Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 13: Ý thức xã hội

Tóm tắt Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 13: Ý thức xã hội: ...ng hằng". Plato (430-349 tr.CN, triết gia Hy Lạp) "Nếu có ai đó tìm kiếm từ cuộc sống tốt đẹp một cái gì vượt qúa chính nó, thì đó không phải là cuộc sống tốt đẹp mà anh ta đang tìm kiếm". Plotinus (204-269, triết gia Hy Lạp cổ đại cuối cùng) Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.3.2. Ý thức pháp quy...liên miên chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc hay yên bình vĩnh viễn". "Người với người là chó sói". "Những động cơ là những nguyên nhân được kinh nghiệm từ bên trong". Johann Gottlieb Fichte (1762-1814, triết gia Đức): sống là hành động, đạo đức là thực tại tối hậu. Chương 13 Ý ... do ý chí sinh ra cả thiện lẫn ác. "Linh hồn là tấm gương của một vũ trụ bất hoại". "Tại sao lại có một cái gì thay vì không có gì cả". Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI Friedrich Nietzsche (1844-1900, triết gia Đức): Cuộc đời này đầy rẫy khổ đau và tranh đấu, nó bị lôi cuốn bởi một sức mạnh mà ta...

pdf45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 13: Ý thức xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
!!!
"Bằng thái độ hoài nghi thoạt tiên chúng ta lưỡng lự 
trong phán đoán, nhưng sau đó chúng ta hết băn 
khoăn".
Sextus Empiricus (thế kỷ III)
Đại biểu của chủ nghĩa hoài nghi (Pyrrhonism): Pyrrho 
(365-270 tr.CN), Timon (320-230 tr.CN), Arcesilaus 
(315-240 tr.CN), David Hume (thế kỷ XVIII).
Xuất phát điểm: sự khác biệt giữa các ý kiến.
Hai bước của chủ nghĩa hoài nghi: 1, trưng dẫn luận 
chứng của cả hai phía. 2, bác bỏ tất cả.
!!!
"Những câu hỏi do Epicurus * đặt ra vẫn chưa được trả 
lời. Phải chăng ngài (Chúa Trời) muốn ngăn chặn cái 
ác nhưng không thể? Vậy thì ngài bất lực? Phải 
chăng ngài có khả năng nhưng không muốn làm thế? 
Vậy thì ngài có ác ý? Ngài vừa có khả năng vừa có 
thiện chí? Vậy thì cái ác từ đâu ra?".
David Hume (1711-1776, triết gia Anh)
* Epicurus (341-270 tr.CN): người sáng lập trường phái khoái lạc.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.1. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
13.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội: sinh hoạt vật chất và những điều kiện 
sinh hoạt vật chất của xã hội, với hai loại mối quan 
hệ- quan hệ giữa con người với con người, quan hệ 
giữa con người với tự nhiên.
Bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất, 
điều kiện tự nhiên, dân số, môi trường.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.1.2. Khái niệm, kết cấu ý thức xã hội
Ý thức xã hội: mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao 
gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm 
trạng, truyền thống nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản 
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.
(Phân biệt với ý thức cá nhân).
Kết cấu:
- Từ góc độ trình độ, có ý thức xã hội thông thường và 
ý thức lý luận: 
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
+ Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, quan 
niệm của con người hình thành trực tiếp trong hoạt 
động thực tiễn hằng ngày.
+ Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được 
hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã 
hội, được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm 
trù, quy luật.
- Từ góc độ nội dung, có tâm lý xã hội và hệ tư tưởng 
xã hội:
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
+ Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước 
muốn, thói quen, tập quán của một bộ phận xã hội 
hoặc toàn xã hội, hình thành dưới ảnh hưởng trực 
tiếp của đời sống hằng ngày và phản ánh đời sống 
đó.
+ Hệ tư tưởng xã hội là trình độ cao của ý thức xã 
hội, được hình thành ở trình độ khái quát, lý luận và 
có tính hệ thống.
(Phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không 
khoa học).
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.1.3. Tính giai cấp của ý thức xã hội
Biểu hiện ở tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội, mỗi 
giai cấp đều có những đặc trưng.
Ở trình độ hệ tư tưởng, tính giai cấp biểu hiện sâu sắc 
hơn.
Bên cạnh đó, ý thức xã hội còn mang đặc trưng của 
dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác tạo thành 
truyền thống dân tộc.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ 
Ý THỨC XÃ HỘI
13.2.1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do 
tồn tại xã hội quyết định
Đời sống tinh thần của xã hội hình thành, phát triển 
trên cơ sở đời sống vật chất.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại nào, ý 
thức ấy.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.2.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Thường lạc hậu so với tồn tại xã hội (do tốc độ phản 
ánh chậm hơn sự phát triển của tồn tại xã hội; sức 
mạnh của thói quen, tâm lý, bảo thủ, lạc hậu, sức ỳ; 
luôn gắn với lợi ích giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội).
Có thể vượt trước tồn tại xã hội (phản ánh vượt trước).
Có tính kế thừa.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội.
Tác động trở lại tồn tại xã hội.
!!!
"Con người sẽ bị lừa nếu họ nghĩ rằng họ tự do".
Benedict Spinoza (1632-1677, triết gia Hà Lan)
"Có hai loại chân lý: chân lý của lý trí và chân lý của sự 
kiện".
Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716, triết gia Đức)
"Thiên nhiên chưa bao giờ tạo ra cái gì trung tính hoặc 
vô dụng".
John Locke (1632-1704, triết gia Anh)
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.3. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
Hình thái ý thức xã hội: những hình thức tồn tại của ý 
thức xã hội, có tác động qua lại lẫn nhau.
Có 6 hình thái ý thức xã hội.
13.3.1. Ý thức chính trị
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, phản ánh các 
quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, 
các dân tộc, các quốc gia, cũng như thái độ của các 
giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Đặc trưng: thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích 
giai cấp.
Cấu trúc của ý thức chính trị: hệ tư tưởng chính trị (của 
giai cấp thống trị và các giai cấp khác), các quan 
điểm chính trị, tâm lý chính trị.
Hệ tư tưởng chính trị thể hiện ở chính cương, đường lối, 
chính sách của các chính đảng, ở luật pháp, chính 
sách của nhà nước. 
Hệ tư tưởng chính trị gắn liền với một tổ chức chính trị 
(chính đảng), do các nhà tư tưởng xây dựng.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Chính đảng: đảng chính trị, đại diện cho một giai cấp 
với hệ tư tưởng chính trị độc lập.
Sự tác động của ý thức chính trị, đặc biệt là hệ tư 
tưởng chính trị của giai cấp thống trị đối với đời sống 
tinh thần xã hội.
Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị được áp đặt 
làm hệ tư tưởng chính trị của toàn xã hội.
Phân biệt ý thức chính trị và chính trị.
Cuộc đấu tranh ý thức hệ có tính giai cấp trong lịch sử 
và việc tranh giành quyền lực nhà nước.
!!!
"Mọi thứ đều biến đổi, không có gì thường hằng".
Plato (430-349 tr.CN, triết gia Hy Lạp)
"Nếu có ai đó tìm kiếm từ cuộc sống tốt đẹp một cái gì 
vượt qúa chính nó, thì đó không phải là cuộc sống tốt 
đẹp mà anh ta đang tìm kiếm".
Plotinus (204-269, triết gia Hy Lạp cổ đại cuối cùng)
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.3.2. Ý thức pháp quyền
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn 
bộ các tư tưởng, quan điểm về bản chất, vai trò của 
pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các 
tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và 
không hợp pháp của hành vi.
Phân biệt ý thức pháp quyền và pháp luật.
Pháp luật: sự thể chế hóa ý chí của giai cấp thống trị 
lên toàn bộ xã hội.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước, là công cụ 
để nhà nước thống nhất quản lý xã hội.
Khác với đạo đức có tính quy ước và được điều chỉnh 
bởi dư luận, pháp luật có tính cưỡng bức và được 
điều chỉnh bởi các cơ quan quyền lực nhà nước.
Cấu trúc của ý thức pháp quyền: hệ tư tưởng pháp 
quyền, các quan điểm pháp quyền, tâm lý pháp 
quyền.
Hệ tư tưởng pháp quyền của giai cấp thống trị được áp 
đặt lên toàn xã hội.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.3.3. Ý thức đạo đức
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn 
bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương 
tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và về 
những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử 
giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân 
trong xã hội; chúng được thực hiện bởi niềm tin và 
tình cảm cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của 
dư luận xã hội.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Cấu trúc: hệ thống tri thức đạo đức (giá trị và định 
hướng giá trị), lý tưởng đạo đức, tình cảm đạo đức.
Tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng nhất. Giáo 
dục đạo đức phải thông qua tình cảm đạo đức.
Phân biệt ý thức đạo đức, đạo đức, luân lý và đạo đức 
học.
Vấn đề nhân cách và lối sống:
- Nhân cách: bộ mặt tinh thần toàn vẹn của cá nhân.
- Lối sống: các hoạt động sống hàng ngày.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
BA QUAN ĐIỂM VỀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẠO ĐỨC
1. Phủ nhận tác động tích cực của cơ chế thị trường đối 
với đạo đức: nguyên tắc thị trường (tính tất yếu kinh 
tế) không đồng nhất với nguyên tắc đạo đức.
2. Khẳng định tính tích cực hoàn toàn của cơ chế thị 
trường đối với đạo đức: thị trường có tính trật tự hợp 
lý nên tồn tại được, nó phục vụ lợi ích của số đông, 
và hạnh phúc lớn nhất của đa số là mục đích của con 
người (lượng hóa hạnh phúc bằng tiền).
Nghĩa vụ luận của Immanuel Kant.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
3. Cơ chế thị trường có tác động hai mặt đối với đạo 
đức:
- Mặt hạn chế: khuynh hướng lợi ích, ích kỷ và tư lợi, 
thói quen hãnh tiến phô trương, bất công xã hội, 
biến người khác thành phương tiện phục vụ cho lợi 
ích cá nhân.
- Mặt tích cực: một số nguyên tắc của thị trường được 
áp dụng một cách tự giác sẽ trở thành những giá trị 
đạo đức (giữ chữ tín, tinh thần phục vụ), hình thành 
và phát triển nhân cách độc lập sáng tạo.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC
Socrates (470-399 tr.CN): hãy trung thực với chính 
mình.
Aristotle (384-322 tr.CN) và nguyên lý dung hòa: đức 
hạnh là trung điểm giữa hai cực đoan mà cực nào 
cũng sai lầm. Cần một nhân cách cân bằng.
Chẳng hạn: hào phóng là sự dung hòa giữa hoang 
phí và bủn xỉn. Can đảm là trung độ giữa liều lĩnh và 
hèn nhát. Lòng tự trọng đứng giữa trơ trẽn và bẽn 
lẽn. Tự tin nằm giữa tự cao và tự ti.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Arthur Schopenhauer (1788-1860, triết gia Ba Lan)
"Chừng nào chúng ta còn ham muốn với những hy vọng 
và sợ hãi liên miên chúng ta sẽ không bao giờ tìm 
thấy hạnh phúc hay yên bình vĩnh viễn".
"Người với người là chó sói".
"Những động cơ là những nguyên nhân được kinh 
nghiệm từ bên trong".
Johann Gottlieb Fichte (1762-1814, triết gia Đức): 
sống là hành động, đạo đức là thực tại tối hậu.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.3.4. Ý thức thẩm mỹ
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, là toàn bộ 
những quan niệm về hiện thực cuộc sống được xây 
dựng dưới hình thức các biểu tượng nghệ thuật được 
khái quát một cách sinh động và cụ thể, phản ánh 
đời sống xã hội và dấu ấn cá nhân.
Phân biệt ý thức thẩm mỹ, nghệ thuật.
Nghệ thuật: hình thức biểu hiện, thể chế hóa ý thức 
thẩm mỹ (hội hoạ, âm nhạc, văn học, kiến trúc).
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Nội dung của ý thức thẩm mỹ: 
cái đẹp, 
cái anh hùng, 
cái cao thượng, 
cái hài, 
cái bi.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT
Plato (430-349 tr.CN) và mối ác cảm với nghệ thuật:
- Mục đích tối hậu của cuộc sống là phải xuyên qua bề 
mặt của mọi sự vật để thâm nhập thực tại ẩn dưới.
- Cần phải nhìn thấu suốt những sự vật phù du tạo 
dựng nên thế giới của các giác quan, phải giải thoát 
khỏi sự hấp dẫn của chúng.
- Mọi thứ nghệ thuật đều là lừa dối, và là cạm bẫy đối 
với linh hồn. Bức bích hoạ La Mã về khu vườn tưởng 
tượng trên tường một ngôi biệt thự.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Aristotle (384-322 tr.CN, triết gia Hy Lạp) 
"Thi ca mang nhiều tính triết học và đáng được chú tâm 
nghiêm túc hơn cả lịch sử".
Arthur Schopenhauer (1788-1860, triết gia Ba Lan): 
nghệ thuật là sự giải thoát chúng ta khỏi sự cầm tù 
của thế giới này, cái khung nghiêm khắc của ý chí mà 
trên đó con người bị căng ra suốt đời bỗng dãn ra 
nhờ nghệ thuật, thoát khỏi sự tra tấn của hiện hữu 
để chiêm nghiệm một vương quốc khác tách khỏi 
không gian và thời gian.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.3.5. Ý thức tôn giáo
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh 
thế giới một cách hư ảo, thông qua hệ thống những 
thế lực siêu nhiên và niềm tin đương nhiên.
Bao gồm:
- Tâm lý tôn giáo: tâm trạng, thói quen của quần chúng 
về tín ngưỡng tôn giáo.
- Hệ tư tưởng tôn giáo: hệ thống giáo lý, triết lý của tôn 
giáo.
Phân biệt ý thức tôn giáo, tôn giáo và thần học.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
CÁC QUAN ĐIỂM VỀ THƯỢNG ĐẾ TRONG LỊCH SỬ
Xenophanes (nửa cuối thế kỷ VI tr.CN): 
"Những người Ethiops nói rằng các vị thần của họ mũi 
tẹt và da đen. Trong khi đó những người Thrace nói 
các vị thần của họ mắt xanh và tóc đỏ.
Song nếu trâu bò hay sư tử hay ngựa có tay và có thể 
vẽ, thì ngựa sẽ vẽ các vị thần của chúng giống như 
ngựa, và trâu bò vẽ các vị thần như trâu bò và lúc ấy 
mỗi loài sẽ tạo nên hình dáng các vị thần giống hệt 
với hình dáng mỗi loài".
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
"Ý thức về Thượng đế là sự tự ý thức của con người, sự 
nhận thức Thượng đế là sự tự nhận thức của con 
người (). Cái mà con người cho là Thượng đế, đấy 
chính là tinh thần, tâm hồn của con người, và cái gọi 
là tinh thần, là tâm hồn, trái tim con người, đấy chính 
là Thượng đế: Thượng đế là cái bên trong đã được 
phơi bày, là cái tự thân đã được biểu hiện của con 
người".
Ludwig Feuerbach (1804-1872, triết gia Đức), 
Bản chất của Cơ đốc giáo (1841)
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Benedict Spinoza (1632-1677, triết gia Hà Lan) và 
phiếm thần luận: Thượng đế không tồn tại trong vũ 
trụ hay ngoài vũ trụ, mà Thượng đế chính là vũ trụ.
Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716, triết gia 
Đức): Thượng đế sáng tạo ra thế giới, một thế giới 
toàn hảo, vì thế có tự do ý chí. Nhưng chính tự do ý 
chí sinh ra cả thiện lẫn ác. 
"Linh hồn là tấm gương của một vũ trụ bất hoại".
"Tại sao lại có một cái gì thay vì không có gì cả".
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Friedrich Nietzsche (1844-1900, triết gia Đức): 
Cuộc đời này đầy rẫy khổ đau và tranh đấu, nó bị lôi 
cuốn bởi một sức mạnh mà ta gọi là lý trí. 
Mỗi người phải biết nói vâng với cuộc sống, sống tận 
lực, sống cho thỏa chí của mình, dám sống, thách 
thức sự xung đột.
"Hãy dám trở nên chính mình".
"Thượng đế đã chết".
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
BA CHỨNG LÝ VỀ SỰ HIỆN HỮU CỦA THƯỢNG ĐẾ 
TRONG LỊCH SỬ
Chứng lý cứu cánh luận (mục đích): mọi sự vật hiện 
tượng trong vũ trụ đều vận động theo một qũy đạo 
có thể đoán trước, hướng theo một mục đích nào đó.
Chứng lý vũ trụ luận: vũ trụ không thể tự sinh thành 
mà phải có sự sáng tạo ra nó.
Chứng lý hữu thể luận: tưởng tượng về một hữu thể 
toàn hảo nhất, và toàn hảo phải bao gồm trong đó 
sự tồn tại.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN
Đạo Kitô: tội tổ tông truyền, Chúa ba ngôi.
- Thiên Chúa giáo, Chính thống, Tin lành.
Đạo Phật: tứ diệu đế (khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo 
đế).
- Tiểu thừa (Nam tông), Đại thừa (Bắc tông).
- Thiền (Zen), Mật tông, Tịnh độ tông.
Đạo Hồi: Thánh Ala.
Đạo Baha'i: Đức Bahaullah.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
TÌNH HÌNH TÔN GIÁO HIỆN NAY
1. Thế tục hóa (secularization)
Chỉ sự chuyển giao tài sản và quyền lực của giáo hội 
cho các thế lực trần tục, thu hẹp vai trò xã hội của 
tôn giáo.
Diễn ra qúa trình rút ra khỏi các tôn giáo lớn của các tín 
đồ. Theo tính toán, đến năm 2025, tỷ lệ tín đồ Kitô 
giáo ở các nước phương Tây sẽ giảm xuống còn 1/4 
so với hiện nay.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
2. Xuất hiện hiện tượng khô đạo, nhạt đạo. Các hành vi 
tôn giáo giảm sút.
Y. Lambert nghiên cứu trên các sổ rửa tội từ năm 
1955 đến nay, thấy có dấu hiệu trì hoãn việc làm lễ 
Baptem: năm 1971, đứa trẻ sau khi sinh ra được 1 
tháng thì làm lễ, đến năm 1982 thì sau 1 năm. 
Cuộc điều tra tại 9 nước châu Âu (1981-1991):
- Chúa là quan trọng đối với tôi: 75% và 30%.
- Tôn giáo là mối quan tâm của tôi: 20%.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Martei Dogan, "Sự suy giảm tín ngưỡng ở Tây Âu", 
trong Tôn giáo và đời sống hiện đại, Thông tin khoa 
học xã hội, Hà Nội, 1998:
- Tin vào Thượng đế: Pháp 62%, Anh 78%, Thuỵ Điển 
45%.
- Thượng đế là quan trọng trong cuộc sống: Pháp 13%, 
Anh 19%, Thuỵ Điển 11%.
3. Các nước phương Tây có xu hướng tìm về với tín 
ngưỡng truyền thống phương Đông: Thiền, Yoga, 
Phật giáo.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Từ 1950, người phương Tây bắt đầu lưu truyền Kinh 
Phật như một chủ thuyết mới từ phương Đông.
Lần lượt xuất hiện các nhóm Phật giáo, Thiền và Yoga 
tại Áo, Hungary, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Italy, Thuỵ Sĩ, Đan 
Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đức.
- Tại Đức: từ 40 trung tâm và cộng đồng Phật giáo năm 
1975, đã lên 200 vào năm 1991.
- Tại Áo và Italy: 1 (1960) và 25 (1992).
- Tại Anh: 74 (1979) và 213 (1991).
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
4. Sôi động ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Có 
chiều hướng đưa tôn giáo về gần với cuộc sống và 
cởi bỏ những ràng buộc khe khắt. Tôn giáo đang tích 
cực mở rộng ảnh hưởng của mình trong xã hội.
Xuất hiện những khuynh hướng tôn giáo cực đoan gắn 
liền với vấn đề dân tộc.
Các cuộc điều tra xã hội học do Viện Nghiên cứu Tôn 
giáo tiến hành trong các năm 1992-1994, yêu cầu 
xếp thứ tự 13 nhu cầu thiết thân của con người (sức 
khỏe, tiền bạc, tình yêu, gia đình, tôn giáo):
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
- Tại Hà Nội, 84,6% tín đồ Kitô giáo xếp tôn giáo đứng 
thứ 2.
- Tại TP.HCM, 69,77% tín đồ Kitô giáo xếp tôn giáo 
đứng thứ 2.
- Tại Huế, 92,56% tín đồ Kitô giáo xếp tôn giáo đứng 
thứ 1.
- Tại Tây Ninh, 86,5% tín đồ Cao Đài xếp tôn giáo đứng 
thứ 1.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
5. Xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới (Movement, 
New Age, phân biệt với sect).
Thế giới: Mỹ có khoảng 206 hiện tượng (1987), Pháp 
có 172, Urugoay có 200.
Một số hiện tượng tiêu biểu: Nhân chứng Jehova (châu 
Âu), Thanh Hải vô thượng sư (châu Á), Osho (Ấn 
Độ), 666 (Aton Laveric, San Francisco), Người ngoài 
địa cầu Elohim (Rael, Pháp), Aum (Asahara Shoko, 
Nhật Bản), Pháp luân công (Lý Hồng Chí, Trung 
Quốc).
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
Việt Nam: 31 hiện tượng (1998).
Một số hiện tượng tiêu biểu: hội Long hoa Di lặc, Ngọc 
Phật Hồ Chí Minh, đạo Dừa, Tứ ân hiếu nghĩa, đạo 
Quang Minh, Thần quyền ni mô pháp, Trường ngoại 
cảm Tố Dương, Tâm linh đạo, đạo Pháp tạng, đạo 
"Sex", đạo "Hú"
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
13.3.6. Khoa học
Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống tri 
thức phản ánh thế giới dưới hình thức logic trừu 
tượng, phản ánh chân thực thế giới và được thực tiễn 
kiểm nghiệm.
Khoa học phản ánh thế giới bằng các khái niệm, thuật 
ngữ, phạm trù, định luật, quy luật.
Các phương pháp nhận thức khoa học: quy nạp và diễn 
dịch, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, hệ 
thống.
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
HAI PHƯƠNG PHÁP CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
 Thực chứng (positive)
A. Comte (1830)
Định lượng
(phiếu hỏi, quan sát trực tiếp)
> Khái quát về mặt số
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
 Thấu hiểu (comprehensive)
W. Dilthey (1883)
Định tính
(phỏng vấn sâu, quan sát tham gia)
> khái quát về mặt lượng
Chương 13
Ý THỨC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC CỤ THỂ
Triết học: tư biện và suy lý.
Các khoa học cụ thể: thực nghiệm khoa học, logic.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuong_13_y_thuc_xa_hoi.pdf
Ebook liên quan