Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh ô tô (Phần 1)

Tóm tắt Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh ô tô (Phần 1): ... ra và môi chất đi vào xy lanh. Hình 4: Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston Khi piston sang phải, van hút đóng lại và môi chất bị nén. Khi môi chất trong xy lanh cao, làm van đẩy mở ra. Môi chất được nén vào đường ống áp suất cao (van hút và van đẩy được làm kín và ngăn chặn môi chất quay ...à tăng lưu lượng của máy nén. + Máy nén loại trục khuỷu . - Cấu tạo. Hình 8: Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu - Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu. Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trục khuỷu máy nén thành chuyển động tịnh tiến qua l...vào 7. Không khí lạnh 3. Khí nóng 8. Quạt giàn nóng 4. Đầu từ máy nén đến 9. Ống dẫn chữ U 5. Cửa ra 10. Cánh tản nhiệt Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước thùng nước tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng không khí mát thổi xu...

pdf15 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh ô tô (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh ô tô (Phần 1) 
Các thành phần chính của máy lạnh bao gồm : Máy nén, bộ ngưng tụ ,bình lọc,van 
tiết lưu, bộ bốc hơi. Trong phần 1 này chúng ta sẽ tìm hiểu về máy nén và bộ 
ngưng tụ 
1 Máy nén. 
a. Chức năng. 
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng khí 
này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa 
tới giàn nóng. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, 
chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết 
định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này phụ thuộc 
vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh. 
 Hình 1: Kết cấu của máy nén 
b. Phân loại. 
Nhiều loại máy nén được sử dụng trong hệ thống điện lạnh ô tô, mỗi loại máy nén 
đều có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau. Nhưng tất cả các loại 
máy nén đều thực hiện một chức năng như nhau: Nhận hơi có áp suất thấp từ bộ 
bốc hơi và chuyển thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng tụ. 
Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại hai piston và một trục 
khuỷu, piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, loại này hiện nay không còn sử 
dụng nữa. Hiện nay loại đang sử dụng rộng rãi nhất là loại máy nén piston dọc trục 
và máy nén quay dùng cánh trượt. 
 Hình 2: Các loại máy nén trong hệ thống làm mát 
c. Nguyên lý hoạt động của máy nén. 
+ Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên xuống 
điểm chết dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công tác và kết 
thúc khi piston xuống điểm chết dưới. 
+ Bước 2: Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, 
van hút đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao 
hơn khi được hút vào. Quá trình kết thúc khi piston nên đến điểm chết trên. 
+ Bước 3: Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại như trên. 
d. Một số loại máy nén thông dụng. 
+ Máy nén loại piston. 
- Cấu tạo. 
Hình 3: Cấu tạo máy nén loại piston 
Một cặp piston được gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy 
nén có 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía piston ở 
hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút. 
- Nguyên lý hoạt động. 
Khi trục quay và kết hợp với đĩa vát làm cho piston dịch chuyển qua trái hoặc qua 
phải. Kết quả làm môi chất bị nén lại. Khi piston qua trái, nhờ chênh lệch áp suất 
giữa bên trong xy lanh và ống áp suất thấp. Van hút được mở ra và môi chất đi vào 
xy lanh. 
Hình 4: Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston 
Khi piston sang phải, van hút đóng lại và môi chất bị nén. Khi môi chất trong xy 
lanh cao, làm van đẩy mở ra. Môi chất được nén vào đường ống áp suất cao (van 
hút và van đẩy được làm kín và ngăn chặn môi chất quay trở lại). 
Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van an 
toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài. Điều này giúp bảo 
vệ các bộ phận của hệ thống điều hòa. 
 Hình 5: Van an toàn 
Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp. Bình thường 
máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển. 
+ Máy nén loại đĩa lắc. 
- Cấu tạo. 
 Hình 6: Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc 
- Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc. 
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực 
tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động 
của piston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất. 
Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều khiển 
được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ. 
Khi độ lạnh của dàn lạnh nhiều, áp suất và nhiệt độ khoang áp suất thấp (Suction) 
đều nhỏ. Ống xếp bị co lại để đóng van, không cho áp suất cao từ khoang áp suất 
cao thông vào khoang đĩa chéo, nên đĩa chéo nằm ở một vị trí nhất định. 
Hình 7: Nguyên lý hoạt động máy nén loại đĩa lắc 
Khi độ lạnh kém thì nhiệt độ và áp suất của khoang ống xếp tăng lên. Ống xếp nở 
ra đẩy van mở cho một phần ga áp suất cao từ khoang áp suất cao, đưa vào khoang 
đĩa chéo đẩy đĩa chéo nghiêng lên, làm tăng hành trình của piston và tăng lưu 
lượng của máy nén. 
+ Máy nén loại trục khuỷu 
. 
- Cấu tạo. 
 Hình 8: Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu 
- Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu. 
Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trục 
khuỷu máy nén thành chuyển động tịnh tiến qua lại của piston. 
e. Ly hợp điện từ. 
Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động 
cơ với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy nén khi cần thiết. 
- Cấu tạo. 
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ 
phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở 
thân trước của máy nén. 
Hình 9: Cấu tạo của ly hợp điện từ 
- Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ. 
Khi ly hợp mở, cuộn dây stato được cấp điện. Stato trở thành nam châm điện và 
hút chốt trung tâm, quay máy nén cùng với puli. 
 Hình 10: Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ 
Khi ly hợp từ tắt, cuộn dây stato không được cấp điện. Bộ phận chốt không bị hút 
làm puli quay trơn. 
Hình 11: Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ 
2 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng). 
a. Chức năng của bộ ngưng tụ. 
Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và 
nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng 
b. Cấu tạo. 
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình 
chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám 
sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa 
nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu. 
Hình 12: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ) 
1. Giàn nóng 6. Môi chất giàn nóng ra 
2. Cửa vào 7. Không khí lạnh 
3. Khí nóng 8. Quạt giàn nóng 
4. Đầu từ máy nén đến 9. Ống dẫn chữ U 
5. Cửa ra 10. Cánh tản nhiệt 
Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước thùng nước tỏa 
nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng không khí mát 
thổi xuyên qua do đang lao tới và do quạt gió tạo ra. 
c. Nguyên lý hoạt động. 
Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất 
và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào. Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ 
ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông 
trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh 
toả nhiệt và được luồng gió mát thổi đi. Quá trình trao đổi này làm toả một lượng 
nhiệt rất lớn vào trong không khí. Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể 
hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh 
hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chất thể lỏng thành thể hơi. 
Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát 
ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc (hút ẩm). Giàn nóng 
chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn còn 
ga môi chất nóng, một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng, nhiệt độ 
nóng vừa vì đã được ngưng tụ. 
Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng tích 
hợp để nhằm hóa lỏng ga tốt hơn và tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh trong 
một số chu trình. 
 Hình 13: Cấu tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp) 
Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong bộ chia 
hơi-lỏng, nên không cần bình chứa hoặc lọc ga. Môi chất được làm mát tốt ở vùng 
làm mát trước làm tăng năng suất lạnh. 
Hình 14: Chu trình làm lạnh cho giàn nóng tích hợp 
Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ chia hoạt động như là bình 
chứa, bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ chia. Ngoài ra môi 
chất tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hoàn toàn thành 
dạng lỏng và do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong bộ chia có bộ phận lọc 
và hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất. 
Hình 15: Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng 
Bộ phân chia hơi-lỏng bao gồm một phi lọc và chất hút ẩm để giữ hơi nước và cặn 
bẩn của môi chất. 
Oto-Hui.com (còn tiếp...) 
Nội dung phần 2 của bài Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh ô tô 
Chúng ta sẻ tìm hiểu về bình lọc , van tiết lưu và bộ ngưng tụ 

File đính kèm:

  • pdfcac_thanh_phan_chinh_trong_he_thong_dien_lanh_o_to_phan_1.pdf