Bài tập Chi tiết máy - Phần: Truyền động cơ khí

Tóm tắt Bài tập Chi tiết máy - Phần: Truyền động cơ khí: ...ố ma sát giữa dây đai và bánh đai f=0,23. Lực căng ban đầu F0=750N. Bỏ qua lực căng phụ do ly tâm sinh ra. Hãy xác định: a. Chiều dài dây đai tiêu chuẩn. b. trên cơ sở chiều dài đai đã chọn, hãy xác định lại khoảng cách trục a. c. Lực vòng lớn nhất trên đai và công suất lớn nhất của bộ truyề...truyền bánh răng trụ răng thẳng có các thông số: Z1=16, Z2=84, ba=0,4. Tìm các thông số còn lại của bộ truyền, biết các bánh răng không dịch chỉnh. Bài 9 Bánh dẫn của bộ truyền bánh răng có số răng Z1 ăn khớp với hai bánh răng Z2 và Z2' như hình vẽ. bánh răng làm từ thép 45 tôi cải thiệ...ủa răng mte = 2,5; u = 2,8; T1 = 59540 N.mm; Hệ số chiều rộng vành răng Kbe = 0,3; KH = 1,3; KR = 50; số răng bánh chủ động Z1 = 31; ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh răng [H] = 536,36 (MPa) 1. Xác định chiều dài côn ngoài theo độ bền tiếp xúc 2. Tính số răng của bánh răng bị động ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài tập Chi tiết máy - Phần: Truyền động cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHI TIẾT MÁY 
PHẦN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ 
TRUYỀN ĐỘNG BÁNH MA SÁT 
Bài 1 
Tìm lực ép hướng tâm cho phép và 
công suất truyền tương ứng đối với bộ truyền 
bánh ma sát trụ (Hình 1). Biết: Bánh dẫn có số 
vòng quay 2400 vòng/phút. Vật liệu dẫn là 
techtolit, mô đun đàn hồi E1 = 6000Mpa, vật 
liệu bánh bị dẫn là thép CT3, mô đun đàn hồi 
E2 =21500 MPa, ứng suất nén cho phép là 80 
MPa. Hệ số ma sát f = 0,25 , hệ số an toàn s = 
1,25. 
Bài 2 
Tính ứng suất tiếp xúc cho phép của bộ truyền bánh ma sát trụ biết: Vật liệu của bộ 
truyền bằng thép Cr15, độ rắn khi tôi đạt HRC = 60, độ cứng HB = 262. Mô đun đàn hồi 
tương đương E = 2,1.10 5 .Tải trọng thay đổi không đáng kể, thời gian phục vụ L = 6 
năm, hệ số làm việc trong ngày Kng = 0,33; hệ số làm việc trong năm Kn =0,7. 
Bài 3 
Sử dụng bộ truyền bánh ma sát trụ với các thông số cho như bài 2. Cho công suất P2 = 
6KW, số vòng quay bánh dẫn n1 = 1240 vòng/phút, tỷ số truyền u = 2, hiệu suất bộ 
truyền  = 0,85, hệ số an toàn tiếp xúc s =1,5, hệ số trượt đàn hồi  = 0,02, hệ số chiều 
rộng bánh ma sát ba = 0,4, hệ số ma sát f = 0,05, bộ truyền được bôi trơn và che kín. 
Tính khoảng cách trục của bộ truyền, đường kính các bánh ma sát chủ động và bị động , 
chiều rộng của bánh ma sát và lực nén hướng tâm. 
Bài 4 
Tính kích thước các bánh ma sát của bộ truyền bánh ma sát đĩa (Hình 2) và xác định lực 
ép nếu như công suất truyền P1 = 2,5 KW, số vòng quay bánh dẫn n1 = 600 vg/ph, số 
vòng quay lớn nhất của con lăn bị dẫn n2max =600 vg/ph, khoảng điều chỉnh tốc độ D = 3, 
hệ số ma sát f = 0.2, tải trọng riêng [q] = 39N/mm, hệ số an toàn tiếp xúc s =1,3, hệ số 
trượt đàn hồi  = 0,02, hệ số bd = 0,5. 
Hình 1 
TRUYỀN ĐỘNG ĐAI 
Bài 1 
Lực căng trên các nhánh của bộ truyền đai F1=2000N, F2=700N, tiết diện mặt cắt 
ngang của đai A=500mm2. Xác định ứng suất kéo lớn nhất, ứng suất ban đầu và và ứng 
suất có ích trong các nhánh đai. 
Bài 2 
Xác định góc trượt đàn hồi của đai khi hệ số ma sát f = 0,35. Cho biết ứng suất 
lớn có ích t=0,60 và ứng suất phụ do lực ly tâm gây nên v=0,10 
Bài 3 
Các thông số hình học của bộ truyền đai nằm ngang : đường kính bánh dẫn 
d1=250mm, bánh bị dẫn d2=1000mm, khoảng cách trục a = 2500mm, số vòng quay bánh 
dẫn n1 = 1200 vg/ph. Đai bằng vải cao su 4 lớp có chiều dày đai =6mm, chiều rộng đai b 
= 250mm. Chế độ làm việc tải trọng dao động nhẹ. Bộ truyền có thể truyền công suất 
20kW hay không ? 
Bài 4 
Bộ truyền đai dẹt truyền công suất P1 = 7,5kW, số vòng quay bánh dẫn n1=1000 
vg/ph, bánh bị dẫn 400vg/ph, đường kính bán dẫn d1=200mm, khoảng cách trục 
a=1800mm. Hãy xác định: 
a. Góc ôm đai và chiều dài đai. 
b. giả sử căng đai với lực căng ban đầu Fo=750N. Xác định hệ số ma sát f tối thiểu giữa 
đai và bánh đai để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. 
Bài 5 
Bộ truyền đai dẹt (đai vải cao su) truyền động giữa hai trục song song ngược chiều 
nhau như hình vẽ truyền công suất P=10kW. Biết đường kính các bánh đai d1=300mm, 
d2=500mm, khoảng cách trục a=1250mm, số vòng quay bánh dẫn n1=1000vg/ph, chiều 
dày đai =6mm. Bộ truyền nằm ngang, chế độ làm việc tải trọng dao động nhẹ. Yêu cầu: 
a. lập công thức và xác định giá trị góc ôm 1 và chiều dài dây đai. 
b. xác định chiều rộng b tối thiểu của dây đai. 
Bài 6 
Bộ truyền đai thang truyền công suất P=7,5kW, góc chêm đai =36o, số vòng quay 
bánh dẫn n1=1000(vòng/phút), đường kính bánh dẫn d1=240mm, số vòng quay bánh bị 
dẫn n2=450 (vòng/phút), khoảng cách trục a=1250mm. Hệ số ma sát giữa dây đai và bánh 
đai f=0,35. Bỏ qua lực căng phụ do ly tâm sinh ra. Xác định: 
a. góc ôm  và vận tốc vòng v trên các bánh. 
b. Lực căng trên hai nhánh(nhánh căng và nhánh chùng). 
c. lực căng đai ban đầu Fo để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. 
Bài 7 
Bộ truyền đai thang truyền công suất P=3,5kW, số vòng quay bánh dẫn 
n1=1000(vòng/phút),đường kính sbánh dẫn d1=200mm, khoảng cách trục a=1000mm. Hệ 
số ma sát giữa dây đai và bánh đai f=0,2. Lực căng ban đầu F0=800N. Bỏ qua lực căng 
phụ do ly tâm sinh ra. Hãy xác định: 
a. Vận tốc vòng và lực vòng có ích trên bánh dẫn 
b. mô men xoắn trên các trục và lực căng trên hai nhánh (nhánh căng và nhánh chùng). 
c. Tỉ số truyền lớn nhất để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. 
Bài 8 
Bộ truyền đai thang có các thông số sau: góc chêm đai =36o, số vòng quay bánh 
dẫn n1=1450(vòng/phút), đường kính bánh dẫn d1=250mm, khoảng cách trục a=700mm, 
tỉ số truyền u=3. Hệ số ma sát giữa dây đai và bánh đai f=0,23. Lực căng ban đầu 
F0=750N. Bỏ qua lực căng phụ do ly tâm sinh ra. Hãy xác định: 
a. Chiều dài dây đai tiêu chuẩn. 
b. trên cơ sở chiều dài đai đã chọn, hãy xác định lại khoảng cách trục a. 
c. Lực vòng lớn nhất trên đai và công suất lớn nhất của bộ truyền mà vẫn đảm bảo không 
xảy ra hiện tượng trượt trơn. 
Bài 9 
Bộ truyền đai dẹt bằng vải cao su đặt nằm ngang có các thông số sau: Đường kính 
bánh đai nhỏ: d1=200mm; Tỷ số truyền u=3; Khoảng cách trục a=700mm; Chiều dày đai 
=5mm; Chiều rộng dây đai b=75mm; Số vòng quay trục dẫn n1=1200vg/ph; Điều kiện 
làm việc: tải trọng tĩnh, không xét đến hiện tượng trượt. 
a. Hãy xác định góc ôm  trên bánh đai nhỏ và vận tốc dây đai v (m/s) 
b. Xác định công suất tối đa mà bộ truyền có thể truyền được. 
c. Với công suất đó, hãy xác định lực vòng Ft, lực căng đai trên các nhánh F1, F2 (biết ứng 
suất căng ban đầu [0]=2MPa) 
Bài 10 
Thiết kế bộ truyền đai có sơ đồ 
(Hình 4) biết: công suất truyền động P1 = 
4,98kW; n1 =1425 vg/ph; hệ số trượt  = 
0,02; u = 2 ; tải trọng dao động nhẹ, bộ 
truyền đặt nằm ngang. 
1. Xác định chiều dài đai 
2. Tính góc ôm bánh đai 
TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG (BÀI ĐÁNH DẤU MỰC ĐỎ BẮT BUỘC PHẢI 
LÀM) 
Bài 1 
Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng có môđun m = 10mm, số răng Z1 = 15 và Z2 = 
45. Các bánh răng không dịch chỉnh. Tính xác kích thước bộ truyền trong trường hợp các 
bánh răng ăn khớp trong và ngoài. 
Bài 2 
Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng có bánh bị dẫn Z1=20 răng, bánh dẫn Z2=80 
răng, môđun m=5mm. Theo tiêu chuẩn cần dịch chỉnh với hệ số dịch chỉnh x1=+0,3 và 
x2=-0,3. Xác định đường kính bánh dẫn, bánh bị dẫn và chiều dày răng S1, S2 theo đường 
kính vòng chia. Các bánh răng trên có xảy ra hiện tượng cắt chân răng không ? 
Bài 3 
Bộ truyền bánh răng có môđun m =10, số răng Z1 = 15, Z2 = 30. Chọn hệ số dịch 
chỉnh x = + 0,5 cho cả hai bánh. Hãy xác định các thông số sau cho cả hai bánh: đường 
kính đỉnh răng, đường kính chân răng, góc ăn khớp, khoảng cách trục 
Bài 4 
Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng có mô đun pháp tuyến mn=3, góc nghiêng . 
Hệ số trùng khớp ngang a=1,2. Bề rộng vành răng có giá trị bằng bao nhiê u để bộ 
truyền có ít nhất 3 đôi răng cùng ăn khớp trong vùng ăn khớp. 
Bài 5 
Tính số răng bánh lớn và góc nghiêng của cặp bánh răng trụ răng nghiêng, biết 
bánh răng không dịch chỉnh, Z1=24, số vòng quay n1=1200vg/ph, n2=480vg/ph, khoảng 
cách trục aw=250mm, môđun pháp tuyến mn=5,5mm 
 Bài 6 
Xác định nốt các thông số hình học của cặp bánh răng trụ răng nghiêng đã cho ở 
bài 5, biết, hệ số chiều rộng vành răng bd=0,8. 
Bài 7 
Xác định các kích thước chủ yếu của bộ truyền bánh răng côn có hai trục vuông 
góc với nhau, tỉ số truyền u = 3; Z1 = 30 răng và môđun vòng chia trung bình khi tính 
theo độ bền 6,75mm  mm, b = 50mm. Tính môđun vòng ngoài me và đường kính dt, biết 
chiều cao răng trên mặt mút bằng mô đun vòng chia ngoài. 
Bài 8 
Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng có các thông số: Z1=16, Z2=84, ba=0,4. Tìm 
các thông số còn lại của bộ truyền, biết các bánh răng không dịch chỉnh. 
Bài 9 
Bánh dẫn của bộ truyền bánh 
răng có số răng Z1 ăn khớp với hai 
bánh răng Z2 và Z2' như hình vẽ. 
bánh răng làm từ thép 45 tôi cải thiện 
có độ rắn bề mặt 200HB. Tải trọng 
tác dụng lên các răng thay đổi theo 
chu kỳ như hình vẽ. thời gian làm 
việc 5 năm, hệ số làm việc theo năm 
Kn=0,66, ngày làm 2 ca. số vòng 
quay bánh dẫn n1=500vp/ph. 
Hãy xác định số chu kỳ làm việc tương đương NHE của bánh dẫn, tính ứng suất 
tiếp xúc của bánh dẫn. 
Bài 10 
Cho sơ đồ truyền động bánh răng trụ răng nghiêng 
2 cấp như hình 5. Biết mômen xoắn trên các trục: T1 = 
26767 N.mm; T2 = 168313 N.mm, đường kính các vòng 
tròn lăn: dw1 = 33 mm; dw3 = 71 mm; Góc ăn khớp  = 
20
0
 và góc nghiêng 1 = 11,5
0
; 3 = 8,5
0
. 
Hãy chọn chiều nghiêng hợp lý và xác định 
phương chiều và giá trị của các thành phần lực tác dụng 
trong các bánh răng khi làm việc. 
1 
4 
3 
2 
n2 
Hình 5 
Bài 11 
Cho sơ đồ truyền động bánh răng trụ răng nghiêng 
như hình 6. Biết mômen xoắn trên các trục: T1 = 26767 
N.mm; T2 = 168313 N.mm, đường kính các vòng tròn 
lăn: dw1 = 59 mm; dw3 = 65 mm; Góc ăn khớp  = 20
0
 và 
góc nghiêng 1 = 13,5
0
; 3 = 14,5
0
. Hãy: 
a, Phân tích lực và nhận xét chiều nghiêng hợp lý cho 
các bánh răng. 
b, Tìm giá trị của các thành phần lực tác dụng lên các 
bánh răng 
Bài 12 
Cho sơ đồ truyền động bánh răng côn - 
trụ như hình 7. Biết mômen xoắn trên các trục: 
T1 = 59540 N.mm; T2 = 156626N.mm, đường 
kính vòng chia trung bình : dm1 = 65mm; dm2 = 
184 mm; góc ăn khớp  = 200 ; góc côn chia 
trên bánh 1 1 = 19,61; đường kính vòng lăn: 
dw3 = 65mm; góc nghiêng 1 = 0
0
; 3 = 16
0
. 
a. Cho bánh răng côn răng thẳng, phân 
tích lực và chọn chiều nghiêng hợp lý cho 
các bánh răng trụ 
b. Tìm giá trị của các thành phần lực 
Bài 13 
Cho bộ truyền bánh răng nghiêng (Hình 8) chịu tải không đổi biết: 
u = 2,32; T1 = 156626 N.mm; n1 = 224 vòng/phút; Hê số chiều rộng vành 
răng ba = 0,3; KH = 1,03; KF = 1,08; m =2,5;  = 15
0. Thời gian làm 
việc 7 năm, số ca làm việc trong ngày là 1/3; số ngày làm việc trong năm 
là 2/3 
a, Chọn vật liệu bánh răng 
b, Tính ứng suất tiếp xúc cho phép và ứng suất uốn cho phép của 
bộ truyền bánh răng 
1 
I
I 
4 
I 
3 
2 
II
I 
Hình 6 
1 
I
I 
4 
I 
3 
2 
II
I 
Hình 7 
1
2
I
II
Hình 8 
Bài 14 
Cho bộ truyền bánh răng nghiêng số liệu như bài 13 biết ứng suất tiếp xúc cho phép 
[H]=554,54 Mpa ; mô men xoắn trên trục II 2 156626,53T  N.mm ; hệ số phụ thuộc vào 
vật liệu của bánh răng và loại răng 
1
345( )aK MPa 
1. Tính khoảng cách trục 
2. Tính số răng của bánh răng 
3. Xác định bề rộng của bánh răng 
Bài 15 
Cho bộ truyền bánh răng côn thẳng bằng thép (Hình 9) 
chịu tải không đổi biết: số vòng quay bánh chủ động n 
=1458 vg/ph; mô đun mặt mút của răng mte = 2,5; u = 
2,8; T1 = 59540 N.mm; Hệ số chiều rộng vành răng Kbe = 
0,3; KH = 1,3; KR = 50; số răng bánh chủ động Z1 = 31; 
ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh răng [H] = 536,36 
(MPa) 
1. Xác định chiều dài côn ngoài theo độ bền tiếp xúc 
2. Tính số răng của bánh răng bị động 
3. Xác định góc côn chia 
TRUYỀN ĐỘNG TRỤC VÍT BÁNH VÍT ( BÀI ĐÁNH DẤU MỰC ĐỎ BẮT BUỘC 
PHẢI LÀM) 
Bài 1 
Bộ truyền trục vít- bánh vít có số mối ren trục vít Z1=2, số răng bánh vít Z2=50, môđun 
m=8, hệ số đường kính q=12,5. Tính toán các kích thước chủ yếu của bộ truyền. 
Bài 2 
Xác định phương chiều và giá trị các lực tác động lên mối ăn khớp bộ truyền trục vít-
bánh răng . Cho biết T1=75Nm, n1=1000vg/ph, tỉ số truyền u1=2, u2=25, số răng Z1=25, 
Z3=2, mô đun các bộ truyền bằng nhau m =4, hệ số đường kính q=10. 
Bài 3 
Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít: Z1=3, Z2=60, q=10, m=6. Công 
suất truyền P1=7,5kW. Số vòng quay trục vít n1 =1500 vg/ph. Hệ số ma sát f=0,13 và góc 
biên dạng ren =20o. Xác định các lực tác dụng lên trục vít và bánh vít. 
Bài 4 
Bộ truyền trục vít có công suất P1=4kW, số vòng quay n1=750 vg/ph, số mối ren n1=2, 
đường kính vòng chia d1=50mm. Bánh vít có số răng Z2=30, và m=5mm. Xác định hiệu 
II
I
1
2
Hình 9 
suất bộ truyền và công suất mất mát do ma sát. 
Bài 5 
Hộp giảm tốc bánh răng-trục vít có các thông 
số: bánh răng trụ nghiêng (mn=2, =8
o
6'34", 
Z2=75, a=100mm), trục vít (m=10, Z3=2, 
Z4=28, a=180mm), trục số vòng quay trục dẫn 
động cấp nhanh n1=1000 vg/ph. Cho thời gian 
làm việc 5000 giờ. tải trọng thay đổi theo chu 
kỳ 
Hiệu suất hộp giảm tốc 0,7. Xác định ứng suất tiếp xúc trong cặp trục vít- bánh vít và lựa 
chọn vật liệu thích hợp cho cặp bộ truyền. 
Bài 6 
Cho sơ đồ truyền động bánh răng - trục vít như hình 9. Biết mô men xoắn trên các 
trục: T1 = 37741 N.mm; T2 = 125109 N.mm; đường kính vòng lăn bánh răng nghiêng: 
dw1 = 45 mm; đường kính vòng lăn trục vít và bánh vít: da3 = 100 mm; da4 = 328 mm; góc 
ăn khớp  = 200 ; góc vít :  = 8,90; góc nghiêng của bộ truyền bánh răng: 1 = 11
0
; góc 
nghiêng của bánh vít : 2 = 11
0; góc ma sát tương đương: ’ = 2,90 
 a, Phân tích lực và chọn chiều nghiêng hợp lý của ren trục vít 
 b, Tính các thành phần lực tác dụng lên 2 bộ truyền. 
 Hình 9 
Bài 8 
Cho sơ đồ bộ truyền trục vít- bánh vít (Hình 10) biết: Vật liệu bánh vít làm bằng 
đồng thanh nhôm – sắt – niken БpA ЖH 10-4-4, vật liệu của trục vít là thép 45 tôi cải 
thiện. Công suất P1 = 5,58KW; T1 = 2530607 Nmm; u = 20,96;  = 0,75; [H ] = 250 
MPa; hệ số tải trọng KH =1,1 hệ số đường kính q = 12,5 
Thời gian (s) Công suất bánh dẫn 
5 1,8 
3 1,5 
22 0,5 
n 1 
II 
I 
III 
 Hình 10 
1. Tính mô men xoắn trên trục bánh vít 
2. Tính chọn số ren của trục vít và tính số răng của bánh vít 
3. Xác định khoảng cách trục của bộ truyền 
Bài 9 
Cho bộ truyền trục vít- bánh vít có số liệu như bài 8 biết: khoảng cách trục aw = 
210mm; trục vít 2 đầu mối; số răng bánh vít Z2 = 41; mô đun dọc trục vít m = 8 
1. Tính chọn hệ số dịch chỉnh 
2. Xác định góc vít 
3. Tính vận tốc trượt của răng bánh vít trên ren trục vít 
Bài 10 
Cho bộ truyền trục vít- bánh vít biết: góc vít  = 8,90; góc ma sát tra bảng φ=2,870 ; bộ 
truyền chịu tải trọng không đổi ; công suất trên trục vít P1 = 6KW; mô men xoắn của trục 
vít T1 = 2530600 Nmm; hệ số tản nhiệt Kt =17; nhiệt độ cho phép của dầu bôi trơn [td] = 
90
0 
1. Tính hiệu suất của bộ truyền 
2. Tính mô men xoắn trên trục bánh vít 
3. Tính nhiệt cho bộ truyền 
 TRUYỀN ĐỘNG XÍCH (BÀI ĐÁNH DẤU MỰC ĐỎ BẮT BUỘC PHẢI LÀM) 
Bài 1 
Cho bộ truyền xích ống con lăn làm việc hở biết: 
Công suất P1 = 2,5KW; n1 = 150 vòng/phút ; u =3; đường tâm của 
điã xích hợp với phương ngang một góc 300 ; hệ số sử dụng k = 1,8 
1. Tính chọn số răng đĩa xích? 
2. Xác định công suất tính toán và chọn bước xích? 
Bài 2 
Cho bộ truyền xích ống con lăn có các thông số như bài 1. Biết Z1 = 25 ; Z2 = 75; 
p = 19,05 
1. Xác định khoảng cách trục và tính số mắt xích? 
2. Tính đường kính đĩa xích? 
Bài 3 
Cho bộ truyền xích ống con lăn 1 dãy làm việc 3 ca bôi trơn định kỳ có các thông 
số sau: bước xích pc = 25,4mm; số răng đĩa xích dẫn Z1 = 19; tỷ số truyền u = 4; số vòng 
quay bánh dẫn n1 = 350 vòng/phút; bộ truyền đặt nằm ngang; khoảng cách trục a = 1020 
mm không điều chỉnh được. 
1. Xác định đường kính vòng chia đĩa xích dẫn và bị dẫn 
2. Tính số mắt xích 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_chi_tiet_may_phan_truyen_dong_co_khi.pdf