Bài giảng Trang trí hệ động lực tàu thuỷ - Trương Thanh Dũng

Tóm tắt Bài giảng Trang trí hệ động lực tàu thuỷ - Trương Thanh Dũng: ...ầm trục - Bộ ly hợp Hình 2.3 Hệ trục tàu khách 1.2 NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ HỆ TRỤC 2.1.1 Yêu cầu vị trí chân vịt Tùy theo yêu cầu loại tàu, loại hệ thống động lực, số đường trục mà quy định vị trí chân vịt. Bố trí chân vịt sao cho hiệu quả đẩy là cao nhất. Tránh gây rung động vỏ tàu, sức cản ph...ào ra ly hợp ở vòng quay nhất định. Nếu bộ ly hợp đảo chiều thì kết cấu động cơ đơn giản, thao tác thuận tiện b)Truyền động gián tiếp có bộ giảm tốc Giảm tốc bánh răng Giảm tốc thủy lực - Đặc điểm: Có thể dùng động cơ cao tốc quay một chiều Một tốc quay của động cơ có thể có nhiều tốc độ... Tại các bính nối ly hợp, khớp nối rãnh then... kích thước và trọng lượng các đoạn trục thay đổi , làm thay đổi nk giá trị nk thường thay đổi trong một khoảng.ơ5 g. Anh hưởng của vật liệu chế tạo trục Hệ số sai k. k= np Vòng quay chân vịt Để tăng tính bền của hệ trục : k ³ 15 ¸20% Đối v...

doc56 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Trang trí hệ động lực tàu thuỷ - Trương Thanh Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần trang bị thiết bị hâm sấy, máy lọc như ở hệ thống dầu nặng.
- Có nhiệt trị cao hơn nhiều so với dầu FO
- Giá thành cao gấp đôi so với dầu FO
- Quá trình chuẩn bị khởi động, manơ đơn giản. 
2. Hệ thống nhiên liệu nặng (HFO- Heavy Fuel Oil )
Các tàu hiện tại dùng cả nhiên liệu nặng cung cấp cho hoạt động của hệ thống các máy Diesel lai phát điện và máy chính lai chân vịt.
Đặc điểm nhiên liệu nặng (HFO) :
- Giá thành thấp 
- Chất lượng thấp (nhiệt trị QH thấp hơn DO)
-Tăng ăn mòn và mài mòn nhóm piston, cylinder
- Chất lượng dầu nhời giảm nhanh, yêu cầu cao
- Phải tiến hành gia nhiệt trước khi vào động cơ
- Một số chi tiết thường xuyên đóng cặn bẩn, vòi phun hay bị tắc.
- Hàm lượng lưu huỳnh cao sẽ tạo SO2 , H2O , H2SO4 gây ra mòn hóa học. Lượng tro lớn, khi cháy tạo cáu bẩn làm cho mài mòn cơ học tăng. Để trung hòa lượng H2SO4 tạo thành, dầu bôi trơn xilanh phải có hàm lượng KOH phù hợp để trung hòa H2SO4 do đó phải có thiết bị bôi trơn xylanh riêng (Lubricator).
Ở động cơ có patanh bàn trượt hệ thống bôi trơn xylanh được chế tạo độc lập với hệ thống bôi trơn tần hoàn cưỡng bức để tăng thời gian sử dụng của dầu LO tuần hoàn.
- Vòi phun được làm mát bằng dầu DO hay nước.
- Phải thiết kế hệ thống hàm sấy HFO.
 Nhiệt độ hâm dầu : Két đáy : 30 - 35oC
	 Trực nhật : 80 - 90oC
	 Két lắng : 60 - 70oC
	 Sau bộ hâm : 80 - 120oC
	Nhiên liệu từ két đáy được bơm chuyển về két lắng, được hâm sấy đến nhiệt độ cần thiết (phụ thuộc vào tỷ trọng) qua máy lọc và két trực nhật. Từ két trực nhật được bơm hút tuần hoàn, qua phin lọc thô, lọc tinh, tiếp tục qua gia nhiệt (hơi hoặc điện) đạt nhiệt độ yêu cầu, vào động cơ.
Lưu ý:
- Khi nhiệt độ nhiên liệu vào máy lọc quá cao nước bay hơi ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của máy lọc (trào dầu). Các tạp chất keo sẽ hoà tan vào nhiên liệu khó phân ly.
- Máy lọc được thiết kế phù hợp với loại nhiên liệu sử dụng của động cơ nên nhiệt độ tăng gây trào dầu, máy lọc hoạt động không bình thường.
- Sản lượng máy lọc thường bằng 4 ÷ 6 lần lượng nhiên liệu tiêu thụ của động cơ
- Động cơ 2 kỳ sau 1 thời gian hoạt động có hiện tượng tích tụ than ở các cửa hút, xả cuả động cơ làm các quá trình trao đổi khí xấu đi.Thực tế cho thấy nhiệt độ vách xy lanh càng cao hiện tượng tích tụ than càng giảm.
- Khi ma nơ, hành trình với phụ tải thay đổi trong luồng lạnh thường dùng nhiên liệu nhẹ DO thay cho HFO.
- Khi đổi dầu phải nghiệm chỉnh tuân theo quy trình, tránh đổi dầu đột ngột gây ứng xuất nhiệt các chi tiết động cơ. Dầu FO phải đủ nhiệt độ yêu cầu. Đổi nhiên liệu từ DO sang FO phải cần thiết bị hâm sấy ...
5.2.4. Tính toán hệ thống nhiên liệu
 Lượng nhiên liệu dự trữ trên tàu có quan hệ mật thiết với khả năng hành trình của tàu và suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ:
	B= BME +BAE + BO (Tấn)
Trong đó: 
	B: Lượng nhiên liệu dự trữ
 	BME: Lượng nhiên liệu động cơ chính tiêu thụ
	BAE: Lượng nhiên liệu mà các máy phụ tiêu thụ
	BO: Lượng nhiên liệu còn lại ở két (15 20% B)
Với (tấn)
GME: Lượng nhiên liệu mà máy chính tiêu thụ trong 1 giờ(Kg/h)
ge: Suất tiêu hao nhiên liệu có ích của động cơ (Kg/ BHP.h)
Ne: Công suất có ích của động cơ chính (BHP-Brake Horse Power)
t: thời gian hành trình của tàu(h)
Sơ đồ hệ thống nhiên liệu điển hình
Hình 5.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu ( hãng MANBW)
5.3 HỆ THỐNG BÔI TRƠN
5.3.1 Nhiệm vụ, chức năng của hệ thống
- Bôi trơn các cặp chi tiết ma sát, tạo thành màng dầu giữa các chi tiết
- Truyền tải một lượng nhiệt do ma sát tạo nên.
- Dự trữ, cung cấp, luân chuyển, phân ly và lọc sạch làm mát dầu bôi trơn ( LO - Lubrication Oil ).
5.3.2 Yêu cầu đối với hệ thống bôi trơn 
- Mỗi động cơ có một hệ thống bôi trơn độc lập
- Đảm bảo cung cấp dầu bôi trơn một cách liên tục, với áp lực cần thiết cho động cơ trong mọi điều kiện.
- Ap suất, nhiệt độ dầu bôi trơn trong hệ thống phải điều chỉnh được.
- Các thiết bị điều chỉnh làm việc tin cậy, đơn giản, dễ bảo trì
- Có các thiết bị làm sạch dầu : phin lọc , máy lọc (Filter; LO purifier...)
- Có các thiết bị hâm sấy dầu bôi trơn .
- Có các thiết bị chỉ bảo tin cậy: nhiệt kế, áp kế...
- Phin lọc phải thiết kế hai thân đảm bảo vệ sinh khi động cơ làm việc bình thường
- Có hệ thống tự động báo động khi áp lực dầu bôi trơn giảm.
5.3.3 Phân loại hệ thống bôi trơn
1. Hệ thống bôi trơn các te ướt
Đặc điểm:
Dầu bôi trơn được chứa trong các te của động cơ
Dầu bôi trơn xylanh dùng chung với bôi trơn các chi tiết khác bằng hệ thống bôi trơn tuần hoàn.
Nguyên lý hoạt động:
- Dầu từ các te được bơm hút qua phin lọc thô, phin lọc tinh, qua sinh hàn dầu nhờn rồi cấp vào động cơ.
- Dầu bôi trơn chứa trong các te tiếp xúc với khí cháy rò lọt từ xylanh nên mau bị biến chất; thời gian sử dụng giảm.
- Khi sóng gió làm việc kém ổn định do đó ít dùng cho động cơ có công suất cao mỗi khi thay dầu bôi trơn với khối lượng lớn . 
- Chi phí vận tải tăng. Thường dùng cho các Diesel lai máy phát, số ít dùng cho máy chính có công suất nhỏ.
2- Hệ thống bôi trơn các te khô 
- Dầu bôi trơn được chứa trong két lắng
- Máy lọc liên tục đem một phần dầu bôi trơn từ két lắng đi lọc sạch và lại đổ về két lắng. (Trước khi vào máy lọc được hâm sấy tới nhiệt độ cần thiết).
- Các bơm bánh răng có van an toàn. Cho phép dầu từ cửa đẩy về cửa hút khi áp lực quá lớn.
- Thường dùng cho hầu hết các động cơ công suất vừa và lớn.
3- Hệ thống cacte nửa khô
 Trên các tàu có động cơ chính công suất vừa và nhỏ, có bố trí thêm một két chứa phụ, độc lập với cacte. Khi động cơ làm việc bơm dầu đồng thời hút từ cacte, đồng thời hút từ két chứa đi bôi trơn và có một nhánh liên tục bơm dầu từ cacte về két chứa. Két chứa luôn chứa 1/3 lượng dầu luân chuyển trong hệ thống.
4- Hệ thống bơm dầu độc lập bôi trơn xylanh (Lubricator)
 Là thiết bị được lai trực tiếp từ động cơ chính cung cấp dầu bôi trơn định kỳ vào xylanh động cơ với lượng dầu nhất định trong một hành trình hoặc nhiều hành trình của piston
 Đặc điểm:
 Dầu bôi trơn có chất lượng cao khác dầu tuần hoàn
Khi khởi động hay via máy phải tiến hành bơm cưỡng bức bằng tay.
Ap lực đẩy cao 80 - 250KG/cm2
 Có van một chiều ngăn khí cháy rò lọt vào hệ thống 
 Mỗi xylanh có thể bố trí nhiều bơm. 
Hình 5.2 Sơ đồ hệ thốngbôi trơn xi lanh ( hãng MANBW)
Hình 5.3 Sơ đồ hệ thống bôi trơn tuần hoàn ( hãng MANBW)
4. Tính toán hệ thống bôi trơn:
Suất tiêu hao dầu nhờn trong hệ thống(gd):
	 (Kg/h.ml)
Trong đó H: hệ số dự trư (1,5 3)
 Cd: Tỷ nhiệt của dầu(Kcal/Kg oC)
	 t: độ chênh nhiệt độ vào ra sinh hàn (0C)
 Qd: Nhiệt lượng dầu truyền cho nước (kcal/h)
 	 Vd: Lượng dầu đi qua sinh hàn trong 1 giờ(l/h)
 	 : Trọng lượng riêng của dầu(Kg/m3)
Năng suất của bơm dầu tuần hoàn:
	Qp = gd.Nc (lit/h)
	Nc : công suất có ích của motơ (ml)
Hệ số tuần hoàn của hệ thống (z): 
	Go : Lượng dầu luân chuyển trong hệ thống ,
 G : Sản lượng của bơm tuần hoàn
Khi hệ số tuần hoàn của hệ thống tăng, thời gian lắng của dầu giảm, dầu chứa nhiều bột biến chất nhanh, thời gian sử dụng ngắn cần tăng Go
 z = 10 15 với tàu hàng ,
	 z = 40 50 với tàu quân sự
5.4 HỆ THỐNG LÀM MÁT
5.4.1 Nhiệm vụ
-Làm mát động cơ, động cơ phụ, máy nén khí, gối trục chân vịt, một số thiết bị truyền động, hợp giảm tốc, và các thiết bị trao đổi nhiệt.
-Công chất làm mát thường là nước ngọt (FW - Fresh Water) hay nước biển (SW - Sea Water).
-Làm mát piston có thể bằng nước hay dầu nhờn (LO), làm mát vòi phun có thể bằng nước hay nhiên liệu nhẹ (DO).
-Làm mát xi lanh động cơ thường bằng nước và có hai loại hệ thống :
 1. Hệ thống làm mát trực tiếp hay hệ thống làm mát hở ( Open System)
 2. Hệ thống lam mát gián tiếp hay hệ thống làm mát kín ( Closed System)
5.4.2 Yêu cầu đối với hệ thống làm mát
Giới hạn nhiệt độ nước làm mát ra khỏi động cơ.
 	Nước biển: t = 50 ÷ 55oC
 	 	Nước ngọt: t = 80 ÷ 90oC 
 Có phạm vi điều chỉnh lớn, an toàn, tin cậy.
 Có thiết bị sấy hơi, thổi khí các van thông biển.
 Có van thông đáy và hai van thông mạn.
 Có bố trí các thiết bị chống ăn mòn điện hóa .
 Có bơm dự phòng làm mát nước ngọt, nước biển có sản lượng tương đương 
Hệ thống bố trí sao cho tiện lợi khi chuyển đổi lẫn nhau, vệ sinh, sửa chữa dễ dàng...
5.4.3 Hệ thống làm mát điển hình
1. Hệ thống nước biển làm mát (Seawater cooling system).
Nước biển được bơm (2) hút từ các van thông mạn (1) và đưa tới tất cả các sinh hàn của máy chính, máy đèn và đổ ra mạn.
Khi máy chính (ME) không hoạt động. Dùng bơm (4) hút nước từ các van thông biển (1) đi làm mát các sinh hàn của máy đèn (GE) và các thiết bị khác.
Trong hệ thống, tất cả các thiết bị, sinh hàn, phải được chế tạo bằng các vật liệu chống ăn mòn của nước biển, các thiết bị phải gắn thêm kẽm chống ăn mòn (Zn).
Van điều chỉnh nhiệt độ (3) duy trì nhiệt độ vào các thiết bị và động cơ không nhỏ hơn 10oC.
Hình 5.4 Sơ đồ hệ thống nước biển làm mát ( hãng MANBW)
1.Van thông biển	6.Sinh hàn dầu nhờn
2.Bơm nước biển	7.Sinh hàn khí tăng áp
3.Van điều tiết nhiệt độ	8.Sinh hàn nước ngọt
4. Bơm nước biển (làm việc khi tàu trong cảng)	9.Sinh hàn dầu nhờn (bôi trơn 
5. Van một chiều	 trục cam)
2.Hệ thống nước ngọt làm mát cho xi lanh (Jacket water cooling system)
Hình 5.5 Sơ đồ hệ thống nước ngọt làm mát ( hãng MANBW)
1.Bơm nước ngọt làm mát	5.Bình tách khí
2.Bầu hâm cho máy phân ly	6.Két giãn nở
3.Sinh hàn nước ngọt	A. Van mở khi tàu trên biển,đóng khi ở cảng
4. Van điều tiết nhiệt độ	B. Van đóng khi tàu trên biển,mở khi ở cảng
	Bơm nước ngọt (1) có nhiệm vụ luân chuyển liên tục nước ngọt qua sinh hàn nước ngọt (2) vào làm mát cho động cơ động cơ. Nước làm mát ra khỏi máy chính ME đưa tới thiết bị chưng cất nước ngọt (2) và đến sinh hàn (3), bầu tách hơi (5) trở lại bơm (1) .
Két giãn nở (6) có nhiệm vụ duy trì áp lực ổn định trước bơm (1), đồng thơì là nơi tách các bọt khí, hơi nước lẫn trong hệ thống và bổ xung các chất chống cáu cặn thường xuyên có trong thành phần của nước ngọt tuần hoàn và bổ xung nước ngọt cho hệ thống.

 Nước biển được bơm nước biển hút từ van thông biển vào làm mát các sinh hàn (Dầu nhờn, gió tăng áp, sinh hàn nước ngọt) sau đó đi ra mạn.
Đặc điểm hệ thống:
- Phạm vi điều chỉnh lớn, ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, vùng biển hoạt động. Nhiệt độ ra khỏi động cơ cao.
- Độ tin cậy cao, tăng tuổi thọ thiết bị vàđộng cơ.
- Hiệu xuất nhiệt động cơ tăng.
- Khá cồng kềnh phức tạp.
3. Hệ thống làm mát trung tâm (Central cooling water system)
Ở hệ thông làm mát trung tâm, mạch nước biển vào làm mát cho sinh hàn trung tâm và sinh hàn nước ngọt làm mát xi lanh. Hệ thống nước ngọt làm mát tuần hoàn bao gồm hai mạch chính , mạch nhiệt độ cao và mạch nhiệt độ thấp.
 	Mạch nước ngọt nhiệt độ cao làm mát cho xi lanh động cơ chính và cung cấp nhiệt cho máy chưng cất.
	Mạch nước ngọt nhiệt độ thấp làm mát cho sinh hàn dầu bôi trơn , sinh hàn khí tăng áp của máy chính và toàn bộ các máy phụ của hệ động lực.	 
Hình 5.6 Sơ đồ hệ thống làm mát trung tâm (hãng MANBW)
A. Van mở khi tàu chạy trên biển,đóng khi tàu ở cảng
B. Van đóng khi tàu chạy trên biển,mở khi tàu ở cảng
5.4.5 Tính toán hệ thống làm mát
Bơm làm mát
Sản lượng của bơm nước biển:
 Đối với hệ thống làm mát trực tiếp
	 (kg/h)
Trong đó:
Q0: Nhiệt lượng nước làm mát lấy từ động cơ (kcal/h)
Qd: Nhiệt lượng do dầu bôi trơn toả ra (kcal/kg 0C)
Cn, Cd: Tỉ nhiệt của nước làm mát và dầu bôi trơn (kcal/kg 0C)
tn', tn": Nhiệt độ nước làm mát vào ra động cơ (0C)
td', td": Nhiệt độ bôi trơn vào ra sinh hàn (0C)
 - Đối với hệ thống làm mát gián tiếp
	 (kg/h)
Trong đó:
Qnn: Nhiệt lượng nước ngọt toả ra cho nước biển (kcal/h)
Qd: Nhiệt lượng do dầu bôi trơn toả ra (kcal/kg 0C)
Cn, Cd: Tỉ nhiệt của nước biển và dầu bôi trơn (kcal/kg 0C)
tn', tn": Nhiệt độ nước biển (0C)
td', td": Nhiệt độ bôi trơn vào ra sinh hàn (0C)
 Sản lượng của bơm nước ngọt:
	 (kg/h)
Trong đó:
Q0: Nhiệt lượng do động cơ toả ra (kcal/h)
Cnn: Tỉ nhiệt của nước làm mát (kcal/kg 0C)
t1, t2: Nhiệt độ vào ra khỏi động cơ (0C)
5.5 HỆ THỐNG KHÔNG KHÍ NÉN
 5.5.1 Nhiệm vụ hệ thống
- Cung cấp không khí nén áp suất cao (30 ÷ 50 bar) để khởi động máy chính , máy đèn , quay các môtơ nâng hạ xuồng cứu sinh...
- Cung cấp khí nén áp suất thấp (5÷9bar ) cho các hệ thống tự động điều khiển, hệ thống còi, hệ thống gió vệ sinh. 
- Cung cấp khí nén cho hộp van thông biển, sửa chữa...
5.5.2 Yêu cầu
 -Phải đảm bảo cho động cơ khởi động, đảo chiều, khởi động các động cơ bất cứ thời điểm nào.
-Trên chai gió, các máy nén phải lắp đặt các van an toàn .
-Các chai gió phải có van xả nước. Sau máy nén có thiết bị tách dầu, nước.
5.5.3 Sơ đồ hệ thống không khí nén
a. Sơ đồ: (Hình vẽ 5.7).
b. Hoạt động:
- Hai máy nén (1) khởi động tự động , duy trì áp lực khí trong chai gió(2) không thay đổi , bảo đảm đủ áp suất yêu cầu .
- Máy chính (ME) được cung cấp không khí trực tiếp từ chai gió (2) để khởi động cơ.
- Van giảm áp (7) cung cấp khí giảm áp cho hệ thống điều khiển máy chính (Manơ) và không khí cho hệ thống sự cố...
- Gió khởi động cho máy đèn (GE) cũng được cung cấp từ hai chai gió (2), qua van giảm áp (4) phù hợp với động cơ.
- Máy nén sự cố (5) với một chai gió khởi động được lắp đặt để khởi động khẩn cấp máy đèn GE.
	- Bầu tách nước, dầu (6) hạn chế độ ẩm trong khí nén.
	- Đường (7) dẫn tới thiết bị kiểm tra vòi phun.
	- Trạm giảm áp (3) cung cấp cho:
+ Hệ thống thổi khí các van thông nhau
+ Sửa chữa
+ Vệ sinh
+ Gió còi
+ Xuồng cứu sinh (nếu dùng moto khí nén)
+ Hệ thống nước ngọt sinh hoạt (bình tích năng) 
Hình 5.7 Sơ đồ hệ thống khí khởi động ( hãng MANBW)
1.Máy nén khí	5.Máy nékhí sự cố
2.Chai gió khởi động	6.Thiết bị tách dầu & nước
3.Trạm khí giảm áp	7.Khí tới hệ thống nhiên liệu
4.Van giảm áp
5.6 BỐ TRÍ BUỒNG MÁY TÀU THUỶ
5.6.1	V? trí bu?ng máy 
Việc bố trí buồng máy trên tàu đảm bảo tối ưu về không gian, trọng lượng trang thiết bị độ tin cậy trong sử dụng , thuận lợi trong sửa chữa bảo dưỡng hệ động lực.
Hiện nay, thông thường buồng máy được bố trí một khoang ở giữa hoặc phía đuôi tàu.
5.6.2	Bố trí các trang thiết bị trong buồng máy
Các thiết bị của hệ động lực tàu thuỷ hầu hết được bố trí trong buồng máy tàu thuỷ . Việc bố trí các thiêt bị trong buồng máy theo một số yêu cầu cơ bản về phân bố các thiết bị như sau:
 - Các thiết bị động lực tàu thuỷ được bố trí vào một khoang chung gọi là buồng máy ( Engine room) . Khoang này không có tường chắn hay vách ngăn để dễ quan sát, tiếp cận với tất cả các thiết bị.
 - Trạm điều khiển phải đặt ở vị trí trung tâm bên trong hay ngay phía trên buồng máy và có thể quan sát rộng khắp các thiết bị phân bố trong khoang. Trạm phải được cách âm và đủ ánh sáng. Đồng hồ đo và các đèn báo tín hiệu trên bàn điều khiển phải được ghi tên và chức năng chính.
- Từ buồng máy lên boong tàu phải có ít nhất 2 đường chính ở hai phía thành tàu. Bậc phải đủ rộng và có gân chống trượt. Thang không quá dốc và phải có hai tay vịn vững chắc.
- Cấu trúc của boong tàu và cơ cấu hạ tầng phải bảo đảm cẩu ra, vào buồng máy các thiết bị động lực để lắp đặt và sửa chữa thay thế.
- Sự phân bố các thiết bị trong buồng máy phải gọn, thuận tiện cho việc đi lại để kiểm tra, sử dụng và sửa chữa.
- Trong trang bị với một động cơ chính, động cơ phải được đặt trong mặt phẳng chính của tàu. Nếu hai động cơ, hai động cơ phải lắp gần nhau, song song và đối xứng qua mặt phẳng chính của tàu.
- Các hệ thống và các thiết bị phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho động cơ chính và các đông cơ lai máy phát điện phải được phân bố gần xung quanh để giảm chiều dài của các ống dẫn
- Các thiết bị đặc chủng cần phải theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên nên bố trí gần trạm điều khiển trung tâm.
- Để bảo đảm an toàn trong sử dụng khí nén khởi động được đặt thành nhóm dựng đứng hay đặt nghiêng so với mặt sàn ở sát thành hay vách ngăn của buồng máy. Bình khí nén kiểu ống góp có thể treo dưới boong hay sàn tàu.
- Két làm mát dầu và nước, các thiết bị hâm nóng, các máy phân ly dầu và nhiên liệu cũng thường đặt ở gần các vách ngăn và thành tàu.
- Buồng máy phải được trang bị cẩu nâng-hạ hay palăng di chuyển. Tải trọng tính toán cẩu phải đảm bảo nâng-hạ vật nặng nhất trong buồng máy
- Buồng máy phải có hệ thống thông gió tự nhiên hay nhân tạo, bảo đảm điều kiện làm việc bình thường của máy móc và nhân viên phục vụ.
- Buồng máy phải đủ sáng để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
- Đường thông tối thiểu giữa các thiết bị với nhau va với vách ngăn không nhỏ quá kích thước theo quy định . 
- Máy móc và các thiết bị phải được gia cố chắc, làm việc tin cậy và an toàn trong mọi điều kiện khia tác của tàu.
- Trong các hệ thống động lực như làm mát và bôi trơn, ngoài các thiết bị chính như bơm nước, bơm dầu cầc bố trí song song bơm dự phòng để đề phòng sự cố cần làm việc thay thế.
- Trong hệ thống làm mát và bôi trơn cần trang bị van điều chỉnh nhiệt độ, bảo đảm nhiệt độ và nước ổn định ở các chế độ sử dụng.
-Trong buồng máy phải xem xet các phương tiện phòng chống cháy nổ có hiệu lực nhằm ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra.
-Phân bố các thiết bị động lực trên tàu phải bảo đảm tính thăng bằng và tính cơ động của tàu. 
Hình 5.8 Các thiết bị trong buồng máy tàu thuỷ.:
1.Máy chính (M/E)
2.Máy đèn (G/E) 
3.Máy phát do tua bin lai
4. Bơm cấp dầu bôi trơn
5. Phin lọc dầu bôi trơn
6. Bơm dầu tuần hoàn dầu bôi trơn
7. Thiết bị bay hơi
8. Bơm nước biển làm mát
9. Bơm nước ngọt làm mát máy chính
10. Bơm nước biển làm mát máy phụ
11. Bơm nước ngọt làm mát máy phụ
12.Bơm nước ngưng cho máy chưng cất nước ngọt
13. Bơm chân không cho máy chưng cất nước ngọt
14. Bơm nước làm mát cho bầu ngưng máy chưng cất nước ngọt 
15.Bơm
16. Bơm vận chuyển dầu đốt
17.Bơm la canh
18.Bơm tuần hoàn dầu đốt
19.Bơm và lọc tinh dầu bôi trơn làm kín cán Piston
20.Máy lọc ly tâm dầu nhẹ (DO)
21. Máy lọc ly tâm dầu nhờn (LO)
22. Máy lọc ly tâm dầu nhẹ (DO)
23.Bầu hâm dầu nhờn (LO)
24.Máy lọc ly tâm dầu nặng (FO)
25.Bầu hâm dầu nặng (FO)
26.Két hydrophore nước ngọt
27.Máy nén khí
28 Két áp lực nước biển
29.Bơm hydrophore nước biển
30.Máy nén khí
31.Hộp điện thoại
32.Bơm hydrophore nước ngọt
33.Két nước nóng
34.Bơm nước làm mát cho máy điều hoà không khí
35. Bơm nước làm mát cho máy lạnh thực phẩm
36.Bơm Ballast
37.Chai gió khởi động cho máy đèn
38.Bơm cứu hoả, tổng hợp
39.Bơm dầu nhờn làm mát
40.Bảng điện chính
41.Dàn bay hơi máy điều hoà không khí
42.Máy phân ly dầu nước
43.Quạt gió sự cố
44.Két chứa dầu bôi trơn
45.Bầu hâm
46.Chai gió khởi động máy chính.
47.Két dầu bôi trơn tua bin tăng áp
48. Két chứa dầu bôi trơn tua bin tăng áp
49.Quạt thông gió buông máy
50.Két giãn nở của hệt thông nước ngọt làm mát
51.Bâu tiêu âm khí xả
52.Nồi hơi khí xả
53.Cửa thông hơi
54.Nồi hơi phụ (đốt dầu)
55.Két nước ngọt bổ sung
56.Bộ hâm nước
57.Bộ hâm dầu nồi hơi
58. Két dầu nồi hơi
59.Két nước
60.Trục chân vịt
61.Sinh hàn nước ngọt
62.Sinh hàn dầu bôi trơn
Hình trên giới thiệu một sơ đồ bố trí các trang thiết bị của hệ động lực tàu chở hàng trọng tải lớn gồm 1 động cơ chính truyền động trực tiếp lai chân vịt định bước. Nguồn điện được cung cấp bởi ba máy phát do động cơ Diesel lai và một máy phát do tua bin hơi lai sử dụng hơi của nồi hơi phụ và nồi hơi kinh tế.
Ngoài ra còn bao gồm các thiết bị khác nhằm phục vụ cho hoạt động của hệ động lực con tàu thuyền viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trang trí hệ động lực tàu thủy-Tác giả KS.MT Đồng Quang Mạnh (Chủ biên) - Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.1995
2. Đặng Hộ - Thiết kế trang trí động lực tàu thủy. Nhà xuất bản Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. 1986 (2 tập)
3. PGS-TS Phạm Văn Thể - Trang bị động lực Diêzen tàu thuỷ- NXB khoa học và kỹ thuật. 2006
4. Lê Xuân Ôn và các tác giả khác. Thiết bị năng lượng tàu thủy. Nhà xuất bản Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.1992.
5. TCVN 6259-3 : 2003 - Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép. Phần 3-Hệ thống máy tàu. 
6. Các tài liệu kỹ thuật của hệ động lực trên các đội tàu biển.
7. Marine engine driving - Trust Publication - Western Australia. 
8. Christen Knak -Diesel Motor Ships' Engines and Machinery- Marine Management (Holding) Ltd. 1990
9. Diploma in marine surveying 2002/2003 - Informa UK Limited, 2003

File đính kèm:

  • docbai_giang_trang_tri_he_dong_luc_tau_thuy_truong_thanh_dung.doc