Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 10: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về hệ thần kinh
Tóm tắt Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 10: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về hệ thần kinh: .... Chức năng nhận thức ‘Nhận thức’ là một thuật ngữ bao gồm sự định hướng, quá trình suy nghĩ (chú {, trí nhớ) và tư duy logic (kiến thức, l{ luận), cần hỏi : ‒ Định hướng – hỏi nhận thức về: Thời gian: ‘Hôm nay là ngày bao nhiêu?' (Thời gian, tháng, năm); Nơi chốn: 'Bạn đang ở đâu?‘; Người: 'T...m vào mũi BN. Lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi thấy rằng các cử động mềm mại và chính xác. Di chuyển ngón tay người khám đến vị trí khác khi động tác lặp lại (BN mở mắt). ‒ Gót chân đầu gối: BN ở tư thế nằm ngửa. Yêu cầu BN nhấc một chân lên rồi đặt gót chân xuống đúng ... quả khám (cảm giác nhận biết đồ ở NB vật còn hay mất). KHÁM VẬN ĐỘNG 23 Khám dáng bộ (vận động tự chủ) Quan sát vị trí cơ thể của bệnh nhân trong quá trình vận động Xác định mức độ vận động tự chủ của NB Đánh giá được: Thăng bằng. Độ dài, sự đều đặn và nhịp của bước chân; Khả nă...
Nhận định đúng kết quả khám (cảm giác đau của NB là bình thường, tăng hay giảm?). 19 Khám cảm giác nóng, lạnh Xác định cảm giác nóng lạnh của NB còn hay mất? - Khám đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, đối xứng hai bên; - Nhận định đúng kết quả (cảm giác nóng lạnh của NB còn hay mất?). 20 Khám cảm giác rung Xác định cảm giác rung của NB còn hay mất? - Khám đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, đối xứng hai bên; - Nhận định đúng kết quả (cảm giác rung ở NB còn hay mất?). 21 Khám cảm giác tư thế, vị trí Xác định cảm giác tư thế, vị trí của NB còn hay mất? - Khám đúng kỹ thuật, tỉ mỉ, đối xứng hai bên; - Nhận định đúng kết quả khám (cảm giác tư thế, vị trí ở NB còn hay mất). 22 Khám cảm giác nhận biết đồ vật Xác định cảm giác nhận biết đồ vật của NB còn hay mất? - Khám đúng kỹ thuật, tỉ mỉ, đối xứng hai bên; - Nhận định đúng kết quả khám (cảm giác nhận biết đồ ở NB vật còn hay mất). KHÁM VẬN ĐỘNG 23 Khám dáng bộ (vận động tự chủ) Quan sát vị trí cơ thể của bệnh nhân trong quá trình vận động Xác định mức độ vận động tự chủ của NB Đánh giá được: Thăng bằng. Độ dài, sự đều đặn và nhịp của bước chân; Khả năng xoay người. Các cử động đi kèm (đánh tay)...bình tường hay bất thường 24 Khám các cử động không tự chủ (Các cử động tự phát). Xác định mức độ vận động không tự chủ của NB Đánh giá được mức độ run rẩy. Run giật bó cơ; run, múa giật, loạn trương lực cơ của NB 41 TT CÁC BƯỚC Ý NGHĨA YÊU CẦU CẦN ĐẠT 25 Khám kích thước cơ tìm chứng teo cơ ‒ Đánh giá được kích thước và chu vi của cơ 26 Khám trương lực - Co cứng ngoại tháp - Co cứng kiểu tháp - Tăng giảm trương lực Phát hiện tình trạng trương lực cơ bình thường và bệnh l{ ‒ Phát hiện được hiện tượng tăng trương lực cơ hoặc giảm trương lực cơ. Co cứng ngoại tháp. Co cứng kiểu tháp hoặc bình thường 27 Khám sức cơ Đánh giá “sức cơ BN có bình thường hay yếu liệt» ‒ Đánh giá được theo thang điểm đánh giá sức cơ 28 Khám sự phối hợp - Các vận động nhanh - Ngón tray chỉ mũi;Gót chân đầu gối - Đị bộ Đánh giá sự phối hợp trong hoạt động của NB ‒ Đánh giá được chính xác hiệu quả của các hoạt động phối hợp nhanh, thao tác điểm tới điểm và khi đi bộ với các cử chỉ liên quan 29 - Romberg test. - Test trôi dạt (test for Pronator Drift) chủ yếu là một kiểm tra về vị trí ‒ Biết cách thực hiện các kỹ năng đánh giá ‒ Đánh giá chính xác kết quả của các test KHÁM PHẢN XẠ 30 Khám phản xạ trâm quay Xác định xem phản xạ trâm quay bình thường, Tăng hay giảm? ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, khám đối xứng và so sánh hai bên; ‒ Đánh giá được thay đổi bệnh l{ (tăng, giảm hoặc mất phản xạ). 31 Khám phản xạ gân cơ nhị đầu Xác định xem phản xạ gân cơ nhị đầu bình thường, tăng hay giảm ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, khám đối xứng và so sánh hai bên; ‒ Đánh giá được thay đổi bệnh l{ (tăng, giảm hoặc mất phản xạ). 42 TT CÁC BƯỚC Ý NGHĨA YÊU CẦU CẦN ĐẠT 32 Phản xạ gân cơ tam đầu Xác định xem phản xạ gân cơ tam đầu bình thường, tăng hay giảm. ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, khám đối xứng và so sánh hai bên; ‒ Đánh giá được thay đổi bệnh l{ (tăng, giảm hoặc mất phản xạ). 33 Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi hay phản xạ gân bánh chè Xác định phản xạ gân cơ tứ đầu đùi bình thường, tăng hay giảm ở NB. ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, khám đối xứng và so sánh hai bên; ‒ Đánh giá được thay đổi bệnh l{ (tăng, giảm hoặc mất phản xạ). 34 Phản xạ gân gót Xác định xem phản xạ gân gót bình thường, tăng hay giảm. ‒ ĐáNB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, khám đối xứng và so sánh hai bên; ‒ Đánh giá được thay đổi bệnh l{ (tăng, giảm hoặc mất phản xạ). 35 Khám phản xạ da bụng Xác định xem phản xạ da bụng bình thường, tăng hay giảm. ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, đầy đủ lần lượt từ trên xuống; ‒ Đánh giá đúng những thay đổi bệnh l{. 36 Khám phản xạ da bìu Xác định xem phản xạ da bìu bình thường, tăng hay giảm. ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, đầy đủ lần lượt từ trên xuống; ‒ Đánh giá đúng những thay đổi bệnh l{. 37 Khám phản xạ bệnh l{ bó tháp ~ phản xạ da lòng bàn chân • Dấu Babinski • Dấu Oppeheim • Dấu Gordon • Dấu Schaeffer Xác định xem phản xạ da lòng bàn chân dương tính hay âm tính. ‒ NB hợp tác tốt; ‒ Khám tỉ mỉ, đầy đủ, đúng kỹ thuật (với bàn chân chai dày cần ủ ấm hoặc ngâm nước nóng cho mềm trước khi kích thích); ‒ Đánh giá chính xác phản xạ âm tính hay dương tính, phân biệt được trường hợp phản xạ dương tính giả. 43 TT CÁC BƯỚC Ý NGHĨA YÊU CẦU CẦN ĐẠT 38 Khám phản xạ bệnh l{ bó tháp ~ Khám phản xạ Hoffmann Xác định phản xạ Hoffmann dương tính hay âm tính. - NB hợp tác tốt; - Khám nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật; - Đánh giá được phản xạ âm tính hay dương tính. Kết thúc khám - Giúp NB trở về tư thế thoải mái; - Giải thích kết quả khám cho NB và hướng xử trí tiếp theo; - Ra chỉ định xét nghiệm hoặc thăm dò khác (nếu cần); - Tư vấn và trả lời các câu hỏi của NB (nếu có); - Chào và cảm ơn NB; - Thu dọn dụng cụ, rửa tay; - Ghi kết quả khám vào hồ sơ bệnh án. - Đảm bảo quyền được thông tin cho NB; - Hoàn chỉnh việc khám; - Đảm bảo ghi chép các thông Tin theo quy định hành chính và chuyên môn. - NB hiểu rõ về tình trạng bệnh và yên tâm hợp tác với NVYT trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc; - Đưa ra hướng xử trí tiếp theo và các chỉ định xét nghiệm hợp l{; - Ghi bệnh án rõ ràng và đầy đủ. 10.2 Các thủ thuật , kỹ năng lâm sàng cơ bản về hệ thần kinh 10.2.1 Kỹ thuật chọc dịch não tủy 44 I. CHUẨN BỊ 1. Cán bộ chuyên khoa. ‒ 01 Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, hoặc bác sĩ nội khoa. ‒ 01 điều dưỡng chuyên khoa hồi sức. ‒ Phải đeo găng tay vô khuẩn. 2. Phương tiện. a. Bộ dụng cụ chọc dò thắt lưng vô khuẩn gồm ‒ Khăn mổ, khăn có lỗ. Gạc phủ lên vị trí chọc dò sau thủ thuật. ‒ Bơm tiêm 2ml và kim tiêm số 22, 24 để gây tê. ‒ Kim chọc dò thắt lưng có nòng thông cỡ 18, 20, 22. ‒ Áp kế Clôt (Claude) hoặc một ống thuỷ tinh hay chất dẻo có chia ngấn theo mm, một đoạn ống thông vô khuẩn để nối áp kế với kim chọc dò, có khoá 3 chạc. ‒ Ống nghiệm (4 ống). ‒ Dung dịch xylocain 1% để gây tê. b. Khẩu trang cho thủ thuật viêm và người phụ. c. Găng vô khuẩn cho thủ thuật viên. d. Phiếu xét nghiệm và bút ghi. e. Dung dịch sát khuẩn: bông, gạc, kẹp dụng cụ, khay chữ nhật và khay quả đậu giá đỡ ống xét nghiệm. 45 3. Người bệnh. a. Được giải thích biết: ‒ Mục đích của thủ thuật. ‒ Vị trí làm thủ thuật, có thuốc tê không đau. ‒ Người thực hiện. Nơi thực hiện thủ thuật. b. Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi làm và dặn người bệnh không ăn uống gì ngay trước hoặc sau khi tiến hành thủ thuật. II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ‒ Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, cong lưng về phía thầy thuốc, cúi gập đầu về phía ngực, co hai đùi và cẳng chân về phía bụng. Nếu là trẻ em hoặc là người bệnh dễ có phản ứng thì cần có điều dưỡng phụ đứng phía trước người bệnh, một tay giữ gáy người bệnh, một tay giữ khoeo chân người bệnh. ‒ Điều dưỡng trực tiếp phục vụ thủ thuật mở khăn phủ bộ chọc dò thắt lưng, sát khuẩn vùng thắt lưng nơi sẽ chọc dò, phủ khăn mổ lên lưng người bệnh, đưa găng tay cho thủ thuật viên. ‒ Điều dưỡng đưa bơm, kim tiêm và thuốc tê để thủ thuật viên gây tê cho người bệnh. ‒ Sau khi người bệnh đã được gây tê, điều dưỡng đưa kim chọc dò thắt lưng có kèm nòng thông cho thủ thuật viên. 46 ‒ Thủ thuật viên tiến hành chọc dò thắt lưng, thông thường ở vị trí liên đốt thắt lưng L4-L5, L3 - L4, hoặc L2-L3. ‒ Khi kim đã ở vào khoang dưới nhện, điều dưỡng đưa áp kế Clôt cho thủ thuật viên đo áp lực của dịch não tuỷ trước khi lấy dịch não tuỷ. Tiếp đó điều dưỡng đưa lần lượt từng ống nghiệm để hứng dịch não tuỷ. Sau khi đã lấy đủ số lượng dịch não tuỷ dự kiến, điều dưỡng lại đưa áp kế Clôt theo yêu cầu của thủ thuật viên để đo áp lực dịch não tuỷ sau chọc dò (nếu cần). ‒ Sau khi thủ thuật viên rút kim khỏi vị trí chọc dò, điều dưỡng dùng miếng gạc vô khuẩn phủ che lên vùng lưng vừa được chọc dò và dán băng giữ bên ngoài. ‒ Để người bệnh nằm sấp hoặc nghiêng sấp sau chọc dò. Theo dõi toàn trạng người bệnh, chú { tới tình trạng { thức, sắc mặt, mồ hôi, mạch, huyết áp ... Đắp một chăn mỏng cho người bệnh. ‒ Thủ thuật viên ghi kết quả việc chọc dò vào hồ sơ của người bệnh. Điều dưỡng kiểm tra họ tên người bệnh trên ống xét nghiệm, các phiếu gửi xét nghiệm và ghi vào phiếu chăm sóc theo dõi người bệnh. ‒ Thu xếp dụng cụ sau chọc dò. Rửa tay và sát khuẩn bàn tay. 47 III. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN ‒ Thoát vị não (lọt hạnh nhân tiểu não, hoặc lọt cực thái dương) đặc biệt trong trường hợp áp lực quá cao trong sọ (phù gai thị trên 2 đi ốp) hoặc có thể do khối u choán chỗ. ‒ Nhức đầu sau chọc dò thắt lưng (10 - 15%): nằm nghỉ, cho thuốc giảm đau. ‒ Chảy máu ở vị trí chọc kim. ‒ Nhiễm khuẩn cục bộ. ‒ Choáng, ngất (do đau, do sợ hãi). ‒ Ghi chú: Ở đây trình bầy về kỹ thuật chọc dò ống sống thắt lưng nói chung, không đề cập cụ thể các phương thức khác như: đưa thuốc vào khoang dịch não - tuỷ để điều trị, gây tê hoặc bơm hơi hoặc bơm chất cản quang để chụp não tuỷ 10.2.2 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH THẦN KINH (Ban hành kèm theo Quyết định số:3154/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 48 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Hinh (2014), Bài giảng kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học 2. Cao Văn Thịnh (2005), Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, tập 1, 2; ĐH PNT 3. Nguyễn Văn Sơn (2013), Bảng kiểm dạy/học kỹ năng lâm sàng; Nhà xuất bản Y học 4. Đặng Hanh Đệ (2007), Phẫu thuật thực hành,Mã số: Đ.01.Y.12 Nhà xuất bản Y học 5. Sổ tay thăm khám ngoại khoa lâm sàng, BV ND Gia Định 6. Quyết định số: 3154/QĐ-BYT (2014), Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh” ; Bộ Y Tế Tiếng Anh 5. Chris Hatton Roger Blackwood (2011), Clinical Skills, Nhà xuất bản Blackwell 6. Lynn S. Bickley;(2013), Bate's Guide to Physical Examination; 11th Edition, NXB Lippicot 7. Wienner, Fauci; Harrison’s internal medicine – self-assessment & board review, 17th Edition 8. Richard F. LeBlond;(2009), DeGowin's Diagnostic Examination, 9th Edition 9. Anne Griffin Perry, Patricia A. Potter and Wendy Ostendorf; 2014. Clinical Nursing Skill & Techniques, 8th Edition; Mosby. 49 * Một số website 1. 2. https://www.amazon.co.uk/Lecture-Clinical-Skills-Robert- Turner/dp/0632065117 3. https://geekymedics.com/cranial-nerves-explained/ 4. https://geekymedics.com/cerebrospinal-fluid-csf-interpretation/ 5. 6. https://geekymedics.com/cerebellar-examination-osce-guide/ 7. 8. https://patient.info/doctor/cranial-nerve-lesions 9. https://geekymedics.com/cranial-nerve-exam/ 10. examination/ 11. examination/ 12. 50 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 10.1. Chọn đúng/sai - Nhìn chung việc thăm khám thần kinh thường phải được tiến hành rất tỉ mỉ trong nhiều lần, và khai thác bệnh sử có tính quyết định do có thể cung cấp nhiều thông tin. A. Đúng B. Sai 10.2. Chọn câu sai – Mục đích của việc hỏi bệnh & thăm khám thần kinh là để trả lời các câu hỏi: A. Bệnh nhân có bệnh thần kinh hay không? B. Bệnh l{ nằm ở đâu trong hệ thần kinh? C. Bệnh l{ đó là gì? D. Bệnh đó cấp hay mạn? 10.3. Chọn câu sai – về triệu chứng cơ năng đau đầu: A. Đau đầu là cảm giác chủ quan và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau B. Khám bệnh nhân đau đầu là nhằm mục đích phát hiện các triệu chứng kèm theo C. Khám bệnh nhân đau đầu phải được tiến hành toàn diện, đầy đủ và kỹ càng D. Thăm khám bệnh nhân đau đầu để khẳng định triệu chứng đau và các tính chất của nó 10.4. Chọn câu đúng– các triệu chứng cơ năng chính về chóng mặt, gồm có: A. Là cảm giác hoang tưởng hay ảo giác về cử động của cơ thể hay môi trường B. Bệnh nhân có thể dùng từ choáng váng và chóng mặt thay thế lẫn nhau. C. Chóng mặt ngoại biên có nguồn gốc bên ngoài hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở các ống bán khuyên. Chiếm <10% các trường hợp chóng mặt D. Chóng mặt trung ương có nguồn gốc bên trong hệ thần kinh trung ương. Chiếm > 90% các trường hợp chóng mặt 51 10.5. Chọn câu sai – các triệu chứng cơ năng về run & vận động không tự chủ: A. Run là những cử động bất thường, không chủ {, có biên độ đều của một bộ phận nào đó trong cơ thể B. Run có thể thấy ở nhiều người khỏe mạnh do cơ thể mệt mỏi hay do những thay đổi của cảm xúc, thời tiết được gọi là run sinh l{ C. Run xuất hiện với tần suất lớn hơn và mức độ nặng hơn, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt thường ngày, được gọi là run bệnh l{. D. Run tâm l{ thường gặp nhất là do những sang chấn về tinh thần, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng thần kinh, stress gây ra. 10.6. Chọn đúng sai - Chức năng thần kinh cao cấp chỉ có thể được đánh giá thích hợp ở bệnh nhân còn lanh lợi, tỉnh táo và hợp tác?. A. Đúng B. Sai 10.7. Chọn câu sai – Thang điểm Glasgow là một phương thức đánh giá mức độ { thức nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi. Với nội dung ghi lại các phản ứng của bệnh nhân từ: A. Đáp ứng bằng mở mắt B. Đáp ứng bằng lời nói C. Đáp ứng bằng vận động D. Đáp ứng bằng các phản xạ thần kinh 10.8. Chọn câu đúng – lượng giá mức độ { thức từ tổng điểm GCS như sau: A. 15 điểm: bất thường. B. 14 - 10 điểm: rối loạn { thức nặng. C. 7 - 6 : hôn mê sâu D. 3 điểm: hôn mê không hồi phục 52 10.9. Chọn đúng/sai – ‘Nhận thức’ là một thuật ngữ bao gồm sự định hướng (thời gian, nơi chốn), quá trình suy nghĩ (chú {, trí nhớ) và tư duy logic (kiến thức, l{ luận). A. Đúng B. Sai 10.10. Chọn đúng/sai – Khám cơ ức đòn chũm trong khám dây thần kinh gai cần yêu cầu bệnh nhân nâng hai vai? A. Đúng B. Sai 10.11. Chọn câu đúng– cách khám tương ứng dây thần kinh sọ não cần khám: A. Lần lượt ngửi thử từng mũi để khám dây II B. Yêu cầu bệnh nhân để đọc báo in nhỏ với từng mắt riêng biệt để khám dây IV C. Khám đáy mắt để kiểm tra dây III. D. Yêu cầu bệnh nhân nhìn lên trên và chạm vào giác mạc bằng tăm bông nhằm khám dây V 10.12. Chọn câu sai – trong kỹ năng khám 12 đôi thần kinh sọ não: A. Yêu cầu bệnh nhân: Nâng lông mày; Nhắm chặt mắt; Nhe răng nhằm khám dây VII B. Nghiệm pháp Weber. Đặt một âm thoa được làm rung ở giữa trán bệnh nhân để khám dây VIII C. Hỏi xem bệnh nhân có thể nuốt được bình thường hay không nhằm khám dây IX D. Chạm vào mặt sau của họng với thanh đè lưỡi một cách nhẹ nhàng để khám dây IX. 10.13. Chọn câu sai – khám dây X gồm các kỹ năng sau: A. Yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi ra ngoài càng dài càng tốt dể xem lệch bên nào? B. Hỏi xem bệnh nhân có thể nuốt được bình thường hay không?. C. Đè lưỡi và yêu cầu NB kêu “a, a”?. D. Nghe giọng nói NB có khàn tiếng, mất tiếng?. 10.14. Chọn câu sai – Khám cảm giác nông gồm các kỹ năng sau: A. Dùng tăm bông quệt vào từng vùng da NB, yêu cầu NB nói "có" khi chạm vào? B. Chạm đầu nhọn của kim trên da. Hỏi cảm thấy nhói không, có giống như kim châm? C. Dùng ống nước nóng, nước đá, áp vào da NB hỏi cảm giác của NB?. D. Dùng âm thoa gõ mạnh cho rung rồi để vào các xương ở sát da , hỏi NB cảm giác của các vùng xương đó?. 10.15. Chọn câu đúng nhất – Khám cảm giác sâu gồm các kỹ năng sau: A. Dùng tăm bông quệt vào từng vùng da NB, yêu cầu NB nói "có" khi chạm vào? B. Yêu cầu NB nhắm mắt, NVYT để một ngón tay hoặc ngón chân nào đó của NB ở một tư thế nhất định rồi đề nghị NB nói cho biết tư thế của ngón này ?. C. Chạm đầu nhọn của kim trên da. Hỏi cảm thấy nhói không, có giống như kim châm? D. Dùng ống nước nóng, nước đá, áp vào da NB hỏi cảm giác của NB?. 10.16. Chọn đúng/sai – Khi đánh giá hệ thống vận động, cần tập trung vào dáng bộ, các cử động không tự nguyện, đặc điểm của cơ (kích thước, trương lực và sức cơ) và sự phối hợp? A. Đúng B. Sai 54 10.17. Chọn câu sai – Co cứng ngoại tháp thấy trong khám trương lực cơ gồm có: A. Tăng đề kháng ở cả nhóm cơ gấp lẫn cơ duỗi với mức độ không đổi trên suốt khoảng di chuyển của khớp. B. Cứng cơ kèm thay đổi sức đề kháng theo từng nhịp, từng bậc (như bánh xe răng cưa). C. Khi kéo thả ra chi sẽ nằm nguyên vị trí đó . (co cứng kiểu “ống chì”.) D. Khi đang kéo thả ra chi sẽ về vị trí ban đầu. (co cứng kiểu “dao nhíp”) 10.18. Chọn câu sai – Romberg test có cách khám và đánh giá như sau: A. Yêu cầu BN đứng thẳng, chụm hai chân sát vào nhau, mở mắt sau đó nhắm mắt lại trong 30 đến 60 giây mà không cần hỗ trợ. B. Romberg test dương tính nếu một cẳng tay cử động, có hoặc không có chuyển động đi xuống. C. Romberg test âm tính nếu BN chỉ có sự lắc lư tối thiểu cả khi mở và nhắm mắt. D. Romberg test dương tính nếu BN có thể đứng thẳng khi mở mắt, và loạng choạng (muốn té) khi nhắm mắt 10.19. Chọn câu sai – khi cho người bệnh thực hiện động tác sau là nhằm khám sự phối hợp vận động: A. Yêu cầu BN vỗ vào lòng một bàn tay luân phiên bằng lòng và mu bàn tay còn lại đều đặn liên tục, càng nhanh càng tốt B. Yêu cầu BN dùng ngón trỏ chạm vào ngón của người khám sau đó chạm vào mũi BN. C. Yêu cầu BN nhấc một chân lên rồi đặt gót chân xuống đúng đầu gối chân kia và trượt gót chân đều đặn xuống dọc theo mào xương chày đến mu bàn chân. D. Yêu cầu BN bước đi trên đường thẳng, sao cho gót chân trước chạm mũi chân sau? 55 10.20. Chọn câu sai – Cứng cơ kiểu tháp trong khám trương lực cơ có đặc điểm như sau: A. Tăng đề kháng ở cả nhóm cơ gấp lẫn cơ duỗi mức độ không đổi trên suốt khoảng di chuyển của khớp. B. Ưu thế ở nhóm cơ gấp chi trên và cơ duỗi chi dưới. C. Sự đề kháng tăng mạnh với các vận động nhanh và đột ngột, các vận động chậm thì đề kháng ở mức bình thường D. Dùng lực kéo di chuyển khớp thì sẽ có sự thư giãn 10.21. Chọn câu sai – khi khám phản xạ gân xương thường khám các phản xạ sau: A. Khám phản xạ trâm quay. B. Khám phản xạ gân cơ nhị đầu. C. Phản xạ gân cơ tam đầu. D. Khám phản xạ Hoffmann 10.22. Chọn câu đúng – khi Khám phản xạ da bụng có các kỹ năng như sau: A. Tư thế: NB nằm ngửa, hai chân chống lên để cho cơ bụng mềm B. Kích thích da bụng bằng kim đầu tù, vạch nhanh từ phía trong rốn hướng ra ngoài. C. Phản xạ da bụng trên: kích thích phía trên rốn (dưới bờ sườn); Phản xạ da bụng giữa: kích thích ngang rốn D. Đáp ứng: cơ bụng co giật, nhìn rốn như rúm lại 10.23. Chọn đúng/sai – Khám phản xạ da lòng bàn chân theo phương pháp Oppeheim tiến hành bằng cách bóp mạnh vào cơ cẳng chân sau của NB; phản xạ âm tính khi các ngón của bàn chân cùng cụp xuống. A. Đúng B. Sai 56 10.24. Chọn đúng/sai – Khám phản xạ da lòng bàn chân theo phương pháp Babinski tiến hành bằng cách dùng kim đầu tù vạch dọc bờ ngoài gan bàn chân từ gót chân về phía ngón chân vòng xuống phía lòng bàn chân gần nếp gấp các ngón chân, khi gần cuối nhấn mạnh hơn một chút; phản xạ âm tính khi các ngón của bàn chân cùng cụp xuống, dương tính khi ngón cái duỗi ra và các ngón con xòe ra như nan quạt. A. Đúng B. Sai 10.25. Chọn câu sai – trong kỹ thuật chọc dò thắt lưng có một số thủ thuật sau là đúng: A. Thủ thuật viên tiến hành chọc dò thắt lưng, thông thường ở vị trí liên đốt thắt lưng L5-S1 B. Để người bệnh nằm sấp hoặc nghiêng sấp sau chọc dò. C. Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi làm và dặn người bệnh không ăn uống gì ngay trước hoặc sau khi tiến hành thủ thuật D. Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, cong lưng về phía thầy thuốc, cúi gập đầu về phía ngực, co hai đùi và cẳng chân về phía bụng. 10.1A ; 10.2D ; 10.3D ; 10.4A ; 10.5D; 10.6A ; 10.7D ; 10.8D ; 10.9A ; 10.10B ; 10.11D ; 10.12C; 10.13A ; 10.14D ; 10.15B ; 10.16A ; 10.17D ; 10.18B ; 10.19D ; 10.20A ; 10.21D ; 10.22B ; 10.23B; 10.24A ; 10.25A 57
File đính kèm:
- bai_giang_tien_lam_sang_ve_cac_ky_nang_lam_sang_chuong_9_ky.pdf