Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 15: Triết học phương Tây hiện đại

Tóm tắt Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 15: Triết học phương Tây hiện đại: ...Đưa ra mô hình tìm kiếm tri thức: nêu bật vấn đề, đưa ra giải pháp, thực nghiệm. - Chân lý là công cụ của hành vi chứ không phải là sự phù hợp với thực tế khách quan. 15.3. TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH (chủ nghĩa thực chứng) Bertrand Russell (1872-1970, triết gia Anh) - Sinh ra và lớn lên trong một g...và việc đưa ra quyết định là hành động nhân bản nhất vì chúng ta đã chọn lựa để sáng tạo nên cuộc sống và tự mình trở thành chính mình. Chương 15 TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Martin Heidegger (1889-1976, triết gia Đức) - Gia nhập đảng Quốc xã, và khi đảng này nắm chính quyền (1933) thì tr...t cuộc là trả lời cho câu hỏi nền tảng của triết học". Chương 15 TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Maurice Merleau-Ponty (1908-1961, triết gia Pháp) - Tiếng nói của thân xác Thân xác là nơi chúng ta tri giác và hành động, nhưng chúng ta cũng không ngừng ý thức về thân xác của chúng ta. Do đ...

pdf34 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 15: Triết học phương Tây hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
!!!
"Thế giới là biểu tượng của tôi".
Arthur Schopenhauer (1788-1860)
"Không có gì là sống còn đối với khoa học; không gì có 
thể là như thế".
Charles Sanders Peirce (1839-1914, triết gia Mỹ)
"Tuyệt đối không có điều gì được hai tâm trí nhìn thấy 
trong cùng một lúc".
Bertrand Russell (1872-1970, triết gia Anh)
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
15.1. THUYẾT VỊ LỢI
Bentham (1748-1832, triết gia Anh) 
- Sinh tại London và học tại Oxford, là luật sư. Quan 
tâm đến vấn đề đạo đức và ứng dụng vào thực tế.
- Chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng Pháp 1789, 
phát triển thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa Anh.
- Một hành động là đúng hay sai phải được đánh giá 
trên kết qủa, chứ không phải là động cơ của nó.
- Một kết qủa là tốt nếu nó đem lại hạnh phúc, và là 
xấu nếu đem lại đau khổ cho người ta.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Vì thế, mục đích của hành động là gia tăng tối đa 
hạnh phúc và giảm thiểu đau khổ.
- Nếu kinh doanh gây đau khổ: bất hợp pháp, nếu tình 
yêu nam nữ đem lại hạnh phúc: không thể phản đối 
(giáo phái Agapemone thập niên 1840 và chủ trương 
thực hành tình yêu tự do).
"Lợi ích lớn nhất cho số đông lớn nhất".
"Mỗi người đều có giá trị bằng một, và không người nào 
có giá trị hơn một".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Francis Hutcheson (TK 18, triết gia Ireland gốc 
Scotland)
"Hành động tốt nhất luôn mang lại hạnh phúc lớn nhất 
cho nhiều người".
John Stuart Mill (1806-1873, triết gia Anh)
- Chưa bao giờ đến trường, mà được giáo dục bởi người 
cha là James Mill, đặc biệt là về thuyết vị lợi.
- Bị rơi vào trầm cảm cho đến tuổi 25, khi gặp Harriet 
Taylor-một người đóng vai trò quan trọng trong sự 
nghiệp của ông.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Một số tác phẩm đáng chú ý: 
Về tự do (1859). Luận điểm trung tâm: cá nhân cần 
phải được tự do làm bất cứ điều gì nó thích, miễn là 
không gây thiệt hại cho ai.
"Mục tiêu duy nhất được đảm bảo cho con người, cá 
nhân hoặc cộng đồng, trong việc can thiệp vào tự do 
hành động của bất luận một kẻ nào khác, là sự tự 
bảo vệ".
"Vượt trên chính mình, vượt trên cả thân xác và tâm 
hồn mình, cá thể là quyền uy tối thượng".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Sự nô dịch của phụ nữ (1869). Vấn đề bình đẳng giới.
Phong trào phụ nữ Anh đòi quyền bầu cử bắt đầu từ 
năm 1866 sau khi Mill lần đầu tiên gửi đến nghị viện 
kiến nghị đòi quyền này cho nữ giới. Năm 1918, phụ 
nữ trên 30 tuổi được bầu cử.
15.2. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
Charles Sanders Peirce (1839-1914, triết gia Mỹ)
- Một trí tuệ độc đáo và đa năng, tốt nghiệp ngành toán 
học và khoa học, từ 48 tuổi dành trọn thời gian cho 
triết học.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Luận điểm cơ bản: tri thức là một hoạt động.
"Thực tế là cái cuối cùng mà kiến thức và suy luận cũng 
đi đến, dù sớm hay muộn".
Nhận thức là một nhu cầu luôn thúc giục chúng ta, để 
đạt được hiểu biết chúng ta phải đánh giá hoàn cảnh 
và rút kinh nghiệm từ những sai lầm.
Làm là biết: tri thức chỉ có được bằng cách tham gia 
chứ không phải quan sát.
"Chúng ta có được sự hiểu biết không phải như khán 
giả mà như người tham gia".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Bác bỏ quan niệm cho rằng tri thức có tính khách quan. 
Để sống còn, chúng ta nỗ lực đạt tới tri thức, sử 
dụng nó có lợi cho mình cho tới chừng nào nó còn 
hữu hiệu, và sẵn sàng thay đổi khi nó vô hiệu.
Sự phát triển tri thức không phải là thêm những điều 
chắc chắn mới vào khối những điều chắc chắn đã có, 
mà là thay thế những lời giải thích sẵn có bằng 
những lời giải thích mới tốt hơn. 
> Tri thức, kể cả khoa học, đều có thể sai lạc, và về 
mặt nguyên tắc là có thể thay đổi được.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
William James (1842-1910, triết gia Mỹ)
- Thú vị để đọc với văn phong êm dịu và ẩn dụ phong 
phú. Tốt nghiệp y khoa Đại học Harvard, giảng viên 
khoa giải phẫu học và sinh lý học tại đây, sau đó là 
giáo sư triết học và tâm lý học.
- Coi chủ nghĩa thực dụng như một lý thuyết về chân lý. 
Chân lý không phải là sự phản ánh khách quan, mà 
là mối liên hệ giữa các kinh nghiệm, chân lý là cái có 
ích.
"Hữu dụng là chân lý".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
John Dewey (1859-1952, triết gia Mỹ)
- Người gây ảnh hưởng sâu rộng nhất, là giáo sư đại 
học Michigan, Chicago, Columbia, từng theo triết học 
Hegel, sau chuyển qua chủ nghĩa thực dụng.
- Triết học về giáo dục: thầy giáo là người hướng dẫn 
và cộng tác, tiến trình giáo dục phải xây dựng trên cơ 
sở lợi ích của học trò và khai thác năng lực tự nhiên 
của chúng, học bằng cách thực hành. 
"Chúng ta càng xác minh những mối tương tác, chúng 
ta càng biết rõ đối tượng đang khảo sát".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Đưa ra mô hình tìm kiếm tri thức: nêu bật vấn đề, đưa 
ra giải pháp, thực nghiệm.
- Chân lý là công cụ của hành vi chứ không phải là sự 
phù hợp với thực tế khách quan.
15.3. TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH (chủ nghĩa thực chứng)
Bertrand Russell (1872-1970, triết gia Anh)
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc, cha mẹ 
mất năm lên 4 tuổi, được thừa kế tước bá từ ông nội 
John Russel-Thủ tướng Anh. Tốt nghiệp ngành toán 
học và triết học Đại học Cambridge.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Một cuộc đời ngoại hạng trong triết học: cưới vợ 4 lần, 
có nhiều cuộc tình tai tiếng, đi khắp nơi, giao du với 
những người nổi tiếng, giải Nobel văn chương 1950.
- Phân tích điều chúng ta nói:
Trường hợp ví dụ
a. "Người kế vị ngôi vua nước Anh hói đầu".
b. "Người kế vị ngôi vua nước Pháp hói đầu".
Hai phát biểu có cùng một cấu trúc ngữ pháp nhưng có 
hai loại quan hệ luận lý khác biệt, trong đó ít nhất 
một phát biểu che giấu bản chất của nó.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
"Đâu là điều chúng ta thực sự nói khi chúng ta phát 
biểu như thế?"
- Triết học là khoa học nghiên cứu logic của ngôn ngữ. 
Nhiệm vụ của triết học là phân tích luận lý cách diễn 
đạt trong ngôn ngữ, nhằm làm sáng tỏ những hàm ý 
bị che giấu.
Ludwig Wittgenstein (1889-1951, triết gia Anh)
- Sinh tại Vienna, viết bằng tiếng Đức, nhưng làm việc 
tại Đại học Cambridge.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Hai thời kỳ trong triết học của Wittgenstein:
Thời kỳ đầu 
Ẩn dụ về bức tranh: mảnh vải không phải nông thôn, 
nhưng hoạ sĩ có thể biểu thị nông thôn trên đó với sự 
kết hợp của những mảng màu. 
Chúng ta có thể tập hợp những từ ngữ đại diện cho sự 
vật thành những câu có cùng hình thức luận lý với 
thực tại, và có thể biểu thị thực tại một cách chính 
xác. Ngôn ngữ thể hiện hình thái cuộc sống.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Thời kỳ sau
Ẩn dụ về công cụ: ngôn ngữ là công cụ có thể dùng 
được cho nhiều việc khác nhau chứ không chỉ để 
hình dung ra thực tại như trên.
Không thể có cái gọi là ngôn ngữ riêng tư, vì chúng ta 
học cách sử dụng chúng từ những tình huống xã hội, 
vì thế ngôn ngữ là của chung.
"Nghĩa của một từ là cách dùng của nó trong ngôn ngữ"
"Đặt tên cũng gần giống như gắn nhãn hiệu lên sự vật".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
15.4. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
Soren Kierkegaard (1813-1855, triết gia Đan Mạch)
- Ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, sinh ra và sống trọn 
đời tại Copenhagen.
- Cho rằng không có hệ tư tưởng nào có thể giải thích 
được kinh nghiệm độc đáo của cá thể: trừu tượng 
hóa, khái quát hóa là cách để chúng ta tư duy và liên 
hệ giữa các sự vật, trong khi sự thật là chỉ có những 
sự vật riêng lẻ mới hiện hữu.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Nếu muốn hiểu cái gì thực sự hiện hữu, chúng ta phải 
tìm cách tiếp cận những thực thể cá biệt riêng lẻ, đặc 
biệt đúng khi muốn hiểu con người.
- Bản thân cá nhân con người là một thực thể tinh thần 
tối cao, vì thế tính chủ quan cá nhân của cuộc sống 
con người mới là quan trọng nhất.
Chẳng hạn, tình yêu là một trong những quyết định 
riêng tư có ý nghĩa nhất mà nhiều người phải đưa ra, 
và việc đưa ra quyết định là hành động nhân bản 
nhất vì chúng ta đã chọn lựa để sáng tạo nên cuộc 
sống và tự mình trở thành chính mình.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Martin Heidegger (1889-1976, triết gia Đức)
- Gia nhập đảng Quốc xã, và khi đảng này nắm chính 
quyền (1933) thì trở thành viện trưởng quốc xã của 
Viện đại học Freiburg. Sau khi phát xít Đức thất bại 
(1945), bị cấm giảng dạy trong 6 năm.
- Tồn tại là gì?
Con người không tách rời thế giới để nhìn ngắm nó. 
Bản thân con người là một phần cố hữu của thế giới, 
sự tồn tại của con người được xác định trong thế giới 
đó, và nó hiện hữu.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Làm sao để nhận thức được sự tồn tại của con người?
Phải có một bối cảnh mà trong đó con người hiện hữu 
với những ý niệm về sự tiếp diễn (có tính thời gian).
Con người là thời gian hóa thân, phương thức hiện hữu 
của con người là cơ cấu ba tầng (qúa khứ, hiện tại, 
tương lai).
- Biểu hiện của lo âu hiện sinh?
Sự tồn tại của con người là một tồn tại được chia sẻ và 
mang tính xã hội. Và chúng ta mong muốn trở thành 
những cá nhân với một cách thức tồn tại đích thực.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Con người luôn hướng tới một tương lai vô định, và 
phải chọn lựa mà không chắc chắn về kết qủa của 
chọn lựa đó.
Lỗi lầm và lo âu ập xuống thân phận chúng ta, nhất là 
khi đối diện với cái chết.
Con người mong muốn có một nền tảng vô hình nào đó 
để dựa vào và đi theo, và nếu chúng không hiện hữu 
thì cuộc sống trở nên phi lý và vô nghĩa.
"Con người chính là những thực thể cần được phân 
tích".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Jean Paul Sartre (1905-1980, triết gia Pháp)
- Nhà văn, nhà viết kịch, triết gia nổi tiếng thế giới với 
những tác phẩm hiện sinh. Từ chối nhận giải thưởng 
Nobel văn chương năm 1964.
- Tự cho mình là người theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, 
khởi thảo cuốn Phê phán lý tính biện chứng nhằm 
dung hòa triết học hiện sinh với triết học Marx nhưng 
sau đó bỏ dở và chỉ xuất bản một tập trong đó.
- Tác phẩm đầu tay Buồn nôn (La Nausée), nhật ký kể 
lại sự thể nghiệm tâm trạng của nhân vật chính giáp 
mặt với thế giới một cách hiện sinh.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Đề cao sự tự do lựa chọn thái độ sống của mỗi cá 
nhân. Chúng ta sáng tạo bản thân chúng ta, chúng 
ta có toàn quyền lựa chọn để sáng tạo ra chính mình, 
sống tức là "sự dấn thân".
- Nhiều người sợ đương đầu với tự do và trách nhiệm 
nên tìm cách lẩn tránh, bằng những "nguỵ tín" rằng 
họ bị ràng buộc bởi những chuẩn mực và nguyên tắc 
sẵn có.
"Con người là một dự phóng sống bằng cuộc sống riêng 
của mình, thay vì là một đám rêu xanh mốc meo, 
hoặc một bắp cải ôi".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Albert Camus (1913-1960, triết gia Pháp) 
- Con người đòi hỏi cuộc sống phải có ý nghĩa trong 
một vũ trụ mà tự nó không có ý nghĩa hay mục đích 
gì. Vì thế, đòi hỏi này không bao giờ được đáp ứng, 
và đâu là mục đích cuộc sống khi người ta thấu hiểu 
đời người là hoàn toàn vô nghĩa?
"Chỉ có một vấn đề triết học thật sự nghiêm túc và đó 
là vấn đề tự tử. Xác định xem đời đáng sống hay 
không đáng sống rốt cuộc là trả lời cho câu hỏi nền 
tảng của triết học".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Maurice Merleau-Ponty (1908-1961, triết gia Pháp)
- Tiếng nói của thân xác
Thân xác là nơi chúng ta tri giác và hành động, nhưng 
chúng ta cũng không ngừng ý thức về thân xác của 
chúng ta. 
Do đó, nó vừa là chủ thể vừa là đối tượng, nhưng cũng 
vì thế mà nó cũng không là cả hai.
"Thế giới không phải là những gì tôi suy nghĩ, mà là 
những gì tôi trải qua".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
15.5. PHÂN TÂM HỌC
Sigmund Freud (đầu TK 20)
- Lý luận về vô thức
Chia qúa trình tâm lý của con người thành ba cấp độ:
Ý thức: sự nhận biết được lý trí kiểm soát.
Tiềm thức: yếu tố trung gian giữa vô thức và ý thức. 
Vô thức: hiện tượng tâm lý nằm ngoài sự kiểm soát của 
lý trí, có tính bản năng.
Nguyên nhân tâm lý của những hành vi vô thức là kết 
qủa của những khát vọng giấu kín bị dồn nén.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Lý luận về nhân cách
Một nhân cách bình thường là giữ được sự cân bằng 
giữa ba cái:
Cái ấy: sự thể hiện của libido (khả năng tính dục), có 
tính bản năng, đòi hỏi được thỏa mãn.
Cái tôi: hệ thống ý thức, đứng giữa điều tiết mối quan 
hệ gữa "cái ấy" và thế giới bên ngoài.
Cái siêu tôi: lý tưởng xã hội bên trong con người, xung 
đột với "cái ấy" và "cái tôi".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Thuyết tính dục
Bản năng tính dục là cơ sở của hành vi, vĩnh viễn xung 
đột với ý thức.
Nguyên nhân của sự lệch lạc tâm lý là do bản năng tính 
dục bị đè nén bởi ý thức.
Mặc cảm Eudip.
Giải thích giấc mơ.
Hậu Freud
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
15.6. TRIẾT HỌC DUY KHOA HỌC
Albert Einstein (1879-1955)
Nhà khoa học vĩ đại có ảnh hưởng đến triết học.
"Chỉ có sự suy đoán táo bạo mới đưa chúng ta đi xa 
hơn, chứ không phải sự thu thập sự kiện".
Karl Popper (1902-1994, triết gia Áo)
- Cải đạo Do Thái sang đạo Kitô. Lúc đầu là một người 
mácxít, sau đó theo tư tưởng dân chủ xã hội. Tại 
Vienna, sống đầy sôi động. Tới Anh năm 1945 và ẩn 
cư để chuyên tâm nghiên cứu triết học.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Không có gì là mãi mãi đúng trong khoa học, vì đây là 
sản phẩm của trí tuệ con người. 
- Thực tại độc lập với ý thức con người, vì thế chúng ta 
không thể nắm bắt được nó, những lý thuyết để lý 
giải thực tại chỉ tồn tại đến khi nó còn hữu hiệu và sẽ 
được thay thế bởi lý thuyết khác tốt hơn khi nó vô 
hiệu.
"Khoa học có lẽ là hoạt động duy nhất của con người 
mà ở đó sai lầm được phê phán một cách hệ thống 
và cuối cùng được hiệu chỉnh".
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Ẩn dụ về những con thiên nga trắng. Có thể kiểm tra 
những giá trị phổ quát bằng cách đi tìm những 
trường hợp ngược lại, và phê bình là phương pháp 
giúp chúng ta tiến bộ.
- Xã hội mở và những kẻ thù của nó (1945): sự chắc 
chắn không hề có trong khoa học và chính trị, vì thế 
không thể biện minh cho việc áp đặt một quan điểm 
duy nhất cũng như việc không chấp nhận sự bất 
đồng chính kiến.
Một xã hội mở phải là một xã hội cho phép tranh luận 
có phê phán và đối lập.
Chương 15
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Loại xã hội không đáng mơ ước là xã hội đóng được 
kiểm soát từ trung ương, và mọi bất đồng chính kiến 
bị cấm đoán bằng một nhà nước cảnh sát.
Xã hội hiện đại không ngừng thay đổi, vì thế sẽ không 
bao giờ có một xã hội hoàn thiện thật sự.
Điều chúng ta cần làm là tham gia qúa trình giải quyết 
các vấn đề xã hội không ngừng nghỉ để loại bỏ cái 
xấu. 
"Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tìm ra nội dung 
sai lạc chứa trong lý thuyết hoàn hảo nhất".
Đôi lời với những sinh viên yêu quý của tôi về
CON ĐƯỜNG TRIẾT HỌC
Trong mỗi chúng ta đều có một nhà triết học.
Hành trình của nhà triết học đi tìm sự thật của thế giới 
và ý nghĩa cuộc sống của đời người là cô độc, lặng lẽ 
và vĩnh cửu.
Con đường triết học diễn ra trong suy tư im lặng đỉnh 
cao và khó nhọc.
Thế giới vô cùng vô tận và luôn biến chuyển, đời người 
luôn khát vọng và không cùng, không có đích đến 
cuối cùng cho thế giới, không có hình mẫu cho cuộc 
đời mỗi người và cho tất cả.
Đôi lời với những sinh viên yêu quý của tôi về
CON ĐƯỜNG TRIẾT HỌC
Tinh thần phản biện và khát khao độc lập sáng tạo, sự 
chia sẻ và tấm lòng khoan dung là những gì chúng ta 
đang có nhưng ít biết.
Những gì chúng ta biết chỉ là hạt cát trong biển cát của 
tri thức nhân loại, những gì nhân loại biết chỉ là biển 
cát trong một vũ trụ cát.
Không có và không bao giờ có sự tách rời giữa lý luận 
và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tiễn và quay trở 
về với thực tiễn.
Và sau cùng
"Bí quyết của hạnh phúc là đối mặt với thực tế rằng
thế gian là
khủng khiếp, 
khủng khiếp, 
khủng khiếp".
Bertrand Russell (1872-1970, triết gia Anh)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuong_15_triet_hoc_phuong_tay.pdf