Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 0: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 0: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh: ...p môn TTHCM nhằm trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam6 II/- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với tư cách là một môn khoa học, TTHCM có cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng, cụ thể. 1- Cơ sở phương phá...khách quan, tránh áp đặt hoặc cường điệu hóa. - Tính Đảng và tính khoa học thống nhất với nhau ở sự phản ánh trung thực, khách quan tư tưởng Hồ Chí Minh trên lập trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin 8 b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn: Theo chủ nghĩa Mác – Lênin t...an điểm của Người, nếu tách rời một quan điểm nào khỏi hệ thống sẽ không hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minhe. Quan điểm kế thừa và phát triển: - Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa, vận dụng mà còn phải...

ppt14 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 0: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU1ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHI/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1/- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người22/- Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM (Chương 1)Các quan điểm cơ bản của hệ thống tư tưởng HCM	+ Tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (Chương 2)	+ Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Chương 3)	+ Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương 4)	3+ Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (Chương 5)	+ Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân (Chương 6)	+ Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (Chương 7) Nghiên cứu sự vận dụng, phát triển tư tưởng HCM trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta43/- Mối quan hệ của môn học TTHCM với môn học “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin” và môn học “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”a/- Mối quan hệ của môn học TTHCM với môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin + Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng , lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng HCM 	+ Tư tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng Mác – Lê-nin, là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vì vậy, 2 môn học này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, thống nhất. Muốn nghiên cứu tốt, giảng dạy và học tập tốt cần phải nắm vững kiến thức về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê-nin5b/- Mối quan hệ của môn học TTHCM với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam	+ Trong mối quan hệ với môn học đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng HCM là một bộ phận tư tưởng của Đảng, nhưng với tư cách là bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng, là cơ sở khoa học cùng với chủ nghĩa Mác-Lê-nin để xây dựng đường lối, chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn	+ Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn TTHCM nhằm trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam6	II/- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với tư cách là một môn khoa học, TTHCM có cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng, cụ thể.	 1- Cơ sở phương pháp luận: - Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu và học tập môn TTHCM. 	 Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ưu điểm của học thuyết Mác – Lê-nin là phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật là linh hồn của toàn bộ học thuyết Mác. Chính nhờ nắm vững phép biện chứng duy vật mà Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển sáng tạo học thuyết Mác.	+Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật cơ bản, 6 cặp phạm trù	* Quan điểm lịch sử cụ thể	* Quan điểm toàn diện	* Quan điểm phát triển	+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử7Tồn tại xã hội 	  ý thức xã hội+ Phương thức sản xuất	+ Tâm lý xã hội+ Hoàn cảnh địa lý	+ Hệ tư tưởng+ Dân số	- Đấu tranh giai cấpCách mạng xã hội:	Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt một số nguyên tắc phương pháp luận sau đây :	a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học:	- Tính Đảng:Nguyên tắc tính Đảng giúp cho việc xem xét đúng đắn mọi hiện tượng tren lập trường giai cấp công nhân, theo quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam	- Tính khoa học: khi xem xét, lý giải, đánh giá, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh phải mang tính khách quan, tránh áp đặt hoặc cường điệu hóa. 	- Tính Đảng và tính khoa học thống nhất với nhau ở sự phản ánh trung thực, khách quan tư tưởng Hồ Chí Minh trên lập trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin 8 b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn:	Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thực tiễn là nguồn gốc, động lực của nhận thức là cơ sở, tiêu chuẩn của chân lý. Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn cách mạng, coi thực tiễn là điều kiện để nâng cao trình độ lý luận, luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn coi trọng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm	 Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh phải quán triệt quan điểm lý luận gắn với thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. c. Quan điểm lịch sử - cụ thể:	Để nhận thức được bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh phải đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng tức là phải xem xét các hiện tượng đã xuất hiện trong lịch sử, trong mối liên hệ lịch sử căn bản và trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào (xem xét hiện tượng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, không gian và thời gian nhất định)9d. Quan điểm toàn diện và hệ thống:	Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam.Vì vậy nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải quán triệt mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống đó dựa trên hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần nắm vững hệ thống các quan điểm của Người, nếu tách rời một quan điểm nào khỏi hệ thống sẽ không hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minhe. Quan điểm kế thừa và phát triển:	- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa, vận dụng mà còn phải phát triển tư tưởng của Người cho phù hợp với hoàn cảnh mới10	g. Phải kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh:	Hồ Chí Minh là nhà lý luận – thực tiễn vì Người xây dựng lý luận, vạch ra đường lối và trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Do vậy khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ căn cứ vào các tác phẩm lý luận mà còn phải coi trọng hoạt động thực tiễn do Người và Đảng ta tổ chức thực hiện	11112. Các phương pháp cụ thể để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh :	- Ngoài việc quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận chung nêu trên thì nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh còn phải có các phương pháp cụ thể phù hợp với nội dung nghiên cứu theo nguyên tắc : nội dung nào, phương pháp ấy. Trong đó phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo quá trình phát sinh, phát triển) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng để khái quát thành lý luận) được vận dụng để nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh	- Vận dụng phương pháp liên ngành của các ngành khoa học và xã hội nhân văn, lý luận chính trị để nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh1212III. Ý nghĩa của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên :	1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác :	- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam	- Bồi dưỡng lập trường quan điểm cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái	- Vận dụng tư tưởng HCM vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra1313	2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện bản lĩnh chính trị :	- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao lòng tự hào về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ Quốc Việt Nam	- Vận dụng kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành nhiệm vụ của mình, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp chung của dân tộc 	 Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng trong nhận thức và kim chỉ nam trong hành động của sinh viên1414

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_0_doi_tuong_phuong_pha.ppt