Các giải pháp đo đạc và quan trắc chuyển vị của mố cầu

Tóm tắt Các giải pháp đo đạc và quan trắc chuyển vị của mố cầu: ...c (trigometric method),   phương pháp khí áp (barometric method),   phương pháp thủy tĩnh (hydrostatic method),   phương pháp vệ tinh (satelite method).  Phương pháp hình học (geometric method) Phương pháp này ứng dụng một cách thức đo  rất đơn giản, đó là xác định cao độ trên các mia  cắ...iến  đo  áp  suất  kết  nối  với  một  bình chất lỏng được lắp đặt trên nền đất ổn định.  Cảm biến được  lắp với  bình chất  lỏng bằng hai  ống song song. Sự thay đổi áp suất trong ống sẽ  được  cảm  biến  xác  nhận  và  thể  hiện  bằng  sự  chênh lệch cao độ giữa điểm đo đạc và điểm so  sánh ...mở của khe  co giãn (hình 2.12) (Karsznia K., 2011).  2.3.2 Đo đạc áp lực của đất đắp lên kết cấu Để giám sát và đo đạc các tải trọng ngang tác  động lên mố ta có thể áp dụng một loại thiết bị  chuyên dụng đo đạc áp lực của đất đắp sau mố  lên  kết  cấu  mố.  Thiết  bị  này  cần  được  lắp  đ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các giải pháp đo đạc và quan trắc chuyển vị của mố cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học Thủy lợi 
khi  xe  di  chuyển  từ  phần  đường  lên  cầu  và 
ngược lại. 
Mố cầu trực tiếp chịu các tổ hợp tại trọng từ 
kết cấu phần trên xuống kết cấu móng. Công tác 
thiết  kế  móng  sẽ  bắt  đầu  từ  bước  khảo  sát  địa 
chất để xác định các tính chất địa vật lý của đất 
nền. Nhưng từ thực tế cho thấy, có rất nhiều sai 
sót  trong  quá  trình  khảo  sát  tới  thiết  kế  và  thi 
công  mố  cầu,  dẫn  đến  nhiều  hư  hại  hay  sự  cố 
trong  quá  trình  khai  thác  (Rymar  S.).  Các  loại 
tải  trọng  và  cơ  cấu  làm việc  của mố cầu  được 
thể hiện trong hình 1.1. 
Hình 1.1. Sơ đồ tải trọng tác động lên mố 
cầu (TCVN 272-05) 
1.2 Các chuyển vị của mố cầu 
Trong phân tích hình học của mố cầu các loại 
chuyển vị của mố cầu có thể chia  làm hai  loại: 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  93
sự  dịch  chuyển  và  xoay.  Đối  với  các  kết  cấu 
không gian 3 chiều như mố cầu thì có 3 dạng dịch 
chuyển và 3 dạng xoay (Bażyński J. et all, 1999): 
 Chuyển vị thẳng đứng đều do lún đều của 
bệ mố. 
 Chuyển  vị  thẳng  đứng  không  đều  do  lún 
không đều của bệ mố theo phương ngang cầu. 
 Chuyển  vị  thẳng  đứng  không  đều  do  lún 
không đều của bệ mố theo phương dọc cầu. 
 Chuyển vị ngang của mố theo phương dọc 
cầu. 
 Chuyển  vị  ngang  của  mố  theo  phương 
ngang cầu. 
 Chuyển vị đứng không đều kết hợp chuyển 
vị ngang không đều theo phương dọc cầu. 
 Chuyển vị đứng không đều kết hợp chuyển 
vị ngang không đều theo phương ngang cầu. 
Theo  cơ  cấu  làm  việc  của  mố  cầu  thì  ta  có 
thể phân ra các  loại chuyển vị cơ bản như sau, 
bao gồm (Łyszkowicz A): 
Hình 1.2. Chuyển vị góc của mố cầu tạo bởi 
tổng hợp các chuyển vị 
Loại chuyển vị  Nguyên nhân dẫn đến chuyển vị 
Chuyển  vị  theo  phương 
thẳng đứng (lún đều) 
do bệ mố lún và dẫn đến thay đổi cao độ trắc dọc của cầu,  tạo nên 
các gờ khi xe lên cầu. 
Chuyển  vị  góc  theo  hai 
phương  -  sang  bên  cạnh 
và đổ về phía trước mố 
do lún không đều của bệ mố, dẫn đến thay đổi cao độ của trắc dọc và 
làm thay đổi điều kiện làm việc của gối trên mố (hình 1.3) 
Chuyển  vị  dọc  theo 
phương dọc của cầu  song 
song với trắc dọc của cầu 
do áp lực của đất đắp sau mố tác động lên tường thân mố, dẫn đến 
thay đổi cao độ của trắc dọc cầu, tạo nên gờ ở khu vực khe co dãn và 
làm khép các khe co dãn lại. 
Chuyển  vị  ngang  vuông 
góc với trắc dọc của cầu 
Do áp lực của phần tư tứ nón lên mố không đều, hay do lún không 
đều của mố  theo phương ngang của cầu, dẫn đến  thay đổi  trắc dọc 
của cầu, và làm thay đổi vị trị của gối cũng như điều kiện làm việc 
của gối cầu. 
Chuyển vị tổng hợp  Chuyển vị của mố tạo bởi tổ hợp các chuyển vị khác 
2. CÁC GIẢI PHÁP ĐO ĐẠC CHUYỂN VỊ 
2.1 Đo đạc lún đều của mố 
Giá trị lún trong quá trình đo đạc mố là một 
trong  những  thông  tin  quan  trọng  nhất.  Có  rất 
nhiều cách đo đạc độ lún của mố cầu, về cơ bản 
thì được chia thành cách nhóm sau (Bażyński J. 
et all, 1999): 
 phương pháp địa kỹ thuật 
 phương pháp trắc dọc 
 phương pháp đồng hồ 
 phương pháp áp dụng chênh lệch áp suất 
 phương pháp quét laser 
2.1.1 Phương pháp địa kỹ thuật 
Một trong những nhóm phương pháp đo đạc 
độ lún của công trình hay được áp dụng nhất là 
phương pháp địa kỹ thuật. Công tác khảo sát địa 
kỹ  thuật  được  thực hiện với  các công  trình bắt 
đầu từ bước khảo sát, thiết kế, để nắm được các 
chỉ số cơ lý của đất nền nhằm tính toán mức độ 
lún  của  công  trình.  Có  rất  nhiều  phương  pháp 
địa  kỹ  thuật  được  áp  dụng,  nhưng  về  cơ  bản 
được chia  làm hai dạng:  thực hiện trong phòng 
thí nghiệm và tại hiện trường.  
2.1.2 Phương pháp trắc dọc 
Nhóm phương pháp  thứ hai  là nhóm đo cao 
độ  trắc  dọc  cũng  là  nhóm  được  áp dụng  nhiều 
trong  đo  đạc  lún  của  công  trình.  Phương  pháp 
này cho phép xác định cao độ của các điểm đo 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 94 
đạc,  nên phương pháp này cho phép áp dụng  cả 
trong đo đạc  và quan  trắc. Chúng  ta có  thể chia 
nhóm này như sau (Muszyński Z. Rybak J., 2011): 
 phương pháp hình học (geometric method), 
 phương pháp lượng giác (trigometric method), 
 phương pháp khí áp (barometric method), 
 phương pháp thủy tĩnh (hydrostatic method), 
 phương pháp vệ tinh (satelite method). 
Phương pháp hình học (geometric method) 
Phương pháp này ứng dụng một cách thức đo 
rất đơn giản, đó là xác định cao độ trên các mia 
cắm bằng các máy thủy bình (hình 2.1). Có rất 
nhiều  loại  máy  thủy  bình  có  thể  áp  dụng  cho 
phương pháp (hình 2.2). 
Hình 2.1. Phương pháp hình học đo đạc bằng máy 
thủy bình 
Hình 2.2. Một số hình ảnh các loại máy thủy 
bình, (tính từ trái sang): máy thủy bình quang 
học HP I32, máy thủy bình laser Topcon RL-
SV25, máy thủy bình điện tử Leica DNA 03. 
Phương  pháp  này  cho  phép  nhận  được  các 
kết quả chính xác, nhưng cần được chuẩn bị rất 
kỹ lưỡng trước khi thực hiện đo đạc, để đảm bảo 
độ chính xác. 
Phương pháp lượng giác (trigometric method) 
Phương pháp lượng giác cho phép đo đạc cao 
độ  các  điểm  không  cần  các  mia.  Trong  trường 
hợp này cần phải áp dụng máy kinh vĩ  tích hợp 
chức năng đo khoảng cách và đo góc - hay còn 
gọi  là máy  toàn đạc (hình 2.4). Phương  thức đo 
được  thể  hiện  ở  sơ  đồ  hình  2.3  (Muszyński  Z. 
Rybak J., 2011). 
Hình 2.3. Phương pháp lượng giác và máy kinh vĩ – (từ trái sang) Topcon DT-205, laser DT-207L 
Hình 2.4. Ví dụ hệ thống quan trắc bằng máy toàn đạc của Leica TM30 + thấu kính GRZ 122 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  95
Phương pháp khí áp (barometric method) 
Đây  là  một  phương  pháp  rất  ít  được  áp 
dụng  vì  công  tác  chuẩn  bị  và  thao  tác  khó 
khăn,  phức  tạp.  Phương  pháp  này  áp  dụng 
nguyên  lý  giảm  áp  suất  khi  độ  cao  tăng  lên. 
Nhưng  các  điều  kiện  giả  thuyết  cho  phương 
pháp này  thường  không  được đáp  ứng,  khi  tỉ 
số thay đổi của cột  thủy ngân đối với sự thay 
đổi của cao độ là 0.01% (Karsznia K., 2014). 
Phương pháp thủy tĩnh (hydrostatic method) 
Phương  pháp  này  được  ứng  dụng  khá  rộng 
rãi  trên  thế  giới  nhằm  xác  định  cao  độ  -  đó 
chính là nguyên tắc bình thông nhau - xác định 
sự  chênh  lệch  về  thể  tích  của  hai  bình  thông 
nhau  qua  một  ống  nối  ở  hai  cao  độ  khác nhau 
(hình 2.5) (Karsznia K., 2014). 
Hình 2.5. Phương pháp thủy tĩnh và Sơ đồ lắp đặt thiết bị cảm biến dây rung 
và các phao thép nằm trong ống chất lỏng 
Phương  chính  xác  hơn  đó  là  áp  dụng  các 
phao  thép treo trên các dây  thép nhỏ, khi mực 
nước  thay  đổi  thì  áp  suất  tác  động  lên  phao 
thép sẽ thay đổi, dẫn đến lực căng của các dây 
thép nhỏ thay đổi làm thay đổi tần số rung của 
các dây thép đó. Và tần số rung này dùng để đo 
sự  thay  đổi  của  cao  độ.  Trong  biện  pháp  này 
cần phải có một vị trí so sánh với cao độ không 
thay  đổi  (hình  2.6).  Bằng  phương  pháp  này 
chúng ta có thể áp dụng cả trong quan trắc lún 
các mố cầu. 
Phương pháp vệ tinh (satelite method). 
Phương pháp này áp dụng các hệ thống định 
vị toàn cầu GPS hay GLONASS để xác định độ 
lún  của  công  trình.  Trong  phương  pháp  này  ta 
phải đặt ở vị  trị  cần đo đạc các  thiết bị  thu  tín 
hiệu vệ tinh gọi là trạm lưu động (để đo đạc) – 
rover  station,  ngoài  ra  cũng  cần  thiết  lập  trạm 
thu tín hiệu so sánh ở vị trí không bị ảnh hưởng 
lún gọi là trạm cố định (để so sánh) – reference 
station. Đo đạc bằng phương pháp này cho phép 
chúng ta thực hiện trong mọi điều kiện thời tiết 
và mọi thời điểm trong ngày và có thể áp dụng 
được  trong  quan  trắc  liên  tục.  Nhưng  phương 
pháp  này  đòi  hỏi  phải  mua  những  thiết  bị  đặc 
biệt và đắt tiền (Lương Minh Chính, 2014). 
Hình 2.6. Đo chuyển vị bằng hệ thống GPS và các thiết bị thu tín hiệu GNSS của Leica 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 96 
2.1.3 Phương pháp cảm biến đồng hồ 
Phương pháp này áp dụng các cảm biến đồng 
hồ  cơ  hoặc  cảm  biến  đồng  hồ  điện  tử.  Để  áp 
dụng  biện  pháp  này  ta  cần  phải  thiết  lập  một 
tấm thép mỏng bằng phẳng gần mặt đất, sau đó 
lắp  cảm  biến  đồng  hồ  vào  qua  một  thanh  nam 
châm. Trên bề mặt đất cần phải thiết lập một vị 
trí so sánh cũng bằng một tấm thép và một đầu 
đo của cảm biến đồng hồ sẽ phải chạm vào tấm 
thép ở vị trí so sánh đó. Mọi sự chuyển dịch theo 
phương thẳng đứng của mố cầu sẽ được thể hiện 
qua kim chỉ của cảm biến đồng hồ (hình 2.7). 
Hình 2.7. Cảm biến đồng hồ 
2.1.4 Phương pháp đo áp dụng chênh lệch 
áp suất 
Phương pháp này cho phép đo lún của mố qua 
hệ  thống  cảm  biến  đo  áp  suất  kết  nối  với  một 
bình chất lỏng được lắp đặt trên nền đất ổn định. 
Cảm biến được  lắp với  bình chất  lỏng bằng hai 
ống song song. Sự thay đổi áp suất trong ống sẽ 
được  cảm  biến  xác  nhận  và  thể  hiện  bằng  sự 
chênh lệch cao độ giữa điểm đo đạc và điểm so 
sánh (hình 2.8) (Karsznia K., 2014). 
Hình 2.8. Sơ đồ đo đạc lún áp dụng phương 
pháp chênh lệch áp suất 
2.1.5 Phương pháp quét laser 
Phương pháp này dựa trên cơ sở thu thập các 
tín hiệu laser phản lại  từ điểm phát. Thiết bị sẽ 
thu thập cả thời gian phản lại của tín hiệu laser 
cũng như góc phản lại của tín hiệu để xác định 
khoảng  cách  cũng  như  vị  trí  của  kết  cấu  trong 
không gian. Phương pháp này có một ưu điểm rất 
lớn đó là độ chính xác cao,  thực hành nhanh và 
rất hiệu quả. Phương pháp quét laser rất đơn giản 
và  tự  động  bằng  thiết  bị  như  hình  2.9,  nhưng 
công tác chuẩn bị ban đầu và hiệu chỉnh kết quả 
sau khi quét mới mất nhiều thời gian. Cũng vì lý 
do này mà giải pháp ít được áp dụng trong quan 
trắc mố  trụ cầu, khi mà công suất  tính  toán của 
hệ thống máy tính hiện đại chưa đạt được tốc độ 
cần  thiết. Đây cũng  là một  trong những phương 
pháp tốn kém nhất (Karsznia K., 2014). 
Hình 2.9. Thiết bị quét laser FARO 
2.2 Lún không đều của mố 
Các  chuyển  vị  của  mố  theo  phương  thẳng 
đứng  khác  nhau  ở  các  vị  dẫn  đến  mố  bị  lún 
không  đều.  Điều  này  có  thể  xảy  ra  theo  hai 
phương:  theo phương dọc của cầu  (theo hướng 
di chuyển của xe) hoặc theo phương ngang của 
cầu  (vuông  góc  với  hướng  di  chuyển  của  xe). 
Để gián tiếp xác định lún không đều của mố ta 
có  thể  áp  dụng  những  phương  pháp  tương  tự 
như trong xác định lún đều của mố. Nhưng khi 
đó công tác đo đạc phải được thực hiện ở các vị 
trí  khác  nhau,  quanh  bệ  mố  để  xác  định  góc 
xoay của cả mố. Ngoài ra cũng có một số biện 
pháp  trực  tiếp  xác  định  chuyển  vị  góc  của mố 
cầu bằng hai dạng thiết bị, đó là: bằng cảm biến 
góc  nghiêng  hay  các  inclinometer  (Godlewski 
T.), (Karsznia K., 2014). 
2.2.1 Đo đạc ứng dụng cảm biến góc nghiêng 
Cảm biến góc nghiêng  là  thiết bị để  đo góc 
nghiêng của kết cấu/ công trình, phương thức đo 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  97
dựa trên cơ sở lực hấp dẫn của trái đất. Hiện nay 
trên  thị  trường  có  rất  nhiều  dạng  thiết  bị  loại 
này,  từ  những  dạng  đơn  giản  nhất  tới  những 
thiết bị điện tử phức  tạp được dùng  trong quân 
sự, có đầy đủ khả năng để ứng dụng vào  trong 
hệ thống quan trắc công trình. Ngoài ra gần đây 
mới xuất hiện những  thiết bị  hiện đại mới dựa 
trên  công  nghệ  MEMS  (Lương  Minh  Chính, 
2015) (hình 2.10). 
Hình 2.10. Cảm biến góc nghiêng Sisgeo MEMS 
tiltmeter S5MA 
2.2.2 Đo đạc bằng các cảm biến đo độ 
nghiêng (inclinometer) 
Inclinometer được áp dụng rất rộng rãi trong 
địa  kỹ  thuật.  Phần  lớn  các  thiết  bị  đo  độ 
nghiêng (inclinometer) yêu cầu phải đo tại chỗ 
bên trong công trình (in situ) bằng các thiết bị 
chuyên  dụng.  Các  thiết  bị  inclinometer  có  thể 
ứng  dụng  được  vào  trong  hệ  thống  quan  trắc 
liên  tục  của  công  trình  cầu  bằng  cách  đặt  các 
thiết bị này vào trong một ống quan trắc và kết 
nối  với  thiết  bị  thu  thập  dữ  liệu  của  hệ  thống 
(Muszyński  Z.  Rybak  J.,  2011),  (Karsznia  K., 
2011), (Karsznia K., 2014) (hình 2.11). 
Hình 2.11. Sơ đồ hoạt động của inclinometer 
và cách thức đọc dữ liệu từ inclinometer 
2.3 Đo đạc chuyển vị ngang 
Một  trong  những  nhiệm  vụ  của  mố  cầu  là 
kháng lại áp  lực của đất đắp sau mố,  tránh cho 
đất tràn vào dầm cầu. Chính vì thế mố cầu chịu 
áp lực ngang của đất sau mố, áp lực của hoạt tải 
chất  thêm sau mố. Nếu như mố cầu có chuyển 
vị  ngang  lớn  về  phía  dầm  cầu  sẽ  làm  giảm  độ 
mở của khe co giãn, đồng thời tạo một góc xoay 
với  trục xoay ở khe co giãn. Để sớm phát hiện 
và có  thời gian để xử  lý các hiện  tượng trên  ta 
có thể áp dụng các thiết bị như: cảm biến đo độ 
mở của khe co giãn hay cảm biến đo áp lực của 
đất đắp lên kết cấu. 
2.3.1 Cảm biến đo độ mở khe co giãn 
Là  cảm  biến được  lắp  ở  giữa  mố  và  kết  cấu 
phần  trên của cầu (dầm cầu) và có khả năng đo 
được  độ  mở  của  khoảng  cách  giữa  hai  kết  cấu 
này.  Kết  quả  đo  được  cần  phải  tính  đến  ảnh 
hưởng của nhiệt độ, vì dưới tác động của sự thay 
đổi nhiệt độ trong ngày kết cấu phần trên của cầu 
cũng có sự biến dạng làm thay đổi độ mở của khe 
co giãn (hình 2.12) (Karsznia K., 2011). 
2.3.2 Đo đạc áp lực của đất đắp lên kết cấu 
Để giám sát và đo đạc các tải trọng ngang tác 
động lên mố ta có thể áp dụng một loại thiết bị 
chuyên dụng đo đạc áp lực của đất đắp sau mố 
lên  kết  cấu  mố.  Thiết  bị  này  cần  được  lắp  đặt 
trong quá trình thi công mố ở mặt sau của tường 
thân  mố.  Sau  khi  lấp  đầy  đất  đắp  sau  mố  sẽ 
không còn khả  năng  tác  động hay  thay  thế khi 
thiết  bị  có  sự  cố,  vì  vậy  công  tác  lắp  đặt  và 
chuẩn  bị  cần  được  thực  hiện  hết  sức  chặt  chẽ 
bởi các nhân sự chuyên nghiệp  (Godlewski T), 
(Karsznia K., 2014). 
Hình 2.12. Thiết bị đo độ mở khe co giãn 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 98 
3. QUAN TRẮC CHUYỂN VỊ 
3.1 Quan trắc và đo đạc định kỳ 
Những phương pháp đo đạc được nêu ở phần 
trên  có  thể  phân  làm  thành  hai  nhóm,  một  là 
nhóm  áp  dụng  trong  công  tác  đo  đạc  định  kỳ, 
các phương pháp nêu ở mục 2.2 có thể được áp 
dụng  trong  hệ  thống  quan  trắc  cầu  liên  tục 
(BHMS  -  Bridge  Health  Monitoring  System). 
Cần  phải  hiểu  rõ  hai  khái  niệm  "đo đạc định 
kỳ"  và  "quan trắc liên tục",  trong  đó  "quan 
trắc liên tục" có thể hiểu là các công tác nhắm 
tới mục tiêu phát hiện các mối đe dọa đến công 
trình. Sự khác biệt giữ quan trắc  liên  tục và đo 
đạc kiểm tra định kỳ được thể hiện ở hình 3.1. 
Cần phải xác định trước các mối đe dọa có 
thể xảy ra để thiết lập hệ thống quan trắc thích 
ứng. Vì thế hệ thống quan trắc cần phải có hai 
cấu phần chính - hệ thống  thiết bị giám sát và 
hệ thống cảnh báo (Lương Minh Chính, 2015). 
Hệ thống quan trắc về cơ bản có nhiệm vụ xác 
định trạng thái nguy hiểm trước khi xảy ra các 
hư  hại  không  muốn  và  không  có  nhiệm  vụ 
giám sát các hư hại đã xảy ra mà có nhiệm vụ 
phát  hiện,  cảnh  báo  khi  các  nguy  cơ  hư  hại 
vượt quá các ngưỡng đã được thiết lập thiết lập 
để sớm có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu 
(Lương Minh Chính, 2013). 
Hình 3.1. Sự khác biệt giữa quan trắc liên tục 
và đo đạc đinh kỳ 
3.2 Các tiêu chí lựa chọn phương pháp đo 
đạc phục vụ hệ thống quan trắc 
Hệ thống quan  trắc như nêu ở mục 3.1 phải 
đạt  được  các  tiêu  chí  cơ  bản  sau  đây  (Lương 
Minh Chính, 2014), (Lương Minh Chính, 2015): 
 Tự  động  thu  thập  dữ  liệu.  Không  lệ  thuộc 
vào  phương pháp đo đạc chuyển vị mố cầu, các 
thiết bị cảm biến phải đo đạc một cách liên tục và 
tự động trong những khoảng thời gian nhất định. 
 Lưu trữ dữ  liệu và cho phép  truy cập on-
line. Một phần không thể thiếu của hệ thống là 
khả năng thu thập và lưu trữ dữ liệu từ các thiết 
bị cảm biến và cho phép truy cập on-line vào dữ 
liệu thông qua một giao diện phần mềm riêng. 
 Cảnh  báo  khi  các  dữ  liệu  thu  thập  vượt 
ngưỡng cho phép. Hệ  thống phải  tự động cảnh 
báo khi các ngưỡng đã được thiết lập trước cho 
từng thiết bị bị vượt quá. 
4. KẾT LUẬN 
Mố  cầu  là  một  kết  cấu  phức  tạp,  trực  tiếp 
chịu các tổ hợp tải trọng lớn từ kết cấu phần trên 
trong quá trình khai thác cũng như tải  trọng do 
áp lực của đất đắp sau mố. Do đó công tác quan 
trắc mố cầu trong quá trình khai thác là hết sức 
cần thiết, nhằm sớm phát hiện các chuyển vị và 
biến  dạng  có  thể  dẫn  đến  giảm  khả  năng  làm 
việc của kết cấu mố nói  riêng và cả công  trình 
cầu nói chung. Trong bài báo  tác giả  thống kê, 
giới  thiệu  các  phương  pháp  đo  đạc  quan  trắc 
chuyển vị của mố cầu nhằm đưa ra các giải pháp 
hữu  hiệu  có  thể  áp  dụng  trong  hệ  thống  quan 
trắc  công  trình  cầu  BHMS  (Bridge  Health 
Monitoring System) phục vụ công tác quan trắc, 
giám  sát  và khai  thác  công  trình  cầu một  cách 
hiệu quả, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xẩy 
ra đồng thời tối ưu hóa công tác duy tu bảo trình 
công trình một cách hợp lý, kéo dài tuổi thọ của 
công  trình  cầu  (Lương  Minh  Chính,  2014), 
(Lương Minh Chính, 2015). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Rymar  S.  “Geotechnika i geologia inżynierska w świetle uwarunkowań norm UE Eurokod”, 
Państwowa Wyższa Szkoła Zawodowa im. S. Pigonia w Krośnie. 
Bażyński J. Drągowski A. Frankowski Z. Kaczyński R. Rybicki S. Wysokiński L., 1999) “Zasady 
porządzania dokumentacji geologiczno-inżynierskich”.  Ministerstwo Środowiska, Warszawa 1999. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  99
Łyszkowicz  A.  “Niwelacja – instrumenty i metody”  Katedra  Geodezji  Szczegółowej  UWM  w 
Olsztynie. 
Muszyński  Z.  Rybak  J.,  2011)  “Zastosowanie geodezyjnych metod pomiarowych w badaniach 
nośności pali”, Górnictwo i geoinżynieria Rok 35 Zeszyt 2 2011 str. 441-450. 
Godlewski  T.  “Praktyczne wykorzystanie badań dylatometrycznych”  Biuletyn  Państwowego 
Instytuty Geologicznego. 
Karsznia K., 2011) “Geodezyjny monitoring obiektów mostowych”, Mosty 6/2011 str. 36-42. 
Karsznia  K.,  2014)  “Współczesna technologia skanowania laserowego 3D w monitorowaniu 
przemieszczeń i deformacji obiektów mostowych”, Mosty 1/2014 str. 32-36. 
Lương Minh Chính (2013). “Hệ thống quan trắc Công trình cầu lớn”. Hội nghị khoa học thường 
niên 2013. Trường Đại học Thủy Lợi. 2013 
Lương Minh Chính (2014). “Long term structural health monitoring system for cable stayed bridge 
in Vietnam”.  Journal  of  Water  Resources  &  Environmental  Engineering  No  44  (3/2014).  ISSN 
1859-3941. P.11-16. 
Lương Minh Chính (2015). “Các phương pháp quan trắc và xác định chuyển vị trụ tháp cầu dây 
văng của hệ thống quan trắc công trình cầu (BHMS)”. Tạp chí khoa học Thủy Lợi & Môi trường 
Số 48 (3/2015). ISSN 1859-3941. P. 57-63. 
Abstract: 
METHODS OF MEASUREMENT 
AND MONITORING ABUTMENTS DISPLACEMENTS 
This paper presents the methods and solutions to measurement and monitoring displacements of 
abutments being applied worldwide. Abutment is a complex structure, directly under the huge load 
combination from the superstructure on the extraction process as well as by the pressure load of the 
fill behind abutment. Design of abutment is very important, because every motion and deformation 
of abutment will impact significantly on the structure during exploitation and operation. In the 
article the author introduce statistical methods of measurement and monitoring displacements of 
abutments in order to devise effective solutions can be applied in monitoring systems for bridge - 
BHMS (Bridge Health Monitoring System) to minimize the risks which may occur at the same time 
optimizing the maintenance maintain the works in a reasonable manner, prolonged longevity of 
bridges (Lương Minh Chính, 2014) (Lương Minh Chính, 2015). 
Keywords: Abutments, displacements, monitoring, measurement, BHMS. 
BBT nhận bài: 02/12/2015 
Phản biện xong: 21/12/2015 

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_phap_do_dac_va_quan_trac_chuyen_vi_cua_mo_cau.pdf
Ebook liên quan