Bài giảng Tài chính phái sinh - Chương 3: Phòng ngừa rủi ro sử dụng hợp đồng giao sau - Vũ Hữu Thành

Tóm tắt Bài giảng Tài chính phái sinh - Chương 3: Phòng ngừa rủi ro sử dụng hợp đồng giao sau - Vũ Hữu Thành: ...p đồng tương lai tăng thì người bán được lời ở hợp đồng tương lai nhưng lỗ ở hợp đồng bán tài sản. Hai khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro 2.1 Short hedge – Phòng ngừa ở vị thế bán Ví dụ Tại ngày 15 tháng 11, một nhà sản xuất quần áo muốn mua 100000kg sợi len trơn...ược gọi là: rủi ro cơ bản mạnh lên (strengthening of the basis). Nếu rủi ro cơ bản giảm: rủi ro cơ bản yếu đi (weakening of the basis) 4 Rủi ro cơ bản 7/5/2015 14 S1: Giá spot tại t1 S2: Giá spot tại t2 F1: Giá Futures tại t1 F2: Giá Futures tại t2 b1: Rủi ro cơ bản tại t1 b2: Rủi ro cơ b...en được bán vào ngày 25/09 Kết quả: Spot vào ngày 25/09 = 205 AUD/Kg Giá Future tháng 10 vào ngày 25/09 = 210 AUD/kg Basis vào ngày 25/09 = 205 – 210 = -5 (AUD) Mức giá ròng (net price) = S2 + (F1 – F2) = 205 + 10 = 215 = F1 + (S2 – F2) = 220 – 5 = 215 Lựa chọn hợp đồng5 7/5/2015 18 • Chọn...

pdf23 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính phái sinh - Chương 3: Phòng ngừa rủi ro sử dụng hợp đồng giao sau - Vũ Hữu Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/5/2015
1
Derivatives
Tài chính Phái sinh
7/5/2015
2
info
Giảng viên: Ths. Vũ Hữu Thành.
Nơi làm việc: Khoa Tài chính – Ngân hàng, ĐH Mở
Email: thanh.vh@ou.edu.vn
CHƯƠNG 3
Phòng ngừa rủi ro: sử dụng hợp đồng giao sau
7/5/2015
3
Nội dung chương 3
1. Nguyên tắc sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro.
2. Short hedge và Long hedge
3. Lý do nên và không nên sử dụng future để phòng ngừa rủi ro.
4. Rủi ro cơ bản – Basis risk
5. Phòng vệ chéo – Cross hedge
6. Sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu 
tư.
Nguyên tắc sử dụng future để phòng ngừa rủi ro1
7/5/2015
4
•Nhà kinh doanh cần phải thanh toán hoặc bán hàng hóa trong tương
lai. Lo sợ việc giá cả hàng hóa biến động trong tương lai (lên giá nếu ở
vị thế mua, xuống giá nếu ở vị thế bán), người kinh doanh thực hiện
Hedging với hợp đồng tương lai.
•Hedging với hợp đồng tương lai là việc thực hiện một vị thế mua hay
bán hợp đồng tương lai. Vị thế này phải đúng bằng và ngược lại so với
vị thế đối với hàng hóa của nhà kinh doanh.
1 Nguyên tắc sử dụng future để phòng ngừa rủi ro
• Sau khi thực hiện hedging, những biến động giá tạo ra lời (lỗ) đối với vị
thế/hợp đồng thực sẽ được bù trừ bằng lỗ (lời) của vị thế/hợp đồng tương
lai.
• Tuy nhiên, do hợp đồng giao sau giao dịch trên thị trường theo trị giá đã
được chuẩn hóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao
sau không khớp với nhau theo một tỷ lệ nhất định nên hợp đồng giao sau
chỉ có thể giúp cắt giảm hay kiểm soát rủi ro chứ chưa hẳn hoàn toàn loại
trừ rủi ro.
• Hai chiến lược phòng ngừa: SHORT HEDGES và LONG HEDGES
1 Nguyên tắc sử dụng future để phòng ngừa rủi ro
7/5/2015
5
Short hedge và Long hedge2
•Là việc thực hiện vị thế bán trên sàn giao dịch hợp đồng giao sau để
phòng ngừa rủi ro cho một hợp đồng bán hàng hóa trong tương lai;
•Giá trị của hợp đồng giao sau ở vị thế bán bằng hoặc gần bằng so
với giá trị của hợp đồng bán hàng hóa.
2.1 Short hedge – Phòng ngừa ở vị thế bán
7/5/2015
6
•Nếu giá trị của hợp đồng tương lai giảm thì Hedger được lợi ở hợp
đồng tương lai nhưng bị thiệt trong việc hợp đồng bán tài sản. Hai
khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.
•Ngược lại, nếu giá trị của hợp đồng tương lai tăng thì Hedger bị thiệt
ở hợp đồng tương lai nhưng được lợi ở hợp đồng bán tài sản. Hai
khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro
2.1 Short hedge – Phòng ngừa ở vị thế bán
Ví dụ
Một nhà kinh doanh muốn bán 1 triệu thùng dầu. Giá giao ngay cho một thùng
dầu là $19/thùng và giá future 3 tháng là $18.75/thùng. Nếu nhà kinh doanh tham
gia vào phòng ngừa rủi ro, diễn biến như sau:
Nếu giá giao ngay ba tháng sau giảm còn $17.50, nhà kinh doanh lãi trên
hợp đồng future với mức lãi: $18.75 – 17.50 = $1.25/thùng dầu. Nhưng nhà
kinh doanh lỗ trên hợp đồng thực với mức lỗ: $1.25 (lỗ so với bán future).
Kết quả cuối cùng, nhà kinh doanh bán được dầu với mức giá $18.75/thùng
dầu.
Nếu giá giao ngay ba tháng sau tăng tới $19.50, nhà kinh doanh lỗ trên hợp
đồng future với mức lỗ: $19.50 - $18.75 = $0.75/thùng dầu. Nhưng nhà kinh
doanh lãi trên hợp đồng thực với mức lãi: $0.75 (lãi so với bán futre). Kết
quả cuối cùng, nhà kinh doanh bán được dầu với mức giá $18.75/thùng dầu.
7/5/2015
7
Minh họa Short hedge
Future price
Time
Lỗ trên hợp đồng tương lai: S - F
Lãi trên hợp đồng giao ngay: S - F
S - F
Price
•Là việc thực hiện vị thế mua trên sàn giao dịch hợp đồng giao sau để
phòng ngừa rủi ro cho một hợp đồng mua hàng hóa trong tương lai.
•Giá trị của hợp đồng giao sau ở vị thế mua bằng hoặc gần bằng so với
giá trị của hợp đồng mua hàng hóa.
2.2 Long hedge – Phòng ngừa ở vị thế mua
7/5/2015
8
•Nếu giá trị của hợp đồng tương lai giảm thì người mua lỗ ở hợp đồng
tương lai nhưng lại lời trong việc hợp đồng mua hàng hóa. Hai khoản
lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.
•Ngược lại, nếu giá trị của hợp đồng tương lai tăng thì người bán được
lời ở hợp đồng tương lai nhưng lỗ ở hợp đồng bán tài sản. Hai khoản
lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro
2.1 Short hedge – Phòng ngừa ở vị thế bán
Ví dụ
Tại ngày 15 tháng 11, một nhà sản xuất quần áo muốn mua 100000kg sợi len
trơn vào ngày 16 tháng 12. Giá giao ngay của sợi len là 210 AUD/kg và giá
future cho tháng 12 là 200 AUD/kg. Nhà sản xuất có thể thực hiện hedge như
sau:
• Ngày 15 tháng 11: Thực hiện vị thế mua trên hợp đồng tương lai.
• Ngày 16 tháng 12: Đóng vị thế trên hợp đồng tương lai.
• Các khoản lời lỗ được bù trừ và nhà sản xuất sẽ phải trả 200 AUD/kg sợi
len.
7/5/2015
9
Hedge hay không nên Hedge3
•Doanh nghiệp nên tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và thực
hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro đến từ lãi suất, tỷ giá,
và các biến số thị trường khác.
3.1 Nên hedge
7/5/2015
10
•Tự phòng ngừa rủi ro từ người sở hữu công ty (Shareholder): Chủ sở
hữu công ty sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để phân tán rủi
ro. Ví dụ: Một cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty sản xuất bánh
mỳ sẽ nắm giữ luôn cổ phiếu của công ty sản xuất lúa mỳ (đa dạng hóa
theo chiều dọc).
3.2 Không nên hedge
•Nếu các đối thủ cạnh tranh đều không Hedge, doanh nghiệp tham gia
hedge sẽ tăng rủi ro. Trong một ngành cạnh tranh cao, giá cả của sản phẩm
đầu ra sẽ dao động cùng chiều với giá của nguyên vật liệu, tỷ giá, lãi
suấtNếu một doanh nghiệp sử dụng long hedge sẽ đảm bảo được giá
nguyên liệu được ổn định tại những thời điểm nhất định trong tương lai.
Tuy nhiên trong trường hợp giá spot nguyên liệu tại thời điểm trong tương
lai thấp hơn so với giá future sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro khi giá
cả đầu ra của thành phẩm lớn hơn giá của đối thủ.
3.2 Không nên hedge
7/5/2015
11
•Người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện Hedge rất khó giải thích
cho nhà quản lý biết trong trường hợp bị lỗ trên hợp đồng tương lai
nhưng lãi trên tài sản cơ sở.
3.2 Không nên hedge
Basis risk – Rủi ro cơ bản4
7/5/2015
12
•Basic = Giá giao ngay của
tài sản được phòng ngừa rủi
ro – Giá của hợp đồng kỳ
hạn
4 Rủi ro cơ bản
Bản chất của Basis Risk?
7/5/2015
13
• Tài sản được phòng ngừa rủi ro không hoàn toàn giống với tài sản cơ sở
của hợp đồng kỳ hạn;
• Hedger không biết chắc chắn ngày tài sản sẽ được mua hoặc bán;
• Hợp đồng tương lai có thể đóng trạng thái trước ngày chuyển giao tài sản
Những nguyên nhân trên làm tăng rủi ro cơ bản
4 Rủi ro cơ bản
• Giá giao ngay và giá future có thể dao động theo tốc độ khác nhau nên rủi
ro cơ bản cũng thay đổi theo thời gian.
• Nếu rủi ro cơ bản tăng, được gọi là: rủi ro cơ bản mạnh lên (strengthening
of the basis). Nếu rủi ro cơ bản giảm: rủi ro cơ bản yếu đi (weakening of the
basis)
4 Rủi ro cơ bản
7/5/2015
14
S1: Giá spot tại t1
S2: Giá spot tại t2
F1: Giá Futures tại t1
F2: Giá Futures tại t2
b1: Rủi ro cơ bản tại t1
b2: Rủi ro cơ bản tại t2
b1 = S1 – F1 và b2 = S2 – F2
4 Rủi ro cơ bản – Công thức
Ví dụ
• Tại thời điểm hedge (t1):
S1 = 2.50 AUD và F1 = 2.20 AUD
• Tại thời điểm thoát hedge (t2):
S2 = 2.00 AUD và F2 = 1.90
• Rủi ro cơ bản:
b1 = S1 – F1 = 0.30; b2 = S2 – F2 = 10
7/5/2015
15
Ví dụ
• Một nhà kinh doanh tham gia vào Short Hedge tại t1 (vì muốn bán tài 
sản tại t2)
• Giá bán thực sự cho tài sản là S2
• Lời trên vị trí tương lai nếu: F1 – F2 > 0 (tại sao)
• Lỗ trên vị trí tương lai nếu: F1 – F2 < 0 (tại sao)
• F1 : Giá Futures thời điểm tham gia hedge (t1)
• F2 : Giá Futures tại thời điểm mua tài sản (t2)
• S2 : Giá Spot tại thời điểm mua tài sản (t2)
• b2 : Rủi ro cơ bản tại thời điểm mua tài sản (t2)
4 Rủi ro cơ bản – Long Hedge
Chi phí mua tài sản S2
Lời/lỗ trên hợp đồng Futures F2 − F1
Chi phí ròng phải trả S2 − (F2 −F1) =F1 + b2
Nhận xét:
• Nếu b2 tăng, Hedger 
sẽ bị thiệt từ vị thế.
• Nếu b2 giảm, Hedger 
sẽ có lợi từ vị thế.
7/5/2015
16
Ví dụ về Basis risk và chi phí ròng khi Long hedge
Ngày 01/11. Một công ty sản xuất quần áo cần mua 100000 kg sợi len trơn vào ngày 
18/11. Giá tương lai vào tháng 12 là 215 AUD/kg. Chiến lược Hedge như sau:
1. Mua 40 hợp đồng sợi len trơn vào 01/11 với mức giá tương lai là 215 AUD/kg.
2. Thoát vị thế khi sợi len được mua vào ngày 25/09.
Kết quả:
Spot vào ngày 18/11 = 225 AUD/Kg
Giá Future tháng 12 vào ngày 18/11 = 220 AUD/kg
Basis vào ngày 18/11 = 225 – 220 = 5 (AUD)
Chi phí ròng (net cost) = S2 - (F2 – F1) = 225 - 5 = 220
= F1 + (S2 – F2) = 215 + 5 = 215
• F1 : Giá Futures thời điểm tham gia hedge (t1)
• F2 : Giá Futures tại thời điểm bán tài sản (t2)
• S2 : Giá Spot tại thời điểm bán tài sản (t2)
• b2 : Rủi ro cơ bản tại thời điểm bán tài sản (t2)
4 Rủi ro cơ bản – Short Hedge
Chi phí mua tài sản S2
Lời/lỗ trên hợp đồng Futures F1 − F2
Chi phí ròng phải trả S2 + (F1 − F2) =F1 + b2
Nhận xét:
• Nếu b2 tăng, Hedger 
sẽ có lợi từ vị thế.
• Nếu b2 giảm, Hedger 
sẽ bị thiệt từ vị thế.
7/5/2015
17
Ví dụ về Basis risk và chi phí ròng khi Short hedge
Ngày 01/09. Một nông dân trồng sợi len kỳ vọng sẽ bán được 100000 kg sợi len trơn 
vào ngày 25/09. Giá tương lai tháng 10 là 220 AUD/kg. Chiến lược Hedge như sau:
1. Bán 40 hợp đồng sợi len trơn vào 01/09 với mức giá tương lai là 220 AUD/kg.
2. Thoát vị thế khi sợi len được bán vào ngày 25/09
Kết quả:
Spot vào ngày 25/09 = 205 AUD/Kg
Giá Future tháng 10 vào ngày 25/09 = 210 AUD/kg
Basis vào ngày 25/09 = 205 – 210 = -5 (AUD)
Mức giá ròng (net price) = S2 + (F1 – F2) = 205 + 10 = 215
= F1 + (S2 – F2) = 220 – 5 = 215
Lựa chọn hợp đồng5
7/5/2015
18
• Chọn tháng giao dịch gần nhất có thể.
• Khi không có tài sản cơ sở giống hoàn toàn với tài sản cần hedge, hãy lựa
chọn loại tài sản cơ sở nào mà tương quan biến động giá thật cao với tài sản
cần hedge.
5 Lựa chọn hợp đồng
Cross hedge – Phòng vệ chéo6
7/5/2015
19
• Phòng vệ chéo được sử dụng khi tài sản cơ sở và tài sản cần hedge là khác
nhau.
• Tỷ lệ phòng vệ (hedge ratio) = Kích cỡ hợp đồng Future/Kích cỡ thực hiện.
Khi phòng vệ bằng hợp đồng tương lai sản phẩm tương tự, tỷ lệ phòng vệ
có thể bằng 1 (tỷ lệ tối ưu). Nhưng nếu phòng vệ chéo thì rất khó đạt được
tỷ lệ tối ưu.
6 Phòng vệ chéo
Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán – Hedg danh 
mục đầu tư7
7/5/2015
20
Khi hedge ratio = 1
• Số lượng hợp đồng cần Hedge:
Trong đó:
• VA: Giá trị hiện tại của danh mục đầu tư.
• VF: Giá trị hiện tại của một hợp đồng tương lai.
7 Hedg khi danh mục đầu tư dao động cùng chiều với chỉ số thị trường 
F
A
V
V
N *
Ví dụ
Một danh mục đầu tư trị giá 2.1 triệu AUD dao động cùng chiều hoàn 
hảo với chỉ số S&P/ASX 200. Hợp đồng tương lai chỉ số SPI 200 có giá 
futures là 4200 và mỗi hợp đồng tương lai gấp 25 lần chỉ số.
Trong trường hợp này: 
• VA = 2100000 
• VF= 4200 × 25 = 105 000
• N* = 2 100 000 /105 000 = 20 hợp đồng cần mua để phòng ngừa rủi 
ro.
7/5/2015
21
Sử dựng hệ số rủi ro beta
• Số lượng hợp đồng cần Hedge:
Trong đó:
• VA: Giá trị hiện tại của danh mục đầu tư.
• VF: Giá trị hiện tại của một hợp đồng tương lai.
• β: Hệ số rủi ro của danh mục đầu tư. Nếu β = 1, lợi nhuận của danh mục
dao động cùng chiều hoàn hảo với chỉ số thị trường. Nếu β lớn hơn, nó
có xu hướng dao động nhanh hơn và ngược lại. Ví dụ nếu β = 2. Lợi
nhuận của danh mục dao động nhanh gấp 2 lần so với chỉ số thị
trường.
7 Hedg khi danh mục không dao động cùng chiều với chỉ số thị trường 
F
A
V
V
N *
Ví dụ
Một danh mục đầu tư trị giá 2.1 triệu AUD dao động cùng chiều hoàn 
hảo với chỉ số S&P/ASX 200. Hợp đồng tương lai chỉ số SPI 200 có giá 
futures là 4200 và mỗi hợp đồng tương lai gấp 25 lần chỉ số.
Trong trường hợp này: 
• VA = 2100000 
• VF= 4200 × 25 = 105 000
• N* = 2 100 000 /105 000 = 20 hợp đồng cần mua để phòng ngừa rủi 
ro.
7/5/2015
22
Ví dụ
Giả sử một hợp đồng tương lai có kỳ hạn 4 tháng được dùng để phòng 
ngừa rủi ro cho một danh mục đầu tư 3 tháng và có các thông số như 
sau:
S&P/ASX 200 index = 4070
SPI 200 futures price = 4200
Giá trị của danh mục = 2100000 AUD
Lãi suất phi rủi ro = 5.6%/năm
Tỷ suất lợi nhuận của chỉ số thị trường = 3.86%/năm
Beta của danh mục = 1.5
Ví dụ
Hợp đồng future có giá trị gấp 25 lần chỉ số tính theo AUD. Do đó VF = 25 × 4200 
= 105000 AUD.
N* = 1.5 x (2100000/105000) = 30
Giả sử ba tháng sau, chỉ số S&P/ASX 200 index hạ xuống còn 4000 và giá hợp 
đồng Future là 4109. Lợi nhuận cho trường hợp nắm giữ vị thế bán là:
30 × (4200 – 4109) × 25 = 67882 AUD
Tuy nhiên thua lỗ từ chỉ số thị trường là: 
(4000 – 4070)/4070 = 1.72%. 
Lợi nhuận thị trường là 3.86%/năm hay 0.97%/3 tháng. Khi nhận được lợi tức, nhà 
đầu tư sẽ kiếm được 0.97% - 1.72% = - 0.75% trong 3 tháng.
7/5/2015
23
Ví dụ
Mô hình định giá tài sản vốn: Capital asset pricing model – CAPM:
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục = Lợi nhuận phi rủi ro + 1.5 × (Lợi 
nhuận thị trường – Lợi nhuận phi rủi ro)
Do lợi nhuận phi rủi ro được tính cho 3 tháng là 1.4%. Vì vậy:
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng = 1.4 + [1.5 × (–0.75 – 1.4)] = –1.83%
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục (bao gồm cả tỷ lệ lợi tức) sau 3 tháng:
2 100 000 × (1 – 0.0183) = 2 061 521 AUD.
Tổng số lợi nhuận đạt được, bao gồm cả phần lãi khi hedge:
2061521 AUD + 67882 AUD = 2129402 AUD
Kết thúc chương 3

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_phai_sinh_chuong_3_phong_ngua_rui_ro_su.pdf