trả theo định kỳ. còn khoản tiền bồi thường của công ty bảo hiểm (nếu có) thường được người cho thuê chuyển cho người thuê sau khi người thuê hoàn thành trọn vẹn mọi nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng.
Trong khoản tiền thuê mà người thuê trả người cho thuê theo định kỳ bao gồm tiền vốn gốc, tiền lãi tín dụng, phần lợi nhuận hợp lý, chi phí quản lý đã đựoc khấu trừ phần khuyến khích về các loại thuế mà tài sản được hưởng. Do đó, về thực chất, thuê mua thuần là một hình thức của sự vay mượn nếu xét theo phương diện người thuê và loại hình giao dịch này cũng chính là một hình thức tài trợ tín dụng nếu xem xét từ phía người cho thuê.
Người
cho thuê
(Lessor)
Hợp đồng thuê tài sản
Quyền sử dụng tài sản
Trả tiền thuê tài sản
Người
thuê
(Lessor)
Hợp đồng mua tài sản
Quyền sở hữu pháp lý tài sản
Trả tiền mua tài sản
Giao tài sản
Bảo trì và phụ tùng thay thế
Trả
tiền bảo
trì và phụ tùng
Nhà cung cấp (Manufacturer or supplier)
Sự khác biệt so với một khoản vay nợ và cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của hình thức giao dịch này là người cho thuê nắm giữ quyền sở hữu pháp lý và có quyền thu hồi ngay lập tức nếu có những đe doạ sự an toàn đối với tài sản. Đồng thời người cho thuê có thể được hưởng phần lợi nhuận do khoản tiền tiết kiệm thuế lợi tức do khấu hao tài sản cho thuê mang lại sau khi đã chiếy khấu cho người thuê theo thuế suất thuế lợi tức của họ. Đối với người thuê, ngoài các lợi ích như gia tăng năng lực sản xuất. họ được hưởng các lợi thế như tỷ số nợ/vốn không thay đổi (nếu như quốc gia đó không quy định vón hoá tài sản thuê vào bảng TKTS), được hưởng dịch vụ chuyên môn cao của công ty Leasing và giải quyết được những vấn dề công nghệ. Đồng thời, ngoài những khoản tiền chiết khấu do người cho thuê chuyển cho, người thuê còn được hưởng khoản tiền hoãn thuế do tiền thuê làm giảm thuế lợi tức. Hình 8.9 mô tả tóm tắt một phương thức thuê tài chính điển hình.
 Hình 8.9. Phương thức thuê tài chính
Người cho thuê
Người thuê
1. Mua tài sản từ nhà cung cấp, giữ quyền sở hữu và cho thuê trung hay dài hạn (1 - 20 năm)
2. Không cung cấp các chi phí và dịch vụ vận hành, bảo trì tài sản
3. Không chịu mọi rủi ro và thiệt hại đối với tài sản cho thuê
4. Hết hạn hợp đồng chp phép người thuê quyền lựa chọn mua tài sản hay ký tiếp hợp đồng thuê, uỷ quyền cho người thuê bán hoặc nhận lại tài sản
1. Trả các khoản tiền thuê theo định kỳ và được quyền sử dụng, hưởng dụng các lợi ích kinh tế xuất phát từ tài sản
2.Chịu rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản. Có trách nhiệm mua bảo hiểm, đóng thuế tài sản
3. Không được huỷ ngang hợp đồng, trừ trường hợp được sự dồng ý của người cho thuê
4. Mua, tiếp tục thuê, bán tài sản khi hopự đồng hết hạn theo sự uỷ quyền hoặc trả lại tài sản cho người thuê.
3.2.3. Phân loại các phương thức thuê tài sản dựa trên so sánh những đặc điểm của chúng với nhau
Sự so sánh này nhằm giúp các bên có liên quan dễ dàng phana loại, nhanạ diện giao dịch thuộc phơng thức thuê nào để áp dụng các quy chế hạch toán - kế toán, hưởng các ưu đãi (nếu có) và quản lý chung (cơ quan nhà nước) theo quy chế đã được Nhà nước quy định. Bảng 8.6 so sánh đặc điểm giữa hai phương thức thuê tín dụng và thuê vận hành.
Bảng 8.6. So sánh thuê vận hành và thuê tài chính
STT
Tiêu thức
Thuê vận hành
Thuê tài chính
1
Quyền sở hữu
Tách biệt quyền sở hữu pháp lý và quyền sử dụng.
Như thuê vận hành.
2
Thời hạn thuê
Rất ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản.
Thường dài dài hơn một nửa cho tới bằng hữu ích của tài sản.
3
Quyền huỷ ngang hợp đồng
Được quyền huỷ ngang hợp đồng. 
Không được quyền huỷ ngang hợp đồng.
4
Rủi ro
Người cho thuê chịu mọi rủi ro, thiệt hại.
Người thuê chịu mọi rủi ro, thiệt hại.
5
Chi phí bảo trì dịch vụ và mua bảo hiểm
Người cho thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì...dịch vụ, phí bảo hiểm...
Người thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì, bảo hiểm.
6
Ưu đãi về thuế
Người cho thuê hưởng và khấu trừ vào tiền thuê.
Tương tự như thuê vận hành.
7
Bồi thường bảo hiểm 
Người cho thuê hưởng.
Người cho thuê hưởng. 
8
Cung ứng tài sản thuê
Tài sản thuê mướn thường do người cho thuê cung cấp.
Tài sản cho thuê thường do người thuê đặt hàng giao nhận và sử dụng.
9
Tiền bán tài sản 
Toàn bộ tiền thu được do bán tài sản thuê thuộc quyền sử dụng của người cho thuê.
Phần tiền bán tài sản lớn hơn so với giá quy định của người cho thuê được chuyển cho người thuê hưởng như một khoản hoa hồng bán hàng hay đựoc khấu trừ vào tiền thuê.
10
Các loại tài sản thường sử dụng trong giao dịch
Máy photocopy, máy vi tính, xe ô tô, đồ đạc trong nhà, văn phòng...
Bất động sản, xe lửa. tàu biển, máy bay, thiết bị văn phòng...
Sự phân loại này được dựa trên hai căn cứ cơ bản là:
* Những rủi ro và những biện pháp bảo đảm cho giá trị còn lại của tài sản thuê do bên nào thực hiện
* Quyền sử dụng và hưởng dụng toàn bộ các lợi ích kinh tế do tài sản thuê mang lại có được chuyển giao cho người thuê không.
	Dựa trên những cơ sở này Ủy Ban Tiêu Chuẩn Kế Toán Quốc Tế (IASC) đã đề ra 4 tiêu chuẩn làm cơ sở chung để phân loại và nhận diện các loại hợp đồng thuê tài sản thuộc phương thức nào:
	* Quyền sở hữu tài sản thuê có được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng không? nếu có thì đó là giao dịch thuê tài chính, nếu không thì là thuê vận hành.
	* Trong hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá tượn trưng không? nếu có thì đó là giao dịch thuê tài chính, còn không thì giao dịch thuê vận hành.
	* Thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian sử dụng của tài sản không? Nếu thỏa thuận thì giao dịch thuộc thuê tài chính, các trường hợp còn lại thì thuê vận hành.
	* Hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê tối thiểu do người thuê trả có tương đương hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng không? Nếu có là giao dịch thuê tài chính và không là thuê vận hành.
Quyền sở hữu được chuyển giao khi thời hạn cho thuê chấm dứt
Hợp đồng thuê có quy định quyền chọn mua theo giá tượng trưng
Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản
Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê tối thiểu lớn hơn hay tương đương với giá trị của tài sản
Tài sản
không
không
không
không
 Có
Có
Có
Thuế vận hành
Thuế vận hành
Có
Tất cả mọi giao dịch thuê tài sản nếu thỏa mãn một trong 4 tiêu chuẩn này đều thuộc phương thức thuê tài chính. Những giao dịch còn lại đều thuộc thuê vận hành. Hình 11.3 tóm tắt quy trình phân loại này.
Hình 8.10. Phân loại các giao dịch thuê tài sản
	Trên có sở các tiêu chuẩn phân loại theo IAS 17 của IASC mỗi quốc gia đều có nhứng quy định cụ thể trong luật thuê mua của họ dựa trên cơ sở những điều kiện cụ thể của mỗi nước. Những quy định này có những khác biệt nhất định, song về cơ bản chúng không mâu thuẫn với IAS17 và tùy theo mức độ, những quy định này có thể chi tiết, cụ thể hơn IAS.
Bảng 8.7. Liệt kê tóm tắt những tiêu chuẩn để được coi là giao dịch thuê mua 
tại một số quốc gia và khu vực
 Quốc gia
Tiêu thức
IAS
Hoa
kỳ
Anh
Nhật
Hàn quốc
Indo-
nesia
Việt
Nam
* Chuyển giao 
 quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng
Có
Có
Có
Có
Không quy định cụ thể
Có
* Quyền chọn mua
Có
Có 
Không bắt buộc
Không bắt buộc
Không bắt buộc
Có 
Có 
* Quyền hủy
 ngang hợp đồng
Không được
Không được
Không được
Không được
Không được
Không được
Không được
* Thời hạn thuê tính theo đời sống hữu dụng của tài sản thuê
Phần lớn
≥ 75% (*) tối đa k0 quá 30 nam
Phần lớn
Tài sản ≤ 10 năm: 70% tài sản >10 năm:60% tối đa 120% 
60% tài sản ≤ 5 nam = 70%
Tài sản có đời sống ≥2 nam
≥ 60%
* Hiện giá các khoản tiền thuê tối thiểu (chiết khấu theo lãi xuất đi vay của người thuê) so với giá trị hợp lý của tài sản
Bằng hoặc lớn hơn
≥ 90%
≥ 90%
≥ 90%
Trả đủ tiền thuê
Tương đương
	(*) Những tài sản chỉ còn ≤ 25% đời sống hữu ích của chúng thì không được sử dụng bào các giao dịch thuê tín dụng.
3.3. Phát hành chứng khoán
3.3.1. Cổ phần thường
	Cổ phần thường là một chứng khoán thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với Công ty, bởi không có sự dự liệu trước thời gian . nếu công ty còn tồn tại, thì trái quyền của cổ phần thường đối với công ty vẫn nghiễm nhiên được duy trì. mặc dù các cổ đông có thể bán số cổ phần thường mà họ đã đầu tư vào công ty cho người khác vào bất kỳ thời điểm nào, tức là họ đã chuyển giao quỳên sở hữu của các nhân đối với công ty, song trái quyền của cổ phần đối với công ty thì không thay đổi.
	Nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty giới hạn trong phần vốn mà họ đã đầu tư, tức là một người mua số cổ phần thường của một công ty trị giá 10tr. VND thì trong trường hợp công ty bị phá sản, ông ta sẽ chỉ có thể bị thua lỗ 10tr.VND đó.
	Số lượng cổ phần mà một công ty được phép phát hành được ghi rõ trong bản điều lệ của nó và chỉ có thể thay đổi sau khi có sự nhất trí của các cổ đông thông qua biểu quyết. Những cổ phần sẽ được đưa ra bán cho công chúng đầu tư được gọi là cổ phần dự kiến phát hành và số lượng phát hành thường thấp hơn số lượng ghi trong điều lệ. Chẳng hạn một doanh nghiệp được phép phát 1 triệu cổ phần thường, nhưng chỉ có 900 ngàn được bán ra. Những cổ phần đã bán cho công chúng đầu tư được gọi là cổ phần đã phát hành và mất chênh lệch giữa cổ phần được phép phát hành so với cổ phần được công ty mua lại từ công cúng đầu tư sau khi phát hành. giả sử sau khi phát hành một thời gian, công ty đã mua lại 50 ngàn cổ phần, thì số lượng cổ phần dự trữ tại thời điểm này của công ty là 150 ngàn và số lượng cổ phần đã phát hành là 850 ngàn.
	Một doanh nghiệp thường có rất nhiều hình thức huy động nguồn kinh phí bên ngoài như vay ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn, thuê mua các loại máy móc, thiết bị hay mua nguyên liệu trả chậm v.v... để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của nó. Bởi vậy, doanh nghiệp có những nghĩa vụ đối với chủ nợ. Phần giá trị của những tài sản được tài trợ bằng vốn cổ phần hay lợi nhuận giữ lại được gọi là giá trị thuần hay vốn cổ phần của cổ đông. Do đó, vốn cổ phần của cổ đông được coi là tiền đặt cọc để đổi lấy quyền sở hữu trong công ty 
	Vốn cổ phần = giá trị tài sản - các khoản nợ	
	Chẳng hạn, nếu tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp là 100 tỷ VND, trong đó có 42 tỷ được tài trợ bằng các loại nợ khác nhau, thì vốn cổ phần của công ty đó sẽ là:
	E = 100tỷ - 42 tỷ = 58 tỷ VND
	Cũng cần lưu ý rằng cổ phần thường cũng như cổ phần ưu đãi đều có trái quyền đối với doanh nghiệp và thuật ngữ vốn cổ phần của các cổ đông bao gồm tất cả các loại cổ phần. còn thuật ngữ vốn cổ phần thường được dùng để chi trái quyền của cổ đông thường đối với doanh nghiệp.
	Cổ phần thường có thể có hoặc có thể không có mệnh giá. Mặc dù trên phương tiện tài chính, cổ phần thường có hay không có mệnh giá không phải là điều quan trọng. Song trên phương diện tính toán về giá trị phát hành cổ phần thường mới thì chỉ có sự khác biệt rất ít giữa cổ phần thường có mệnh giá hay không có mệnh giá.
	Đa số các doanh nghiệp thường chỉ có một loại cổ phần thường , nhưng cũng có một số công ty chia cổ phần thường thành một vài loại. Chẳng hạn, chúng đựơc chia thành loại A và B. sự khác biệt giữa các loại này là quyền bầu cử và trái
3.3.2. Cổ phần ưu đãi
a. Những đặc điểm chính của cổ phần ưu đãi
	Cổ phần ưu đãi như cây cầu nằm giữa trái phiếu và cổ phần thường vì chúng được hưởng một lợi tức cổ phần cố định cao hơn lãi suất của trái phiếu. Đồng thời, chúng cũng có mức rủi ro lớn hơn trái phiếu và thấp hơn cổ phần thường. Mặt khác, của chúng có thể được chia hoặc không được chia tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị.
	Những đặc điểm của cổ phần ưu đãi bao gồm:
	- Thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp và tạo thành một phần giá trị của công ty.
	- Không như trái phiếu, cổ phần ưu đãi là vốn đầu tư vào công ty.
	- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi không được quyền biểu quyết, ngoại trừ những năm không được chia lợi tức.
	- Có thể chuyển thành cổ phần thường nếu chúng thuộc loại cổ phần ưu đãi khả hoán.
	- Lợi tức của cổ phần ưu đãi cố định và có tính lũy kế, tức là lợi tức cổ phần được trả theo tỷ lệ cố định so với mệnh giá.
	- Đồng thời trong một số cổ phần cổ đông cổ phần ưu đãi còn được hưởng bất cứ khoản lợi tức cổ phần chia thêm nào cùng với cổ đông thường.
	- Nếu công ty bị đóng cửa, cổ đông cổ phần ưu đãi có phần đối với tài sản của công ty trước cổ đông thường và sau các trái chủ.
b. Ưu tiên về trái quyền đôi với thu nhập và tài sản
	Công ty chỉ có thể trì hoãn chi trả lợi tức cổ phần ưu đãi trong trường hợp lợi tức cổ phần thường cũng không được chia. Nhưng lợi tức cổ phần ưu đãi được tính lũy kế (cộng dồn) và chuyển sang kỳ kế tiếp, điều đó có nghĩa là toàn bộ lợi tức cổ phần ưu đãi hiện tại, cũng như trong quá khứ phải được chi trả trước khi chia lợi tức cổ phần thường. Vì vậy, sự trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi sẽ làm cho cổ đông ưu đãi chịu thiệt về tỷ lệ sinh lời kỳ vọng trên phần lợi nhuận được chia.
	Giả sử công ty ABC có 50.000 cổ phần ưu đãi đã phát hành, có mệnh giá là 1.000.000 VND và tổng giá trị vốn cổ phần ưu đãi là 50 tỷ VND. Giả sử tỷ lệ lợi tức của cổ phần ưu đãi hàng năm là 80% x 50 tỷ = 4 tỷ VND. Trong năm 19 x 4, công ty không chia lợi tức cổ phần cho bất cứ loại cổ phần nào do tình hình kinh doanh có nhu cầu phải gia tăng năng lực sản xuất, nên thu nhập phải đưa vào tái đầu tư. Vì vậy, trong năm 19 x 5 công ty phải chi trả cả phần lợi tức cổ phần ưu đãi năm 19 x 4 chuyển sang và phần của năm 19 x 5, tổng cộng là tỷ VND, trước khi phân phối bất cứ khoản lợi tức nào cho cổ phần thường.
	Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, sự trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi sẽ đem lại những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp. Trước hết điều đó có nghĩa rằng cổ phần thường cũng không được chia lợi tức và do đó nó là tiền đề làm giảm giá bán của cổ phần thường, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty ở mức tương ứng. Ngoài ra, sự trì hoãn này còn làm cho công ty rất khó khăn trong huy động thêm nợ mới và đồng thời làm cho chi phí vay nợ cũng tăng lên. Nguyên nhân là do các chủ nợ tiềm tàng cho rằng công ty có khả năng thanh khoản thấp.
	Tuy nhiện lợi thế của doanh nghiệp có cổ phàn ưu đãi so với nợ vay là trong tình trạng vị thế tài chính của công ty yếu kém, họ có thể trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần mà không bị coi là khánh tận tài chính và cũng không phải đối mặt với sự đe dọa trực tiếp của nguy cơ phá sản. nói tòm lại trên phương diện công ty phát hành, cổ phần ưu đãi có mức rủi ro thấp hơn các loại trái phiếu.
c. Quyền bầu cử
	Quyền bầu cử của cổ động ưu đãi được quy định trong bản điều lệ công ty thường rất hạn chế. trong những giai đoạn doanh nghiệp hoạt động bình thường cổ đông ưu đãi chỉ có quền phủ quyết đối với một số vấn đề như chấp thuận việc phát hành thêm cổ phần ưu đãi hay những chứng khoán có thứ tự ưu tiên cao hơn. nếu công ty không chi trả lợi tức cho cổ phần ưi đãi, thì cổ đông có quyền bầu cử.
d. Thu hồi cổ phần ưu đãi
	Đa số cổ phần ưu đãi không có thời hạn đáo hạn và vì vậy có thể coi là loại chứng khoán tồn tại vĩnh viễn. tuy nhiên, có một số cách để thu hồi cổ phần ưu đã	
* Mua lại cổ phần ưu đãi
Hầu hết cổ phần ưu đãi đã phát hành đều thuộc loại có thả thuận cho phép công ty phát hành mua lại chúng. Thông thường giá mua lại thường cao hơn mệnh giá của cổ phần ưu đãi, và giảm dần theo thời gian như giá mua lại trái phiếu. Doanh nghiệp chỉ áp dụng điều khoản này khi tỷ lệ lãi suất trên các thị trường tài chính sụt giảm mạnh và các nguồn tái tài trợ có sẵn có chi phí rẻ hơn.
* Điều khoản hoàn trái
	Cho đến những năm gần đây tại các nước phát triển, việc áp dụng điều khoản hoàn trái để hoàn trả vốn đầu tư, thu hồi cổ phần ưu đãi theo seri phát hành vẫn còn khá hiếm hoi. Tuy nhiên ngày nay, nhiều cổ phần ưu đãi mới được phát hành có quy định điều khoản hoàn trái.
*. Chuyển đổi thành cổ phần thường (tính khả hoán)
	Một số cổ phần ưu đãi đã phát hành được hưởng một tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phần thường sau một thời gian nhất định, tùy theo sự lựa chọn của cổ đông. Khi cổ phần ưu đãi được chuyển đổi, nó sẽ được công ty thu hồi và cổ đông nhận được một số cổ phần thường tùy theo thỏa thuận với công ty. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận, cổ phần ưu đãi chuyển đổi được sẽ được thu hồi và công ty cũng có thể cưỡng ép chuyển hóa cổ phần bằng cách hoàn trả vốn đầu tư khi thị giá của cổ phần ưu đãi cao hơn giá hoàn trả.
e. Đánh giá nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi
	Những thuận lợi mà nguồn vốn cổ phần ưu đãi đem lại cho doanh nghiệp là:
	- Cổ phần ưu đãi có thể đem lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong thanh toán vào những thời điểm khó khăn về tài chính. Không giống như tiền trả lãi phát phiếu, doanh nghiệp có thể trì hoãn việc chi trả cổ tức của cổ phần ưu đãi mà không để lại hậu quả xấu nào trên phương diện pháp lý.
	- Nguồn vốn cổ phần ưu đãi đem lại cho doanh nghiệp sự chủ động về mặt tài chính. Công ty có thể huy động với một mức chi phí cố định và có thể đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn.
	- Công ty không phải chấp nhận chia sẻ quyền bầu cử và do đó không phải phân chia quyền kiểm soát, quản lý với những cổ đông đầu tư vào loại cổ phần này.
	- Cải thiện vị thế tài chính của công ty cổ phần ưu đãi được coi là một phần giá trị thuần của công ty.
	- Trong nhiều trường hợp, cổ phần ưu đãi được huy động để sử dụng vào việc mua lại hay thôn tính một công ty khác.
Song cổ phần ưu đãi cũng có thẻ đem lại cho công ty những bất lợi như:
	- Chi phí của nguồn vốn này cao hơn chi phí sử dụng nợ
	- Lợi tức cha cho cổ phần ưu đãi kông có tác dụng làm giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp bởi chúng không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
	- Khi công ty trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi, thì có thể có những tác động tiêu cực đối với khả năng huy động nguồn tài trợ mới của công ty. do đó, công ty chỉ nên áp dụng giải pháp này trong trường hợp bất khả kháng.
	Trên phương diện công chúng đầu tư, đầu tư vào cổphần ưu đãi có mức rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại trái phiếu của cùng một doanh nghiệp. bởi trái phiếu có thứ tự ưu tiên cao hơn cổ phần ưu đãi.
 MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docbai_giang_quan_tri_tai_chinh.doc
Ebook liên quan