Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

Tóm tắt Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX: ...ghề mạt, nghề ngọn nên đã xếp thương nghiệp đứng sau tất cả các nghề khác. Đây cũng là sự triển khai chủ trương trọng bản nghiệp, trọng nghĩa hơn lợi, trọng đạo đức trong điều hành, quản lý kinh tế của Nho giáo. Khi lấy Nho giáo làm nền tảng lý luận cho tính chính danh của triều đại, c... và ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ. Tư tưởng quốc gia dân tộc Việt Nam tập trung vào hướng xây dựng một hệ thống lý luận, một đường lối khôn ngoan đáp ứng việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và ổn định đời sống nhân dân. ... Siêu với những khảo cứu sâu rộng về kinh điển và điển chế Nho gia trong sách Phương Đình tuỳ bút lục; Nguyễn Phúc Ưng Trình với việc giải thích lại Luận ngữ, tôn sùng Khổng Tử trong sách Luận ngữ tinh hoa và Lê Văn Ngữ vào nửa cuối thế kỷ XIX với sách Kinh lễ chủ nhân, Luận ngữ tiết y...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên phương diện hệ tư 
tưởng và phương diện tôn giáo của triều 
Nguyễn trong suốt thế kỷ XIX, thậm chí có 
lúc trở thành khủng bố, tàn sát đã chứng tỏ 
điều này. 
Triều Nguyễn phục hồi, phát triển hệ 
thống giáo dục và thi cử tuyển chọn quan 
chức theo Nho giáo để đào tạo đội ngũ quan 
liêu đáp ứng mục đích chính trị đặt ra. Lối 
giáo dục khoa cử đã tạo ra một tầng lớp 
quan liêu, có khả năng và đạo đức phù hợp 
với yêu cầu trị nước theo quan điểm chính 
thống và có quyền lợi gắn chặt với vương 
triều, do đó trung thành tuyệt đối với nhà 
vua. Đây là thực chất triết lý giáo dục của 
triều Nguyễn. 
Do sự độc tôn Nho giáo nên xu hướng 
quan tâm tới tri thức tự nhiên, tiếp thu các 
tri thức mới từ Phương Tây ở thế kỷ XVIII 
(với đại biểu là Lê Quý Đôn) cũng như xu 
hướng nhân văn (với Nguyễn Du là đại 
diện) phát triển vào giai đoạn đầu thế kỷ 
XIX không được tiếp tục trong thế kỷ XIX. 
Những nỗ lực của các vị vua đầu triều 
Nguyễn đề cao học thuyết chính trị - đạo 
đức Nho học (coi đó là trụ cột tư tưởng xây 
dựng và bảo vệ quyền lực triều Nguyễn và 
khôi phục, phát triển đất nước) đã đạt được 
những kết quả đáng kể trong nửa đầu thế kỷ 
XIX. Đó cũng chính là sự tiếp tục xu hướng 
triết học chính trị trong lịch sử tư tưởng 
triết học Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh 
việc độc tôn Nho giáo cho mục đích củng 
cố chính quyền và khôi phục, ổn định đời 
sống nhân dân, các vị vua Nguyễn đã bỏ 
qua cơ hội tiếp thu những thành tựu tri thức 
khoa học kỹ thuật và văn hoá thế giới vào 
phát triển đất nước. Xu hướng tư tưởng 
truyền thống tiếp thu có lựa chọn những giá 
trị văn hóa nhân loại làm giàu cho đời sống 
tinh thần dân tộc đã bị triều Nguyễn gạt bỏ 
một cách có ý thức. Điều đó dẫn tới nguy cơ 
làm giảm sút tính đa dạng, sáng tạo trong nội 
lực nền văn hóa dân tộc vốn không xây dựng 
trên một hệ tư tưởng độc tôn. 
Hệ thống lý luận Nho học tự hạn chế 
trong khuôn khổ thế giới Trung Hoa không 
chấp nhận các giá trị văn hóa, tư tưởng 
khác ngoài Trung Hoa đã trói buộc tầm 
nhìn của triều Nguyễn, dẫn tới sự lạc hậu, 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 36 
bất cập và thất bại của các nhà tư tưởng 
trong nhận diện, đánh giá kẻ thù và đề ra 
đường lối chống thực dân Pháp. Tư duy văn 
hóa hướng nội, tầm nhìn Nho giáo độc tôn 
của giới trí thức tinh hoa triều Nguyễn là 
hàng rào kiên cố ngăn cản họ chấp nhận 
những ý tưởng mới tiến hành cải cách đất 
nước. Sự thất bại trong cuộc kháng chiến 
chống Pháp xâm lược của triều Nguyễn 
cũng là sự thất bại của hệ thống lý luận Nho 
giáo trước kẻ thù khác biệt về bản chất văn 
hóa và trình độ văn minh, cũng là sự thất 
bại của tư tưởng triết học chính trị Việt 
Nam giai đoạn này khi đã bỏ quên truyền 
thống dung hòa, tiếp thu có lựa chọn các giá 
trị tinh thần của các dân tộc khác trong quá 
trình giao lưu, tương tác văn hóa và ứng 
dụng sáng tạo những tinh hoa tinh thần của 
nhân loại vào giải quyết các vấn đề thực 
tiễn của đất nước. 
Tóm lại, việc sử dụng Nho giáo làm hệ 
tư tưởng chính thống kết hợp với sự nỗ lực 
của các vị vua Nguyễn trong cai trị đất 
nước đã tạo nên một xã hội mang đặc trưng 
Nho giáo điển hình, tạo cho xã hội sự ổn 
định tương đối (với những chuẩn mực rõ 
ràng, chặt chẽ trong đời sống tinh thần xã 
hội kéo dài suốt thế kỷ XIX) và để lại 
những giá trị không thể phủ nhận trong tiến 
trình lịch sử tư tưởng dân tộc nói chung. 
Tuy nhiên, những mặt hạn chế, những bất 
cập của việc độc tôn Nho giáo trên phương 
diện ý thức hệ, trong quản lý nhà nước đã 
bộc lộ vào nửa sau thế kỷ XIX. Vì thế, triều 
Nguyễn không vượt qua được thách thức 
của thời đại, đưa đất nước đến thảm họa 
vong quốc vào cuối thế kỷ. 
4. Tư tưởng quốc gia dân tộc tiếp tục 
được củng cố và phát triển 
Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 
ngay từ khởi thuỷ buộc phải đi theo hướng 
giải quyết vấn đề thực tiễn quan trọng hàng 
đầu trên phương diện tinh thần, lý luận, đó 
là làm thế nào để bảo vệ sự tồn tại của dân 
tộc, cả trên phương diện văn hóa, tộc người 
và lãnh thổ. Đó là lý do chính khiến các tư 
tưởng về thế giới và nhân sinh mang tính 
siêu hình không phải là những vấn đề triết 
học trọng tâm của Việt Nam. Thay vào đó, 
xu hướng tìm kiếm những lý luận phục vụ 
cho việc khẳng định nền độc lập, chủ quyền 
dân tộc, tinh thần tự hào dân tộc, quyền 
bình đẳng dân tộc... là xu hướng chủ đạo và 
ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức 
trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 
qua các thời kỳ. Tư tưởng quốc gia dân tộc 
Việt Nam tập trung vào hướng xây dựng 
một hệ thống lý luận, một đường lối khôn 
ngoan đáp ứng việc bảo vệ nền độc lập dân 
tộc và ổn định đời sống nhân dân. 
Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là 
tiêu chí xuyên suốt và tối cao của chủ nghĩa 
dân tộc Việt Nam. Tiêu chí này, qua lịch sử 
tiếp thu Nho giáo ngày càng được củng cố 
về mặt lý luận. Với việc học tập mô hình 
quản lý nhà nước Hán vào xây dựng chế độ 
quân chủ phong kiến Việt Nam, ý thức chủ 
quyền về lãnh thổ, quốc gia với đại diện hợp 
pháp là vị quân vương ngày càng được nâng 
cao và củng cố bằng lý luận Nho giáo(2). 
(2) Chủ quyền, quyền sở hữu một cộng đồng sinh 
sống trên một vùng đất trước hết là thuộc về một vị 
vua. Ý thức về chủ quyền dân tộc được hình thành 
trên cơ sở và chủ yếu dựa vào nhận thức này. Nhận 
thức này đã được xây dựng từ rất sớm trong “Kinh 
thi”: “Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ. Suất thổ 
chi tân mạc phi vương thần” (nghĩa là “Khắp cõi 
dưới bầu trời này không có nơi nào không phải đất 
của vua). Dọc theo những vùng đất ven sông này 
dân chúng khắp nơi đó không ai không phải là thần 
dân của vua”. Xem (1992), Bắc Sơn, phần Tiểu nhã. 
Kinh thi, t.2, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.1132. 
Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam... 
 37 
Nhà vua như là biểu trưng của dân tộc 
được coi là người chủ sở hữu hợp pháp của 
quốc gia, đồng thời phải gánh trách nhiệm tối 
cao về độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh 
thổ của dân tộc. Quan niệm Nho giáo về thiên 
mệnh, về bậc quân chủ, về tính hợp thức thần 
thánh của mỗi quốc gia, dân tộc được người 
Việt tiếp thu để tuyên bố tính hợp thức và 
khẳng định quyền dân tộc của mình(3). 
Về cơ bản, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa 
dưới triều Nguyễn với sự hậu thuẫn của 
Nho giáo đã đạt tới sự hoàn chỉnh trên 
nhiều phương diện. Trên phương diện quản 
lý đất nước, việc tiếp thu mô hình quản lý 
xã hội theo Nho giáo (coi đó là công cụ hữu 
hiệu để củng cố sức mạnh chính trị của 
vương triều đặc biệt là quan điểm đề cao 
vai trò và lợi ích của dân chúng trong mối 
quan hệ gắn kết hữu cơ giữa triều đình và 
người dân để thực hiện các mục tiêu bảo vệ 
và phát triển dân tộc) là hướng đi sáng suốt 
và khôn ngoan của các triều đại (trong đó 
có triều Nguyễn); làm nên một đường lối tư 
tưởng coi trọng mối quan hệ thiên thời - địa 
lợi - nhân hòa trong quản lý và xây dựng 
đất nước. 
Trên phương diện sức mạnh, ý thức về 
một quốc gia mạnh và độc lập (có đầy đủ 
chủ quyền, thậm chí, có uy lực chi phối 
nhiều dân tộc khác) được thể hiện mạnh mẽ 
bằng các tư tưởng và quyết sách đối ngoại 
rất rõ ràng của các vị vua triều Nguyễn, đặc 
biệt là vua Minh Mệnh, qua đường lối “phủ 
biên, nhu viễn” (phủ dụ, ràng buộc các nước 
láng giềng, các tù trưởng, chúa đất vùng 
biên giới làm phên dậu cho Việt Nam và có 
chính sách ôn hoà, mềm mỏng, giữ khoảng 
cách với các nước phương xa)(4). Vua Minh 
Mệnh đã thi hành đường lối này kết hợp với 
xây dựng lực lượng quân sự mạnh, giàu 
tiềm lực, nhờ đó đã làm cho Việt Nam trở 
thành một quốc gia hùng mạnh hàng đầu 
Đông Nam Á trong nửa đầu thế kỷ XIX(5). 
Trên phương diện văn hoá, niềm tự hào 
về tính đặc sắc văn hoá của dân tộc là một 
yếu tố căn bản nhất của chủ nghĩa dân tộc 
Việt Nam và là một trong những động lực 
và ý nghĩa căn bản của các cuộc kháng 
chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Trong thế kỷ 
XV, Nguyễn Trãi đã đúc kết lòng tự hào về 
truyền thống văn hiến giàu người hiền tài, 
giàu sách vở của dân tộc trong áng thơ bất 
hủ Cáo bình Ngô: “Như nước Đại Việt ta từ 
trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi 
sông, bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc - Nam 
cũng khác”(6). Đến các nhà tư tưởng thế kỷ 
XIX, nhận thức về giá trị văn hiến của quốc 
gia đã được đưa lên một tầm mức mới, 
thậm chí mang tính cực đoan, dù về thực 
chất, nhận thức này chịu ảnh hưởng sâu sắc 
của tư tưởng Hoa hạ. Tư tưởng tự hào về 
những thành tựu văn hoá Nho giáo, về nhân 
tài và nền học thuật của đất nước luôn sánh 
ngang Trung Hoa là tư tưởng chi phối tầng 
lớp tinh hoa triều Nguyễn. Việc triều Nguyễn 
bắt chước mô hình quản lý nhà nước, giáo 
dục khoa cử, giáo hoá dân chúng theo mô 
hình Trung Hoa là một nỗ lực thể hiện sự 
ngang bằng, bình đẳng của Việt Nam trước 
một đế quốc Trung Hoa khổng lồ. Ngay 
(3) Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt 
là một ví dụ: 
“Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận 
tại thiên thư” nghĩa là: “Núi sông nước Nam thì vua 
Nam ở, 
Cương giới rõ ràng đã ghi trong sách trời”. Theo: 
“Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II), Văn học thế kỷ 
X-XVII”, (1976), Nxb Văn học, Hà Nội, tr.57 - 58. 
(4) (1994), Minh Mệnh chính yếu, Nxb Thuận Hóa, Huế. 
(5) Wyatt, David K (1980), Thailan. A short history, 
O.S. Printing House, Bangkok, Thailand. 
(6) Nguyễn Trãi (1976), Cáo bình Ngô, Nxb Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 38 
cách nhìn Hoa hạ đối với văn minh Phương 
Tây của triều Nguyễn, coi Phương Tây là 
dã man, gọi người Phương Tây là “Tây di” 
bởi họ không có Hà đồ, Lạc thư(7)..., dù hết 
sức phi thực tế, cũng thể hiện rõ tinh thần tự 
hào về nền văn hiến dân tộc của tư tưởng 
quốc gia dân tộc triều Nguyễn. 
Tư tưởng quốc gia dân tộc này là nền 
tảng lý luận cho triều Nguyễn xây dựng và 
bảo vệ đất nước (được phổ biến trong nhân 
dân, qua việc giáo dục và truyền bá Nho 
giáo) đã củng cố thêm sức mạnh của lòng 
yêu nước truyền thống. Tuy nhiên, do giới 
hạn trong khuôn khổ văn minh, văn hoá 
Nho giáo, nên tư tưởng quốc gia dân tộc 
triều Nguyễn vào nửa cuối thế kỷ XIX đã 
bộc lộ nhiều hạn chế trong nhận diện kẻ 
thù, dẫn tới nhiều sai lầm trong hoạch định 
đường lối chống Pháp xâm lược, bảo vệ độc 
lập dân tộc. 
5. Hai xu hướng bác học và bình dân 
song song tồn tại và được củng cố trong 
Nho giáo nửa đầu thế kỷ XIX 
Xu hướng bác học hoá Nho giáo trước 
hết được các vị vua triều Nguyễn cổ suý 
bằng việc khuyến khích các nhà Nho đi sâu 
tìm hiểu kinh điển Nho gia, hình thành nên 
phái kinh học dưới triều Nguyễn. Đại diện 
cho phái này có thể kể tới Nguyễn Văn Siêu 
với những khảo cứu sâu rộng về kinh điển 
và điển chế Nho gia trong sách Phương 
Đình tuỳ bút lục; Nguyễn Phúc Ưng Trình 
với việc giải thích lại Luận ngữ, tôn sùng 
Khổng Tử trong sách Luận ngữ tinh hoa và 
Lê Văn Ngữ vào nửa cuối thế kỷ XIX với 
sách Kinh lễ chủ nhân, Luận ngữ tiết yếu, 
Chu dịch cứu nguyên, Trung dung thuyết 
ước, Đại học tích nghĩa,... Các tác giả này 
đều bàn về những điều cốt yếu trong các 
kinh điển Nho gia theo cách hiểu riêng. 
Phái kinh học thế kỷ XIX là sự tiếp tục xu 
hướng chú giải kinh sách Nho giáo ở Việt 
Nam trong những thế kỷ trước với các đại 
diện như Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du... 
Song hành với xu hướng kinh học là quá 
trình điển chế hoá chế độ khoa cử lấy học 
vấn Nho gia làm nội dung duy nhất khảo 
hạch sĩ tử trong thế kỷ XIX. Bài thi Kinh 
nghĩa và Văn sách là hai bài thi quan trọng 
nhất trong các kỳ khoa cử. Bài thi Kinh 
nghĩa kiểm tra kiến thức sĩ tử về nghĩa lý 
kinh điển Nho gia, là những kiến thức căn 
bản, hàng đầu, bắt buộc với mọi thí sinh. 
Bài thi Văn sách thể hiện học thức của sĩ tử, 
là sự ứng dụng kiến thức Nho học vào việc 
ra đối sách giải quyết những vấn đề chính 
trị - xã hội được yêu cầu giải quyết. Nội 
dung thi Kinh nghĩa bao gồm tứ thư và ngũ 
kinh. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu 
Hán Nôm, sách tứ thư, ngũ kinh được dùng 
trong giảng dạy và thi cử thời kỳ này đều là 
sách tiết yếu và đại toàn được soạn dưới 
triều Minh và được in ấn lại(8). 
Xu hướng bác học hoá Nho giáo trong 
thế kỷ XIX được thể hiện chủ yếu ở việc 
biên soạn sách sử. Những bộ sử đồ sộ được 
soạn dưới triều Nguyễn theo quan điểm 
Nho giáo (như Đại Nam thực lục, Việt sử 
thông giám cương mục, Minh Mệnh chính 
yếu... và rất nhiều sách sử do các cá nhân 
biên soạn) cho thấy tư tưởng Nho giáo đã 
thấm nhuần trong giới trí thức triều Nguyễn. 
Những thành tựu Nho học trên phương diện 
(7) Vũ Phạm Khải, Bản dịch một số bài luận và bức 
thư, Tư liệu Viện Triết học, Ký hiệu 120-H, tr.13. 
(8) Phùng Minh Hiếu (2009), “Học vấn Nho gia qua 
thể chế khoa cử triều Nguyễn; xem xét từ việc thi 
Kinh nghĩa trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 19 ở Việt 
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Kinh điển Nho gia ở Việt 
Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trung 
tâm nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, tr.167. 
Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam... 
 39 
bác học này thể hiện sự thành công của 
triều Nguyễn trong chủ trương độc tôn Nho 
học (coi Nho giáo hệ tư tưởng chính thống). 
Xu hướng bình dân hoá Nho giáo được 
thể hiện song song với xu hướng bác học 
hoá đã góp phần hoàn thiện chủ trương độc 
tôn Nho giáo trong toàn xã hội. Xu hướng 
này được thể hiện qua nhiều hình thức. 
Thứ nhất, các vua Nguyễn có ý thức rất 
triệt để trong việc giáo hoá dân chúng. Hầu 
hết các vị vua triều Nguyễn đều có những 
bài giáo hoá về đạo đức, lối sống Nho giáo 
cho nhân dân. Như vua Minh Mệnh có 10 
điều giáo huấn, vua Tự Đức có 24 điều giáo 
huấn... phổ biến hàng năm tới từng làng xã 
theo con đường hành chính. Bằng con 
đường này, các giáo điều Nho giáo đã từng 
bước đi sâu vào đời sống dân chúng, trở 
thành các quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã 
hội theo Nho giáo được dân chúng chấp 
nhận, tuân thủ thực hành. 
Thứ hai, đội ngũ quan lại hình thành từ 
con đường khoa cử và các nho sĩ rất có ý 
thức xây dựng gia đình của mình trở thành 
các gia đình nền nếp theo chuẩn mực Nho 
giáo đã không tiếc công sức soạn thảo các 
sách gia huấn làm công cụ giáo huấn con 
em trong gia đình, dòng họ. Nền giáo dục 
gia đình theo Nho giáo rất phát triển trong 
thế kỷ XIX với rất nhiều sách gia huấn, gia 
huấn ca còn lại đến ngày nay đã góp phần 
phổ biến tư tưởng Nho giáo một cách hiệu 
quả và sâu sắc trong các gia đình Nho giáo 
Việt Nam, góp phần xây dựng nhân cách 
Nho giáo cho các thành viên của gia đình, 
dòng họ. Tuy nhiên, hình thức này chỉ có 
trong các gia đình có truyền thống Nho học. 
Thứ ba, hình thức bình dân hoá Nho học 
phổ biến nhất và thành công nhất giúp cho 
Nho giáo ăn sâu vào mọi ngóc ngách xã hội 
Việt Nam, đó là sự xâm nhập của các tư 
tưởng Nho giáo vào hương ước làng xã, là 
văn bản được xây dựng phổ biến trong các 
làng xã Việt Nam thế kỷ XIX, chính thức 
quy định mọi luật lệ, phép tắc ứng xử, sinh 
hoạt trong cộng đồng mỗi làng xã. Sự xâm 
nhập của Nho giáo qua hương ước đã trở 
thành một phần các quy chuẩn ứng xử đạo 
đức và lối sống được dân làng đồng thuận và 
tự nguyện tuân thủ. Đây cũng là hình thức 
đặc biệt của quá trình bình dân hoá Nho giáo 
trong xã hội Việt Nam suốt thế kỷ XIX. 
Chính sự tham gia của tầng lớp nho sĩ tại 
các làng xã vào quá trình xây dựng văn bản 
hương ước là một bước quan trọng để các 
tư tưởng Nho giáo được chính thức phổ 
biến, chấp nhận và tự nguyện tuân thủ trong 
đời sống dân chúng làng xã. 
Cùng với sự phát triển của khoa cử và 
Nho giáo, tầng lớp nho sĩ cũng ngày càng 
được củng cố. Tầng lớp này bao gồm một 
số nhỏ nho sĩ thành danh trên quan trường 
và phần lớn nho sĩ ở lại làng xã (làm nghề 
dạy học hay bốc thuốc, xem bói... hình 
thành nên nhóm trí thức dân gian, tham gia 
vào hội tư văn của làng xã). Đây chính là 
tầng lớp trí thức trung gian giữa triều đình 
và làng xã; là cầu nối trao truyền, phổ biến 
tri thức Nho giáo, các huấn dụ, chỉ thị, 
mệnh lệnh của triều đình tới các tầng lớp 
nhân dân trong làng xã. Qua vai trò trung 
gian của giới nho sĩ bình dân này, tư tưởng 
chính trị tu, tề, bình, trị của Nho giáo được 
đưa vào thành những tư tưởng, điều khoản 
cụ thể quy định về quản lý làng xã trong 
hương ước, từ đó xâm nhập sâu rộng vào đời 
sống dân chúng. Việc tổ chức làng xã theo 
tôn ti trật tự Nho giáo, việc xây dựng quy 
ước ứng xử lễ nghĩa, tế lễ, tham gia hoạt 
động bảo vệ mùa màng, bảo vệ làng xóm, 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 40 
xây dựng, củng cố phong tục tập quán tốt 
đẹp đều theo các tư tưởng chính trị, đạo đức 
trích trong kinh điển Nho giáo(9). Lòng yêu 
nước mãnh liệt, sâu sắc và trường tồn được 
xây dựng bắt đầu từ tình yêu gia đình rồi mở 
rộng dần tới làng xóm, quê hương, đất nước 
trên cơ sở kết hợp tình cảm cộng đồng gia 
đình, làng xã với lý luận Nho giáo về cương 
thường, trở thành một khuôn khổ đạo đức 
bền vững của xã hội đã được củng cố qua 
con đường bình dân hoá Nho giáo này. 
Đạo đức Nho giáo với các chuẩn mực về 
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín xây dựng trên nền 
tảng nhận thức siêu hình về mối liên đới 
trời - đất - người và lý tưởng một xã hội 
đức trị an vui, thái hoà qua lăng kính các 
nhà Nho bình dân đã đi vào hương ước, ảnh 
hưởng tới đời sống tinh thần người dân nơi 
làng xã, tạo dựng một không gian đạo đức 
phù hợp với xã hội nông nghiệp Việt Nam. 
Lý luận đạo đức Nho giáo được các vị vua 
Nho học như vua Minh Mệnh, vua Tự Đức 
đề cao, kết hợp với những giá trị đạo đức 
cộng đồng làng xã vốn có là những nội 
dung tư tưởng chủ yếu trong hương ước đã 
góp phần tạo dựng nên một hệ thống giá trị 
đạo đức xã hội ổn định và đặc trưng của 
Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX. Trung - 
hiếu (hai đức lớn duy trì sự bền vững của 
gia đình, dòng họ, vương triều) đã được phổ 
biến và xây dựng rất quy củ, hệ thống theo 
hai chiều từ tổ chức cơ sở là gia đình, làng 
xã lên tới thượng tầng xã hội là triều đình 
và ngược lại (tương ứng với hai hướng bình 
dân hoá và bác học hóa Nho giáo thời kỳ 
này). Những chuẩn mực đạo đức đó đã góp 
phần củng cố hơn nữa độ bền vững của gia 
đình, làng xã, quê hương, đất nước cả về 
mặt tinh thần và thể chế. 
Cho đến giữa thế kỷ XIX, Nho giáo bằng 
cả con đường bác học hoá và bình dân hóa 
đã trở thành một yếu tố tinh thần mang tính 
khuôn mẫu vững bền của người Việt Nam. 
Từ cuối thế kỷ XIX, khi các giá trị văn hoá, 
tôn giáo, đạo đức Phương Tây du nhập 
mạnh mẽ vào Việt Nam, thì các giá trị Nho 
giáo (như đạo trung hiếu, đạo thờ kính tổ 
tiên, các giá trị gia đình,...) đã trở thành giá 
trị dân tộc truyền thống phải được bảo vệ.(9) 
6. Kết luận 
Bốn đặc trưng lớn nêu trên của tư tưởng 
triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX cho 
chúng ta thấy phần nào tính quy luật trong 
sự vận động, phát triển của lịch sử tư tưởng 
Việt Nam giai đoạn này. Việc đưa Nho giáo 
lên vị trí chủ lưu và độc tôn là một lựa chọn 
có chủ đích của triều Nguyễn do những 
nguyên nhân chính trị và tư tưởng rõ ràng, 
nhưng cũng có những căn nguyên về văn 
hóa và lịch sử. Sự độc tôn Nho giáo đồng 
thời dẫn tới sự xa rời một bản tính căn cốt 
của tư tưởng Việt Nam là tính dung hoà tư 
tưởng - tôn giáo. Điều này một mặt đã giúp 
triều Nguyễn thành công trong việc củng cố 
tính chính đáng của triều đại trong thời kỳ 
đầu thống nhất đất nước, xây dựng một nền 
chính trị - văn hóa Nho giáo với những 
thành tựu rực rỡ khẳng định vị thế của Việt 
Nam trong khu vực, nhưng mặt khác, đã 
khiến suy giảm tiềm năng sáng tạo tư tưởng 
vốn xuất phát từ tính chất đa dạng, phong 
phú và dung hòa tư tưởng - tôn giáo của 
văn hoá Việt Nam. Kết thúc thế kỷ XIX, tư 
tưởng triều Nguyễn đã thất bại trong giải 
bài toán bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc 
trong khi Nhật Bản, Thái Lan độc lập, tự do 
bước vào giai đoạn phát triển hiện đại. 
(9) Vũ Duy Mền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng 
bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
tr.318, 322. 
Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam... 
 41 

File đính kèm:

  • pdfcac_dac_trung_cua_tu_tuong_triet_hoc_viet_nam_nua_dau_the_ky.pdf
Ebook liên quan