Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 13: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng cơ bản về răng - hàm mặt

Tóm tắt Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 13: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng cơ bản về răng - hàm mặt: ... chiều trên dưới (dọc)? + Kiểm tra khi lung lay có đau không? ‒ Nguyên tắc khám răng bị sâu (bệnh) trước rồi khám đến các răng còn lại sau. ‒ Các răng còn lại được khám lần lượt từ cung I đến cung IV 11 Cây nạo ngà C. Gõ răng: ‒ Dùng cán gương gõ vào răng, lực gõ nhẹ (25g). Gõ ngang...trong. + Độ 2: răng có thể chuyển động 2mm + Độ 3: răng có thể chuyển động hơn 2mm và có thể nhún lên nhún xuống trong ổ răng. ‒ Viêm lợi: có các mức độ như sau: + Viêm nhẹ đường viền lợi, bờ lợi, nhú lợi + Viêm nặng hơn ở đường viền, nhú lợi và bề mặt lợi. Lợi đỏ, không đau, chạm phải...g một vài ngày nhưng vùng nhổ răng sẽ sớm lành thương và sẽ không có gì khác với khuôn mặt trước kia. ‒ Có thể BN sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi răng khôn bị chèn ép. Tốt nhất là nên hoàn toàn thư giãn trong 24h sau khi nhổ để chắc chắn rằng không có vấn đề về sự đông máu. ‒ Có thể ...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 13: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng cơ bản về răng - hàm mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng 
thẩm mỹ hoặc chức năng. 
‒ Phát hiện những sai lệch khớp thái dương hàm và cơ 
nhai có liên quan đến khớp cắn. 
‒ Hỏi bệnh nhân: 
+ Có siết chặt quai hàm, có nghiến răng không? 
+ Có cơn đau mãn tính vùng đầu, vùng cổ hay vùng 
gáy, vai không? 
+ Có nghe tiếng kêu vùng khớp? 
+ Có đang đau hoặc đã đau ở vùng khớp hay 2 bên 
hàm, ở vùng tai không? 
+ Có cảm giác mỏi hàm hay ê răng lúc mới ngủ dậy 
không? 
+ Có răng lung lay hay ê ẩm không? 
15 
 ‒ Khám bệnh nhân: 
 Cách 1: 
+ Bác sĩ ngồi ở vị trí 12h, ngón tay trỏ đặt vào lỗ ống tai 
ngoài hai bên, ngón tay cái đặt vào vị trí khớp thái 
dương hàm, yêu cầu bệnh nhân há miệng tối đa và 
ngậm vào từ từ. 
+ Kiểm tra xem khớp thái dương hàm có chuyển động 
không, chuyển động theo đường thẳng hay đường zíc 
zắc, có trơn tru không, có tiếng kêu bất thường không, 
chuyển động hai bên có đều nhau không (có phát hiện 
hội chứng Xadam: rối loạn chức năng khớp thái dương 
hàm) 
 Cách 2: 
+ Bác sĩ đứng trước mặt bệnh nhân, hai ngón tay trỏ đặt 
vào lỗ ống tai ngoài, lòng bàn tay áp vào cơ thái dương 
hàm yêu cầu bệnh nhân làm như cách 1 
+ Cách khám này có thể kiểm tra được trương lực cơ cắn 
cùng lúc. 
‒ Xác định lồi cầu nằm ngoài khớp hay trong khớp. Phía sau 
lồi cầu là bó mạch máu thần kinh nên trật khớp về phía 
trước ít nguy hiểm hơn trật khớp về phía sau. 16 
 ‒ Khám khớp cắn: 
+ Đường há ngậm miệng: dùng 2 tay vén môi trên và môi 
dưới quan sát đường giữa răng cửa giữa hàm trên và 
hàm dưới. 
+ Biên độ há ngậm miệng: < 3.5cm hạn chế. 
 3.5-5cm trung bình. 
 > 5cm tối đa. 
+ Phân biệt há miệng hạn chế với kích hàm. 
+ Nếu bệnh nhân thở bằng miệng thì có khuôn mặt VA 
điển hình. 
+ Hàm răng sữa : Phân loại khớp cắn theo bậc. 
+ Hàm răng vĩnh viễn: Phân loại khớp cắn theo Angle. 
‒ Ghi nhận những bất thường của khớp cắn như: 
+ Hình dạng cung răng khác thường. 
+ Răng lệch vị trí, chuyển vị, xoay, nghiêng. 
+ Răng mòn bất thường. 
+ Răng có cảm giác đau khi gõ. 
+ Răng lung lay. 
+ Nếu cần thiết dùng giấy cắn, hoặc lấy dấu, 
 đổ mẫu trên giá khớp. 17 
 C. Khám trong miệng: 
‒ Đánh giá ngay tình trạng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân: 
hôi miệng, cao răng, mảng bám, nước bọt 
a. Khám vùng môi: 
‒ Quan sát vùng môi, để { liên hệ giữa 2 môi trên và dưới,... 
b. Khám vùng má: 
‒ Dùng ngón tay hay gương để kéo má. Quan sát niêm mạc 
má, lỗ ống Stenon, đường cắn.... 
‒ Chú { khám lưu lượng nước bọt để xác định nguy cơ sâu 
răng cao hay thấp ở trẻ em. Trung bình là 0.7-1mm/phút. 
c. Khám khẩu cái, lưỡi gà, yết hầu: 
‒ Bảo bệnh nhân kêu a adùng gương đè lưỡi để quan sát 
khẩu cái mềm, lưỡi gà, trụ amidan và thành sau yết hầu. 
d. Khám lưỡi: 
‒ Quan sát kích thước, màu sắc, hình dạng, các đặc điểm loét. 
‒ Phanh lưỡi bám bình thường /bất thường?. 
e. Khám sàn miệng: 
‒ Bệnh nhân cong lưỡi lên quan sát phần trước của sàn 
miệng... 
‒ Kéo lưỡi ra trước và đưa sang bên để quan sát phần sau của 
sàn miệng. 
18 
Viêm lỗ ống Stenon 
Viêm sàn miệng 
 ‒ Khám mô nha chu: Theo Phân loại của Maynard và Wilson 
‒ Co tụt Lợi : Theo Phân Loại Theo Miller 
‒ Phân loại tiêu xương ngang: theo Hamp và cộng sự 
‒ Thăm dò túi nha chu: xác định độ sâu của túi lợi và sự mất 
bám dính 
‒ Gõ và thử độ lung lay của từng răng: 
+ Độ 1: răng có thể chuyển động 1mm theo chiều ngoài-
trong. 
+ Độ 2: răng có thể chuyển động 2mm 
+ Độ 3: răng có thể chuyển động hơn 2mm và có thể 
nhún lên nhún xuống trong ổ răng. 
‒ Viêm lợi: có các mức độ như sau: 
+ Viêm nhẹ đường viền lợi, bờ lợi, nhú lợi 
+ Viêm nặng hơn ở đường viền, nhú lợi và bề mặt lợi. Lợi 
đỏ, không đau, chạm phải chảy máu. 
+ Lợi đỏ, nề, đau, chảy máu tự nhiên. 
+ Lợi đỏ, đau, có tổ chức hạt cư trú ở vùng lợi và tổ chức 
dưới lợi, chạm mạnh chảy máu. 
19 
 ‒ Nha chu viêm: lợi viêm rõ, dễ chảy máu khi thăm dò, túi lợi trên 3mm. Nhớ ghi 
rõ độ lan rộng của bệnh (khu trú, tại chỗ hay lan rộng đến 2 hàm). 
‒ Chỉ số mảng bám và cao răng: (hàm trên mặt ngoài và hàm dưới mặt trong - Độ 
1: chưa tới kẽ 2 răng; Độ 2: tới kẽ 2 răng ; Độ 3: quá kẽ 2 răng). 
‒ Chỉ số lợi (Ginggival Index): đánh giá màu sắc lợi, độ săn chắc lợi, chảy máu lợi. 
Chia làm 4 độ. 
‒ Chỉ số cao răng (Calculus Index): đánh giá tất cả các răng, dùng cây thăm dò nha 
chu để đánh giá cao răng dưới lợi: 4 độ. 
‒ Chỉ số mảng bám răng (Plaque Index): đánh giá mọi răng, dùng dung dịch Eosin 
2% xúc miệng(ngậm 15-20s): 4 độ. 
‒ Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN) - đánh giá răng: 16, 11, 
26, 36, 31, 46: 
+ Code 0: tổ chức quanh răng bình thường. 
+ Code 1: viêm lợi, thay đổi màu sắc lợi, chảy máu lợi khi thăm khám, không 
có cao răng, có mảng bám răng, túi lợi sâu <3.5 mm. 
+ Code 2: viêm lợi, có nhiều cao răng và mảng bám răng, túi lợi sâu <3.5 mm. 
+ Code 3:túi lợi sâu 3.5-5 mm 
+ Code 4: túi lợi sâu >5.5 mm 
Code 0 : không điều trị. Code 1+2 : lấy cao răng, mảng bám răng, hướng dẫn 
và kiểm soát vệ sinh răng miệng. Code 3+4: lấy cao răng, mảng bám răng, 
hướng dẫn và kiểm soát vệ sinh răng miệng, phẫu thuật quanh răng. 20 
 13.3 Một số vấn đề về răng miệng thường gặp 
13.3.1. Răng sữa 
‒ Trẻ em có 20 răng sữa. 
‒ Răng sữa mọc từ lúc 6 tháng tuổi, thông thường 
đến 20 tháng tuổi là mọc đủ 20 răng, chậm nhất là 
30 tháng tuổi. 
‒ Hàm trên có 10 răng, hàm dưới có 10 răng, bên phải 
mỗi hàm có 5 răng và bên trái có 5 răng. 
‒ Cách đếm số bắt đầu từ nhân trung (bên trong là 
rãnh môi má), răng số 1 rồi 2, 3, 4 và 5 trong cùng. 
‒ Thời gian mọc của từng loại răng sữa: 
+ Răng cửa giữa hàm dưới: mọc lúc 6 tháng tuổi. 
+ Răng cửa giữa hàm trên: mọc lúc 10 tháng 
tuổi. 
+ Răng cửa bên hàm trên: mọc lúc 12 tháng tuổi. 
+ Răng cửa bên hàm dưới: mọc lúc 14 tháng 
tuổi. 
+ Răng hàm thứ I sữa: mọc lúc 16 tháng tuổi. 
+ Răng nanh: mọc lúc 1 tháng tuổi. 
+ Răng hàm thứ II sữa: mọc lúc 20 tháng tuổi. 
21 
 ‒ Một số biến chứng khi mọc răng 
+ Khi mọc răng trẻ thường quấy khóc, chảy 
nước miếng, hay cho đồ vật vào miệng cắn, có 
khi sốt và tiêu chảy. Do đó nên giữ gìn vệ sinh 
răng miệng khi trẻ có triệu chứng mọc răng. 
+ Trong thời gian này, niêm mạc nướu, chỗ răng 
sắp mọc sẽ đỏ, gây đau và hơi sưng. Nếu 
không giữ gìn vệ sinh tốt có thể bị nhiễm 
trùng sang toàn bộ hệ thống niêm mạc miệng. 
+ Vi trùng có thể đi từ miệng vào cơ thể gây 
viêm phế quản, làm cho trẻ sốt và thở khò 
khò. 
+ Nếu vi trùng đi vào đường ruột dễ làm cho trẻ 
tiêu chảy. 
‒ Cách giữ vệ sinh răng miệng như: rửa đầu vú, rửa 
bình sữa, lau miệng và răng sau khi ăn, rơ miệng. 
Dùng mật ong, cỏ mực, chanh, muối..., những chất 
này có tác dụng làm sạch miệng. 
‒ Sau khi răng mọc, các triệu chứng kia sẽ hết. 
‒ Nếu trẻ vẫn còn sốt và tiêu chảy thì phải đưa đến 
bệnh viện. 
22 
 13.3.2. Răng vĩnh viễn 
‒ Răng vĩnh viễn mọc từ lúc 6 tuổi, đến 12 tuổi đầy đủ 28 răng. 
Răng khôn mọc lúc 18 tuổi đến 25 tuổi. Như vậy hàm trên có 
16 răng, hàm dưới có 16 răng. Tính số răng cũng tính từ nhân 
trung sang phải và nhân trung sang trái, bắt đầu là số 1 đến 
số 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 trong cùng. 
‒ Thứ tự mọc răng vĩnh viễn: 
+ Răng hàm thứ nhất: mọc lúc 6 tuổi. 
+ Răng cửa giữa hàm dưới: mọc lúc 6 tuổi. 
+ Răng cửa giữa hàm trên: mọc lúc 7 tuổi. 
+ Răng cửa bên: mọc lúc 8 tuổi. 
+ Răng tiền hàm thứ I: mọc lúc 9 tuổi. 
+ Răng nanh: mọc lúc 10 tuổi. 
+ Răng tiền hàm thứ II: mọc lúc 11 tuổi. 
+ Răng hàm thứ II: mọc lúc 12 tuổi. 
‒ Răng vĩnh viễn đã có sẵn trong xương hàm khi răng sữa còn 
tồn tại. Dần dần trồi lên thay thế răng sữa & tồn tại suốt đời. 
‒ Răng vĩnh viễn mọc ít gây biến chứng, riêng răng khôn 
thường gây đau và viêm nướu. Nếu mọc lệch thì có những 
triệu chứng như sốt, đau, không há miệng được... Trong 
trường hợp này cần đến Nha sĩ ngay. 
23 
 13.3.3. Răng khôn 
‒ Người trưởng thành có 32 răng. Răng khôn mọc cuối cùng, chúng thường mọc 
trong độ tuổi từ 17 đến 25, thỉnh thoảng cũng có thể trễ hơn. Ngày nay, người 
ta thường có xương hàm hẹp hơn, chỉ đủ chỗ cho 28 răng. Vì vậy nếu tất cả 
những răng khác đã có đầy đủ thì có thể không còn chỗ cho răng khôn. 
‒ Nếu như có đủ chỗ thì chúng sẽ mọc ngay vị trí hữu dụng và không gây ra vấn 
đề gì nhiều hơn răng khác. Thông thường, khi răng khôn mọc, bạn hơi bị đau 
nhưng đó chỉ là cảm giác tạm thời, cảm giác này sẽ biến mất khi răng đã mọc 
lên hoàn toàn và đúng vị trí. 
‒ Nếu không có đủ chỗ, răng khôn vẫn có thể mọc lên nhưng nó sẽ bị chèn ép bởi 
những răng đã mọc trước. Răng khôn mọc ở vị trí răng sữa và được miêu tả như 
“impacted”. 
‒ Nếu như chỉ một phần răng khôn trồi lên còn phần còn lại vẫn bị nướu bao phủ 
thì nướu sẽ bị đau và sưng đỏ. Thức ăn và vi khuẩn tụ hợp dưới nướu, gây khó 
khăn cho việc vệ sinh răng miệng. có thể sử dụng nước súc miệng và dùng 
thuốc kháng sinh nhưng tốt nhất vẫn là nhổ răng khôn. 
‒ Nếu như nướu răng bị đau và sưng đỏ thì nên súc miệng với nước ấm có pha 
khoảng một muỗng muối (kiểm tra độ ấm của nước trước khi sử dụng), cố gắng 
cho nước muối vào những nơi mà bàn chải không thể chải tới được. Nước súc 
miệng kháng khuẩn như Corsodyl có thể làm giảm sự nhiễm trùng. Thuốc viên 
giảm đau như paracetamol hoặc aspirin cũng có thể giảm đau trong một thời 
gian ngắn. 
24 
 ‒ Nếu cơn đau vẫn không khỏi hoặc cảm thấy khó khăn khi mở miệng thì nên cho 
chụp X quang để biết tình trạng của chân răng và biết có còn đủ chỗ cho răng 
khôn mọc lên không. 
‒ Răng khôn sẽ được nhổ bỏ khi: 
+ Không có đủ chỗ thì việc răng khôn mọc lên sẽ gây đau hoặc gây khó chịu. 
+ Nếu như chỉ có một phần trồi lên và bị hư hại do không được làm vệ sinh 
sạch sẽ. 
+ Nếu như răng khôn gây ra nhiều vấn đề và nó không thực sự hữu dụng. 
+ Nếu răng khôn bắt đầu “over grow”. 
+ Nếu làm cho bệnh nhân bị đau. 
‒ Răng khôn hàm trên thường dễ nhổ hơn răng khôn hàm dưới. Thông thường, 
có khả năng môi sẽ bị tê sau khi nhổ răng khôn hàm dưới. BN sẽ được gây tê tại 
chỗ - giống như trám răng - để giảm đau 
‒ Sau khi nhổ răng khôn, miệng sẽ bị sưng trong một vài ngày nhưng vùng nhổ 
răng sẽ sớm lành thương và sẽ không có gì khác với khuôn mặt trước kia. 
‒ Có thể BN sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi răng khôn bị chèn ép. Tốt nhất là 
nên hoàn toàn thư giãn trong 24h sau khi nhổ để chắc chắn rằng không có vấn 
đề về sự đông máu. 
‒ Có thể sẽ khâu vài mũi giúp nướu mau lành thương. Một tuần sau BN phải quay 
lại cho bác sĩ kiểm tra và cắt chỉ. 
 25 
 13.3.4 Sâu răng 
‒ Sâu răng là quá trình tiêu huỷ tổ chức cứng của răng. Nguyên nhân do vi 
khuẩn trong môi trường miệng phân huỷ các thành phần thức ăn, đặc biệt là 
chất đường, bám trên bề mặt răng, tạo nên môi trường acid làm phá huỷ tổ 
chức cứng của răng. 
‒ Sâu răng xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn, có thể xảy ra ở tất cả các 
răng, đặc biệt là răng hàm. 
‒ Sâu răng tiến triển qua nhiều giai đoạn, biểu hiện ở nhiều mức độ, làm ảnh 
hưởng đến chức năng ăn nhai. 
‒ Nếu không được điều trị sớm, sâu răng có thể phát triển vào buồng tuỷ gây 
viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống răng. 
26 
 Điều trị sâu răng - Nguyên tắc là điều trị càng sớm càng tốt, để 
không làm ảnh hưởng đến tuỷ răng và độ bền của miếng trám 
sau này. Bao gồm các bước: 
+ Làm sạch lỗ sâu, đánh giá mức độ tổn thương mà có 
cách xứ trí phù hợp 
+ Hàn lót (Hàn theo dõi) để cách ly tuỷ răng, sau 1-4 
tuần hàn vĩnh viễn nếu không xảy ra viêm tuỷ. 
+ Hàn Glass-Ionomer: Cho răng sữa và những vị trí ít chịu 
lực nhai của răng vĩnh viễn 
+ Hàn Amalgam: Chỉ cho răng hàm vì không giống với 
mầu của men răng. 
+ Hàn Composite: Là vật liệu thay thế men răng tốt nhất 
hiện nay, đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm 
mỹ. Có thể trám tái tạo cho răng cửa và răng hàm mang 
lại hiệu quả thẩm mỹ cao. 
27 
Hàn Glass-Ionomer 
Cement 
Hàn theo dõi 
Hàn Amalgam Hàn Composite 
 Quy trình điều trị sâu răng. 
Sau khi khám lâm sàng - Khám thấy răng sâu thì cần 
đánh giá kỹ hơn và điều trị dựa trên nguyên tắc sau: 
- Răng hàm (từ răng số 4 đến số 8) thì có thể dùng 
thuốc hàn: 
Thuốc hàn lót : 
+ Canxi hydroxyt 
+ Eugenat 
+ Fuji 
Thuốc hàn vĩnh viễn 
(hàn ở trên bề mặt của răng) 
+ Amalgam 
+ Composite 
+ Fuji IX, II, VII. VIII 
- Răng cửa (Răng 1 đến số 3) 
Thuốc hàn lót : 
+ Canxi hydroxyt, 
+ Fuji 
Thuốc hàn vĩnh viễn (hàn ở trên bề mặt của răng) 
+ Composite 
28 
29 
Tài liệu tham khảo 
Tiếng Việt 
1. Nguyễn Đức Hinh (2014), Bài giảng kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học 
2. Cao Văn Thịnh (2005), Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, 
tập 1, 2; ĐH PNT 
3. Nguyễn Văn Sơn (2013), Bảng kiểm dạy/học kỹ năng lâm sàng; Nhà xuất 
bản Y học 
4. Đặng Hanh Đệ (2007), Phẫu thuật thực hành,Mã số: Đ.01.Y.12 Nhà xuất 
bản Y học 
5. Giáo trình mô phỏng tiền lâm sàng nha khoa. Pixie_Sprring@Yahoo.com 
6. Quyết định số: 3207/QĐ-BYT (2013), Về việc ban hành Qui trình kỹ thuật 
khám bệnh, chũa bệnh chuyên ngành Răng-Hàm mặt” ; Bộ Y Tế 
Tiếng Anh 
5. Chris Hatton Roger Blackwood (2011), Clinical Skills, Nhà xuất bản 
Blackwell 
6. Lynn S. Bickley;(2013), Bate's Guide to Physical Examination; 11th Edition, 
NXB Lippicot 
7. Wienner, Fauci; Harrison’s internal medicine – self-assessment & board 
review, 17th Edition 
8. Richard F. LeBlond;(2009), DeGowin's Diagnostic Examination, 9th Edition 
9. Anne Griffin Perry, Patricia A. Potter and Wendy Ostendorf; 2014. Clinical 
Nursing Skill & Techniques, 8th Edition; Mosby. 30 
 * Một số website 
1.  
2.  
3. 
mot-so-benh-ve-rang-ham-mat/ 
4. https://www.dieutri.vn/phacdoranghammat/ 
5. https://batesvisualguide.com/multimedia.aspx?categoryId=21787#21774 
6. https://batesvisualguide.com/multimedia.aspx?categoryId=21787#21775 
7. https://www.slideshare.net/HaiTriu/khm-lm-sng-ngoi-mt-bi-giang-122009 
8. 
rang.html 
9. 
diem-can-biet.html 
10. https://batesvisualguide.com/multimedia.aspx?categoryId=21787#21774 
11.  
31 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
13.1. Chọn đúng/sai – Trong khám RHM – với trẻ em sâu đa răng thì có rất nhiều biến chứng: 
mất ngủ về đêm (2-3h sáng là thời gian đau nhức nhất) Nếu đau triền miên thì trẻ có dấu hiệu 
hốc hác, có quầng mắt.? 
A. Đúng 
B. Sai 
13.2. Chọn câu sai – nguyên tắc khám RHM nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?: 
A. BN bắt buộc nằm trên ghế 
B. Làm sạch vùng khám trước khi bắt đầu khám 
C. Khám kĩ lưỡng và toàn diện 
D. Khám tuần tự theo một thứ tự cố định 
13.3. Chọn câu sai – Trẻ có thói quen xấu về răng miệng là những triệu chứng nêu trong câu 
này, nội dung nào không đúng?: 
A. Cắn móng tay, cắn bút chì 
B. Mút lưỡi, mút môi má 
C. Bú tay, nghiến răng 
D. Đã từng nhổ răng 
13.4. Chọn câu sai – khám toàn thân rất cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh răng 
miệng vì những l{ do nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?: 
A. Để phát hiện những bệnh hệ thống của răng miệng chưa được phát hiện 
B. Để phát hiện bệnh có liên quan, là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh răng miện 
C. Để chắc chắn bệnh răng miệng không gây ảnh hưởng xấu trên sức khỏe toàn thân 
D. Để loại trừ các thuốc đang dùng cũng gây cản trở cho việc điều trị răng miệng. 32 
13.5. Chọn câu sai – cần gửi bệnh nhân đến khám đa khoa khi nào như nêu trong câu này, nội 
dung nào không đúng?: 
A. Khi việc điều trị nha khoa có thể gây nguy cơ cho sức khỏe bệnh nhân 
B. Khi bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm 
C. Khi một bệnh toàn thân đang tiến triển có thể ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị nha 
khoa 
D. Khi cần phải làm sáng tỏ hơn về tiền sử bệnh toàn thân của bệnh nhân 
13.6. Chọn đúng sai - Bảng câu hỏi về tình trạng sức khỏe toàn thân: Bảng được đưa cho bệnh 
nhân khai trong khoa khi nằm điều trị (trả lời không hay có, hoặc điền vào chỗ trống)?. 
A. Đúng 
B. Sai 
13.7. Chọn câu sai – Sâu răng nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?: 
A. Nguyên nhân sâu răng là do vi khuẩn bám trong tủy răng, tạo acid làm phá huỷ tổ 
chức cứng của răng. 
B. Sâu răng xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn, có thể xảy ra ở tất cả các răng, đặc 
biệt là răng hàm 
C. Sâu răng nếu không được điều trị sớm có thể phát triển vào buồng tuỷ gây viêm tuỷ, 
tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống răng. 
D. Nguyên tắc điều trị sâu răng là càng sớm càng tốt, để không làm ảnh hưởng đến tuỷ 
răng và độ bền của miếng trám sau này. 
 33 
13.8. Chọn câu sai – khám lâm sàng răng gồm các kỹ năng nêu trong câu này, nội dung nào 
không đúng?: 
A. Nhìn 
B. Thăm dò bằng dụng cụ. 
C. Gõ răng. 
D. Thám tủy 
13.9. Chọn đúng/sai – Trong khám RHM – có 2 tư thế - hoặc bệnh nhân ngồi: lưng và đầu trên 
cùng 1 mặt phẳng, nghiêng 45 độ so với sàn nhà và Nha sĩ ngồi ở vị trí 12h. Hoặc bệnh nhân ở 
tư thế nằm, lưng và đầu cùng một mặt phẳng, nghiêng 10 độ so với sàn nhà và Nha sĩ ngồi ở vị 
trí 10h bên phải bệnh nhân? 
 A. Đúng 
 B. Sai 
13.10. Chọn đúng/sai – Trong thăm khám răng bằng dụng cụ - Dùng thám trâm: Rà tìm lỗ sâu, 
lỗ sâu có điểm hở tủy không, không được dùng thám trâm thăm vào đáy lỗ sâu vì sẽ rất đau 
khi chạm vào điểm hở tủy? 
 A. Đúng 
 B. Sai 
13.11. Chọn câu sai – khi khám răng có lung lay hay không, có các kỹ năng nêu trong câu này, 
nội dung nào không đúng?: 
A. Chỉ dùng hai ngón tay kẹp vào thân răng để kiểm tra lung lay 
B. Kiểm tra lung lay theo chiều ngoài trong 
C. Kiểm tra lung lay chiều trên dưới (dọc) 
D. Kiểm tra khi lung lay có đau không? 
13.12. Chọn câu sai – khi gõ răng trong khám răng nêu trong câu này, nội dung nào không 
đúng?: 
A. Dùng cán gương gõ vào răng, lực gõ nhẹ (25g). 
B. Gõ ngang và dọc. 
C. Gõ bắt đầu từ răng bệnh. 
D. Ấn hoặc gõ xem có đau hay không? 
13.13. Chọn câu sai – thử tủy trong khám răng nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?:: 
A. Thử nhiệt (nóng / lạnh) 
B. Thử bằng khoan. 
C. Thử bằng điện 
D. Thử bằng lase. 
13.14. Chọn câu sai – trong khám khớp cắn - biên độ há ngậm miệng nêu trong câu này, nội 
dung nào không đúng?: 
A. < 3.5cm hạn chế 
B. 3.5-5cm trung bình 
C. > 5cm tối đa 
D. < 2.5cm hạn chế 
13.15. Chọn câu sai – khám hàm mặt gồm các bước nêu trong câu này, nội dung nào không 
đúng?: 
A. Khám ngoài mặt 
B. Khám khớp cắn và khớp thái dương hàm 
C. Khám trong miệng 
D. Khám răng 
35 
13.16. Chọn đúng/sai – Răng vĩnh viễn mọc từ lúc 6 tuổi, đến 12 tuổi đầy đủ 28 răng. Răng 
khôn mọc lúc 18 tuổi đến 25 tuổi?. 
A. Đúng 
B. Sai 
13.17. Chọn câu sai – Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN) - đánh giá răng: 16, 
11, 26, 36, 31, 46 như nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?: 
A. Code 0 : không điều trị. 
B. Code 1+2 : lấy cao răng, mảng bám răng, hướng dẫn và kiểm soát vệ sinh răng miệng. 
C. Code 3+4: lấy cao răng, mảng bám răng, hướng dẫn và kiểm soát vệ sinh răng miệng, 
phẫu thuật quanh răng. 
D. Code 2+3+4: lấy cao răng, mảng bám răng, hướng dẫn và kiểm soát vệ sinh răng 
miệng, phẫu thuật quanh răng 
13.18. Chọn câu sai – Răng sữa nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?: 
A. Trẻ em có 20 răng sữa. Cách đếm số bắt đầu từ nhân trung (bên trong là rãnh môi 
má), răng số 1 rồi 2, 3, 4 và 5 trong cùng. 
B. Răng sữa mọc từ lúc 6 tháng tuổi, thông thường đến 20 tháng tuổi là mọc đủ 20 
răng, chậm nhất là 30 tháng tuổi. 
C. Hàm trên có 10 răng, hàm dưới có 10 răng, bên phải mỗi hàm có 5 răng và bên trái 
có 5 răng. 
D. Răng sữa mọc từ lúc 12 tháng tuổi, thông thường đến 24 tháng tuổi là mọc đủ 20 
răng, chậm nhất là 36 tháng tuổi. 
36 
13.19. Chọn câu sai – Răng vĩnh viễn nêu trong câu này, nội dung nào không đúng?: 
A. Răng vĩnh viễn mọc từ lúc 6 tuổi, đến 12 tuổi đầy đủ 28 răng 
B. Răng khôn mọc lúc 18 tuổi đến 25 tuổi. 
C. Răng vĩnh viễn hàm trên có 16 răng, hàm dưới có 16 răng. 
D. Răng vĩnh viễn không có sẵn trong xương hàm khi răng sữa còn tồn tại. 
13.20. Chọn đúng/sai – Răng khôn mọc cuối cùng, chúng thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 
25. Người trưởng thành có 32 răng, nhưng ngày nay người lớn thường có xương hàm hẹp hơn, 
chỉ đủ chỗ cho 28 răng. Vì vậy nếu tất cả những răng khác đã có đầy đủ thì có thể không còn 
chỗ cho răng khôn.? 
A. Đúng 
B. Sai 
37 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tien_lam_sang_ve_cac_ky_nang_lam_sang_chuong_13_ky.pdf
Ebook liên quan