Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Nguyễn Anh Vũ
Tóm tắt Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Nguyễn Anh Vũ: ...hĩa rộng hơn TTTT là thị trường tài chính chú trọng huy động các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường vốn : Là thị trường tài chính chú trọng huy động các nguồn vốn dài hạn. Các cơng cụ của thị trường vốn cĩ thời hạn đáo hạn trên 1 năm.Thị trường vốn gồm thị trường tín dụng dài hạn và thị trường ch...ng ứng dịch vụ. Ví Dụ: Đất đai, nhà cửa, máy mĩc thiết bị, xe cộ, nguyên vật liệu, hàng hĩa, bản quyền phần mềm Nguyen Anh Vu 34 Tài sản thực – Tài sản tài chính Tài sản tài chính (Financial assets): hay cịn được gọi là cơng cụ tài chính ( Financial Instrument ) là một loại tài vơ hình( in...ác tài sản thực như nhà cửa công cụ và nguyên vật liệu. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính. Ngoài ra các định chế tài chính này còn cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác, từ bảo hiểm và bán ca...
ät naêm. Hiểu theo nghĩa rộng hơn TTTT là thị trường tài chính chú trọng huy động các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường vốn : Là thị trường tài chính chú trọng huy động các nguồn vốn dài hạn. Các công cụ của thị trường vốn có thời hạn đáo hạn trên 1 năm.Thị trường vốn gồm thị trường tín dụng dài hạn và thị trường chứng khoán. Nguyễn Anh Vũ 23 Phân loại thị trường tài chính o Căn cứ vào tính chất của quyền truy đòi : Thị trường công cụ nợ ( Debt Market ) : Thị trường công cụ vốn ( Equity Market ). Thị trường các công cụ tài chính phái sinh ( Derivative Market ) o Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn : Thị trường sơ cấp ( Primary Market ) : Là thị trường theo khái niệm nơi phát hành các công cụ tài chính mới. Thị trường thứ cấp ( Secondary Market ) : Là thị trường theo khái niệm nơi giao dịch các công cụ tài chính đã được phát hành trên thị trường so cấp. Nguyễn Anh Vũ 24 Phân loại thị trường tài chính o Căn cứ vào hình thức tổ chức của thị trường : Thị trường tập trung ( Organised Exchange ) : Là thị trường qua sàn giao dịch chính thức, giao dịch các chứng khoán có niêm yết. Thị trường không tập trung ( Over the Counter Maket – OTC ) Thị trường không qua sàn giao dịch chính thức là thị trường giao dịch các chứng khoán không niêm yết. o Dựa trên loại công cụ giao dịch trên thị trường : vay nợ ngân hàng, tín phiếu, trái phiếu hay cổ phiếu. Thị trường tín phiếu Thị trường trái phiếu Thị trường cổ phiếu Thị trường vay nợ ngân hàng Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 7 Nguyễn Anh Vũ 25 Sơ đồ thị trường tài chính Thị trường Tài chính Thị trường tiền tệ Th.tr tiền tệ liên Ngân hàng Thị trường Các giấy tờ Có giá ngắn hạn Thị trường vay nợ ngắn hạn Thị trường vốn Thị trường Chứng khoán Thị trường vay nợ dài hạn Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Nguyễn Anh Vũ 26 Vai trò thị trường tài chính Vai trò định giá : Trên TTTC sự tác động qua lại giữa người mua và người bán xác định giá của các loại tài sản giao dịch trên thị trường. Nói một cách khác nó xác định tỉ suất lợi nhuận yêu cầu của của các TS tài chính. Hay chính là xác định các mức lãi suất trên thị trường. Thông qua cơ chế này thị trường tài chính phát ra những tín hiệu hướng dẫn việc phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế. Vai trò thanh khoản : TTTC giúp cho các nhà đầu tư có thể các bán các tài sản tài chính để thu hồi vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Nguyễn Anh Vũ 27 Vai trò của thị trường tài chính : Vai trò giảm chi phí giao dịch : - TTTC phát triển sẽ giúp các chủ thể muốn mua bán tài sản tài chính giảm đáng kể thời gian và chi phí tìm kiếm đối tác. - Trong thị trường hiệu qủa giá cả phản ánh tất cả những thông tin được thu thập bởi tất cả chủ thể tham gia trên thị trường. Đồng thời các quy định của nhà nước về công bố thông tin cùng với hoạt động của các tổ chức tư vấn và cung cấp thông tin chuyên nghiệp cũng giúp cho các nhà đầu tư giảm bớt được thời gian và chi phí tìm kiếm thông tin thẩm định, đánh giá các tài sản tài chính. Nguyễn Anh Vũ 28 THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ o Thị trường tài chính hiệu quả (Efficient financial market) là thị trường tài chính trong đó giá của tài sản tài chính điều chỉnh một cách nhanh chóng khi xuất hiện những thông tin mới, giá của tài sản tài chính phản ánh tất cả thông tin liên quan đến công cụ đó. o Vấn đề này được nghiên cứu qua Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis - EMH). o Theo EMH có 3 dạng hiệu quả của thị trường Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 8 Nguyễn Anh Vũ 29 Thị trường hiệu quả Hình thái yếu ( Weak Form ) : Hình thái này xuất hiện với giả định rằng giá thị trường đã phản ánh đầy đủ và kịp thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường như : giá cả chứng khoán, khối lượng giao dịch. Hình thái trung bình của thị trường ( Semi –Strong Form ) : Hình thái này nhận định rằng giá cả của chứng khoán đã phản ánh tất cả những thông tin được công bố ra đối với công chúng. Ngoài những thông tin trong quá khứ, những thông tin cơ bản của công ty mà nhà đầu tư công chúng có thể dễ dàng thu được như : năng lực sản xuất, chất lượng quản lý, báo cáo tài chính, thông tin ngành, đối thủ cạnh tranh Nguyễn Anh Vũ 30 Lý thuyết thị trường hiệu quả Hình thái mạnh của thị trường ( Strong Form ) : Hình thái này cho rằng giá cổ phiếu đã phản ánh tất những thông tin cần thiết có liên quan đến công ty, thậm chí cả những thông tin nội gián. Thị trường phản ứng nhanh với bất cứ thông tin nào, kể cả những thông tin mang tính nội bộ hay cá nhân, làm cho khả năng tìm kiếm lợi nhuận là khó xảy ra. Nguyễn Anh Vũ 31 Thông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng (asymmetric information) là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại do vậy ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Thông tin bất cân xứng thể hiện qua hai khía cạnh: Sự lựa chọn đối nghịch (Adverse selection) và Rủi ro đạo đức ( Moral Hazard). Các vấn đề thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trên các thị trường tài chính như: thị trường tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán. Nguyễn Anh Vũ 32 Các công cụ tài chính Khái niệm Các loại công cụ tài chính Các tính chất của tài sản tài chính Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 9 Nguyen Anh Vu 33 Tài sản thực – Tài sản tài chính Tài sản thực (Real Assets): Là các tài sản có thể mang lại các tiện ích cho người sử dụng, có thể được sử dụng trực tiếp cho việc tiêu dùng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ. Ví Dụ: Đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, xe cộ, nguyên vật liệu, hàng hóa, bản quyền phần mềm Nguyen Anh Vu 34 Tài sản thực – Tài sản tài chính Tài sản tài chính (Financial assets): hay còn được gọi là công cụ tài chính ( Financial Instrument ) là một loại tài vô hình( intangible Asset ) nó đại diện cho những quyền lợi tài chính có tính pháp lý mà người sở hữu nó sẽ được hưởng trong tương lai. Ví dụ: - Cổ phiếu của công ty Vinamilk. - Trái phiếu đô thị TP.HCM. - Khoản cho vay của VCB đối với khách hàng A. - Trái phiếu của chính phủ Mỹ. - Hợp đồng bảo hiểm. Nguyen Anh Vu 35 Tài sản đầu tư – Tài sản tiêu dùng Tài sản đầu tư (Investment Asset) là các tài sản được các nhà đầu tư nắm giữ chủ yếu với mục đích đầu tư như ( cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi) Tài sản tiêu dùng (Consumption Assets) là các tài sản được nắm giữ chủ yếu với mục đích tiêu dùng, sản xuất, cung ứng dịch vụ như ( văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, xe cộ, quần áo, nhà ở, thiết bị gia đình, trang sức, thực phẩm) Nguyễn Anh Vũ 36 Các loại công cụ tài chính Công cụ nợ ( Debt Instrument ) là công cụ tài chính chứng thực tiền gửi của người sở hữu công cụ được nợ bởi người phát hành công cụ trong một khoản thời gian xác định. Công cụ vốn ( Equity Instrument ) : Là công cụ tài chính thể hiện những lợi ích của sở hữu chủ trong một định chế thương mại. Công cụ phái sinh ( Derivatives ) : Là công cụ tài chính định giá trị những biến động “ Phái sinh ” từ giá trị của các công cụ hoặc hàng hóa cơ sở ( Underlying Asset ). Các công cụ phái sinh chủ yếu như : Quyền chọn ( option ) hoặc hợp đồng tương lai ( Futures Contract ) Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 10 Nguyễn Anh Vũ 37 CK phái sinh HĐ kỳ hạn HĐ tương lai Quyền chọn HĐ hoán đổi Công cụ tài chính Công cụ thị trường vốn Trái phiếu trả lãi cố định Cổ phiếu Trái phiếu chính phủ Trái phiếu công ty Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường Công cụ thị trường tiền tệ Tín phiếu kho bạc Chứng chỉ tiền gửi Hợp đồng mua lại CK Phiếu nợ Hối phiếu có NH chấp thuận Euro đô-la Nguyễn Anh Vũ 38 Các tính chất của tài sản tài chính Tiền tệ ( Currency ) Mặc nhiên mỗi tài sản tài chính đều phải được định bằng một loại tiền tệ nào đó. VD : VND, USD, JPY, EUR. Ngoài ra có một số loại trái phiếu quốc tế được trả lãi bằng một đồng tiền và trả vốn bằng một đồng tiền khác. Mệnh giá ( Denomination ) : Thông thường mỗi tài sản tài chính đều có một mệnh giá xác định. VD : Theo Luật chứng khoán CP có mệnh giá là 10.000 đ Nguyễn Anh Vũ 39 Các tính chất của tài sản tài chính Thời hạn đáo hạn ( Term to maturity ) Là thời hạn tính từ ngày bắt đầu phát hành tài sản tài chính ( hoặc ngày nhà đầu tư bắt đầu nắm giữ tài sản tài chính ) cho đến ngày chủ thể phát hành dự tính thực hiện khoản chi trả cuối cùng. Nguyễn Anh Vũ 40 Các tính chất của tài sản tài chính Tính thanh khoản ( Liquidity ) o Tính thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Nó được xác định bởi 2 yếu tố :Thời gian cần để chuyển tài sản thành tiền, Chi phí chuyển tài sản thành tiền. o So với các loại tài sản khác thông thường tài sản tài chính có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể nhanh chóng chuyển thành tiền với chi phí thấp. Do vậy người ta thường nói các tài sản tài chính có tính gần với tiền ( moneyness ). o Tính thanh khoản của một tài sản tài chính phụ thuộc vào các yếu tố sau : Sự tồn tại của thị trường thứ cấp, Tính lưu hoạt và độ sâu của thị trường, Uy tín và sự nổi tiếng của chủ thể phát hành, Phí giao dịch,hoa hồng trung gian, Thuế chuyển nhượng, Các quy định pháp lý hạn chế giao dịch Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 11 Nguyễn Anh Vũ 41 Các tính chất của tài sản tài chính Tính sinh lợi ( Yield ) hay dòng ngân lưu ( Cash – Flow ). Các nhà đầu tư nắm giữ các tài sản tài chính sẽ nhận được nguồn thu nhập do các tài sản này mang lại. Như : - Cổ tức do cổ phiếu mang lại. - Lãi suất Coupon của trái phiếu. - Giá bán kỳ vọng cổ phiếu. - Khoản hoàn trả vốn của các chứng khoán nợ Nguyễn Anh Vũ 42 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN Rủi ro hay tính không chắc chắn của dòng thu nhập. Rủi ro của tài sản tài chính bao gồm : o Rủi ro tín dụng ( Credit Risk ) o Rủi ro lạm phát ( Inflation Risk ) hay rủi ro sức mua ( Purchasing - Power Risk ) o Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) o Rủi ro tái đầu tư (Re investment Risk) o Rủi ro tỉ giá hối đoái (Exchange Rate Risk) Nguyễn Anh Vũ 43 Các định chế tài chính Khái niệm Các loại định chế tài chính Vai trò của các trung gian tài chính Nguyễn Anh Vũ 44 Khái niệm định chế tài chính A financial institution is a business firm whose principal assets are financial assets or claims – stock, bonds and loans – instead of real assets such a buildings, equipment, and row materials. Financial institutions make loans to customer or purchase investment securities in the financial market place. They also offer a wide variety of other financial services, ranging from insurance protection and the sale of retirement plans to the safekeeping of valuables and the provision of a mechanism for making payments and transfering funds. Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 12 Nguyễn Anh Vũ 45 Khái niệm định chế tài chính “ Ñònh cheá taøi chính laø moät doanh nghieäp maø taøi saûn chuû yeáu cuûa noù laø caùc taøi saûn taøi chính hay coøn goïi laø caùc hình thöùc traùi quyeàn nhö : coå phieáu traùi phieáu vaø caùc khoaûn cho vay – thay vì caùc taøi saûn thöïc nhö nhaø cöûa coâng cuï vaø nguyeân vaät lieäu. Ñònh cheá taøi chính cho khaùch haøng vay hoaëc mua chöùng khoaùn ñaàu tö trong thò tröôøng taøi chính. Ngoaøi ra caùc ñònh cheá taøi chính naøy coøn cung caáp ña daïng caùc dòch vuï taøi chính khaùc, töø baûo hieåm vaø baùn caùc hôïp ñoàng höu boång cho ñeán giöõ hoä taøi saûn coù giaù vaø cung caáp moät cô cheá cho vieäc thanh toaùn, chuyeån tieàn vaø löu giöõ thoâng tin taøi chính.” ( Peter S. Rose và James W. Kolari ) Nguyễn Anh Vũ 46 Các loại định chế tài chính Một số định chế tài chính quen thuộc Ngân hàng trung gian. Công ty bảo hiểm. Công ty đầu tư ( Qũy đầu tư ) Công ty tài chính. Công ty cho thuê tài chính. Qũy hưu bổng. Công ty chứng khoán. Nguyễn Anh Vũ 47 Các loại định chế tài chính Sự phân biệt các tổ chức trung gian tài chính trung gian và các định chế tài chính khác. o Trung gian tài chính là tổ chức có chức năng chính là huy động vốn từ người tiết kiệm và chuyển lượng vốn này tới các nhà đầu tư. Các trung gian tài chính thực hiện chức năng trung gian huy động vốn bằng cách phát hành những tài sản nợ và sau đó dùng các vốn này để mua các tài sản có. o Các định chế tài chính khác không thực hiện chức năng trung gian này mà chỉ cung cấp cho khách hàng một hoặc một số dịch vụ như : môi giới chứng khoán, bao tiêu phát hành chứng khoán mới, tư vấn tài chính . Nguyễn Anh Vũ 48 Tổ chức trung gian tài chính Tài sản có Tài sản nợ Các quyền truy đòi hoặc quyền sở hữu cổ phần đối với các đơn vị thiếu hụt tiết kiệm. Các nghĩa vụ nợ hoặc vốn cổ phần phát hành cho cho các chủ thể thặng dư tiết kiệm. Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 13 Nguyễn Anh Vũ 49 Các loại định chế tài chính Các trung gian tài chính NHTM Quỹ tín dụng NH tiết kiệm Hiệp hội tiết kiệm & cho vay Công ty BHNT Công ty BHTS và tai nạn Công ty đầu tư Công ty tài chính Quỹ hưu bổng Công ty cho thuê TC Các định chế tài chính khác Công ty chứng khoán NH đầu tư. Các ĐCTC khác cung cấp một or nhiều dịch vụ TC như bao tiêu phát hành Ck, triển khai các kế hoạch tài chính cho khác hàng, sắp xếp các cuộc gặp gỡ giữa bên mua và bên bán, vv Nguyễn Anh Vũ 50 Ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư theo tổ chức Người tiết kiệm Ngân hàng thương mại Người sử dụng vốn C.ty b.hiểm nhân thọ Quỹ lương hưu Quỹ đầu tư Tiền gửi Tiền cho vay Phí bảo hiểm Tiền góp Chứng chỉ đầu tư Đầu tư vào chứng khoán Ngân hàng và các tổ chức đầu tư đều là các tổ chức trung gian giữa người tiết kiệm và người sử dụng vốn. Nguyễn Anh Vũ 51 Các loại định chế tài chính Sự phân biệt giữa ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng. Luật ngày 12/12/97 có hiệu lực từ ngày 1/10/98 đã định nghĩa tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng theo luật bao gồm: Ngân hàng & tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nguyễn Anh Vũ 52 Các loại định chế tài chính Ngân hàng Là các loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tuỳ theo tính chất, mục tiêu hoạt động mà có các loại hình ngân hàng; NHTM, NHĐT, NHPT, NHCS và các loại ngân hàng khác Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 14 Nguyễn Anh Vũ 53 Các loại định chế tài chính Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng : Là các loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Hiểu một cách đơn giản : các định chế tài chính phi ngân hàng ( non – bank institution ) là các trung gian tài chính không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Nguyễn Anh Vũ 54 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Quỹ lương hưu Quỹ đầu tư chung Công ty bảo hiểm Các nhà đầu tư theo tổ chức Nguyễn Anh Vũ 55 Các loại định chế tài chính Cách phân loại khác Các tổ chức nhận tiền gửi VD : Các ngân hàng Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng VD: Các công ty bảo hiểm nhân thọ, Qũy hưu bổng. Các trung gian đầu tư : VD : Qũy hỗ tương Nguyễn Anh Vũ 56 Vai trò của các trung gian tài chính : Trung gian về mệnh giá. Trung gian về kỳ hạn. Trung gian thông tin Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa. Tính kinh tế do quy mô. Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 15 Nguyễn Anh Vũ 57 Cơ sở hạ tầng tài chính Khái niệm Thành phần của CSHT tài chính Nguyễn Anh Vũ 58 Khái niệm Cơ sở hạ tầng tài chính (Financial Infrastructure ) là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các định chế tài chính, doanh nghiệp và hộ gia định lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính. Cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ và thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tài chính. Nguyễn Anh Vũ 59 Thành phần của cơ sở hạ tầng tài chính Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước : - Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động và giao dịch tài chính. VD : Luật Ngân hàng, Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán . - Nguồn lực và thông lệ giám sát : Các cơ quan quản lý có đủ nguồn lực để giám sát việc thực hiện các luật và quy định đã ban hành . - Hệ thống các cơ quan tài phán phân xử hợp đồng Nguyễn Anh Vũ 60 Thành phần CSHT tài chính Hạ tầng về thông tin : Ví dụ : Luật và thông lệ kế toán, kiểm toán,thống kê phòng đăng ký và lưu trữ thông tin tín dụng, tổ chức định mức tín nhiệm Hạ tầng kỹ thuật : Bao gồm các hệ thống thanh toán, hệ thống giao dịch Đại học Ngân hàng TP.HCM - Khoa TTCK Nguyễn Anh Vũ Financial Markets and Institutions - Overview 16 Nguyễn Anh Vũ 61 Hệ thống luật pháp và vấn đề bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư vào doanh nghiệp Các hệ thống luật pháp khác nhau có hình thức bảo vệ các giao dịch tài chính khác nhau, và do vậy, thường có tác động khác nhau đến sự phát triển tài chính. Khi người vay tiền không có động cơ khuyến khích hay không có thông lệ hoàn trả vốn vay, thì phản ứng của người cho vay sẽ là không cho vay. Khi cổ đông thiểu số không được bảo vệ thì họ sẽ không sẵn sàng đầu tư vốn cổ phần trong tương lai. Nguyễn Anh Vũ 62 Hệ thống luật pháp và vấn đề bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư vào doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hệ thống pháp luật bảo vệ những người bên ngoài cấp vốn cho doanh nghiệp (bao gồm cả người cho vay và cổ đông thiểu số) khỏi bị các giám đốc, cổ đông kiểm soát và người bên trong doanh nghiệp tước đoạt quyền lợi. Quyền cổ đông được bảo vệ tốt đi liền với số cổ phiếu niêm yết cao hơn và giá trị vốn trên thị trường chứng khoán nhiều hơn. Quyền của người cho vay được bảo vệ tốt đi liền với lượng tín dụng ngân hàng và tổng giá trị trái phiếu cao hơn. ( Theo tài liệu của chương trình Fullbright tại Việt Nam ) Nguyễn Anh Vũ 63 Câu hỏi ôn tập Khái niệm về vốn ? Khái niệm hệ thống tài chính ? Vai trò của hệ thống tài chính ? Các thành phần của hệ thống tài chính ? Phân biệt tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Khái niệm thị trường tài chính và các loại thị trường tài chính ? Khái niệm tài sản tài chính, các loại công cụ tài chính, các đặc tính của tài sản tài chính, nguyên tắc định giá tài sản tài chính. Các định chế tài chính ? Vai trò của các định chế tài chính ? Các loại định chế tài chính. Vai trò của hệ thống pháp lý và quản lý nhà nước đối với sự phát triển của hệ thống tài chính. Xu thế phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính ? Nguyễn Anh Vũ 64 GIẢNG VIÊN Nguyễn Anh Vũ Thạc sỹ tài chính ngân hàng Trưởng bộ môn Chứng khoán – Giảng viên Khoa TTCK Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Giảng viên chương trình đào tạo Chứng chỉ hành nghề chứng khoán –UBCKNN tại ĐH Ngân hàng TP.HCM Chuyên gia tư vấn đầu tư, chuyên gia phân tích độc lập. Email : vuna@buh.edu.vn Website :
File đính kèm:
- bai_giang_thi_truong_tai_chinh_va_cac_dinh_che_tai_chinh_ngu.pdf