Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 5: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về hô hấp

Tóm tắt Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 5: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về hô hấp: ...êu cầu bệnh nhân thở sâu và thở ra qua miệng. 16 9. Cuối cùng, cho bệnh nhân ngồi cúi về phía trước, nhận cảm về phù xương mông và cũng có thể đánh giá mắt cá chân có phù không?. 10. Thu dọn dụng cụ; Giúp bệnh nhân trở về tư thế thoải mái, thông báo sơ bộ kết quả thăm khám và tư vấn hư...anh và dứt khoát lặp lại động tác tới khi giải phóng được tắc nghẽn hoặc tri giác bệnh nhân xấu đi. 27 ‒ Chú {: + Khi chỉ một người cấp cứu và phải ép tim, hô hấp nhân tạo thì quz gối ở một bên cạnh hông bệnh nhân để dễ di chuyển và dùng tay ép như trên, nếu có 2 người một người hô hấp... hơi (cuff)  Ống có nhiều kích cỡ khác nhau, đường kính ngoài từ 2,5mm cho trẻ sơ sinh đến 11mm cho đàn ông to lớn. 40 c. Cây thông (stylet, maudrin). Làm bằng kim loại mềm, khi đặt cây vào ống Nội khí quản ta có thể uốn cong theo { muốn, đầu cây thông lòng phải ngắn hơn ống Nội khí q...

pdf58 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 5: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bảo bạn giải thích rõ ràng và chứng minh mỗi bước của 
quy trình dưới đây cho bệnh nhân. 
1. Đảm bảo đồng hồ PEFR được đặt bằng 0 
2. Ngồi thẳng hoặc đứng 
3. Hít một hơi thật sâu (sâu như bạn có thể) 
4. Ngậm ống thổi của đồng hồ PEFR, đảm bảo khép kín môi 
5. Thổi mạnh như bạn có thể 
6. Đọc PEFR 
7. Lặp lại quy trình này thêm 2 lần nữa 
8. Đọc kết quả cao nhất của 3 lần là kết quả tổng thể 
Hoàn tất thủ tục 
 Tuân theo các phép đo PEFR để đảm bảo kỹ thuật thích 
hợp. 
 Hỏi xem bệnh nhân có bất kz câu hỏi nào liên quan đến 
kỹ thuật PEFR hay không. 
 Cảm ơn bệnh nhân, rửa tay 
33 
5.2.5 Thủ thuật mở khí quản 
Dụng cụ. 
Ngoài khoa GMPT & HSCC; ở bất cứ khoa ngoại nào, đặc biệt là 
khoa tai - mũi - họng, khoa phẫu thuật lồng ngực, khoa phẫu thuật 
sọ não bao giờ cũng nên sẵn sàng có một hộp dụng cụ mởkhí quản 
để khi cần cấp cứu là có ngay. 
+ Hộp dụng cụ gồm có: 
Cán dao số 3 , lưỡi dao số 10 hoặc 15 
Kéo metzenbaum (1) , kéo mayo (1) , kéo cắt chỉ (1) 
Kẹp phẫu tích có mấu (1) , kẹp phẫu tích không mấu (1) 
Kẹp Allis thẳng (2) 
Kẹp halsted thẳng (4) 
Kẹp kelly cong (4) 
Cặp banh farabeuf 
Banh 3 hay 2 cành (1) 
Kẹp mang kim (1) 
Chỉ chromic 4-0 
 (kim tròn) 
 silk hay nylon 4-0 
 (kim hình tam giác) 
34 
Dụng cụ đặc biết nhất ở đây là ống thông khí quản (canule trachéale): 
gồm 2 phần : ống ngoài và ống trong (gắn khít với ống thông ngoài, có 
thể tháo ra để vệ sinh hằng hàng). 
+ Ống số 1 : trẻ từ 1-4 tuổi 
+ Ống số 2 : trẻ từ 4-6 tuổi 
+ Ống số 3 : trẻ trên 6 tuổi 
+ Ống số 4 : người lớn 
‒ Trong trường hợp không có canun 
 và tính mạng người bệnh bị đe dọa 
 thì có thể dùng một đoạn ống cao 
 su cứng thay cho canun cũng được. 
‒ Hiện nay tốt nhất là dùng ống 
 thông khí quản có bóng cao su 
 (ống Sioberg). 
‒ Ngoài ra còn cần máy hút hoặc 
 bơm tiêm và ống cao su nhỏ để 
 hút đờm rãi. 
35 
Kỹ thuật. 
a) Tư thế bệnh nhân & người phẫu thuật: 
‒ Bệnh nhân : nằm ngữa , đầu hơi cao hơn 
chân , cổ duỗi 
‒ Người phụ : đứng ở phía sau đầu bệnh 
nhân , giữ cho đầu bệnh nhân ngay ngắn, 
đúng theo đường giữa 
‒ Phẫu thuật viên: đứng bên bệnh nhân ở 
phía cùng tay thuận. 
‒ Người phụ phẫu thuật viên : đứng đối 
diện. 
b) Phương pháp vô cảm : 
‒ Bệnh nhân rất nặng và cần phải tranh thủ 
thời gian cho sự sống còn bệnh nhân thì 
gây tê tại chỗ không cần thiết 
‒ Bệnh nhân còn cảm giác đau: tiêm thấm 
Lidocain 2 % bắt đầu từ góc sụn giáp đến 
xương ức 
‒ Tình huống không khẩn cấp: mở khí quản 
chương trình 
36 
Các thì của thủ thuật: Mở khí quản cao được tiến hành như sau: 
1) Thì một : 
‒ Rạch da ngay chính giữa cỗ theo chiều dọc , bắt đầu dưới sụn nhẫn , chiều 
dài đường rạch khoảng 3cm (đường rạch này phải thật đúng đường giữa) 
‒ Tuần tự cắt các cơ da cổ và bóc tách các cơ thành trước cỗ để đến khí 
quản. Dao vừa rạch, ngón trỏ vừa thám sát tìm xem đến khí quản chưa, 
chính ngón tay trỏ có nhiệm vụ đưa đường , bóc tách đến lớp nào người 
phụ dùng farabeuf di chuyến đến lớp đó 
2) Thì hai : 
‒ Khi đã vào khí quản, xác định đã vào khí quản chưa bằng cách dùng bơm 
tiêm đâm vào và hút ra thấy hơi . Ngón cái và ngón thứ 3 bàn tay trái đặt ở 
2 bên sụn giáp, cầm lấy và giữ thật yên thanh quản. Ngón tay trỏ tìm bờ 
dưới sụn nhẫn (mốc quan trọng) đồng thời cũng xác định các vòng sụn khí 
quản (hơi khó tìm ở trẻ em , người béo phì hay phù nề vùng cổ). Người 
phụ dùng banh farabeuf banh mép tất cả các lớp đã phẫu tích để lộ trần 
khí quản cho người mỗ lấy dao rạch khí quản, cắt đứt vòng sụn 1-2. Chiều 
dài đường rạch khoảng 1,5cm. Chú { đường rạch theo đúng đường giữa, 
tránh lêch sang 1 bên. 
‒ Khi vào khí quản sẽ nghe tiếng thở rít , khí thở ra có thể làm phun ra máu , 
dịch tiết ... nên lúc này tạm thời lấy ngón cái bịp tạm lại , hay có thể dùng 
máy hút , hút sạch dịch tiết , máu 
37 
3) Thì 3: 
‒ Lắp ống thông khí quản vào. Thoạt đầu ống 
thông ngoài nằm ngang, đầu nòng thông lọt 
qua vết rạch rồi nâng bờ trái của đường 
rạch khí quản. Sau đó nâng ống thông cho 
đến đường giữa cổ và xoay đẩy nhẹ vào 
trongkhí quản chođến tận vành ống thông 
‒ Rút nòng thông ra , còn lại là phần trong 
của canule. Kiểm tra lại đặt đúng vào khí 
quảnhay chưa bằng cách dùng sợi chỉ đặt 
trước miệng lỗ thông, nếu vào đúng khí 
quản sợi chỉ sẽ lay động theo nhịp thở bệnh 
nhân, nếu sai vị trí thì sợi chỉ đứng yên, khi 
đó cần kiểm tra lại. Bóp bóng cố định ống 
thông. 
4) Thì 4: 
‒ Khâu da xung quanh ống thôn, chèn 1 lớp 
gạc vào giữa đầu ống và da. 
‒ Buộc dây cố định ống thông quanh cổ, 
không quá chặt, vừa đút lọt 1 ngón tay. 
38 
5.2.6 Thủ thuật đăt nội khí quản 
Dụng cụ 
a. Đèn soi thanh quản 
 Có hai loại chính thường sử dụng 
 Loại lưỡi thẳng (Guedel): Lưỡi đèn kéo cả tiểu thiệt lên. 
 Loại lưỡi cong (Mac Intosh): Lưỡi đèn đặt vào trước tiểu thiệt ở khe lưỡi 
gà và thanh hầu. Lưỡi đèn có nhiều cỡ dùng cho người lớn, trẻ em và trẻ 
sơ sinh. 
 Đèn phải kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh hay thay pin, thay bóng. 
39 
b. Ống nội khí quản 
 Có nhiều loại ống: 
 Ống cao su, ống nhựa, ống có lò xo, ống có túi hơi (cuff) 
 Ống có nhiều kích cỡ khác nhau, đường kính ngoài từ 2,5mm cho trẻ 
sơ sinh đến 11mm cho đàn ông to lớn. 
40 
c. Cây thông (stylet, maudrin). 
Làm bằng kim loại mềm, khi đặt cây vào ống Nội khí quản ta có thể 
uốn cong theo { muốn, đầu cây thông lòng phải ngắn hơn ống Nội 
khí quản khoảng 1cm. 
d. Ống chắn lưỡi (airway), dụng cụ chắn răng (bite-block), 
e. Kìm Magyll (pince de Magyll) 
41 
Kỹ thuật đặt ống nội khí quản 
a. Chuẩn bị ống Nội khí quản 
Trên thực tế ta đo cỡ ống bằng ngón tay út của bệnh nhân, về 
nguyên tắc phải chuẩn bị 3 cỡ, trên và dưới ống chuẩn, cách nhau ± 
0,5mm. 
Chiều dài của cây nội khí quản có thể được ước tính bằng công thức 
sau đây : 
12 + (Tuổi /2) = chiều dài tính bằng mm 
Công thức để đánh giá cỡ ống thích hợp như sau : 
4 + (Tuổi/4) = đường kính tính bằng mm. 
42 
b. Bệnh nhân: 
- Người bệnh tỉnh: giải thích, động viên. 
 Thở oxy 100% trong 5 phút hoặc người bệnh hít 3 lần oxy 
100%. 
 2-3 phút trước khi đặt ống Nội khí quản: tiêm tĩnh mạch 
xylocain 1mg/kg và thuốc dãn cơ pancuronium hoặc 
vercuronium 0,01- 0,02mg/kg, có thể dùng xylocain 1% dạng 
 Một phút trước khi đặt Nội khí quản tiêm đường tĩnh mạch 
midazolam (Hypnovel) 0,05 – 0,2mg/kg hay ketamin 0,5 – 
1mg/kg. Dùng ketamin nếu có hạ huyết áp giảm thể tích máu 
hoặc co thắt phế quản, hen phế quản. 
- Người bệnh mê: 
 giải thích cho thân nhân lợi ích của việc đặt ống Nội khí quản 
 Ngưng thở thì bóp bóng Ambu qua mask vơí oxy 100% trước. 
43 
- Bệnh nhân nằm ngửa, đặt đầu trên một gối cứng khoảng 10cm, ngửa cổ 
sao cho trục của khí quản – hầu và miệng trên một đường thẳng. 
- Đèn soi thanh quản cầm ở tay trái. Đặt lưỡi đèn vào miệng phía bên phải 
và đẩy lưỡi đèn dọc theo thành lưỡi phía bên phải và gạt lưỡi từ phải qua 
trái cho đến khi nhìn thấy nắp thanh quản. 
- Tay phải đặt dưới xương chẩm bệnh nhân để đẩy ngửa cổ về phía 
- Lưỡi đèn đặt ngay dưới góc nắp thanh quản và đáy lưỡi, ngưng đẩy thêm, 
kéo đèn theo hướng cán đèn (không dùng hàm trên của bệnh nhân làm 
điểm tựa) lúc đó nắp thanh quản sẽ bị kéo ra đằng trước để lộ hai dây 
thanh âm nằm đằng sau, 
44 
- Lấy ống Nội khí quản đưa từ từ dọc theo phía bên phải của lưỡi đèn và 
đẩy nhẹ nhàng vào thanh quản. Ở người lớn đẩy vào qua hai dây thanh 
âm khoảng 2 – 3 cm hoặc túi hơi (cuff) vừa qua thanh môn thì dừng lại. 
- Đặt ngay Airway, trước khi rút lưỡi đèn ra (đề phòng bệnh nhân cắn) 
- Kiểm tra phôỉ hai bên cẩn thận trước khi cố định ống Nội khí quản. 
45 
c. Đặt Nội khí quản ở bệnh nhân có dạ dày đầy: để tránh nguy cơ hít chất ói 
mửa, ta có thể dùng những phương pháp an toàn sau: 
– Thủ thuật Sellick. 
 Cho bệnh nhân thở oxy 100% 3 – 5 phút qua mặt nạ. 
 Sau đó cho bệnh nhân ngủ với pentothal và tiếp theo là liều dãn cơ 
ngắn. 
 Khi luồn ống NKQ - trong thời điểm này không giúp thở đồng thời 
nhờ người phụ dùng hai ngón tay ấn vào sụn nhẫn giáp về phía cột 
sống, mục đích để chèn thực quản không cho các chất trong dạ dày 
trào lên miệng. 
 Chỉ thôi ấn khi ống đã được luồn vào khí quản và bơm cuff. 
46 
– Phương pháp đặt đầu cao 40 độ. 
+ Cho bệnh nhân thở oxy 100% từ 3 – 5 phút 
+ Quay bàn hoặc giường cho đầu cao 40 độ, chân ngang. 
+ Dùng thuốc ngủ và dãn cơ như trên. 
+ Đứng lên bục cao để đặt Nội khí quản. Các chất trong dạ dày sẽ bớt 
khả năng trào lên miệng. Sau khi bơm túi hơi ống Nội khí quản, mới hạ 
đầu ngang trở lại. 
d. Một số kỹ thuật đặt nội khí quản khác 
- Đặt Nội khí quản đường mũi có đèn soi thanh quản. 
- Đặt Nội khí quản mò qua mũi. 
- Đặt Nội khí quản với gây tê qua màng giáp nhẫn và gây tê lưỡi hầu. 
- Đặt Nội khí quản với ống soi mền (b/n có chấn thương cột sống cổ, 
những b/n đặt Nội khí quản khó). 
- Đặt Nội khí quản hai nòng. 
5.2.7 Thủ thuật chọc hút dịch màng phổi 
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THUỐC MEN 
 Bơm tiêm 5ml – 10ml, kim tiêm 
 Máy hút dịch hoặc bơm tiêm 50ml để hút dịch 
 Kim chọc dò: loại kim chuyên biệt có van 3 chiều. Nếu không có kim chuyên 
biệt thì có thể lắp một đoạn cao su ở đốc kim và dùng kìm Kocher để mở thay 
cho van, đảm bảo hút kín. 
 Khăn mổ có lỗ, khay đựng dịch, ống nghiệm, bông và cồn sát trùng (cồn Iod 
1% và cồn 700). 
 Lidocain 0,25 x 5 – 10ml; Atropin 1/4mg; Seduxen 10mg và các thuốc cấp cứu 
khác: Depersolon 30mg, Adrenalin 10/00  túi thở Oxy, 
CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN 
 Giải thích động viên bệnh nhân 
 Chụp Xquang phổi thẳng, nghiêng. 
 Thử phản ứng thuốc Lidocain; đo mạch, nhiệt độ, huyết áp. 
 30 phút trước khi chọc dịch, có thể tiêm tiền tê Atropin 1/4mg x 1 – 2 ống; 
Sedexen 5mg 1 ống (nếu bệnh nhân bình tĩnh, sức khoẻ cho phép, có thể 
không dùng thuốc tiền tê). 
47 
KỸ THUẬT 
 Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ngồi kiểu cưỡi ngựa trên 1 
ghế tựa, khoanh 2 tay đặt lên chỗ tựa của ghế, trán đặt 
vào 2 tay, lưng uốn cong. 
 Xác định vị trí chọc kim (thường ở khoang liên sườn 8 – 9 
đường nách sau). 
 Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 700. 
 Trải khăn lỗ 
 Gây tê bằng Lidocain từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ 
chức dưới da, đến màng phổi thành. 
 Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành ngực, sát 
bờ trên xương sườn. Khi kim vào tới khoang màng phổi sẽ 
có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố 
định kim sát thành ngực. 
 Hút bằng máy hút hoặc bơm tiêm 50ml, đảm bảo nguyên 
tắc hút kín, ở lần hút đầu tiên lấy 30ml cho vào 3 ống 
nghiệm gửi ngay đến labo để xét nghiệm sinh hoá, tế bào, 
vi sinh vật. Mỗi lần hút không quá 800ml. Nếu cần có thể 
hút lại lần II sau 12 giờ. 
 Khi hút dịch xong, rút kim, sát khuẩn vùng chọc kim và 
băng lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, lấy mạch, nhiệt độ, HA 48 
5.2.8 Các qui trình kỹ thuật chuyên ngành Hô hấp 
49 
Tài liệu tham khảo 
Tiếng Việt 
1. Nguyễn Đức Hinh (2014), Bài giảng kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học 
2. Cao Văn Thịnh (2005), Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, 
tập 1, 2; ĐH PNT 
3. Nguyễn Văn Sơn (2013), Bảng kiểm dạy/học kỹ năng lâm sàng; Nhà xuất 
bản Y học 
4. Đặng Hanh Đệ (2007), Phẫu thuật thực hành,Mã số: Đ.01.Y.12 Nhà xuất 
bản Y học 
5. Sổ tay thăm khám ngoại khoa lâm sàng, BV ND Gia Định 
6. Nguyễn Phúc Học (2017), Chương 4 Bệnh l{ & thuốc hô hấp-PTH 350. DTU 
Tiếng Anh 
5. Chris Hatton Roger Blackwood (2011), Clinical Skills, Nhà xuất bản 
Blackwell 
6. Lynn S. Bickley;(2013), Bate's Guide to Physical Examination; 11th Edition, 
NXB Lippicot 
7. Wienner, Fauci; Harrison’s internal medicine – self-assessment & board 
review, 17th Edition 
8. Richard F. LeBlond;(2009), DeGowin's Diagnostic Examination, 9th Edition 
9. Anne Griffin Perry, Patricia A. Potter and Wendy Ostendorf; 2014. Clinical 
Nursing Skill & Techniques, 8th Edition; Mosby. 
50 
* Một số website 
1.  
2. https://geekymedics.com/respiratory-history-taking/ 
3. 
technique 
4. https://geekymedics.com/inhaler-technique-osce-guide 
5. https://geekymedics.com/inhaler-technique-osce-guide/ 
6. 
expiratory-flow-rate-technique 
7. https://geekymedics.com/peak-expiratory-flow-rate-pefr 
8.  
9. https://geekymedics.com/respiratory-examination-2 
10. https://batesvisualguide.com/multimedia.aspx?categoryId=21787#21776 
11.  
12.  
51 
Câu hỏi lượng giá 
5.1. Chọn đúng/sai - Khò khè khó thở ra (Wheez) gặp trong tắc nghẽn đường thở trên 
A. Đúng 
B. Sai 
5.2. Chọn đúng/sai - Sau khi đã lấy mạch, nên giữ cho đôi bàn tay của bạn ở cùng vị trí và đếm 
nhịp thở của bệnh nhân một cách tinh tế kín đáo. Điều này càng làm tự nhiên càng tốt. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.3. Chọn đúng/sai – khi khám hô hấp, yêu cầu bệnh nhân giang rộng cánh tay của họ và gập 
cổ tay của họ đến 90 độ. Quan sát 30 giây; Thấy rung nhẹ (coarse flap) cũng có thể đó là dấu 
hiệu của việc ứ đọng carbon dioxide. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.4. Chọn câu sai - Tư thế bệnh nhân khi khám hô hấp: 
A. Ngồi ở tư thế nghỉ ngơi quãng 45 °, vén áo bộc lộ nửa trên của cơ thể, thở đều bằng 
mũi 
B. Khám trước ngực và lưng: 2 tay chống nạnh 
C. Khám vùng nách và mạng sườn: 2 tay ôm sau gáy 
D. Trong trường hợp NB mệt có thể khám bệnh ở tư thế NB nằm ngửa và nằm nghiêng 
52 
5.5. Chọn đúng/sai: Đánh giá rung thanh: Hướng dẫn bệnh nhân nói "1-2-3" hoặc "A-B-C“ trầm 
to dài, đặt cạnh 2 lòng bàn tay áp sát thành ngực, sờ lần lượt từ trên xuống dưới, đối xứng 2 
bên. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.6. Chỉ số hô hấp - là hiệu số giữa chu vi lồng ngực khi hít vào và thở ra, bình thường là 6 -7 
cm . 
A. Đúng 
B. Sai 
5.7. Gõ trong khám hô hấp: Ngón giữa tay trái của bạn căng làm đệm đặt áp sát trên xương 
thành ngực người bệnh, ngón tay 3 của tay phải của bạn gõ lên ngón đệm bằng lực cổ tay. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.8. Chọn câu sai –điều chỉnh tư thế bênh nhân của kỹ thuật khai thông đường thở: 
A. Thường áp dụng với Tụt lưỡi 
B. Để cổ bệnh nhân ở tư thế ngửa trung gian nếu không có tổn thương đốt sống cổ. 
C. Mở đường thở bằng cách: ngửa đầu/nhấc cằm nếu không nghi ngờ có chấn thương 
cột sống cổ 
D. Mở đường thở bằng cách: ấn giữ hàm nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ 
53 
5.9. Chọn đúng/sai – khi bệnh nhân bị tắc nghẽn một phần (Hội chứng xâm nhập, tắc khu trú): 
Trao đổi khí có thể gần bình thường, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và ho được, động viên bệnh nhân 
tự làm sạch đường thở bằng cách ho. 
 A. Đúng 
 B. Sai 
5.10. Chọn đúng/sai – khi bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn (Khó thở thanh quản...): Bệnh 
nhân không thể ho - thở - nói & hôn mê thì cần phải cấp cứu ngay – bằng cách áp dụng kỹ 
thuật lấy dị vật ra khỏi đường với nghiệm pháp Heim lich hoặc nghiệm pháp vỗ lưng & ép bụng 
(cho trẻ nhỏ): 
 A. Đúng 
 B. Sai 
5.11. Chọn câu sai - Cách tiến hành nghiệm pháp Heim lich với bệnh nhân còn tỉnh: 
 A. đứng sau bệnh nhân và dùng cánh tay ôm eo bệnh nhân 
 B. một bàn tay nắm lại, ngón cái ở trên đường giữa, đặt lên bụng hơi trên rốn, dưới mũi ức. 
 C. bàn tay kia ôm lên bàn tay đã nắm và dùng động tác giật (để ép) lên trên và ra sau một 
cách thật nhanh và dứt khoát 
 D.lặp lại động tác tới khi giải phóng được tắc nghẽn, ngừng khi tri giác bệnh nhân xấu đi 
5.12. Chọn câu sai – Cách tiến hành nghiệm pháp vỗ lưng và ép bụng: 
 A. dùng cho trẻ nhỏ, kết hợp vỗ lưng và ép ngực ở các đối tượng này để loại trừ dị vật.. 
 B. dùng động tác vỗ lưng đã có thể tống được dị vật, nếu không ra thì nối tiếp bằng ép ngực. 
 C. dùng phần phẳng của bàn tay vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên vùng giữa hai xương bả vai. 
 D. Nếu vỗ lưng không đẩy được dị vật ra, lật trẻ nằm ngửa và ép ngực 5 cái như với ép tim 
5.13. Chọn câu sai – ống thông khí quản (canule trachéale): gồm 2 phần : ống ngoài và ống 
trong (gắn khít với ống thông ngoài, có thể tháo ra để vệ sinh hằng hàng). Có các cỡ: 
A. Ống số 1 : trẻ từ 1-4 tuổi 
B. Ống số 2 : trẻ từ 4-6 tuổi. 
C. Ống số 3 : trẻ lớn 
D. Ống số 4 : người lớn 
5.14. Chọn câu sai – kích cỡ của ổng nội khí quản được tính như sau : 
A. Chiều dài ước tính: 12 + (Tuổi /2) = chiều dài tính bằng mm. 
B. Cỡ ống thích hợp như sau : 4 + (Tuổi/4) = đường kính tính bằng mm. 
C. Trên thực tế ta đo cỡ ống bằng ngón tay út của bệnh nhân, chuẩn bị 3 cỡ, trên và 
dưới ống chuẩn, cách nhau ± 0,5mm. 
D. Trên thực tế ta đo cỡ ống bằng ngón tay út của bệnh nhân, chuẩn bị 3 cỡ, trên và 
dưới ống chuẩn, cách nhau ± 0,1mm. 
5.15. Chọn câu sai – kỹ thuật đo lường lưu lượng đỉnh (peak expiratory flow rate viết tắt PEF 
hoặc PEFR): 
A. mục đích của thủ tục - đánh giá hơi thở của bệnh nhân?. 
B. Thủ thuật này có thể đo lường được mức độ không khí có thể thở ra khỏi phổi? 
C. Bệnh nhân hít một hơi thật sâu, ngậm ống thổi của đồng hồ PEFR, khép kín môi thổi 
mạnh vào ống đo. 
D. Đọc PEFR: Lặp lại quy trình thổi 2 lần, cộng kết quả của 3 lần là kết quả tổng thể 
55 
5.16. Chọn câu sai - Các triệu chứng hô hấp chính cần hỏi là: 
A. Ngộp thở. 
B. Ho. 
C. Khò khè; 
D. Đánh trống ngực 
5.17.Chọn đúng/sai: Trong khám hô hấp, khi sử dụng ống nghe, yêu cầu bệnh nhân nói lại "1-2-
3" hoặc "A-B-C" trong khi nghe ở tất cả các khu vực. Yêu cầu bệnh nhân thở sâu qua đường 
mũi. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.18. Chọn đúng/sai – Trong khám hô hấp, nghe đối xứng từ trên xuống dưới, phía trước, sau, 
và 2 bên ngực, không nghe trên xương bả vai; đặt ống nghe vào vị trí cần nghe, áp sát ống 
nghe vào thành ngực người bệnh, dặn người bệnh thở đều, sâu qua đường miệng. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.19. Chọn đúng/sai – Cỡ ống oxy sonde mũi của Trẻ em là các số 12 – 14 – 16 & của người 
lớn là các số 6 – 8 – 10. 
A. Đúng 
B. Sai 
56 
5.20. Chọn câu sai - Trong khai thác tiền sử dùng thuốc (drug history) cần hỏi về các loại thuốc 
có tác dụng phụ hô hấp ~ vì hay gây ra các tác dụng phụ sau: 
A. Beta-Blockers / NSAIDS ~ co thắt phế quản 
B. Thuốc ức chế ACE ~ ho khan 
C. Các chất độc tế bào Methotrexate ~ bệnh phổi kẽ 
D. Amiodarone ~ tăng nguy cơ thuyên tắc phổi (PE) 
5.21. Chọn câu sai – Các nội dung có trong qui trình chọc hút dịch màng phổi: 
A. Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ngồi kiểu cưỡi ngựa trên 1 ghế tựa, khoanh 2 tay đặt 
lên chỗ tựa của ghế, trán đặt vào 2 tay, lưng uốn cong. 
B. Xác định vị trí chọc kim (thường ở khoang liên sườn 8 – 9 đường nách sau).. 
C. Gây tê bằng Lidocain từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ chức dưới da, đến màng 
phổi thành 
D. Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành ngực, sát bờ dưới xương sườn. 
5.22. Chọn câu sai: tư thế bệnh nhân và người làm phẫu thuật trong thủ thuật mở khí quản . 
A. Bệnh nhân : nằm ngữa , đầu hơi cao hơn chân , cổ duỗi 
B. Người phụ: đứng ở phía sau đầu bệnh nhân, giữ cho đầu bệnh nhân ngay ngắn, đúng 
theo đường giữa 
C. Phẫu thuật viên : đứng bên phải bệnh nhân 
D. Người phụ phẫu thuật viên : đứng đối diện 
57 
5.23. Chọn đúng/sai – Khi đặt Nội khí quản ở bệnh nhân có dạ dày đầy: để tránh nguy cơ hít 
chất ói mửa, ta có thể dùng những phương pháp an toàn sau: Thủ thuật Sellick & Phương pháp 
đặt đầu cao 40 độ. 
A. Đúng 
B. Sai 
5.24. Chọn câu sai: Khi đặt Nội khí quản ở bệnh nhân có dạ dày đầy: để tránh nguy cơ hít chất 
ói mửa, ta có thể dùng Phương pháp đặt đầu cao 40 độ với các động tác sau: 
A. Cho bệnh nhân thở oxy 100% từ 3 – 5 phút 
B. Quay bàn hoặc giường cho đầu cao 40 độ 
C. Dùng thuốc ngủ và dãn cơ như qui trình gây mê 
D. Đứng lên bục cao để đặt Nội khí quản. Sau khi bơm túi hơi ống Nội khí quản, mới hạ 
đầu ngang trở lại. 
5.25. Chọn câu sai: Khi đặt Nội khí quản ở bệnh nhân có dạ dày đầy: để tránh nguy cơ hít chất 
ói mửa, ta có thể dùng Thủ thuật Sellick, với các động tác sau: 
A. Cho bệnh nhân thở oxy 100% 3 – 5 phút qua mặt nạ. 
B. Dùng thuốc ngủ và dãn cơ như qui trình gây mê. 
C. Khi luồn ống NKQ đồng thời nhờ người phụ dùng hai ngón tay ấn vào sụn nhẫn giáp 
về phía cột sống. 
D. Chỉ thôi ấn khi ống đã được luồn vào khí quản. 
5.1B, 5.2A, 5.3B, 5.4D, 5.5A, 5.6A, 5.7B, 5.8B, 5.9A, 5.10A, 5.11D, 5.12D, 5.13C, 5.14D, 
5.15D, 5.16D, 5.17B, 5.18B, 5.19B, 5.20D, 5.21D, 5.22C, 5.23A, 5.24B, 5.25D 
58 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tien_lam_sang_ve_cac_ky_nang_lam_sang_chuong_5_ky.pdf
Ebook liên quan