Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay

Tóm tắt Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay: ...H trở thành xu thế khách quan của phát triển, phù hợp với lôgích lịch sử - tự nhiên mà các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã nêu ra và Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy, đó là con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Ðánh giá về Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng đị... của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và những người bị áp bức, bóc lột được thức tỉnh, tập hợp và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một Ðảng kiểu mới - Ðảng cách mạng chân chính mang bản chất giai cấp công nhân, phấn đấu đến cùng cho thắng lợi của CNXH và CNCS. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳ.... Rõ ràng, không thể phủ nhận được bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, của CNXH và của Cách mạng Tháng Mười. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu có nguyên nhân sâu xa và trực tiếp, khách quan và chủ quan. Cần lưu ý một sự thật lịch sử là, CNTB phát triển được ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CMT10 NGA VÀ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ 
TỔ QUỐC VIỆT NAM NGÀY NAY 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Giống như mặt trời chói lọi, 
Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng 
triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử 
loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu 
xa như thế". 
V.I.Lê Nin với Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại - Ảnh VOV. 
 1 - Khái quát vai trò của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với phong 
trào cách mạng thế giới và Việt Nam 
Cách đây 92 năm, vào ngày 7-11-1917, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng 
sản (Bôn-sê-vích) Nga đứng đầu là V.I.Lê-nin vĩ đại, Cách mạng Tháng 
Mười Nga giành thắng lợi và đã đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện 
vĩ đại nhất của thế kỷ 20, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ lên 
CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh 
các dân tộc bị áp bức, soi sáng con đường phát triển, tiến lên xây dựng 
CNXH. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười khẳng định bản chất khoa 
học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cung cấp những bài học 
lịch sử vô giá cho các cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc và CNXH. Trong 
một thời gian không dài, từ một nước tư bản trung bình, Liên Xô đã trở 
thành một quốc gia hùng mạnh, là lực lượng chủ yếu cứu nhân loại 
thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát-xít, tạo điều kiện cho một loạt 
nước Ðông Âu và châu Á, sau đó là Mỹ La-tinh, tiến hành thắng lợi cách 
mạng giải phóng dân tộc và từng bước quá độ lên CNXH. Cách mạng 
Tháng Mười đã phá vỡ một mảng lớn của thế giới tư bản, tạo điều kiện 
cho nhiều quốc gia vốn là thuộc địa giành độc lập dân tộc và tự quyết 
định vận mệnh phát triển của mình. Ðược cổ vũ bởi thắng lợi của Cách 
mạng Tháng Mười và sự mở đường cho thời đại mới do chính cuộc 
cách mạng đó tạo ra, các dân tộc sau khi giành được độc lập dân tộc đã 
có thể quá độ tới CNXH. Mở ra khả năng và triển vọng tốt đẹp đó của 
lịch sử là một cống hiến vô giá của Cách mạng Tháng Mười đối với nhân 
loại. Ở đây, không thể không nói đến công lao vĩ đại của V.I.Lê-nin với 
những phát kiến lý luận của Người. Thắng lợi của Cách mạng Tháng 
Mười và sự ra đời của nước Nga Xô-viết đã làm cho CNXH từ một học 
thuyết lý luận trở thành một Chế độ xã hội kiểu mới. Từ đây, CNTB đã bị 
phủ định về mặt nguyên tắc và vì thế, các dân tộc vốn là thuộc địa và lạc 
hậu, còn đang ở các quan hệ tiền TBCN, trên con đường phát triển của 
mình, có thể bỏ qua chế độ TBCN để quá độ tới CNXH. Ðộc lập dân tộc 
gắn liền với CNXH trở thành xu thế khách quan của phát triển, phù hợp 
với lôgích lịch sử - tự nhiên mà các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - 
Lê-nin đã nêu ra và Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy, đó là con đường 
phát triển của cách mạng Việt Nam. Ðánh giá về Cách mạng Tháng 
Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Giống như mặt trời chói 
lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng 
triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài 
người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa 
như thế". 
Cách mạng Tháng Mười Nga là nguồn cổ vũ to lớn đối với cách mạng 
Việt Nam. Ði theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Ðảng ta do 
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời, đã 
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, lãnh đạo nhân dân làm 
cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tiến hành thắng lợi 
hai cuộc kháng chiến đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, đưa cả 
nước đi lên CNXH, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và 
làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước 
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Xét về bản chất 
và xu hướng phát triển khách quan của lịch sử trong thế kỷ 20, thắng lợi 
của cách mạng Việt Nam trong 79 năm qua, trước hết, đó chính là 
thắng lợi của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được Ðảng Cộng sản Việt Nam vận 
dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta. 
Thắng lợi đó có nguồn gốc sâu xa và trực tiếp từ ảnh hưởng của Cách 
mạng Tháng Mười Nga. Ðó là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về xu 
thế và quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử, về sức mạnh vĩ đại 
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và những người bị áp bức, 
bóc lột được thức tỉnh, tập hợp và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một 
Ðảng kiểu mới - Ðảng cách mạng chân chính mang bản chất giai cấp 
công nhân, phấn đấu đến cùng cho thắng lợi của CNXH và CNCS. Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Việt Nam có câu tục ngữ: "Uống nước 
nhớ nguồn". Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi 
bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy 
thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam 
càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười". 
2 - Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc đối với thành quả của cuộc 
Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cách mạng thế giới và Việt 
Nam hiện nay 
Sau khi V.I.Lê-nin từ trần, cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư 
tưởng xoay quanh chủ đề Cách mạng Tháng Mười diễn ra không ngừng. 
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20, đã xảy ra sự sụp 
đổ chế độ XHCN ở các nước Ðông Âu và Liên Xô. Các thế lực chống 
cộng, chống CNXH nhân cơ hội đó không ngớt tuyên truyền về "sự lầm 
lạc lịch sử" của Cách mạng Tháng Mười, về "sự cáo chung của Chủ nghĩa 
cộng sản"; rằng, "Cách mạng Tháng Mười chỉ là một cuộc phiêu lưu", 
"một sự đẻ non", "sự áp đặt từ bên trên"... Về điều này, chính triết gia 
nổi tiếng người Nga A.Di-nô-vi-ép, một trong những chứng nhân lịch sử 
của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô-viết thời Lê-
nin, dù sau này do bất đồng chính kiến, sống lưu vong ở nước ngoài, 
vẫn đánh giá: "Trong lịch sử loài người, chưa có một chế độ nào làm 
được nhiều điều đến như vậy cho quảng đại quần chúng nhân dân". Rõ 
ràng, không thể phủ nhận được bản chất khoa học và cách mạng của 
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, của CNXH và của Cách mạng Tháng Mười. Sự 
sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu có nguyên nhân sâu xa và 
trực tiếp, khách quan và chủ quan. Cần lưu ý một sự thật lịch sử là, 
CNTB phát triển được như ngày nay, ở trình độ CNTB hiện đại, đã phải 
trải qua 400 - 500 năm, từ những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên 
chống phong kiến chuyên chế, giải phóng lực lượng sản xuất và phát 
triển mạnh mẽ phương thức sản xuất TBCN. Trong khi đó, CNXH hiện 
thực, từ khi ra đời đến nay, mới chưa đầy một thế kỷ. Hơn nữa, phần 
lớn các nước XHCN lại ra đời theo phương thức "phát triển rút ngắn" 
bỏ qua chế độ TBCN. Loại hình phát triển này là hoàn toàn mới mẻ, 
chưa có tiền lệ lịch sử. Khai phá một con đường phát triển mới là hết 
sức khó khăn, phức tạp, do đó những vấp váp, sai lầm, khuyết điểm mà 
các nước XHCN đã mắc phải trong xây dựng CNXH, trong đó có nước ta 
là điều khó tránh khỏi. Sâu xa là do lực lượng sản xuất còn lạc hậu, kém 
phát triển, quan hệ sản xuất mới được xác lập cùng với chế độ sở hữu 
xã hội (công hữu) ra đời sau khi giai cấp công nhân và quần chúng lao 
động giành được chính quyền còn non yếu, mới dừng lại ở hình thức, 
chưa được đảm bảo vững chắc bởi cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại. 
Nhận xét này được Lê-nin đưa ra trong thời kỳ cải cách kinh tế ở nước 
Nga với chính sách kinh tế mới (NEP) những năm 20 của thế kỷ 20. Phải 
phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, áp dụng cơ chế và quy 
luật thị trường, tạo ra những đòn bẩy kinh tế để giải phóng lực lượng 
sản xuất, kích thích sản xuất và tính tích cực của người lao động thông 
qua lợi ích. Lê-nin còn chủ trương phải ra sức vận dụng những thành 
tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm quản lý của CNTB, sử 
dụng các chuyên gia tư sản có tài vì lợi ích lâu dài của chủ nghĩa xã hội. 
Bằng cách đó, mới tạo được nguồn lực và động lực cho sự phát triển 
của CNXH. Chính sách kinh tế mới đã đặt ra những vấn đề lý luận mới 
của CNXH và xây dựng CNXH. Lê-nin đã trở thành nhà cách tân vĩ đại 
đầu tiên trong lịch sử CNXH hiện thực. 
Tiếc là, sau khi Lê-nin qua đời, những tư tưởng cải cách sáng tạo đó đã 
không được duy trì, thực hiện và phát triển. Mô hình CNXH Xô-viết với 
kế hoạch hóa tập trung cao độ, quản lý hành chính mệnh lệnh và 
phương thức phân phối bình quân đã làm suy giảm và triệt tiêu động 
lực để phát triển, dẫn đến những hệ quả tiêu cực, sự trì trệ và khủng 
hoảng sau này. 

File đính kèm:

  • pdfcach_mang_thang_muoi_nga_va_su_nghiep_bao_ve_to_quoc_viet_na.pdf
Ebook liên quan