Bài giảng Quản trị tài chính - Chương III: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Tóm tắt Bài giảng Quản trị tài chính - Chương III: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: ... • Ps: Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ. • Pp: Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Xác định nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm.  Mục đích: Đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xuyên, liên tục  Công thức xác định: Dtp = Zn x Ntp Trong đó:...về thời hạn của nguồn vốn huy động với thời hạn sử dụng tài sản được tạo ra giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán và giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn.  Hạn chế: chưa thật sự tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. TSLĐ thường x...n chuyển của vốn lưu động ở trong kỳ  Kỳ luân chuyển vốn lưu động. • Công thức: hay Trong đó: • K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động • N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày. • M, : Như đã chú thích ở trên. K = N L L = M VLĐ K = ...

pdf67 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị tài chính - Chương III: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở
thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu 
chuẩn về vốn lưu động thường xuyên cho các thời kỳ 
tiếp theo.
Trường hợp thứ nhất
 Công thức xác định:
Vnc = VLĐo x M1/Mo x (1+ t%).
Trong đó:
• Vnc: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch hay năm tính toán.
• VLĐo: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo.
• M1, Mo: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.
Hiện nay, ở nước ta quy định lấy theo doanh thu thuần M1 = DTTKH; Mo = 
DTTo
• t%: Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch 
so với năm báo cáo.
 Trên thực tế, doanh nghiệp thường dự đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động 
theo công thức:
Vnc = M1/L1
Trong đó: 
• Vnc; M1: như đã chú thích ở trên.
• L1: Số vòng quay vốn lưu động dự tính ở năm kế hoạch.
Trường hợp thứ hai
 Trình tự:
• Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo . 
Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không 
hợp lý. 
• Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó 
xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
• Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
 Công thức:
Tt = (Ni x Hi)/Mo
Trong đó: 
• Tt: Tỷ lệ tăng (+) hay giảm (-) nhu cầu vốn lưu động do thay đổi của các nhân tố (Dự trữ, 
sản xuất, tiêu thụ và thanh toán).
• Ni: Số ngày tăng (+) hay giảm (-) về dự trữ hoặc phải thu hay phải trả do sự thay đổi của 
các nhân tố.
• Hi: Số bình quân 1 ngày về chi phí vật tư, hàng hoá hoặc pahỉ thu hay phải trả của kỳ đã 
xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động. 
• Mo: Doanh thu thuần của kỳ đã xác định tỷ lệ nhu cầu vốn.
• i: Nhân tố thay đổi ảnh hưởng đến tỷ lệ nhu cầu vốn (i=1, n).
 Công thức:
Vnc = M1 x (Tđ + Tt).
Trong đó: 
 Vnc, M1, Tt: Như chú thích ở trên.
 Tđ: Tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thuần.
Các trường hợp nảy sinh nhu cầu 
vốn lưu động tạm thời
 Dự kiến giá trị vật tư (nguyên vật liệu, nhiên liệu,) tăng, doanh 
nghiệp phải tăng dự trữ
 Đột xuất doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới có tính 
chất riêng rẽ (không thường xuyên và phổ biến)
 Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sản 
xuất kinh doanh theo thời vụ
Những tài sản lưu động hình thành không có tính chất 
thường xuyên được gọi là tài sản lưu động tạm thời và biểu hiện 
bằng tiền của chúng là vốn lưu động tạm thời.
Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên.
 Các mô hình tài trợ vốn kinh doanh và đảm 
bảo nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
 Nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
 Công thức:
 hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn 
lưu động 
thường xuyên
Tổng nguồn 
vốn thường 
xuyên
Giá trị TSCĐ của 
doanh nghiệp (đã trừ 
số khấu hao luỹ kế)
= -
Nguồn vốn 
lưu động
thường xuyên
TSLĐ và 
ĐTNH
Nợ ngắn hạn= -
Những yếu tố tác động tới nguồn vốn lưu 
động thường xuyên của doanh nghiệp là:
 Những yếu tố làm tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên:
• Tăng vốn chủ sở hữu
• Tăng các khoản nợ vay trung và dài hạn
• Nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ
• Giảm đầu tư dài hạn vào chứng khoán
• 
 Những yếu tố làm giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên:
• Giảm nguồn vốn chủ sở hữu
• Hoàn trả các khoản nợ vay trung và dài hạn
• Tăng đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn khác
• 
Các mô hình tài trợ vốn kinh doanh và đảm 
bảo nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
 Một là: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động và một phần tài 
sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường 
xuyên. Một phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm 
bảo bằng nguồn vốn tạm thời
 Hai là: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên 
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản 
lưu động tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời.
 Ba là: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động 
thường xuyên cần thiết được đảm bảo bằng nguồn vốn thường 
xuyên. Còn một phần tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ
tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm 
thời.
Mô hình 1
 Biểu đồ:
 Ưu điểm: tạo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán và độ an toàn ở
mức cao.
 Hạn chế: chưa tạo ra sự phù hợp giữa thời gian huy động vốn và thời gian 
sử dụng tài sản lưu động tạm thời nên doanh nghiệp phải trả chi phí cao 
hơn cho việc sử dụng vốn.
TSLĐ thường xuyên 
Tiền
Thời gian
TSCĐ
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn 
thường xuyên 
TSLĐ tạm thời
Mô hình 2
 Biểu đồ
 Ưu điểm: xác lập được sự cân bằng về thời hạn của nguồn vốn huy động với 
thời hạn sử dụng tài sản được tạo ra giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro 
trong thanh toán và giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn.
 Hạn chế: chưa thật sự tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn 
vốn của doanh nghiệp. 
TSLĐ thường xuyên 
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn 
thường xuyên 
Tiền
Thời gian
TSCĐ
TSLĐ tạm thời
Mô hình 3
 Biểu đồ
 Ưu điểm: giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sử
dụng vốn và tạo ra sự linh hoạt hơn trong cơ cấu nguồn vốn. 
 Hạn chế: doanh nghiệp có thể gặp rủi ro cao hơn so với việc sử
dụng 2 mô hình trên.
TSLĐ thường xuyên 
TSCĐ
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn 
thường xuyên 
Tiền
Thời gian
TSLĐ tạm thời
Sử dụng các nguồn vốn tín dụng 
ngắn hạn 
 Những điểm lợi:
• Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi 
hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn
• Chi phí sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn thấp hơn so với chi phí sử
dụng vốn tín dụng dài hạn
• Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể linh hoạt 
hơn trong việc tổ chức nguồn vốn tài trợ
 Những điểm bất lợi:
• Lãi suất ngắn hạn thường biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn 
nên doanh nghiệp có thể phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn 
• Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn do thời gian hoàn trả nợ (gốc và lãi) 
ngắn. Nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể
rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
• Nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều tín dụng ngắn hạn có thể sẽ dẫn 
đến tình trạng căng thẳng về tài chính khi doanh nghiệp kinh doanh 
không thuận lợi.
Nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
 Tín dụng của nhà cung cấp
 Vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng.
 Thương phiếu.
 Tài trợ bằng các khoản phải thu và bằng hàng 
tồn kho.
 Các nguồn khác.
Tín dụng của nhà cung cấp
 Các điểm lợi:
• Giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu vốn
• Việc thực hiện khoản tín dụng này tương đối thuận lợi nhất là đối với 
các doanh nghiệp có mối quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp 
 Hạn chế:
• Trong nhiều trường hợp, sử dụng tín dụng của nhà cung cấp phải trả
chi phí cao hơn nhiều so với lãi suất vay vốn và bị giới hạn về mua 
chịu.
• Chi phí mua chịu của nhà cung cấp chính là lãi suất tín dụng thương 
mại. Có thể tính lãi suất tín dụng thương mại theo công thức sau:
Lãi suất tín dụng 
thương mại
=
Tỷ lệ chiết khấu
1 - Tỷ lệ chiết khấu
Số ngày trong năm
Số ngày 
mua chịu
x
- Thời gian được 
hưởng chiết khấu
Vay ngắn hạn ngân hàng thương 
mại và các tổ chức tín dụng
 Ưu điểm:
• Giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn do thiếu 
vốn 
• Có tác dụng phân tán rủi ro trong kinh doanh 
• Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng thấp hơn nhiều so với tín 
dụng thương mại
 Hạn chế:
• Để sử dụng nguồn này có hiệu quả, người quản lý tài chính 
doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá nhiều mặt trước khi quyết 
định vay vốn. Đặc biệt là việc lựa chọn ngân hàng cho vay, việc 
xác định lãi suất thực cũng như khả năng trả nợ.
Thương phiếu 
 Thương phiếu là công cụ để thực hiện tín dụng thương mại giữa các doanh 
nghiệp. Khi chưa đến thời hạn thanh toán, doanh nghiệp cần vốn có thể chiết 
khấu thương phiếu ở ngân hàng.
 Thương phiếu gồm hai loại:
• Hối phiếu 
• Lệnh phiếu
 Điểm lợi:
• Cho phép phổ biến và phân phối rộng rãi để thu hút vốn với chi phí thấp
• Người vay tránh được khó khăn, sự ràng buộc và chi phí trong việc tìm nguồn tài 
trợ ở các tổ chức tín dụng. Các tổ chức này luôn luôn đòi hỏi “số dư bù trừ”
• Nhờ thương phiếu được phổ biến rộng rãi, tên hiệu và sản phẩm của doanh 
nghiệp được biết đến nhiều. Đây là một hình thức quảng cáo ít tốn kém và có 
hiệu quả. Các nhà buôn thương phiếu cung cấp các ý kiến quí giá cho khách hàng 
của họ. 
 Hạn chế:
• Nguồn vốn huy động từ thương phiếu bị giới hạn về qui mô huy động do phụ
thuộc vào sự dư thừa vốn của các doanh nghiệp cung ứng vốn
• Do thương phiếu được mua bán qua tay các nhà buôn thương phiếu nên khó có 
thể biết được thực trạng tài chính doanh nghiệp phát hành
• Thương phiếu chỉ phát triển được khi luật pháp nghiêm minh và kinh doanh dựa 
trên chữ tín.
Tài trợ bằng các khoản phải thu
 Uỷ thác các khoản phải thu:là người cho vay (tổ chức tín dụng) có thẩm 
quyền thu tiền trên các khoản phải thu mà doanh nghiệp vay uỷ thác. Nhưng 
doanh nghiệp vay vẫn có trách nhiệm về các khoản không thu được. Người 
mua chịu của doanh nghiệp vay thường không được thông báo về việc uỷ
thác các khoản phải thu.
 Chuyển nhượng các khoản phải thu (Bán nợ):là việc giao hoàn toàn thẩm 
quyền về thu tiền trên các khoản nợ phải thu cho người mua nợ (tổ chức tín 
dụng) và người mua nợ phải gánh chịu thất thu (nếu có). Khách hàng mua 
chịu được thông báo sự chuyển nhượng nợ để trả tiền trực tiếp cho người 
mua nợ khi đáo hạn.
 Ưu điểm:
 Giúp doanh nghiệp thu được tiền ngay. 
 Việc bán nợ cho phép doanh nghiệp bán chuyển giao quyền chủ nợ và 
chuyển hét rủi ro cho tổ chức tín dụng mua nợ
 Cung cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ. 
 Hạn chế: rất tốn kém. 
Các nguồn khác
 Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp Ngân sách 
Nhà nước nhưng chưa đến hạn nộp.
 Các khoản tiền lương hay tiền công phải trả cho người 
lao động nhưng chưa đến kỳ trả
 Vay của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp 
hay doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn của bạn bè, 
người thân, các khoản tiền đặt cọc của khách hàng,
 
Đặc điểm chung của các nguồn tài trợ tạm thời này: 
Doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng vốn và 
chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.
Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu suất sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
 Quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
 Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân 
chuyển vốn
 Hàm lượng vốn lưu động (còn gọi là mức đảm 
nhiệm vốn lưu động) 
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
 Số lần luân chuyển (hay số vòng quay của vốn lưu động). 
• Công thức:
Trong đó: 
• L : Số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ
• M : Tổng mức luân chuyển của vốn lưu động ở trong kỳ
 Kỳ luân chuyển vốn lưu động.
• Công thức:
hay 
Trong đó: 
• K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
• N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, 
một tháng là 30 ngày.
• M, : Như đã chú thích ở trên.
K =
N
L
L =
M
VLĐ
K =
VLĐ x N
M
Hàm lượng vốn lưu động (còn gọi là 
mức đảm nhiệm vốn lưu động) 
 Là số vốn lưu động cần có để đạt một đồng 
doanh thu thuần sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. 
Chỉ tiêu này được tính như sau:
 Hàm lượng vốn lưu động = 
 Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh 
thu thuần về tiêu thụ sản phẩm cần bao nhiêu 
vốn lưu động 
Quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho.
 Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho và các 
nhân tố ảnh hưởng vốn dự trữ hàng tồn kho.
 Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng 
tồn kho.
Hàng tồn kho
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ
 Sản phẩm dở dang
 Thành phẩm
Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho
 Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của 
doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của 
doanh nghiệp.
 Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho 
doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh: tránh được 
việc phải trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ
và những rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu 
vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng được các đơn hàng của 
khách hàng.
 Giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hoá. Từ
đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Giúp doanh 
nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các 
phương tiện sản xuất và nhân lực.
 Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa 
các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
 Hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động mạnh 
mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của 
doanh nghiệp.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến 
mức dự trữ hàng tồn kho
 Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào: 
Qui mô sản xuất; khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả
các loại vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà 
cung ứng; hình thái xuất nhập,...
 Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng gồm: 
Đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo 
sản phẩm; Thời gian hoàn thành sản phẩm; Trình độ tổ chức quá 
trình sản xuất; Sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm,...
 Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá thường chịu ảnh hưởng 
của các yếu tố: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ; Sự phối hợp giữa khâu 
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Khả năng xâm nhập hay mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,...
 Để quản lý tốt vốn về hàng tồn kho phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 
các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp như: bộ phận cung ứng vật 
tư, bộ phận sản xuất, bộ phận marketing, bộ phận quản lý tài chính,...
Các chi phí liên quan đến dự trữ
hàng tồn kho
 Chi phí đặt hàng (ordering costs) 
 Chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ (carrying 
costs)
 Chi phí thiệt hại
Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả -
Mô hình EOQ
 Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính 
định lượng, được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu 
(còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế) cho doanh nghiệp.
Chi phí
Tổng chi phí tồn kho
Chi phí lưu giữ hàng
Chi phí đặt hàng
Qui mô đặt hàngQE (lượng đặt hàng kinh tế)
Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
 Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ và 
lượng tồn kho dự trữ hợp lý
 Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt các 
mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho 
doanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hoá phải đảm 
bảo.
 Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phí vận 
chuyển, xếp dỡ.
 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá. Dự
đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc 
mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hoá có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến 
động của thị trường
 Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá. Cần áp dụng thưởng, 
phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát 
 Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình 
trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số
vật tư đó, thu hồi vốn.
 Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hoá, lập dự phòng giảm 
giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện 
bảo toàn vốn lưu động.
Quản trị khoản phải thu.
 Tầm quan trọng của quản trị khoản phải thu.
 Các biện pháp chủ yếu quản trị nợ phải thu:
Tầm quan trọng của quản trị
khoản phải thu. 
 Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong 
tổng vốn lưu động của các doanh nghiệp.
 Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt 
chẽ tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động không nhỏ đến doanh 
thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Quản lý nợ phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo 
toàn vốn lưu động của doanh nghiệp.
 Việc tăng nợ phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các 
khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền 
vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của doanh 
nghiệp bị khách hàng chiếm dụng.
 Tăng nợ phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến 
tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do 
khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp.
Các biện pháp chủ yếu quản trị
nợ phải thu: 
 Xác định chính sách bán chịu ( chính sách tín 
dụng thương mại) với khách hàng.
 Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu 
 Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và 
bảo toàn vốn. 
Xác định chính sách bán chịu (chính sách 
tín dụng thương mại) với khách hàng.
 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách 
bán chịu của doanh nghiệp 
 Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán 
chịu
 Xác định điều kiện thanh toán 
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính 
sách bán chịu của doanh nghiệp
 Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi 
nhuận của doanh nghiệp.
 Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản 
phẩm (thời hạn bán chịu rất ngắn trong các ngành thực phẩm 
tươi sống và kỳ thu tiền bình quân rất cao trong các ngành kiến 
trúc, sản xuất cơ giới và ở những doanh nghiệp lớn,)
 Tình trạng cạnh tranh: Cần xem xét tình hình bán chịu của các 
đối thủ cạnh tranh để có đối sách bán chịu thích hợp và có lợi.
 Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: không thể mở rộng việc 
bán chịu cho khách hàng khi doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở
mức cao và có sự thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu 
chi bằng tiền.
Xác định điều kiện thanh toán 
 Thời hạn thanh toán 
 Chiết khấu thanh toán 
 Thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý 
Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu 
 Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh 
toán với khách hàng.
 Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ
phải thu và tình hình thu hồi nợ. 
Npt = Dn x Kpt
Trong đó:
Npt : Nợ phải thu dự kiến trong kỳ (năm)
Dn : Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh 
toán bình quân một ngày trong năm.
Kpt : Kỳ thu tiền bình quân trong năm 
Áp dụng các biện pháp thích hợp 
thu hồi nợ và bảo toàn vốn. 
 Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ
sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh 
toán. Nhắc nhở đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ
đến hạn.
 Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn.
 Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi 
các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ
quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp, có thể chia nợ quá 
hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi phù hợp.
 Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn 
vốn lưu động.
Quản trị vốn bằng tiền
 Vốn bằng tiền của doanh nghiêp gồm tiền mặt 
tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là 
yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán 
của một doanh nghiệp. Tương ứng với một qui 
mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên 
phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm 
bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở
trạng thái bình thường. 
Nội dung của quản lý vốn bằng tiền 
 Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý 
 Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền 
 Việc xuất nhập quĩ tiền mặt hàng ngày do thủ quĩ tiến 
hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và 
hợp pháp 
 Đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao khả năng sinh 
lời của số vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
 Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt 
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động
Tỷ suất sinh lời 
vốn lưu động
=
EBIT
VLĐbq
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 
vốn lưu động
=
PB
VLĐbq
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
vốn lưu động =
Pr
VLĐbq

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_iii_quan_tri_von_luu_don.pdf
Ebook liên quan