Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm tắt Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp: ...oanh lợi vốn lưu động 2.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động  Số vòng quay của vốn lưu động (số lần luân chuyển vốn lưu động) - Nội dung: Là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân tro...ng trong hoạch định tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm  Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.  Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi...sau: i FS Q   2* S: Tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ i: Lãi suất tiền gửi (chứng khoán) trong một năm F: Chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán Ví dụ Nhu cầu chi trả tiền trong năm của một doanh nghiệp là 1.260.000 (nđ). Giả sử lãi suất của một chứng khoán ngắn hạn tương ứng l...

pdf286 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 
Dự đoán nợ phải thu từ khách 
hàng
Npt= Dn x Kpt
 Trong đó: 
Npt: Nợ phải thu dự kiếm trong kỳ (năm).
Dn : Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh 
toán bình quân một ngày trong năm.
Kpt : Kỳ thu tiền bình quân trong năm.
Hệ số nợ phải thu
Hệ số nợ phải thu =
Nợ phải thu từ khách hàng 
Doanh số hàng bán ra 
Quản lý các khoản phải trả của doanh 
nghiệp
 Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có
thể mua chịu nguyên vật liệu hay hàng hóa của
nhà cung cấp. Các khoản nợ phải trả hay mua
chịu thường gọi là một loại tín dụng ngắn hạn
quan trọng với doanh nghiệp vì thực chất khi
được chấp thuận mua chịu, điều đó cũng có
nghĩa là nhà cung cấp đã cấp vốn tín dụng
thương mại cho doanh nghiệp làm giảm nhu cầu
vốn lưu động của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các điều 
kiện tín dụng do nhà cung cấp đưa ra và tình 
hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó 
có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà 
cung cấp theo công thức sau: 
Nợ phải trả nhà 
cung cấp =
Kỳ trả tiền 
trung bình x
Giá trị nguyên vật liệu hoặc 
hàng hóa mua vào bình quân 
một ngày trong kỳ kế hoạch 
(loại mua chịu).
2.4. Chi phí sử dụng vốn và cơ cấu 
nguồn vốn của doanh nghiệp
 2.4.1. Chi phí sử dụng vốn
 2.4.2. Cơ cấu nguồn vốn của doanh 
nghiệp
2.4.1. Chi phí sử dụng vốn
 Khái niệm về chi phí sử dụng vốn
* Chi phí sử dụng vốn là giá phải trả cho 
việc sử dụng nguồn tài trợ.
* Chi phí sử dụng vốn còn được hiểu như là 
tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp 
đòi hỏi khi thực hiện đầu tư vào một dự án 
mới.
2.4.1.1. Chi phí sử dụng vốn vay
a. Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính 
thuế thu nhập
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là
tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải
đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính
đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà
doanh nghiệp phải nộp để tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu không bị sụt giảm
Công thức :
Hay
 Trong đó:
Vt : Số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp
thực sự sử dụng cho đầu tư
Tt : số vốn gốc và tiền lãi doanh nghiệp trả ở
năm thứ t cho chủ nợ hay cho người vay
(t = 1, n)
rdt : Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
n : số năm vay vốn.
Ví dụ:
Doanh nghiệp Z vay của ngân hàng
thương mại một khoản tiền là 120 triệu
đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được khoản
tiền trên sau khi hợp đồng tín dụng được
ký kết. Theo hợp đồng tín dụng, thời hạn
vay là 4 năm, thời điểm trả là vào cuối mỗi
năm tính từ khi nhận được khoản tiền vay
và được xác định trong hợp đồng tín dụng
số tiền phải trả hàng năm như sau:
+ Năm thứ 1: 41,25 triệu đồng
+ Năm thứ 2: 42,05 triệu đồng
+ Năm thứ 3: 43,5 triệu đồng
+ Năm thứ 4: 44,75 triệu đồng
Vậy chi phí sử dụng khoản tiền vay trước 
thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Trả lời
 Nếu gọi rdt là chi phí sử dụng khoản tiền 
vay trước thuế thì nó được thể hiện qua 
biểu thức sau:
 Sử dụng phương pháp nội suy sẽ xác định 
được rdt ≈ 15,74%
b) Chi phí sử dụng vốn vay sau 
khi tính thuế thu nhập
 Công thức:
Chi phí sử dụng 
vốn vay sau khi 
tính thuế
=
Chi phí sử dụng 
vốn vay trước khi 
tính thuế 
x (1 – t%) 
Ví dụ:
 Tiếp ví dụ trên, doanh nghiệp phải nộp 
thuế thu nhập là 25% thì chi phí sử dụng 
vốn vay sau thuế của khoản vay trên sẽ là:
rdt = 15,74 x (1 – 25%) ≈ 11,08 %
2.4.1.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu chính là
doanh lợi vốn chủ sở hữu tối thiểu mà
người đầu tư trù tính sẽ nhận được trên
số vốn mà họ đã đóng góp. Mỗi một hình
thức góp vốn có một chi phí sử dụng khác
nhau.
a) Chi phí sử dụng cổ phiếu thường 
đang lưu hành
 Một trong những đặc trưng của cổ phiếu
thường là không có thời hạn hoàn trả vốn
gốc. Nhưng bù lại chủ sở hữu của chúng
sẽ nhận được cổ tức hàng năm. Một tỷ lệ
chiết khấu làm cân bằng giữa tiền lời phải
chia trên một cổ phiếu thường với thị giá
cổ phiếu thường đang lưu hành chính là
mức doanh lợi tối thiểu mà các cổ đông
đòi hỏi. Người ta gọi đó là chi phí sử dụng
cổ phiếu thường.

 

n
i
i
i
r
d
P
1
0
)1(
P0: Thị giá của cổ phiếu thường đang lưu hành
di: Lợi tức cổ phiếu thường trong năm thứ i (i =1,2,,n)
r: Giá sử dụng cổ phiếu thường
 Nếu chính sách phân phối cổ tức của 
doanh nghiệp ổn định, tức là d1 = d2==dn
Thì giá cổ phiếu sẽ là: P0 = d1/r
Suy ra: r = d1/P0
 Trường hợp lợi tức cổ phần ban đầu là d1
tăng đều đặn trong các năm theo tỷ lệ g 
thì:
gr
d
P

 10 gP
d
r 
0
1
Hay:
b) Chi phí sử dụng cổ phiếu 
thường mới
 Khi phát hành cổ phiếu thường mới sẽ 
phát sinh chi phí phát hành. Chi phí phát 
hành cổ phiếu thường mới được trả cho 
các dịch vụ phát hành chứng khoán như:
- Chi phí in ấn
- Chi phí bảo lãnh phát hành
- Chi phí hoa hồng môi giới....
Vì vậy số vốn doanh nghiệp được sử dụng 
bằng số vốn dự tính phát hành trừ đi chi phí 
phát hành và nếu tính cho một cổ phiếu thường 
mới gọi là giá ròng nhận được của một cổ phiếu 
thường mới. 
Khi so sánh giữa chi phí phát hành với tổng 
số vốn dự tính phát hành dưới dạng tỷ lệ phần 
trăm ta sẽ có tỷ lệ chi phí phát hành.
Gọi : P’0 là giá phát hành trên 1 cổ phiếu 
thường mới
e là tỷ lệ chi phí phát hành trên một cổ phiếu 
mới
Thì giá ròng một cổ phiếu được xác định:
P’ro = P’0 ( 1- e)
 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
g
eP
d
r 


)1('0
1
c) Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại
 Khi có nhu cầu tăng vốn, ngoài việc phát hành
chứng khoản công ty còn có thể sử dụng lợi
nhuận để lại ( tức là phần lợi nhuận sau khi đã
nộp thuế thu nhập và chia lãi cổ phần)
 Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại được đo lường
bằng chi phí cơ hội, vì nếu lợi nhuận này được
chia thì các cổ đông có thể đầu tư và thu lợi
nhuận từ ngoài doanh nghiệp. Còn nếu đầu tư
vào chính doanh nghiệp thì tối thiểu họ phải đạt
được mức doanh lợi như các cổ phần mà họ
đang nắm giữ
Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại chính bằng
mức doanh lợi hy vọng nhận được về cổ phần
đã đóng góp (cổ phiếu thường). Do đó, chi phí
sử dụng lợi nhuận để lại được xác định theo
công thức như chi phí sử dụng cổ phiếu thường.
g
P
d
r 
0
1
d) Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi
 Cổ phiếu ưu đãi chỉ nhận được tiền lãi cố định
hàng năm, không có quyền tham gia phân phối
lợi nhuận cao, do đó không được hưởng suất
tăng trưởng của lợi nhuận.
 Nếu ta gọi : 
Pu: là giá phát hành cổ phiếu ưu đãi
e: là tỷ lệ chi phí phát hành
du: là cổ tức cố định trên một cổ phiếu ưu 
đãi.
Thì chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được 
xác định như sau:
)1( eP
d
r
u
u


Ví dụ
Giá hiện hành 1 cổ phiếu thường trên thị
trường của công ty A là 23.000 đ, cổ tức
kỳ vọng trong năm tới là 1.240 đ/cổ phần
và tốc độ tăng cổ tức trong những năm
sắp tới 8%/năm, công ty dự định trong
năm tới dành 40% lợi nhuận sau thuế để
lại tái đầu tư. Vậy chi phí sử dụng lợi
nhuận để lại là bao nhiêu?
Giả sử công ty A, ngoài số lợi nhuận
dự tính giữ lại để tái đầu tư, công ty dự
kiến phát hành thêm cổ phiếu thường mới
để huy động thêm vốn đầu tư, giá phát
hành dự kiến là 23.000 đ/CP và chi phí
liên quan đến phát hành cổ phiếu mới là
10% so với giá phát hành. Xác định chi
phí sử dụng cổ phiếu thường mới?
Trả lời
Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là:
Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới là:
%4,13%8
000.23
240.1
0
1  g
P
d
r
%14%8
%)101(000.23
240.1
)1('0
1 



 g
eP
d
r
 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của 
doanh nghiệp
 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu 
nguồn vốn của doanh nghiệp
2.4.2. Cơ cấu nguồn vốn của 
doanh nghiệp
2.4.2.1 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn 
của doanh nghiệp
 Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của 
các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn 
mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào 
hoạt động kinh doanh.
 Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề 
tài chính hết sức quan trọng của doanh 
nghiệp bởi lẽ:
+ Cơ cấu nguồn vốn là một trong các yếu tố 
quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình 
quân của doanh nghiệp
+ Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất 
lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập 
trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một 
doanh nghiệp hay công ty cổ phần
* Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được 
thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số nợ(tỷ số đảm bảo nợ)
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản)
 Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu
phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp
hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu
phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải
trả
 Tỷ số này phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,5
Hệ số vốn chủ sở hữu (tỷ số tự tài 
trợ)
Hệ số 
vốn chủ 
sở hữu
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản)
 Hệ số này phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu
chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp
 Tỷ số này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5
Hệ số đảm bảo nợ (tỷ số đảm bảo 
nợ)
Hệ số 
đảm bảo 
nợ
=
Tổng số nợ
Vốn chủ sở hữu
 Một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 
đảm bảo được bao nhiêu đồng nợ phải trả
 Hệ số đảm bảo nợ phải nhỏ hơn hoặc bằng 1
Mối quan hệ giữa nợ phải trả và 
nguồn vốn chủ sở hữu
 Hệ số nợ = 1 – hệ số vốn chủ sở hữu
 Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – hệ số nợ
2.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ 
cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
 Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận 
 Cơ cấu tài sản 
 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành 
 Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động 
 Thuế
 Rủi ro kinh doanh
 Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo 
 Thái độ của người cho vay 
2.5. Tài trợ vốn của doanh nghiệp
 Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh 
nghiệp
 Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp
 Nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp
2.5.1.Tổng quan về nguồn tài trợ 
của doanh nghiệp
 Quá trình cung ứng các nguồn vốn cho 
hoạt động của các doanh nghiệp được gọi 
là tài trợ vốn, bao gồm toàn bộ các hoạt 
động để tạo nguồn và đảm bảo các nguồn 
lực tài chính cho doanh nghiệp hoạt động 
có hiệu quả. 
 Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân biệt 
các nguồn tài trợ:
Dựa vào quan hệ sở hữu
 Vốn chủ sở hữu
 Nợ phải trả
Dựa vào thời gian huy động và sử 
dụng nguồn vốn
 Nguồn vốn thường xuyên
 Nguồn vốn tạm thời
Tài sản 
lưu động
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Tài sản 
cố định
Vốn chủ sở 
hữu


Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên
 Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào
hoạt động kinh doanh.
 Nguồn vốn này thường được sử dụng để
mua sắm, hình thành tài sản cố định và
một bộ phận tài sản lưu động thường
xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường 
xuyên của DN 
=
Giá trị 
tổng tài 
sản của 
DN 
-
Nợ ngắn 
hạn 
Nguồn vốn thường 
xuyên của DN 
=
Vốn chủ 
sở hữu 
+
Nợ dài 
hạn 
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên là
nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để
hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động
thường xuyên cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là
một phần hay toàn bộ tài sản lưu động
thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài
chính của doanh nghiệp)
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Nguồn vốn lưu 
động thường 
xuyên của DN 
=
Tổng nguồn 
vốn thường 
xuyên của 
DN
-
Giá trị còn lại 
của TSCĐ 
vàTSDH 
khác
Nguồn vốn lưu 
động thường 
xuyên của DN 
=
Tài sản 
lưu động 
-
Nợ ngắn 
hạn 
Tài sản 
lưu động
Nợ ngắn 
hạn
Nợ trung 
và dài 
hạn
Tài sản 
cố định Vốn chủ 
sở hữu
Nguồn vốn lưu độngthường xuyên Nguồn vốnThườngxuyêncủa DN
Ví dụ:Trích bảng cân đối kế toán ngày 
31/12/N của doanh nghiệp H
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Số 
cuối kỳ
Nguồn vốn Số cuối 
kỳ
A. Tài sản ngắn hạn 1.480 A. Nợ phải trả 2.000
I. Tiền 384 I. Nợ ngắn hạn 1.000
II. Các khoản phải thu 100 - Vay ngắn hạn 800
III. Hàng tồn kho 996 - Nợ phải trả người 
bán
200
B. Tài sản dài hạn 2.520 II. Nợ dài hạn 1.000
I. Tài sản cố định 2.520 B. Vốn chủ sở 
hữu
2.000
- Nguyên giá 2.800 I. Vốn chủ sở hữu 2.000
- Giá trị hao mòn lũy kế (280) II. Nguồn kinh 
phí và quỹ khác
-
II. Đầu tư tài chính dài 
hạn
- -
Tổng cộng tài sản 4.000 Tổng cộng nguồn 
vốn
4.000
 Yêu cầu: Hãy xác định nguồn vốn thường xuyên 
và nguồn vốn lưu động thường xuyên của 
doanh nghiệp H?
Trả lời
 Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp 
cuối năm N = 2.000 + 1.000 = 3.000 (triệu đồng)
Hoặc = 4.000 – 1.000= 3.000 (triệu đồng)
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh 
nghiệp cuối năm N = 1.480 - 1.000 = 480 (triệu 
đồng)
Hoặc = 3.000 – 2.520 = 480 (triệu đồng)
Nhận xét:
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra
một mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình hình tài
chính của doanh nghiệp được đảm bảo
vững chắc hơn.
 Trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn
vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo
cho việc hình thành tài sản lưu động thì
doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho
việc sử dụng vốn
Nguồn vốn tạm thời 
 Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn
(dưới 1 năm) doanh nghiệp có thể sử
dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất
tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn
thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng
và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn
khác.
Tác dụng của cách phân loại
 Việc phân loại này giúp cho người quản lý
xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp
với thời gian sử dụng của các yếu tố cần
thiết cho quá trình kinh doanh
Dựa vào phạm vi huy động vốn
 Nguồn vốn bên trong
 Nguồn vốn bên ngoài
Nguồn vốn bên trong
 Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư
từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp
tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng
tự tài trợ của doanh nghiệp.
 Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
+ Khoản khấu hao tài sản cố định.
+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng
hoặc thanh lý TSCĐ
Sử dụng nguồn vốn bên trong có 
điểm lợi là:
 Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của 
doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời 
cơ trong kinh doanh.
 Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
 Giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp.
 Tránh được áp lực phải thanh toán đúng 
kỳ hạn.
Hạn chế:
 Hiệu quả sử dụng thường không cao do
không tạo được áp lực cho ban lãnh đạo
của doanh nghiệp trong việc cân nhắc,
tính toán hiệu quả sử dụng vốn cho đầu
tư.
 Giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn.
Nguồn vốn bên ngoài bao gồm:
 Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân)
 Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài 
chính khác.
 Gọi góp vốn liên doanh, liên kết.
 Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
 Thuê tài sản
 Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán nếu 
được phép 
2.5.2. Các mô hình tài trợ vốn cho 
doanh nghiệp
a. Mô hình tài trợ thứ nhất:
Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ được đảm bảo 
bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ 
TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn 
vốn tạm thời 
Sơ đồ tài trợ:
Ưu điểm của mô hình 1:
 Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi 
ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao 
hơn
 Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng 
vốn
Hạn chế của mô hình 1:
 Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ 
chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn 
ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, 
song kém linh hoạt hơn
b. Mô hình tài trợ thứ hai
 Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
một phần của TSLĐ tạm thời được đảm
bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và
một phần TSLĐ tạm thời còn lại được
đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Sơ đồ tài trợ
Ưu điểm, hạn chế của mô hình 2
 Ưu điểm: Sử dụng mô hình này, khả năng
thanh toán và độ an toàn ở mức cao
 Hạn chế:Doanh nghiệp phải sử dụng
nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên
doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn
cho việc sử dụng vốn
c. Mô hình tài trợ 3
 Toàn bộ tài sản cố định và một phần
TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng
nguồn vốn thường xuyên, còn một phần
TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm
thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm
thời
Sơ đồ tài trợ: 
Ưu điểm, hạn chế của mô hình 3
 Ưu điểm: Mô hình này có lợi thế là chi phí
sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử
dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn
hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt
hơn
 Hạn chế: Việc sử dụng mô hình này,
doanh nghiệp cũng cần sự năng động
trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng
mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao
hơn.
2.5.3. Nguồn tài trợ vốn của doanh 
nghiệp
 Nguồn tài trợ ngắn hạn
 Nguồn tài trợ dài hạn
2.5.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn
 Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
 Tín dụng nhà cung cấp (tín dụng 
thương mại)
 Tín dụng ngân hàng
 Chiết khấu thương phiếu
 Bán nợ
 Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác
a. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
 Các khoản phải trả cho người lao động và các
khoản phải nộp khác, các khoản này có tên gọi
là nợ tích lũy, những khoản này phát sinh
thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy
nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán
 Sử dụng nguồn tài trợ này có lợi ích là được
xem như một nguồn tài trợ miễn phí vì DN
không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào cho
đến ngày thanh toán với chủ nợ. Tuy nhiên, các
DN không thể trì hoãn việc trả nợ quá thời hạn
cho phép, điều đó sẽ gây nhiều tác hại đến hoạt
động kinh doanh của DN
b) Tín dụng nhà cung cấp (tín 
dụng thương mại)
 Tín dụng thương mại là hình thức bán
hàng mà tiền hàng được thanh toán sau
khi giao (nhận) hàng một khoảng thời gian
nhất định (bán chịu). Vì trong giá bán chịu
bao gồm giá bán trả ngay và lãi phải trả
trong thời gian bán chịu nên hình thức này
gọi là tín dụng
Có thể tính chi phí của tín dụng 
thương mại theo công thức sau:
Chi phí 
của 
TDTM
=
Tỷ lệ chiết khấu (%)
x
360
1- Tỷ lệ chiết 
khấu(%)
Số ngày mua chịu – thời 
gian hưởng chiết khấu
Ví dụ:
Một giao dịch giữa nhà cung cấp với doanh
nghiệp, nhà cung cấp bán chịu cho doanh
nghiệp một lô hàng với quy định hình thức thanh
toán là “2/10 net 30”; điều đó có nghĩa là nhà
cung cấp sẽ chiết khấu 2% trên giá trị lô hàng
nếu người mua (doanh nghiệp) đồng ý trả tiền
trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ngoài thời hạn 10 ngày, tức là từ ngày thứ 11
đến ngày thứ 30 thì doanh nghiệp phải trả đủ
100% giá trị lô hàng mà không được hưởng
chiết khấu nữa.
%7,36
1030
360
%21
%2














CPTDTM
c) Tín dụng ngân hàng
 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là 
một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh 
nghiệp, đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, như 
nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp gia tăng 
trong hoạt động kinh doanh 
d) Chiết khấu thương phiếu
 DN có thể đem chiết khấu các hối phiếu xuất
khẩu trả tiền trước và hối phiếu xuất khẩu có
thời hạn tại bộ phận tái chuyển khoản thuộc
Ngân hàng để nhận được những khoản tiền vay
ngắn hạn. Nguồn vốn vay ngắn hạn này có mức
chi phí thấp hơn hình thức vay ngắn hạn khác,
vì mức lãi suất chiết khấu thường thấp hơn lãi
suất cho vay của các Ngân hàng thương mại.
 Số tiền thu được khi đem các thương phiếu đi 
chiết khấu có thể được tính theo công thức 
sau:
360
.. niV
VM 
M: Số tiền thu được khi đem thương phiếu đi chiết khấu
V: Là giá trị ghi trên thương phiếu (mệnh giá)
i: Là lãi suất chiết khấu (tính theo năm)
n: Là số ngày chiết khấu
f) Các nguồn tài trợ ngắn hạn 
khác
 Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn
trên, DN còn có thể sử dụng các nguồn
khác để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu động
tạm thời, như các khoản tiền đặt cọc, tiền
ứng trước của khách hàng, các nguồn tài
trợ không có bảo đảm khác như tín dụng
thư, các khoản cho vay theo từng hợp
đồng cụ thể ....
Ưu, nhược điểm của việc sử 
dụng nguồn tài trợ ngắn hạn
 Ưu điểm:
+ Có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn
so với việc sử dụng tín dụng dài hạn
+ Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn
thường thấp hơn so với sử dụng tín
dụng dài hạn.
+ Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho DN
có thể dễ dàng, linh hoạt điều chỉnh hơn
cơ cấu nguồn vốn của DN
 Nhược điểm:
+ DN phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn,
bởi lẽ, lãi suất tín dụng ngắn hạn biến
động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn.
+ Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn
2.5.4. Nguồn tài trợ dài hạn của 
doanh nghiệp

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_2_voc_kinh_doanh_cua.pdf
Ebook liên quan