Bài giảng Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng

Tóm tắt Bài giảng Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng: ...hợ tăng lên, năng suất lao động giảm đi. c. Tình cảm Đó là thuộc tính tâm lý ổn định bền vững của nhân cách, nói lên thái độ của cá nhân. So với các mức độ nêu trên, tình cảm có tính khái quát hơn, ổn định hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn. Trong tình cảm có một loại đặc biệt, ...của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu về trước tựa hồ như lắng nghe là tư thế của cấp dưới. Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng thẳng. Những tư thế để mở tay và chân tựa như tạo điều kiện để tiếp cận, gần gũi cho người đối thoại, ph...ố điểm sau đây trong hệ thống giao tiếp này: - Quan hệ giao tiếp từ dưới lên thực chất là sự phản hồi lại các đề nghị và các hành động của cấp trên. - Cấp dưới thường báo cáo những gì mà họ cho là cấp trên thích nghe dẫu rằng thông tin đó không chính xác. - Quan hệ giao tiếp từ dưới lên...

pdf85 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
3. Tôi thích nói cho người khác biết cảm tình của mình đối với họ. 
4. Trong khi giao lưu với bạn bè, tôi tập trung nhiều vào việc gây ảnh hưởng hơn là 
tình bạn. 
5. Tôi cảm thấy rằng: trong quan hệ với bạn tôi có quyền hơn là trách nhiệm. 
6. Khi tôi được biết về thành tích của bạn tôi không hiểu vì sao tôi cảm thấy 
kém vui. 
7. Phải giúp đỡ ai đó một điều gì thì tôi mới thấy thoả mãn với mình. 
8. Những băn khoăn, lo lắng của tôi sẽ mất đi khi tôi ở giữa các bạn bè của 
mình. 
9. Các bạn tôi làm tôi chán ngán lắm rồi. 
10. Khi tôi làm một công việc quan trọng, sự có mặt của mọi người làm tôi 
bực mình. 
11. Khi bị dồn vào thế bí tôi cũng chỉ nói một phần thật mà theo tôi không có 
hại gì cho các bạn tôi và những người quen biết. 
12. Trong hoàn cảnh khó khăn, tôi không chỉ nghĩ đến bản thân mà còn nghĩ 
về người thân của mình. 
13. Sự chưa vừa ý của bạn tôi làm tôi thay đổi đến nỗi có thể phát ốm. 
14. Tôi thích giúp đỡ người khác ngay cả khi điều đó gây cho tôi những khó khăn 
đáng kể. 
15. Vì tôn trọng bạn, tôi có thể tán thành ý kiến của bạn đó ngay cả khi anh ta 
không đúng. 
 71 
16. Tôi thích những câu chuyện thám hiểm hơn những câu chuyện về tình cảm 
con người. 
17. Những cảnh bạo lực trong phim làm tôi kinh tởm. 
18. Khi có một mình, tôi thường lo lắng, căng thẳng hơn khi là ở giữa mọi 
người. 
19. Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong cuộc sống là giao lưu với người khác. 
20. Tôi rất thương những con chó và con mèo hoang. 
21. Tôi thích có ít bạn thôi nhưng mà thân thiết. 
22. Tôi thích thường xuyên sống giữa mọi người. 
23. Tôi bị xúc động lâu sau khi cãi cọ với người thân. 
24. Chắc chắn là tôi có nhiều người thân hơn những người khác. 
25. Tôi muốn thành tích thuộc về tôi nhiều hơn là thuộc về các bạn của tôi. 
26. Tôi tin vào nhận xét của tôi về một người nào đó hơn là vào ý kiến của người 
khác. 
27. Tôi cho rằng sự giàu có về vật chất và địa vị có ý nghĩa hơn so với niềm 
vui được giao lưu với những người mà mình yêu thích. 
28. Tôi thông cảm với những ai không có người thân. 
29. Trong quan hệ với tôi, người ta thường vô ơn. 
30. Tôi thích những câu chuyện về tình bạn, tình yêu không vụ lợi. 
31. Vì bạn bè, tôi có thể hy sinh hứng thú của mình. 
32. Thuở nhỏ, tôi đã tham gia vào những nhóm trẻ con mà ở đó chúng tôi 
luôn được gắn bó với nhau. 
33. Nếu là nhà báo, tôi thích viết về sức mạnh của tình bạn, tình yêu. 
e. Cách đánh giá 
- Cho 1 điểm cho mỗi câu trả lời “đúng” ở những câu sau: 1, 2, 7, 8, 11, 12, 
13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33. 
- Cho 1 điểm cho mỗi câu trả lời “không” ở những câu sau: 3, 4, 5, 6, 9, 10, 
15, 16, 25, 27, 29. 
Sau đó tính tổng điểm và phân loại theo bảng chuẩn dưới đây: 
MỨC ĐỘ CÁC MỨC ĐỘ NHU CẦU GIAO TIẾP 
Giới Thấp Dưới TB Trung bình Trên TB Cao 
Nam 3 - 21 22 - 23 24 - 25 26 - 28 29 - 33 
Nữ 9 -23 25 - 26 27 - 28 29 - 30 31 - 33 
 2. Trắc nghiệm về khả năng giao tiếp của V.P. Dakharov 
 a. Mục đích: Tìm hiểu những khả năng tiềm tàng trong giao tiếp của mỗi cá 
nhân. Qua trắc nghiệm, mỗi cá nhân thấy được điểm mạnh, điểm hạn chế của mình 
trong quan hệ giao tiếp. 
 b. Dụng cụ: Giấy, bút 
 c. Cách tiến hành: 
 - Sau khi đọc kỹ lần lượt từng câu hỏi và câu trả lời tương ứng a, b, c, nếu 
cấu trả lời phù hợp với bạn sẽ đánh dấu “t” trên bảng ghi kết quả tương ứng. 
 72 
 - Không mất nhiều thời gian suy nghĩ khi trả lời, thời gian dùng để trả lời tất 
cả các câu hỏi là 30 phút. 
 - Không gạch, xoá và ghi thêm gì trên các câu hỏi, chú ý kiểm tra số thứ tự 
câu hỏi và trả lời trên bảng ghi kết quả phù hợp; tránh nhầm lẫn bỏ sót. 
 Mong bạn trả lời đầy đủ, chính xác, trung thực để nghiệm thu được kết quả 
tốt. 
 d. Trắc nghiệm về khả năng giao tiếp của V.P. Dakharov 
 1. Tôi tiếp xúc, quan hệ với mọi người dễ dàng và tự nhiên 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không đúng 
 2. Khi giao tiếp, tôi biết kết hợp hài hoà nhu cầu, sở thích của mình và mọi 
người. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 3. Tôi hay suy nghĩ về việc riêng và ít chú ý nghe khi tiếp xúc nói chuyện với 
người khác. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không đúng 
 4. Không dễ dàng tự kiềm chế mình khi người khác trêu chọc, khích bác, nói 
xấu tôi. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ người c. Không 
 5. Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào câu chuyện của người khác. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ người c. Không 
 6. Mọi người cho rằng tôi nói hấp dẫn, có duyên. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 7. Tôi gặp khó khăn khi phải tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác. 
 a. Đúng b. Gần như thế c. Không 
 8. Trong tiếp xúc tôi không cố dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của 
người khác. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 9. Tôi không thể tự mình duy trì được nề nếp trong cơ quan, trong tổ của 
mình. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 10. Tôi rất áy náy khi làm phiền người khác. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 11. Tôi thường cúi đầu hoặc quay mặt đi hướng khác khi tiếp xúc với người 
lạ. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 12. Nói chuyện với bạn bè không cần phải chú ý đến nhu cầu, sở thích của 
họ. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 13. Tôi cảm thấy có thể nhắc lại bằng lời của mình những gì mà người tiếp xúc với 
tôi đã nói. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 73 
 14. Tôi khó mà giữ được bình tĩnh khi tiếp xúc với người có định kiến, chụp mũ 
tôi. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 15. Không phải ai cũng biết rõ ngay là mình phải làm gì, khi nào và làm như 
thế nào, vì thế cần phải chỉ dẫn, khuyên bảo họ ngay. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 16. Tôi thường diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 17. Thậm chí khi người nói chuyện đưa ra lý lẽ mới tôi cũng không chú ý và 
thường bỏ ngoài tai. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 18. Tôi thường nói có sách, mách có chứng khi tranh luận. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ lúc c. Không 
 19. Khi tôi tin điều gì đó 100% tôi cũng không nói như đinh đóng cột. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 20. Không phải lúc nào tôi cũng biết thái độ đối xử của người khác với tôi. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 21. Tôi không đồng tình với những người niềm nở ngay lập tức khi tiếp 
chuyện với những người chưa quen biết lắm. 
 a. Đúng b. Khó trả lời c. Không 
22. Tôi không thú vị khi quan tâm đến việc riêng của người khác. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ lúc c. Không 
 23. Tôi có thể diễn đạt chính xác ý đồ của người nói chuyện khi họ tiếp xúc 
với tôi. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ lúc c. Không 
 24. Tôi thường không bình tĩnh lắm khi tranh cãi. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 25. Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách an ủi người đang có điều gì lo lắng, 
buồn phiền. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 26. Tôi không thích nhiều lời vì rằng đằng sau lời lẽ ấy chẳng có gì đáng chú 
ý cả. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 27. Nhiều vấn đề không giải quyết được vì mọi người không chịu nhường 
nhịn nhau khi tranh luận. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 28. Tôi chưa học được cách thuyết phục người khác hiệu quả. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 29. Tôi biết cách xây dựng bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau trong 
cơ quan. 
 a. Đúng b. Không tin tưởng lắm c. Không 
 74 
 30. Ngay lập tức tôi có thể thờ ơ, lãnh đạm khi thấy đứa trẻ khóc. 
 a. Đúng b. Hiếm khi c. Không 
 31. Trong giao tiếp, mở đầu câu chuyện đối với tôi rất khó khăn. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ lúc c. Không 
 32. Tôi ít khi có ý định tìm hiểu ý đồ của người khác khi họ tiếp xúc với tôi. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 33. Tôi hay để ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói của người nói 
chuyện vì những chỗ đó cho tôi nhiều thông tin quan trọng về họ hơn cả 
những gì họ nói ra. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 34. Mọi người cho rằng tôi không có khả năng tự chủ cảm xúc khi tranh 
luận. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 35. Tôi có cách ngăn cản người hay nói. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 36. Tôi luôn sẵn sàng học cách nói gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 37. Không nên giữ khư khư ý kiến nếu biết rằng nó sai lầm trong khi tranh 
luận. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 38. Nếu người khác có ý kiến trái ngược, tôi không phí thời gian thuyết phục 
họ. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 39. Tôi thường tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của 
bạn bè. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 40. Tôi rất nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 41. Tôi cần nhiều thời gian để thích nghi với đơn vị mới. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 42. Nhiều việc mà người khác quan tâm tôi cũng để ý tới. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 43. Trong thực tế, thường xảy ra việc người nói chuyện nói một đằng, còn tôi 
biết họ ngụ ý về vấn đề khác. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 44. Mọi người đã làm cho tôi mất cân bằng cảm giác. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 45. Tôi không biết làm cách nào ngăn cản người hung hăng trong khi tranh 
luận. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 46. Tôi chưa có kỹ năng diễn đạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 75 
 47. Nhiều khi tôi nhận thấy đại đa số người ta giữ nguyên ý kiến của mình 
đến cùng khi tranh luận. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 48. Thực tế cho thấy tôi thuyết phục lại người nói chuyện với mình không khó 
khăn lắm. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 49. Khi nói chuyện tôi thường giữ vai trò tích cực, sôi nổi. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 50. Điều khó chịu của người thân làm tôi áy náy, băn khoăn khá lâu. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 51. Tôi không bao giờ từ chối tiếp xúc với người lạ. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 52. Nếu quan tâm, để ý tới tất cả những gì mà người khác làm chỉ tốn thời giờ vô ích 
mà thôi. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 53. Đôi khi mọi người nói rằng tôi không quan tâm tới bạn bè lắm. 
 a. Đúng b. Khó trả lời c. Không 
 54. Tôi biết tự kiềm chế mình 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 55. Khi người càng lúng túng, càng bối rối tôi càng ít tác động vào họ. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 56. Không phải lúc nào tôi cũng diễn đạt suy nghĩ của mình dễ hiểu, ngắn 
gọn. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 57. Tiếc rằng nhiều người hay thay đổi quan điểm khi nghe ý kiến của người 
khác. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 58. Người ta cho rằng tôi hơn hẳn họ trong việc thuyết phục người khác. 
 a. Đúng b. Không hẳn thế c. Không 
 59. Khi giải quyết việc gì trong tập thể tôi cố gắng hướng mọi người tập trung dứt điểm 
vào việc đó. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 60. Nhiều lần người ta nói rằng tôi không nhạy cảm với thái độ tiếp xúc của 
người khác. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 61. Tôi không gặp khó khăn khi tiếp xúc với đại đa số mọi người và đám đông. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 62. Khi không hiểu người khác muốn gì thì không thể nói chuyện với người đó có 
kết quả được. 
 a. Đúng b. Không hẳn thế c. Không 
 63. Tôi khó tập trung theo dõi lời người khác nói chuyện. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 76 
 64. Mọi người khó lòng làm tôi mất bình tĩnh. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ lúc c. Không 
 65. Khi người nói chuyện bị xúc động chi phối, tôi không làm họ ngừng lời. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ lúc c. Không 
 66. Tôi cảm thấy nhiều người nói chuyện rời rạc, không chính xác, cần phải uốn nắn cho 
họ ngay. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 67. Tôi rất ngạc nhiên vì nhiều người không để ý đến thái độ phản ứng của người 
nói chuyện. 
 a. Đúng b. Khó trả lời c. Không 
 68. Nếu tôi cần thuyết phục người nào đó thì tôi thường thành công. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 69. Tôi hay thiếu tự tin khi nói chuyện. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 70. Tôi không thường xuyên “nắm bắt” được trạng thái của người khác. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 71. Tôi biết cách làm cho người lạ gần gũi tôi hơn. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 72. Tôi thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác. 
 a. Đúng b. Không hoàn toàn c. Không 
 73. Tôi biết ngay khi người khác nói chuyện lạc đề. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 74. Nhiều người nói rằng họ muốn biết cách giữ bình tĩnh như tôi. 
 a. Đúng b. Còn tuỳ luc c. Không 
 75. Tôi thường buộc phải nêu lên những đặc điểm mẫu chốt, hóc búa trong khi 
tranh luận. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 76. Tôi không hài lòng về mình vì còn nói hơi nhiều. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 77. Tôi gặp phải khó khăn khi phải thay đổi quan điểm trong anh khi thế câu 
chuyện đã theo hướng khác. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 78. Tôi không thể làm cho người khác đồng tình với quan điểm của tôi, kể cả 
khi họ không tin vào chính mình. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 79. Tôi không có tham vọng đóng vai trò chủ chốt trong tập thể. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 80. Nếu có ai đó cạnh tôi đau khổ, buồn phiền thì tôi cũng cảm thấy động lòng. 
 a. Đúng b. Đôi khi c. Không 
 e. Cách xử lý, phân tích số liệu 
 Trắc nghiệm khả năng giao tiếp của Dakharov bao gồm các khả năng cụ thể 
sau đây: 
 77 
 - Khả năng thiết lập mối quan hệ, bao gồm các tình huống 1, 11, 21, 31, 41, 
51, 61, 71. 
 - Khả năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tựợng giao tiếp, bao gồm các 
tình huống: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72. 
 - Khả năng nghe đối tượng giao tiếp, bao gồm các tình huống: 3, 13, 23, 33, 
43, 53, 63, 73. 
 - Năng lực tự chủ cảm xúc, hành vi, bao gồm các tình huống: 5, 15, 25, 35, 45, 
55, 65, 75. 
 - Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, cụ thể, bao gồm các tình huống: 6, 16, 26, 36, 46, 
56, 66, 76. 
 - Khả năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, bao gồm các tình huống: 7, 
17, 27, 37, 47, 57, 67, 77. 
 - Năng lực thuyết phục đối tượng giao tiếp, bao gồm các tình huống: 8, 18, 
28, 38, 48, 58, 68, 78. 
 - Năng lực chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, bao gồm các tình huống: 
9, 19, 29, 39, 49, 59, 69, 79. 
 - Sự nhạy cảm trong giao tiếp, bao gồm các tình huống: 10, 20, 30, 40, 50, 
60, 70, 80. 
 f. Cách tính điểm 
 Mỗi câu hỏi tình huống có 3 mức điểm: 0, 1, 2. 
 - Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu với năng lực tương ứng. 
 - Điểm 1: Năng lực xuất hiện không thường xuyên mà chỉ đôi khi. 
 - Điểm 2: Có năng lực tương ứng và được thể hiện thường xuyên trong nhiều 
trường hợp. 
 Điểm lý thuyết lý tưởng cao nhất có thể đạt được là 160. Điểm thấp nhất có 
thể xảy ra là 0 ở từng kỹ năng. 
II. ỨNG XỬ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NƠI LÀM VIỆC 
 1. Cán bộ A luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ tập thể giao cho. Sống chân 
thật, nhân hậu và thẳng thắn, thấy ai sai sót liền góp ý, ngay cả thủ trưởng. Vì vậy thủ 
trưởng không ưa, có lúc bị cô lập. Có người khuyên nên chọn cách ứng xử khôn khéo 
hơn. Là cán bộ A, anh (chị) ứng xử thế nào? 
 2. Hết giờ làm việc, một cán bộ thường trực phát hiện thấy một nhân viên có 
giấu nguyên vật liệu mang về nhà, nhân viên này rất thân với thủ trường. Anh (chị) ứng 
xử như thế nào khi mình là cán bộ thường trực đó. 
 3. Hai cô gái cùng đến một cơ quan xin việc. Trong đó, có một cô chuyên môn 
yếu hơn nhưng khéo léo và xinh đẹp, còn cô kia ngược lại. Nếu là thủ trưởng cơ quan 
anh (chị) ứng xử như thế nào? 
 4. Một cán bộ lãnh đạo có quan hệ riêng tư với một cô gái trẻ cùng cơ quan (cán 
bộ đã có vợ con). Anh (chị) làm gì nếu là người phát hiện ra sai lầm đó của cán bộ. 
 5. Trong tập thể cơ quan có nhiều việc làm anh (chị) đau đầu: làm ít nói nhiều, 
tranh công của nhau, bè phái... Anh (chị) ứng xử như thế nào nếu là người ở trong tập 
thể đó. 
 78 
 6. Hai kỹ sư đều mới về cơ quan. Đề án của anh A kém hơn của anh B. Nhưng 
đề án của anh A đem ra sử dụng và thu được khoản tiền lớn và danh tiếng lớn. Anh 
(chị) ứng xử như thế nào nếu là kỹ sư B? 
 7. Trong cơ quan chuẩn bị bầu lại lãnh đạo. Các ứng cử viên, bắt đầu tranh thủ ý 
kiến quần chúng để giành số phiếu về mình. Anh (chị) là một trong những người được 
“các ứng cử viên” tranh thủ ý kiến, gọi điện thoại nhờ anh (chị) bỏ cho họ một phiếu. 
Anh (chị) ứng xử như thế nào trong tình huống đó. 
 8. Trong tập thể của anh (chị) có cán bộ khéo léo ai cũng được lòng (sống rất cơ 
hội) nên thuận lợi đủ điều, được đề bạc lên cấp trên liên tục mặc dù trình độ năng lực 
bình thường. Trước hiện tượng ấy, mọi người trong cơ quan bàn tán nhưng không ai 
dám nói lên sự thật. Quan hệ giữa các thành viên cơ quan có hiện tượng bằng mặt 
nhưng không bằng lòng. Anh (chị) ứng xử như thế nào khi là thành viên của cơ quan 
đó? 
 9. Ở cơ quan anh (chị), chị H là người làm việc có chất lượng, nghiêm túc, 
thẳng thắn, không vụ lợi nhưng lãnh đạo không ưa. Lãnh đạo A đã tìm cách chuyển chị 
H đi cơ quan khác. Anh (chị) ứng xử như thế nào khi là người đã công tác lâu năm với 
chị H? 
 10. Trong cơ quan anh (chị) có sự phân công, ăn chia không công bằng. Những ai 
gần lãnh đạo được đề bạt, chia cho quyền lợi nhiều, còn những người không gần gũi, 
khéo léo với lãnh đạo thì bị thiệt thòi về quyền lợi. Anh (chị) ứng xử như thế nào khi 
mình là người chịu thiệt thòi? 
III. ỨNG ỨNG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NƠI ĐÔNG NGƯỜI 
 1. Anh (chị) bị đau răng đến bệnh viện theo giấy mời. Nhưng đến hẹn, có một 
người khác vào phòng khám trước mặc dù không có giấy hẹn. Anh (chị) lại rất đau 
răng, lại đang vội vì có việc bận. Anh (chị) ứng xử như thế nào? 
 2. Trong tập thể của anh (chị) có gia đình anh A không chịu nộp tiền nước mặc 
dù đã họp dãy nhà góp ý kiến nhiều lần. Anh A vẫn cãi rằng: Nước không lên tầng 4 
nên không nộp tiền. Anh (chị) là người chịu trách nhiệm đi thu tiền. Đã có lần anh (chị) 
bỏ tiền ra nộp hộ cho gia đình anh A. Anh (chị) gặp gia đình anh A, chị vợ anh A cãi 
lại, không chịu nộp. Trong tình huống đó, anh (chị) ứng xử như thế nào? 
 3. Anh (chị) đang có việc gấp bỗng thấy một số người tụ tập lại cãi nhau, có bộ 
chuẩn bị đánh nhau, trong số người đó có người anh (chị) thân quen. Anh (chị) ứng xử 
như thế nào? 
 4. Anh (chị) đang đi xe máy ngoài đường (đi rất cẩn thận) bỗng có một xe máy 
khác do một thanh niên đánh võng đã va vào xe máy của anh (chị) làm vỡ đèn trước. 
Cậu thanh niên đó không xin lỗi còn đứng lại chửi tục. Trong trường hợp đó, anh (chị) 
ứng xử như thế nào? 
 5. Trên xe ôtô có rất đông người. Anh (chị) không ngửi được mùi thuốc lá 
nhưng không may anh (chị) lại ngồi gần người hút thuốc lá. Trong trường hợp đó, anh 
(chị) ứng xử như thế nào? 
 6. Anh (chị) đi mua đôi giày. Anh (chị) thấy có một đôi rất đẹp vừa chân anh 
(chị) nhưng không ngờ một người khác đến xem đã đòi xem thử và họ mang cũng vừa 
 79 
và trả tiền ngay (trong cửa hàng không còn kiểu giày đó). Trong trường hợp đó, anh 
(chị) ứng xử như thế nào? 
 7. Anh (chị) cùng với gia đình vào rạp xem chiếu phim. Người bên cạnh muốn 
đổi chỗ ngồi để họ gần người thân của họ. Nếu đổi chỗ anh (chị) sẽ ngồi xa gia đình. 
Trong trường hợp đó, anh (chị) ứng xử như thế nào? 
 8. Trong một bữa tiệc mừng nhà mới của một gia đình ở cơ quan, chẳng may 
anh (chị) làm vỡ một chiếc cốc pha lê rất đẹp của chủ nhà. Trong trường hợp đó, anh 
(chị) ứng xử như thế nào? 
 80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Lê Thị Bừng, Tâm lý học ứng xử, NXBGD, 2000. 
 2. Thái Trí Dũng, Tâm lý học quản trị kinh doanh, TPHCM, 1999. 
 3. Thái Trí Dũng, Nghệ thuật giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB 
Thống kê, 1994. 
 4. Nguyễn Văn Đính, Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch, 
NXB Thống kê, 1994. 
 5. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học (tập 1), NXBGD, Hà nội, 1990. 
 6. Nguyễn Thị Thu Hiền, Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, 
2000. 
 7. Mai Hữu Khuê, Những khía cạnh tâm lý trong quản lý, NXB lao động, 1985. 
 8. Trần Tuấn Lộ, Tâm lý học giao tiếp, Đại học mở - bán công TPHCM, 1994. 
 9. Trần Văn Thiện, Thái Trí Dũng, Vũ Thị Phượng, Tâm lý học, Bộ môn kinh tế 
nhân lực - trường Đại học Kinh tế TPHCM, 1995. 
 10. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXBGD, Hà nội, 
1995. 
Xác nhận chuyên môn Người biên soạn 
Tổ trưởng Tổ Tâm lý học 
ThS. Nguyễn Thị Quyết 
ThS. Nguyễn Bá Phu 
 81 
 82 
 83 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_hoc_va_giao_tiep_cong_dong.pdf