Cẩm nang dạy con học toán qua các trò chơi

Tóm tắt Cẩm nang dạy con học toán qua các trò chơi: ...giơ các đồ vật tìm được để hỏi con xem đó là hình gì? Những con số gần gũi và những hình khối dễ nhớ sẽ giúp con thêm thích thú và thích tìm hiểu về toán học. Các bậc phụ huynh đừng quên dành tặng con mình những lời khen, khích lệ tinh thần học hỏi và tìm hiểu. Chỉ nên dừng lại ở những tìm...thiện khả năng tư duy và ngôn ngữ. Hãy cho chúng giấy và viết để bắt đầu việc tập viết từ những nét chữ nghuệch ngoạc ban đầu. Khuyến khích con bạn viết nhiều và viết bất cứ thứ gì chúng thích, bằng trí nhớ trẻ có thể viết lại những câu chữ mà chúng trông thấy mỗi ngày - đó chính là khởi đầu...õ về cách cầm bút và tạo thành một thói quen đúng. 5. Làm phong phú thêm vốn từ vựng của bé bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ, và chỉ cho trẻ những từ mới với những vật, phong cảnh và câu chuyện xung quanh, quen thuộc với trẻ. Những vấn đề trẻ thường gặp khi tập viết! Trẻ em phát...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cẩm nang dạy con học toán qua các trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cẩm nang dạy con học 
toán qua các trò chơi 
“Một với một là hai, hai thêm hai là bốn, bốn với một là năm” học 
toán đâu nhất thiết phải bắt bé làm bạn với những con số khô khan? Các 
trò chơi sẽ khiến bé hứng thú hơn. Hãy cùng Nhất Việt dạy bé học toán. 
Đang ở độ tuổi tập đi, bé rất háo hức tập luyện các kỹ năng mới và phân biệt 
các đồ vật, để khuyến khích bé chơi, cha mẹ nêncho con chơi các trò chơi nhẹ 
nhàng mà vẫn học được rất nhiều điều. 
 Ở độ tuổi này, bạn không thể bắt con học các phép toán theo cách thông 
thường mà nên khéo léo đan xen vào các trò chơi để trẻ hình thành tư duy 
toán học. Vì bé đã biết nhận biết nhiều, ít, tròn, méo nên hãy dùng các trò 
chơi để bé thêm yêu toán học và tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong gia 
đình. 
Đếm, đếm và đếm 
Tất nhiên, lúc này trẻ không thể phân biệt được các con số cũng như nhớ nổi 
chúng, và điều các bà mẹ cần làm không phải là bắt con nhớ bằng được mà 
biến trò chơi đếm số thành một trò vui vẻ. 
Hãy cùng con đếm tất cả mọi thứ xung quanh, mẹ nói trước và để con lặp lại, 
rồi dần dần gặng hỏi con đếm. Ví dụ, đếm số đũa, bát trên bàn ăn, đếm những 
chiếc xe đồ chơi của bé, đếm xem bà có mấy ngón chân... 
Thỉnh thoảng cùng con hát các bài hát có cách đếm đồ vật như: “Một với một 
là hai, hai thêm hai là bốn” 
Phân loại đồ vật 
Để con hiểu hơn về nhóm và cách phân nhóm, hãy cho bé chơi trò phân loại 
đồ vật. Trong các món đồ chơi, hãy nhờ bé tách riêng xe ô tô, gấu bông, xếp 
hình thành nhiều nhóm và sau đó hai mẹ con có thể đếm số đồ vật trong 
mỗi nhóm. 
Cách phân loại, bạn có thể để bé phân loại theo hình dáng to, nhỏ, màu sắc, 
chiều dài, chiều rộng 
Khái niệm thời gian 
Học các thời điểm như hôm qua, hôm nay, ngày mai, ngày kia, giờ, phút, 
ngày, tháng bằng cách kể cho con nghe những câu chuyện có những mốc 
thời gian này. Thỉnh thoảng nhắc bé nhớ lại các con số thời gian đó bằng 
cách giả vờ hỏi con: “Mấy giờ rồi? Đồng hồ đang ở số mấy con nhỉ? ...” 
Gọi tên hình dạng đồ vật 
Bày một loạt các đồ vật có hình dạng khác nhau ra khắp nhà rồi sau đó cùng 
con chơi trò đi tìm đồ vật. Ví dụ, hãy đưa ra các câu hỏi cho con như: “Chiếc 
hộp hình vuông đâu con nhỉ? Quả bóng hình tròn của con ở chỗ nào?” 
Sau đó lại đảo ngược lại, giơ các đồ vật tìm được để hỏi con xem đó là hình 
gì? 
Những con số gần gũi và những hình khối dễ nhớ sẽ giúp con thêm thích thú 
và thích tìm hiểu về toán học. Các bậc phụ huynh đừng quên dành tặng con 
mình những lời khen, khích lệ tinh thần học hỏi và tìm hiểu. 
Chỉ nên dừng lại ở những tìm hiểu nhẹ nhàng, ở những trò chơi thú vị chứ 
không nên cho con đi học thêm khi chưa đến tuổi đi học. Tiếp xúc quá sớm 
có thể khiến bé thấy quá sức, dần dần sợ môn toán và đến khi vào lớp 1 sẽ 
thấy đây mà một cực hình. 
Tập viết cho trẻ! 
Phải thừa nhận rằng chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại và phức tạp 
nhất của con người. Dùng những ký tự để mô tả lại lời nói, suy nghĩ của mình 
đòi hỏi kỹ năng tư duy và khả năng ngôn ngữ rất nhiều. Vì vậy, chẳng có gì 
ngạc nhiên khi để viết hay, viết tốt chúng ta phải trả qua nhiều năm rèn luyện. 
Thời thơ ấu khi được đọc và nhìn thấy cha mẹ viết, con bạn bắt đầu hiểu rằng 
chữ viết có ý nghĩa. Khi ấy, dù chưa được học viết nhưng nếu bạn đưa cho trẻ 
một cây bút và một tờ giấy, chúng sẽ bắt đầu nghuệch ngoạc những nét đầu 
tiên với cố gắng tạo ra những từ riêng của mình. Là cha mẹ chúng ta cần 
hướng dẫn và chỉ dẫn cho bé tập viết từ nhỏ và hãy kiên nhẫn để giúp bé rèn 
luyện chữ viết thật tốt. 
Tập viết cho bé! 
Một yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc viết sớm chính là cho 
trẻ cơ hội thực hành và luyện tập viết chữ càng nhiều càng tốt. Việc tập viết 
có thể bắt đầu ở độ tuổi 3 hoặc 4 khi trẻ đã dần hoàn thiện khả năng tư duy và 
ngôn ngữ. Hãy cho chúng giấy và viết để bắt đầu việc tập viết từ những nét 
chữ nghuệch ngoạc ban đầu. Khuyến khích con bạn viết nhiều và viết bất cứ 
thứ gì chúng thích, bằng trí nhớ trẻ có thể viết lại những câu chữ mà chúng 
trông thấy mỗi ngày - đó chính là khởi đầu của việc tập viết. 
Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu đi học, bạn vẫn nên tạo điều kiện cho bé luyện tập 
và rèn thêm chữ viết ở nhà. Hãy thử nhờ trẻ viết thư cảm ơn hoặc thư thăm 
hỏi cho ông bà, người thân hoặc viết hộ bạn một công thức gì đóBạn chỉ 
cần tạo ra một lý do hợp lý để “nhờ vả” trẻ viết, chúng sẽ rất vui lòng để giúp 
bạn một tay và như thế sẽ vui hơn rất nhiều so với việc bạn mua 1 cuốn tập 
viết và bắt trẻ đồ theo một cách máy móc. 
Ngoài ra, nếu muốn rèn cho con viết chữ đẹp, ngay ngắn và có câu cú dễ đọc, 
bạn có thể thử áp dụng những cách sau: 
1. Khuyến khích con viết chậm lại, và cẩn thận hơn. Hãy thư thả để trẻ có 
thời gian nhớ lại những ký tự mình đã học, sắp xếp lại chúng và hình 
thành các câu chữ một cách cẩn thận. 
2. Cho trẻ dùng viết chì và một cục tẩy, khi trẻ viết sai, hãy giải thích cho 
trẻ sai ở chỗ nào và viết lại như thế nào cho đúng. 
3. Nên dùng giấy có kẻ ô để con bạn có thể tập cách viết chữ theo một 
đường thẳng ngay hàng. 
4. Hãy chắc chắn rằng trẻ biết cách cầm bút như thế nào cho đúng: Bút 
nên được giữ ở ngón tay cái và ngón trỏ với điểm tì trên bàn tay và viết 
đúng hướng từ trái sang phải. Bạn có thể cầm tay bé viết để bé hiểu rõ 
về cách cầm bút và tạo thành một thói quen đúng. 
5. Làm phong phú thêm vốn từ vựng của bé bằng cách thường xuyên trò 
chuyện với trẻ, và chỉ cho trẻ những từ mới với những vật, phong cảnh 
và câu chuyện xung quanh, quen thuộc với trẻ. 
Những vấn đề trẻ thường gặp khi tập viết! 
Trẻ em phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, và việc đọc viết thể hiện rõ khả 
năng tư duy và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh 
hưởng đến khả năng viết của trẻ: 
1. Trẻ chậm nhớ hoặc mau quên, khiến chúng gặp khó khăn khi ghi nhớ 
chính tả, ngữ pháp, hoặc các quy định chấm câu. Với trường hợp này 
bạn nên cho trẻ học nhiều hơn những từ vựng, trò chuyện và chỉ cho trẻ 
những từ mới với những ví dụ cụ thể xung quanh để trẻ nhớ tốt hơn. 
Khuyến khích trẻ tập viết nhiều hơn để luyện chính tả. 
2. Khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa tốt như nói ngọng, phát âm sai, điều 
này dẫn đến việc viết sai chính tả, và cấu trúc câu. Nên trò chuyện 
nhiều hơn với trẻ và chỉnh những lỗi sai của trẻ trong ngôn ngữ, giải 
thích vì sao trẻ sai và hướng trẻ nói đúng lại với những ví dụ cụ thể 
xung quanh. 
3. Khả năng hình tượng và sắp xếp của trẻ chưa tốt nên chữ viết chưa 
thẳng hàng và thường bị xiên, vẹo. Dùng giấy có kẻ ô và kềm trẻ viết 
một cách chậm rãi, từ từ để tạo lại thói quen đúng. Đôi khi việc cầm 
viết sai cũng ảnh hưởng đến vấn đề này, bạn cần chú ý để điều chỉnh 
thích hợp. 
4. Một số bệnh thần kinh hiếm gặp như rối loạn khả năng đọc, rối loạn 
khả năng tập trung, nói lắpcũng ảnh hưởng lớn đến khả năng viết của 
trẻ. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên trò chuyện với trẻ để biết được 
trẻ đang gặp vấn đề gì và nhờ các chuyên gia để tư vấn và điều trị phù 
hợp. 
Thậm chí, cho dù trẻ có viết được trơn tru, bạn cũng vẫn cần quan sát kỹ 
những bài viết của trẻ và đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ đúng lúc cho trẻ khi trẻ 
viết sai chính tả, cầm viết sai (do “lười” và mỏi tay) và chấn chỉnh ngay. Học 
đọc và viết là chìa khóa để thành công ở trường học và trong cuộc sống. 
Vì vậy, hãy cố gắng rèn chữ thật tốt cho trẻ, và hướng trẻ sử dụng chữ viết 
một cách tự nhiên nhất trong cuộc sống như viết thư cho ông bà, viết giúp 
cha mẹđể trẻ thật sự thấy được ích lợi của chữ viết và có động lực tự học 
nhiều hơn. 

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_day_con_hoc_toan_qua_cac_tro_choi.pdf
Ebook liên quan