Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 3: Tài nguyên du lịch nhân văn

Tóm tắt Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 3: Tài nguyên du lịch nhân văn: ...phân loại (tiếp) Di tích ghi dấu những kỷ niệm về một sự kiện, một danh nhân: Côn Sơn, Làng Sen Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động: thuỷ điện Hoà Bình, cung văn hoá Hữu Nghị - Hà Nội Di tích ghi dấu tội ác chiến tranh: Côn Đảo, Hoả Lò Di tích lịch sử văn hoá Di tích kiến trúc ...m kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam – 1450 làng nghề Miền Bắc: 67,3% Miền Trung: 20,5% Miền Nam:12,2% 6 loại hình chủ yếu: - Chế biến thực phẩm và dược liệu (197) - Ươm tơ, dệt vải, đồ da (173) - Thủ công mỹ nghệ, thêu ren (618)...y một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật phụng thờ. - Trình tự của một trò diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng đến nơi gắn bó với một sự kiện nào đó trong cuộc đời vị Thánh. - Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại,...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 3: Tài nguyên du lịch nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Tài nguyên du lịch nhân văn
Khái niệm
Đặc điểm
Phân loại
a. Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm
- Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,
- Văn nghệ dân gian
- Di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến 
trúc
- Các công trình lao động sáng tạo của con 
người 
- Các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác 
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du 
lịch
b. Đặc điểm
• Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí
• Thường tập trung ở những nơi quần cư và các 
thành phố lớn
• Không có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện 
tự nhiên
• Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn
• Những người quan tâm thường có phông văn hoá, 
thu nhập cao hơn và yêu cầu cũng cao hơn
• Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định 
tính xúc cảm và trực cảm
 b. Đặc điểm (tiếp)
Tài nguyên du lịch nhân văn tác động đến du khách theo 
một quá trình
+ Thông tin
+ Tiếp xúc
+ Nhận thức
+ Đánh giá, nhận xét
Đối với phần đông du khách thì quá trình nhận thức 
thường chỉ dừng lại ở hai giai đoạn đầu. Hai giai đoạn còn 
lại đòi hỏi khách có trình độ văn hoá và chuyên môn 
tương đối cao.
c. Vai trò
• Là 1 trong 2 bộ phận cấu thành tài nguyên du lịch
• Góp phần tạo nên sức hấp dẫn của lãnh thổ du lịch
• Là 1 trong những yếu tố cơ bản hình thành nên 
các sản phẩm du lịch 
• Là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du 
lịch (du lịch văn hoá, du lịch sinh thái)
• Ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, 
lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá
của vùng du lịch
• Xác định quy mô hoạt động của một vùng du lịch 
Các loại tài nguyên du lịch nhân văn
• Di sản văn hoá thế giới
• Di tích lịch sử văn hoá
• Lễ hội
• Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
• Các đối tượng gắn với dân tộc học
• Các đối tượng văn hoá, thể thao, nhận thức
Di sản văn hoá thế giới
1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di 
sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV)
2. Phố cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa 
thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V)
3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn 
hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III)
4. Nhã nhạc cung đình Huế, năm 2003, là kiệt 
tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại 
(trong tổng số 47 kiệt tác tương tự)
5. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây 
Nguyên, năm 2005, là kiệt tác truyền khẩu và
phi vật thể nhân loại
Di tích lịch sử văn hoá
Theo luật di sản 2001: Di tích lịch sử - văn hóa 
là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, 
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa 
điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Theo giáo trình địa lý du lịch: Di tích lịch sử - 
văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, 
khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển 
hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người 
hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại
Di tích lịch sử văn hoá
Theo điều 28 Luật Di sản văn hoá
1. Di tích lịch sử
2. Di tích kiến trúc - nghệ thuật (di tích 
văn hoá - nghệ thuật)
3. Di tích khảo cổ
4. Danh lam thắng cảnh
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử - Khái niệm
Những di tích ghi nhận các sự kiện lịch 
sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu 
của các dân tộc trong quá trình phát 
triển của mình
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử - phân loại
Di tích ghi dấu về dân tộc học: Mai Châu, 
Sapa, Tây Nguyên
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, 
tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định đường hướng 
phát triển của một đất nước, địa phương: Tân 
Trào, quảng trường Ba Đình, bến Nhà Rồng
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược: 
Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Quảng Trị, Củ
Chi
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử - phân loại (tiếp)
Di tích ghi dấu những kỷ niệm về một sự
kiện, một danh nhân: Côn Sơn, Làng 
Sen
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao 
động: thuỷ điện Hoà Bình, cung văn hoá
Hữu Nghị - Hà Nội
Di tích ghi dấu tội ác chiến tranh: Côn 
Đảo, Hoả Lò
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích kiến trúc - nghệ thuật 
(di tích văn hoá - nghệ thuật)
Bao gồm các công trình kiến trúc, các 
tác phẩm nghệ thuật (tượng đài, bích 
hoạ, phù điêu)
Nhà hát lớn Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm, 
chợ Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh, 
quảng trường Hồ Chí Minh - Nghệ An
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích khảo cổ
Bao gồm các di chỉ cư trú và các di chỉ
mộ táng 
Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ
Loa, các địa điểm khảo cổ văn hoá 
Chămpa ở Quảng Nam – Đà Nẵng, các 
điểm khảo cổ văn hoá Óc Eo ở Đông 
Nam bộ
Tiêu chí công nhận
Gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước
Gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng 
dân tộc, danh nhân của đất nước
Gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời 
kỳ cách mạng, kháng chiến
Có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật 
của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
Có giá trị tiêu biểu về khảo cổ
Di tích lịch sử văn hoá
Danh lam thắng cảnh
Điểm 4 điều 4 Luật Di sản Văn hoá:
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có
sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên 
với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, 
thẩm mỹ, khoa học
Di tích lịch sử văn hoá
Danh lam thắng cảnh
Tài nguyên và Môi trường Du lịch Việt Nam:
Những nơi có phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn, 
có những công trình do con người tạo ra (đền 
chùa, công trình văn hoá) có thể khai thác 
phục vụ du lịch
Tiêu chí công nhận
Có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên 
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị
thẩm mỹ tiêu biểu
Có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, 
địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái 
đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa 
đựng những dấu tích vật chất về các giai 
đoạn phát triển của trái đất
Vai trò của các di tích lịch sử văn hoá
Là thành phần cấu tạo nên sản phẩm du lịch, loại 
hình du lịch
Ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của lãnh thổ du lịch, 
sản phẩm du lịch 
Góp phần quyết định đến mức độ hoạt động, sức 
chứa, tính mùa vụ, sự chuyên môn hoá tại các 
điểm du lịch 
Cung cấp bằng chứng về sự phát triển của một 
tộc người, một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử
Cung cấp ví dụ về tài năng và sự sáng tạo của 
con người trong việc chinh phục thiên nhiên, tìm 
kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam – 1450 làng nghề
Miền Bắc: 67,3%
Miền Trung: 20,5%
Miền Nam:12,2%
6 loại hình chủ yếu:
- Chế biến thực phẩm và 
dược liệu (197)
- Ươm tơ, dệt vải, đồ da 
(173)
- Thủ công mỹ nghệ, thêu 
ren (618)
- Các nghề khác (341)
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
- Nghề chạm khắc đá
- Nghề và làng nghề đúc đồng
- Nghề và làng nghề sản xuất gốm
- Nghề chạm khắc gỗ
- Nghề dệt và thêu ren truyền thống
- Nghề và làng nghề sơn mài và khảm
- Nghề và lằng nghề làm tranh dân gian
- Nghề chế tác vàng bạc
..
Các đối tượng văn hoá, thể thao, nhận thức
viện khoa học, trường đại học, thư viện, 
bảo tàng, triển lãm nghệ thuật
Liên hoan âm nhạc, thể thao, sân khấu, 
điện ảnh, sắc đẹp
Hội chợ
Lễ hội - nguồn gốc
Về mặt vật chất: sau một thời gian lao 
động tích cực, người dân có đủ các 
điều kiện thời gian, vật chất để tổ chức 
các lễ hội
Lễ hội - nguồn gốc
Về mặt tinh thần:
• Thời điểm sinh hoạt tập thể của nhân dân sau 
một thời gian lao động mệt nhọc
• Là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch 
sử trọng đại: tưởng nhớ tổ tiên, những vị anh 
hùng dân tộc
• Là dịp để người dân lao động bày tỏ lòng thành 
kính của mình đối với các lực lượng siêu nhiên, 
thể hiện những ước mơ mà cuộc sống thực tại 
chưa giải quyết được
Lễ hội - đặc điểm
Nội dung
• Phần lễ
• Phần hội
Lễ hội – tiến trình
Lễ rước nước: tất cả những người tham gia vào lễ
hội phải chay tịnh một tuần, do thanh niên (chưa vợ, 
chưa chồng) làm, được ông già bà cả chỉ đạo.
Lễ mộc dục (tắm tượng): do người già có chức sắc, 
con cái đuề huề, gia đình hạnh phúc làm.
Lễ tế gia văn
Lễ rước kiệu
 Đại tế
Lễ túc trực
Phần lễ
Mục đích
• Tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử
trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng 
lớn đến sự phát triển xã hội
• Bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền, thần 
linh, cầu mong thiên thời - địa lợi - nhân hoà, sự
phồn vinh hạnh phúc
Vai trò
• Là nền tảng của lễ hội
• Tạo không khí thiêng liêng và những giá trị tinh 
thần tốt đẹp trước khi chuyển sang phần hội
Phần hội
Mục đích
• Vui chơi giải trí
• Giao lưu
Vai trò: là nơi để người tham gia lễ hội
• Có dịp nghỉ ngơi, tham gia các trò chơi
• Được giao lưu với nhiều người khác
• Được thể hiện bản thân mình
Phần hội
Trò diễn
- Trò diễn là hoạt động mang 
tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ
hay một phần hoạt động của 
cuộc đời nhân vật phụng thờ.
- Trình tự của một trò diễn 
bao giờ cũng đi từ nơi thờ
vọng đến nơi gắn bó với một 
sự kiện nào đó trong cuộc đời 
vị Thánh. 
- Các trò diễn trong lễ hội là
các lớp văn hóa tín ngưỡng 
của các thời kỳ lịch sử khác 
nhau lắng đọng lại, phản ánh 
những sinh hoạt của cư dân 
nông nghiệp với nghề trồng 
lúa nước, gắn với nhân vật 
phụng thờ.
Trò chơi
- Xuất phát từ ước vọng cầu mưa có các 
trò chơi: đốt pháo, ném pháo, đánh pháo 
đất
- Xuất phát từ ước vọng cầu cạn có các 
trò chơi: thả diều vào các hội mùa hè
mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau 
rút đi.
- Xuất phát từ ước vọng phồn thực có trò 
chơi: đánh pháo, bắt chạch trong chum, 
ném còn, đánh phết, cướp dâu
- Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sự
nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo có các trò 
chơi: thi thổi cơm, vừa gánh nước vừa 
thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt 
lợn, thi dệt vải
- Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sức 
khỏe và khả năng chiến đấu, có các trò 
chơi: đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, 
chọi dế
Lễ hội - đặc điểm
Thời gian
• Lễ hội truyền thống: tập trung trong hai 
mùa xuân thu
• Hiện nay: rải rác các tháng trong năm
Không gian
• Các di tích lịch sử - văn hoá, các danh lam 
thắng cành, những địa danh nổi tiếng
không gian rộng và có các điều kiện về 
cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cần thiết
• Phạm vi một làng hay liên làng
Lễ hội - đặc điểm
Đối tượng tham dự: lễ hội thường gắn với 
một cộng đồng dân cư nhất định
• Những người tổ chức
• Những người dân trong khu vực
• Những người hành hương, khách du lịch
Lễ hội - phân loại
Lễ mừng các sự kiện của đời sống: sinh nở, cưới 
xin, ma chay, mừng nhà mới, mừng vụ mùa, 
khai trương
Lễ hội phục hồi: lễ tế Đàn Nam Giao, Lễ Xướng 
danh Vinh quy bái tổ
Hội có nghi lễ mô phỏng một cuộc tế lễ (các lễ
hội liên quan tới tôn giáo): lễ Phật đản, lễ Giáng 
sinh
Lễ hội kỷ niệm có tính chất quốc gia, địa 
phương: lễ hội kỷ niệm 300 năm Sài Gòn –
Thành phố Hồ Chí Minh, lễ hội kỷ niệm 990 năm 
Thăng Long – Hà Nội, festival Huế, festival hoa 
Đà Lạt
Lễ hội
Lễ Tết Âm lịch Lễ hội đền Đô
Lễ Tết trung thu Lễ hội Lim
Lễ hội Đền Hùng Lễ hội đền Cổ Loa
Lễ hội Chùa Hương Lễ hội đền vua Đinh, vua Lê
Lễ hội Kiếp Bạc Lễ hội chọi trâu 
Lễ hội đền Trần Lễ hội Chùa Tiên (Lạng Sơn) 
Lễ hội Phủ Giay Lễ hội Quan Âm (Ngũ hành sơn)
Lễ hội - Giá trị
- Festival Huế (2năm/ lần)
- Festival du lịch Hà Nội
- Festival kỷ niệm 5 năm được công nhận DSVH thế giới ở Hội 
an, Thánh địa Mỹ sơn
- Festival năm du lịch Hạ Long(2003), năm du lịch Điện 
Biên(2004), năm du lịch Nghệ An (2005), năm du lịch Quảng 
Nam(2006), năm du lịch Thái Nguyên (2007)
- Festival hoa Đà Lạt (2005,2006), festival du lịch biển Khánh 
Hòa(2007)
- Chương trình du lịch Việt Nam (2008)
- Miệt vườn sông nước Đồng Bằng sông Cửu Long
Lễ hội - Giá trị
Tính cộng đồng
Tính cộng cảm, cộng mệnh
Lưu giữ những giá trị văn hoá truyền 
thống, những tập quán tốt đẹp
Lễ hội - vai trò
Tuyên truyền, giáo dục truyền thống, đạo đức, 
lối sống, thẩm mỹ và duy trì thuần phong mỹ
tục
Tạo nên sự cố kết cộng đồng, đoàn kết cư 
dân; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào 
dân tộc
Tạo sự cân bằng trong tâm hồn con người 
thông qua các hoạt động hướng tới tâm linh 
hay các sinh hoạt vui chơi giải trí có tính chất 
cộng đồng
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Những điều kiện sinh sống, những đặc 
điểm văn hoá, phong tục, tập quán, 
hoạt động sản xuất với những sắc thái 
riêng của các dân tộc trên địa bàn cư 
trú của mình
Mai Châu, Sapa, làng cổ Đường Lâm, 
bản làng Tây Nguyên, miệt vườn Nam 
bộ

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_nguyen_du_lich_chuong_3_tai_nguyen_du_lich_nha.pdf