Các giải pháp thúc đẩy công tác chuẩn bị cho trẻ em Khmer vào lớp 1 tại tỉnh Sóc Trăng
Tóm tắt Các giải pháp thúc đẩy công tác chuẩn bị cho trẻ em Khmer vào lớp 1 tại tỉnh Sóc Trăng: ...i hình 12+1 0 15 - Loại hình 12+2 93 137 - Loại hình 12+3 8 3 Cao đẳng sư phạm 83 40 Đại học (Cử nhân) 0 24 - Cử nhân GD Mầm non 0 0 - Cử nhân GD Tiểu học 0 13 Chia theo trình độ chuyên môn - Cử nhân GD Chính trị 0 6 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered versi...GV lớp 1 toàn tỉnh. Chưa có giáo viên dạy ở MN nào được đào tạo qua trình độ đại học và ở lớp 1 thì toàn tỉnh có 24 GV đạt trình độ đại học. Qua thống kê, ta có tỷ lệ học sinh Khmer nhập học lớp 1 đúng độ tuổi như sau: 30.6% 69.4% Tỷ lệ % HS Khmer học lớp 1 đúng độ tuổi Tỷ lệ % HS Kinh v... còn quá thiếu thốn. Rất ít trường được xây dựng kiên cố mà thường là được tận dụng từ các cơ sở cũ nên sẽ khó đáp ứng về yêu cầu diện tích, mô hình Đặc biệt các lớp MG gắn với trường TH thì hầu như chưa được trang thiết bị đồ dùng dạy học. Nguồn kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất ch...
công tác huy động trẻ Khmer vào mẫu giáo (MG) và lớp 1. Cùng với tình trạng đói nghèo thì những khó khăn trong vấn đề GD đã là những thách thức cho sự phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa của cộng đồng Khmer ĐBSCL. Chính vì thế, cần đặt nội dung phát triển GD cho HS Khmer, đặc biệt là việc tạo điều kiện cho trẻ Khmer vào học mầm non (MN), chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 trong mối tương quan với vấn đề dân tộc ở ĐBSCL và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó, tích cực vận động con em người dân tộc Khmer đi học MG song song với việc ban hành quy chế chuyên môn về việc tổ chức dạy-học và biên soạn, tu chỉnh sách giáo khoa tiếng Khmer bậc Tiểu học (TH). Việc dạy và học tiếng Việt đối với HS Khmer còn gặp nhiều khó khăn. Với tập quán, người Khmer sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp là chính nên khi vào học ở nhà trường phổ thông, hầu hết các em không thể tiếp thu ngay được kiến thức thông qua thuật ngữ Việt. Việc xuất bản bộ sách Ngữ văn bằng tiếng Khmer ở TH và sách công cụ khác phục vụ cho việc dạy và song ngữ đã đáp ứng được nhu cầu học chữ Khmer, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh tiến độ của việc huy động trẻ Khmer đến trường. Việc giảng dạy tiếng dân tộc và việc đào tạo giáo viên (GV) Ngữ văn Khmer đã làm tăng hiệu quả đào tạo cho HS Khmer ở bậc TH. Những năm qua, qua thực tiễn GD, việc giảng dạy tiếng dân tộc cùng với việc dạy và học tiếng Việt đối với HS Khmer đã hỗ trợ tích cực cho hệ thống GD địa phương trong việc huy động trẻ đến trường; hỗ trợ công tác duy trì sĩ số, chống lưu ban, bỏ học; nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt; thực hiện mục tiêu cấp học; củng cố và phát huy kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ (PCGDTH-CMC); đẩy mạnh PCGDTH đúng độ tuổi; huy động đại đa số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1. Ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng cần đưa GD mầm non vào vị trí xứng đáng trong hệ thống GD, xóa xã trắng về GD mầm non, ưu tiên đầu tư phát triển GD mầm non công lập ở địa bàn dân cư Khmer và đưa hầu hết trẻ em, con em đồng bào dân tộc vào lớp mẫu giáo để được chuẩn bị về tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Đặc biệt, cần mở nhiều loại hình trường lớp để thu hút thiếu niên trong độ tuổi đi học đúng độ tuổi vì đại đa số con em người Khmer đều ngụ tại vùng sâu, phương tiện đi lại khó khăn, sống không tập trung, kinh tế tự cấp tự túc. Ngoài ra, các trường TH cần mở lớp dạy tiếng Khmer cho các em cùng học song ngữ Việt-Khmer, nhanh chóng tu chỉnh sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) Khmer và hỗ trợ tích cực SGK, tập vở, cặp HS, trang thiết bị cho GV và HS. Chúng tôi đã phối hợp với Sở GD- ĐT Sóc Trăng làm công tác thống kê trên địa bàn tỉnh về số lượng học sinh dân tộc Khmer cũng như số trường, lớp, giáo viên hiện nay ở bậc học MN và lớp 1. Kết quả thống kê như sau: Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Ngọc Tài ____________________________________________________________________________________________________________ 105 THỐNG KÊ LỚP - HỌC SINH - GIÁO VIÊN MẪU GIÁO VÀ LỚP 1 TOÀN TỈNH SÓC TRĂNG NĂM HỌC 2007-2008 (Nguồn do Sở GD&ĐT Sóc Trăng cung cấp) TT Nội dung thông tin Chỉ thống kê Mẫu giáo Chỉ thống kê lớp 1 1 Tổng số lớp 1 209 1 146 2 Tổng số học sinh 32 359 26 873 Kinh 24 136 17 094 Chia theo dân tộc Khmer 7 694 8 899 3 Tổng số giáo viên 879 1 195 Nam 0 451 Chia theo giới tính Nữ 879 744 Kinh 616 748 Hoa 35 125 Chia theo dân tộc Khmer 182 322 Chưa qua sư phạm 0 0 Cấp tốc sư phạm 102 4 Trung cấp sư phạm 694 1 127 - Loại hình 9+3 547 972 - Loại hình 12+1 0 15 - Loại hình 12+2 93 137 - Loại hình 12+3 8 3 Cao đẳng sư phạm 83 40 Đại học (Cử nhân) 0 24 - Cử nhân GD Mầm non 0 0 - Cử nhân GD Tiểu học 0 13 Chia theo trình độ chuyên môn - Cử nhân GD Chính trị 0 6 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 22 năm 2010 ____________________________________________________________________________________________________________ 106 Cao học 0 0 - Thạc sỹ 0 0 - Tiến sỹ 0 0 4 Thâm niên công tác 879 1195 Mới ra trường (1 năm) 130 52 Từ 2 năm đến 5 năm 277 179 Từ 6 năm đến 10 năm 161 273 Từ 11 năm đến 15 năm 171 310 Từ 16 năm đến 20 năm 67 166 Từ 21 năm đến 25 năm 39 117 Từ 26 năm đến 30 năm 19 70 Chia theo thời gian Từ 30 năm trở lên 15 28 THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NHẬP HỌC LỚP 1 TỈNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM HỌC 2002-2003 ĐẾN NĂM HỌC 2007-2008 (Nguồn do Sở GD&ĐT Sóc Trăng cung cấp) Số liệu nhập học lớp 1 các độ tuổi Tổng số HS Trong đó Chia ra theo dân tộc TT Năm học nhập học lớp 1 số HS nữ Kinh Hoa Khmer 1 2002-2003 28 723 13 503 16 817 739 11 167 2 2003-2004 25 936 11 324 15 712 769 9 455 3 2004-2005 24 276 11 386 15 457 735 8 084 4 2005-2006 24 434 11 644 15 666 904 7 864 5 2006-2007 27 442 13 004 17 156 941 9 345 6 2007-2008 26 873 12 697 17 094 880 8 899 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Ngọc Tài ____________________________________________________________________________________________________________ 107 Số liệu nhập học lớp 1 đúng 6 tuổi (Nguồn do Sở GD&ĐT Sóc Trăng cung cấp) Tổng số HS Trong đó Chia ra theo dân tộc TT Năm học nhập học lớp 1 Số HS nữ Kinh Hoa Khmer 1 2002-2003 16 975 9 318 13 155 524 6 073 2 2003-2004 16 456 9 184 12 734 489 5 736 3 2004-2005 15 505 8 284 11723 527 5 252 4 2005-2006 17 316 9 135 13 425 593 5 171 5 2006-2007 20 268 10 546 15 064 699 6 227 6 2007-2008 19 447 10 218 14 561 616 5 961 Số trẻ 6 tuổi trong địa bàn quản lý (Nguồn do Sở GD&ĐT Sóc Trăng cung cấp) Tổng số Trong đó trẻ Trẻ 6 tuổi chia theo dân tộc TT Năm học Trẻ 6 tuổi 6 tuổi là nữ Kinh Hoa Khmer 1 2002-2003 16 692 7 923 10 293 443 5 956 2 2003-2004 16 015 7 683 10 043 424 5 548 3 2004-2005 15 462 7 322 9 705 477 5 280 4 2005-2006 17 087 8 145 11 190 490 5 407 5 2006-2007 19 188 9 244 12 431 566 6 191 6 2007-2008 17 778 8 539 11 601 524 5 653 Tỷ lệ nhập học đúng 6 tuổi so với tổng số các độ tuổi học lớp 1 (Nguồn do Sở GD&ĐT Sóc Trăng cung cấp) Tỷ lệ so với các Tỷ lệ theo Tỷ lệ theo dân tộc TT Năm học độ tuổi HS L.1 số HS nữ Kinh Hoa Khmer 1 2002-2003 59,10 69,01 78,22 70,91 54,38 2 2003-2004 63,45 81,10 81,05 63,59 60,67 3 2004-2005 63,87 72,76 75,84 71,70 64,97 4 2005-2006 70,87 78,45 85,70 65,60 65,76 5 2006-2007 73,86 81,10 87,81 74,28 66,63 6 2007-2008 72,37 80,48 85,18 70,00 66,99 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 22 năm 2010 ____________________________________________________________________________________________________________ 108 Tỷ lệ nhập học sinh (đúng 6 tuổi) so với số trẻ 6 tuổi trong địa bàn quản lý (Nguồn do Sở GD&ĐT Sóc Trăng cung cấp) (Trong số này có học sinh 6 tuổi từ địa bàn khác đến học, cho nên tỷ lệ nhập học tinh vượt hơn 100%) Tỷ lệ so với 6 tuổi Tỷ lệ theo Tỷ lệ theo dân tộc TT Năm học trong địa bàn số HS nữ Kinh Hoa Khmer 1 2002-2003 101,70 117,61 127,81 118,28 101,96 2 2003-2004 102,75 119,54 126,79 115,33 103,39 3 2004-2005 100,28 113,14 120,79 110,48 99,47 4 2005-2006 101,34 112,15 119,97 121,02 95,64 5 2006-2007 105,63 114,08 121,18 123,50 100,58 6 2007-2008 109,39 119,66 125,52 117,56 105.45 Theo thống kê, ta thấy tỷ lệ của học sinh dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở các bậc học như sau: - Ở bậc M ẫu giáo: 23.7% 76.3% Tỷ lệ % HS Khmer Tỷ lệ % HS Kinh - Ở bậc Tiểu học: 33.0% 67.0% Tỷ lệ % HS Khmer Tỷ lệ % HS Kinh Tổng số học sinh dân tộc Khmer ở bậc MG là 7.694 chiếm 23,7% trong tổng số học sinh MG toàn tỉnh là 32.359. Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Ngọc Tài ____________________________________________________________________________________________________________ 109 Tổng số học sinh dân tộc Khmer ở lớp 1 là 8.899 chiếm 33% trong tổng số học sinh TH toàn tỉnh là 26.873. Tổng số lớp ở bậc MG là 1.209 lớp và lớp 1 là 1.146 lớp. Giáo viên dân tộc dạy ở bậc MG chiếm 20% trong tổng số GV bậc MG toàn tỉnh và giáo viên dân tộc dạy ở lớp 1 chiếm 27% so với tổng số GV lớp 1 toàn tỉnh. Chưa có giáo viên dạy ở MN nào được đào tạo qua trình độ đại học và ở lớp 1 thì toàn tỉnh có 24 GV đạt trình độ đại học. Qua thống kê, ta có tỷ lệ học sinh Khmer nhập học lớp 1 đúng độ tuổi như sau: 30.6% 69.4% Tỷ lệ % HS Khmer học lớp 1 đúng độ tuổi Tỷ lệ % HS Kinh và Hoa học lớp 1 đúng độ tuổi Tỷ lệ học sinh Khmer nhập học lớp 1 đúng độ tuổi so với tổng số học sinh toàn tỉnh vào học lớp 1 là: 21.0% 79.0% Tỷ lệ % HS Khmer vào lớp 1 đúng độ tuổi so với tổng số HS lớp 1 toàn tỉnh Tỷ lệ % HS Kinh và Hoa vào lớp 1 toàn tỉnh Tỷ lệ HS Khmer vào lớp 1 đúng độ tuổi so với tổng số HS Khmer vào lớp 1 toàn tỉnh là: 33.1% 66.9% Tỷ lệ % HS Khmer vào lớp 1 đúng độ tuổi so với tổng số HS Khmer vào lớp 1 Tỷ lệ % HS Khmer vào lớp 1 không đúng độ tuổi Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 22 năm 2010 ____________________________________________________________________________________________________________ 110 Để số học sinh dân tộc Khmer vào lớp 1 đúng độ tuổi thì công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần phải được thực hiện tốt. Tóm lại, với những thực trạng vừa nêu trên, ngành GDMN của tỉnh Sóc Trăng có những thuận lợi và khó khăn sau: v Thuận lợi: - Năm học 2007 – 2008, ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng tập trung đầu tư cho Giáo dục mầm non: hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở các xã thuộc chương trình 135; ngân sách huyện chi đầu tư xây dựng CSVC để tách mẫu giáo ra khỏi trường tiểu học để thành lập trường mẫu giáo độc lập; cấp kinh phí để xây mới, nâng cấp các công trình phụ như hàng rào, sân chơi, nhà vệ sinh - Ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giai đoạn 2006-2010, đã tạo điều kiện cho CBQL và giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ trên chuẩn. - Các cấp chính quyền địa phương quan tâm và khuyến khích phát triển các nhóm, lớp mầm non ngoài công lập. v Khó khăn: - Kinh phí đầu tư cho GDMN chưa được đồng bộ, chủ yếu là để xây mới một số phòng học, chưa trang bị được các thiết bị bên trong. - Việc chuyển đổi các loại hình trường lớp mầm non công lập sang tư thục còn gặp khó do chưa có cơ chế cụ thể. - Sở GD&ĐT đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho ban hành văn bản chỉ đạo về việc miễn giảm thuế đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập để khuyến khích, tạo điều kiện cho loại hình này tiếp tục phát triển thuận lợi hơn. Tuy nhiên hiện nay loại hình này chưa được phát triển nhiều. 2. Các giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho trẻ Khmer vào lớp 1 tại tỉnh Sóc Trăng Qua thực trạng khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi thấy rằng hiện tại tỉnh Sóc Trăng đang đối mặt với các vấn đề cơ bản sau: Vấn đề thứ nhất: Đời sống của người Khmer còn quá khó khăn. Bản thân phụ huynh HS Khmer còn phải kiếm sống vất vả nên việc đầu tư cho việc học hành của con cái còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại khu vực còn yếu kém so với các vùng khác và không đồng đều ở các khu vực trong vùng. Tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng người Khmer luôn cao so với người Kinh, người Hoa trong khu vực. Trình độ dân trí của người Khmer còn thấp, gia đình thường đông con Nếu đời sống của người Khmer được nâng cao lên thì việc đưa trẻ em Khmer vào trường MG để chuẩn bị vào lớp 1 sẽ thuận lợi hơn nhiều. Vấn đề thứ hai: Muốn thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ Khmer vào Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Ngọc Tài ____________________________________________________________________________________________________________ 111 lớp 1 được tốt thì cần vận động, tuyên truyền cho phụ huynh HS hiểu biết các lợi ích của công tác này để họ tự nguyện đưa con em đến trường MG. Bên cạnh đó, phải có sự chỉ đạo trong toàn ngành về nội dung phương pháp GDMN với những hướng dẫn cụ thể. Vấn đề thứ ba: Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên đang dạy MN cho học sinh dân tộc Khmer rất thiếu. Ở những vùng khó khăn, GVMN thường được tuyển theo chế độ hợp đồng không đủ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục. GVMN thường phải dạy quá số tiết quy định nhưng không được trả thù lao. Cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho GV người dân tộc Khmer để làm lực lượng nòng cốt trong việc giảng dạy cho trẻ Khmer chuẩn bị vào lớp 1. Vấn đề thứ tư: Cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ giảng dạy ở bậc MN còn quá thiếu thốn. Rất ít trường được xây dựng kiên cố mà thường là được tận dụng từ các cơ sở cũ nên sẽ khó đáp ứng về yêu cầu diện tích, mô hình Đặc biệt các lớp MG gắn với trường TH thì hầu như chưa được trang thiết bị đồ dùng dạy học. Nguồn kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất cho trường MN còn quá ít, không đủ để đáp ứng yêu cầu GDMN hiện nay. Vấn đề thứ năm: Vấn đề xã hội hóa giáo dục (XHHGD) Nếu công tác tuyên truyền vận động làm cho các ngành, các cấp và toàn xã hội hiểu rõ trách nhiệm đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà thì công tác XHHGD sẽ thực hiện dễ dàng hơn. Cần XHH và đa dạng hóa GDMN để huy động được trẻ Khmer đi học MG chuẩn bị vào lớp 1. Hiện nay lãnh đạo tại Sóc Trăng đã triển khai các quyết định, đề án phát triển GDMN của Trung ương và địa phương, những văn bản quy phạm pháp luật đối với GDMN như tiếp tục triển khai Quyết định số 149/2006/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006- 2010, Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN, thực hiện Thông tư 05/2003/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC về mức lương cho giáo viên ngoài công lập bình quân 700000đ/GV được tham gia đóng BHYT, BHXH khoảng 50%; thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-TTg về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế Chính quyền địa phương và ngành GD Sóc Trăng đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở trường, cơ sở, nhóm lớp MN ngoài công lập. Đầu năm học 2007-2008, thành phố Sóc Trăng đã thực hiện thí điểm việc chuyển đổi hai trường MN công lập sang tư thục và địa phương, trước mắt, vẫn phải hỗ trợ kinh phí để trả lương từ ngân sách GD. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong công tác chuẩn bị cho trẻ Khmer vào lớp 1, nhóm nghiên cứu xin đề xuất các giải pháp sau: - Giải pháp 1: Nâng cao đời sống cho người dân tộc Khmer - Giải pháp 2: Tuyên truyền, huy động trẻ em Khmer đi học MG Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 22 năm 2010 ____________________________________________________________________________________________________________ 112 - Giải pháp 3: Xây dựng đội ngũ CBQL và GV bậc học MN - Giải pháp 4: Trang bị CSVC, trang thiết bị dạy học cho ngành MN - Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác XHHGD cho ngành MN. Giải pháp 1: Nâng cao đời sống cho người dân tộc Khmer a/ Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi xã hội bền vững. b/ Đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để tập trung phát triển vùng đồng bào dân tộc. c/ Cần thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh học MG. d/ Cho gia đình có con em đi học MG được vay vốn để hỗ trợ sản xuất. Giải pháp 2: Tuyên truyền, huy động trẻ em Khmer đi học MG a/ Tuyên truyền rộng rãi trong các gia đình người Khmer về việc cần thiết phải cho trẻ đi học ở các cơ sở GDMN. b/ Phát triển mạng lưới tuyên truyền xuống đến các đoàn thể. c/ Mở các lớp phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ là người Khmer và cho những người có tham gia trong việc GDMN. d/ Vận động nhà chùa cùng tham gia vào công tác tuyên truyền. Giải pháp 3: Xây dựng đội ngũ CBQL và GV bậc học MN a/ Giao đủ chỉ tiêu biên chế: hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên và nhân viên phục vụ chăm sóc trẻ ở lứa tuổi MN. b/ Đào tạo GV dạy tiếng Khmer thông qua việc liên kết với các trường dân tộc nội trú . c/ Tập huấn các sư sãi ở chùa có tham gia vào việc dạy trẻ MG. d/ Xây dựng tiêu chí thi đua cho CBQL và GV trong việc giảng dạy ở bậc học MN. e/ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, phát huy vai trò của Ban đại diện phụ huynh HS trong việc GD chăm sóc trẻ em Khmer. Giải pháp 4: Trang bị CSVC, trang thiết bị dạy học cho ngành MN a/ Chuyển một số trường MN từ công lập sang bán công. b/ Đầu tư kinh phí thích đáng để xây dựng các trường MN trên địa bàn. c/ Nâng cao vai trò trách nhiệm của đoàn thể, ban ấp, Hội đồng GD, Hội Khuyến học, các lực lượng xã hội trong việc vận động duy tu trường sở. d/ Mở các lớp chuyên đề dạy cho GVMN. e/ Tận dụng tất cả các cơ sở ở chùa, các điểm trường, các trường TH lồng ghép. Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác XHHGD cho ngành MN a/ Cần có các hình thức khác nhau về GDMN trong vùng nông thôn có đồng bào Khmer sinh sống như xây dựng trường MG cho trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi cho con em các hộ Phật tử trong một chùa lớn. b/ Xây dựng các lớp ghép ở một điểm trường cho các em Khmer có Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Ngọc Tài ____________________________________________________________________________________________________________ 113 nhiều độ tuổi khác nhau ở các vùng quá xa xôi, hẻo lánh, không sống tập trung. c/ Xây dựng nhóm trẻ gia đình với hình thức tập hợp các trẻ nhỏ không đông trên 10 em, tổ chức học tiếng Việt và Khmer theo phum, hoặc một wel. d/ Phát huy loại hình liên kết giữa MG và TH như hiện nay của tỉnh Sóc Trăng. e/ Duy trì lớp mẫu giáo 5 tuổi: Đây là một chính sách chữa cháy kịp thời giúp cho các trẻ em Khmer 5 tuổi mà chưa đi học MG, các em sẽ được tham gia các lớp MG 36 buổi mở trong hè ở các trường TH làm quen với tiếng Việt và tiếng Khmer trước khi bước vào lớp 1. f/ UBND các cấp cần xem công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là trọng tâm gắn liền với nhiệm vụ văn hóa XH. Nhóm nghiên cứu rất mong kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ được phổ biến rộng rãi tại địa phương, nhất là tại các phòng giáo dục trong tỉnh Sóc Trăng để xem như một tài liệu tham khảo giúp đẩy mạnh phát triển giáo dục dân tộc của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Khoa giáo TW (2000), Định hướng phát triển nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân giai đoạn 2001-2010, Hà Nội. 2. Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008 của Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng. 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển GD 2001-2010, Nxb GD Hà Nội . 4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (1999), Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế-xã hội 5. Các báo cáo tình hình thực hiện huy động trẻ vào lớp 1 năm 2007 của tỉnh Sóc Trăng. 6. Tăng Văn Chút (1999), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy PCGDTH và chống mù chữ đúng thời hạn ở một số tỉnh ĐBSCL, đề tài cấp Bộ. 7. Đại học Quốc gia TP.HCM (2003), Phát triển GD vùng dân tộc Khmer Nam Bộ 8. Luật Giáo dục 2005. 9. Nguyễn Ngọc Tài (2005), Thực trạng và giải pháp phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer ĐBSCL, đề tài cấp Bộ trọng điểm. 10. Đào Trọng Hùng (2000), Dự án phát triển GD cho HS TH vùng dân tộc Khmer (KBE). 11. Đinh Lê Thư (2005), Vấn đề GD vùng đồng bào Khmer ĐBSCL, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM. 12. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê.
File đính kèm:
- cac_giai_phap_thuc_day_cong_tac_chuan_bi_cho_tre_em_khmer_va.pdf