Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương

Tóm tắt Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương: ...i sống kinh tế, xã hội d. cả ba cách hiểu trên đều sai câu 74: đặc điểm nào sau đây không phải là thuộc tính của pháp luật? a. tính quy phạm phổ biến b. tính phù hợp với quy luật khách quan c. tính xác định chặt chẽ vè mặt hình thức d. tính được đảm bảo bằng nhà nước. câu 75: pháp luật... câu 121: doanh nghiệp a và doanh nghiệp b ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau. doanh nghiệp a vi phạm hợp đồng. doanh nghiệp b đã khởi kiện ra toà án để yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi cho mình. toà án đã xét xử vụ kiện và quyết định doanh nghiệp a phải bồi thường thiệt hại cho doanh n...âu 166. khách thể của hành vi vi phạm pl là loại quan hệ xh nào sau đây? a. là tất cả những quan hệ trong xh mà hành vi vi phạm pl xâm hại. b. là tất cả những quan hệ xh được pl ghi nhận và bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pl xâm hại. c. là tất cả những quan hệ xh được tổ chức xh bảo vệ nhưng b...

pdf31 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. là trường hợp chủ thẻ vi phạm do khinh suất, cẩu thả nên không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xh 
do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy. 
d. cả ba nhận định trên đều sai. 
câu 176: động cơ để chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pl được hiểu như thế nào? 
a. là lý do thúc đẩy chủ thể hiện hành vi vi phạm pl 
b. là mục tiêu mà chủ thể vi phạm pl hướng tới 
c. là thiệt hại mà chủ thể vi phạm pl mong muốn đạt được 
d. cả ba nhận định trên đều đúng. 
câu 177. mục đích của vi phạm pl được hiểu như thế nào? 
a. là xuất phát điểm của hành vi vi phạm pl 
b. là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pl 
c. là kết quả chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pl 
d. cả ba nhận định trên đều sai. 
 22 
câu 178. vi phạm pl hình sự được hiểu như thế nào? 
a. là những hành vi có lỗi, xâm hại quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 
b. là những hành vi nguy hiểm cho xh được quy định trong bộ luật hình sự. 
c. là những hành vi âm phạm trật tự của một tổ chưc, đơn vị 
d. là những hành vi âm phạm trật tự pl. 
câu 179. vi phạm pl hành chính được hiểu như thế nào? 
a. là bất kỳ hành vi nào nguy hiểm, xâm hại các quan hệ xh được pl bảo vệ. 
b. là bất kỳ hành vi nào trái pl, xâm hại trật tự pl. 
c. là hành vi trái pl, có lỗi, vi phạm các quy chế, nội quy trong các cơ quan hành chính. 
d. là hành vi trái pl, co lỗi, mức độ nguy hiểm cho xh ít hơn so với tội phạm, xâm hại các quan hệ xh được 
pl hành chính điều chỉnh và bảo vệ. 
câu 180. vi phạm pl dân sự được hiểu như thế nào? 
a. là hành vi trái pl, có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được pl dân sự điều chỉnh và 
bảo vệ. 
b. là bất kỳ hành vi nào trái pl, xâm phạm tài sản của công dân 
c. là bất kỳ hành vi nào xâm phạm các quyền dân chủ của công dân 
d. cả ba nhận định trên đều đúng 
câu 181. vi phạm kỷ luật được hiểu như thế nào? 
a. là hành vi xâm hại đến trật tự công cộng 
b. là hành vi xâm hại đến bất kỳ quan hệ xã hội nào được pl ghi nhận và bảo vệ 
c. là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật của các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, trường học, do chủ thể 
có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thựuc hiện một cách cố ý hoặc vô ý 
d. cả ba nhận định trên đều sai 
câu 182. cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pl hình sự? 
a. bộ chính trị 
b. quốc hội 
c. chính phủ 
d. toà án 
câu 183. cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thuơng 
mại? 
a. chỉ có cơ quan trọng tài do các bên lựa chọn 
b. chỉ do các bên tự thoả thuận giải quyết 
c. chỉ do cơ quan toà án 
d. cả ba cơ quan nói trên đều có quyền giải quyết 
câu 184. đối tượng điều chỉnh của luật nhân hàng là gì? 
a. những mối quan hệ về nhân thân 
b. những mối quan hệ phát sinh từ việc cho vay vốn ở ngân hàng thương mại 
c. những mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng 
d. những mối quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng, tổ chức khác 
có hoạt động ngân hàng và phát sinh trong hoạt động qảun lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng 
câu 185. cơ quan nào sau đây có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật? 
a. người đứng đầu cơ quan, tổ chức 
b. trọng tài do các bên lựa chọn 
c. các bên tự thoả thuận 
d. cả ba cơ quan nêu trên đều có thẩm quyền 
câu 186. khái niệm “trách nhiệm pháp lý” được hiểu như thế nào? 
a. là quan hệ pl đặc biệt phát sinh giữa nn và các chủ thể pl 
b. là quan hệ pl đặc biệt phát sinh giữa nn và chủ thể vi phạm pl trong việc nhà nước áp dụng chế tài đối 
với chủ thể vi phạm pl 
c. là quan hệ pl đặc biệt phát sinh giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết vi phạm pl 
d. là quan hệ pl đặc biệt phát sinh giữa các chủ thể vi phạm pl với nhau. 
 23 
câu 187. khi nhà nước áp dụng trách nhiệm pháp lý, chủ thể vi phạm pl phải xử sự như thế nào? 
a. có quyền thoả thuậ̣n với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về biện pháp chế tài áp dụng 
b. có quyền lựa chọn các biện pháp chế tài 
c. có nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với mình 
d. cả ba nhận định trên đều sai 
câu 188. cơ sở nào làm phát sinh trách nhiệm pháp lý? 
a. khi có chủ thể pl xuất hiện 
b. khi có hành vi vi phạm pl và có quyết định áp dụng pl của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
c. khi có quy phạm pl được ban hành 
d. khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét vụ việc vi phạm 
câu 189. bản chất của trách nhiệm pháp lý được hiểu như thế nào? 
a. là sự thực hiện chế tài pl đối với chủ thể vi phạm pl khi chủ thể đó thực hiện hành vi vi phạm pl 
b. là sự phụ̣c hồi lại tình trang ban đầu trước khi hành vi vi phạm pl thực hiện 
c. chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm pl 
d. cả ba nhận định trên đều đúng 
câu 190. cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? 
a. là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước 
b. là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
c. là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pl 
d. tất cả những nhận định trên đều đúng 
câu 191. chủ thể vi phạm pl hình sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây? 
a. chỉ bị áp dụng hình phạt tử hình 
b. chỉ bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn 
c. chỉ bị phạt tiền 
d. có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài nêu trên 
câu 192. biện pháp chế tài nào sau đây không phải là chế tài hình sự? 
a. phạt tù có thời hạn 
b. phạt tù chung thân 
c. phạt tiền 
d. buộc thôi việc 
câu 193. chủ thể vi phạm pl hành chính có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây? 
a. chỉ bị phạt cảnh cáo 
b. chỉ bị phạt tiền 
c. chỉ bị tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm, giấy phép hành nghề 
d. có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp nêu trên 
câu 194. biện pháp chế tài nào sau đây không áp dụng đối với chủ thể vi phạm pl hành chính? 
a. cảnh cáo 
b. phạt tiền 
c. cải tạo không giam giữ 
d. tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm, giấy phép hành nghề 
câu 195. chủ thể vi phạm pl dân sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây? 
a. bồi thường thiệt hại 
b. phạt tiền 
c. tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm 
d. tịch thu giấy phép hành nghề 
câu 196. không thể áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây đối với chủ thể vi phạm pl dân sự? 
a. bồi thường thiệt hại về vật chất 
b. bồi thường thiệt hại về tinh thần 
c. công khai xin lỗi 
d. cảnh cáo 
 24 
câu 197. chủ thể vi phạm kỷ luật có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây? 
a. chỉ bị buộc thôi việc 
b. chỉ bị hạ bậc lương 
c. chỉ bị cảnh cáo 
d. cả ba biện pháp nêu trên đều có thể bị áp dụng 
câu 198. cơ sở nào để phân chia hệ thống pl thành các ngành luật? 
a. căn cứ vào các chủ thể của pl 
b. chỉ căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó 
c. chỉ căn cứ vào phuơng pháp điều chỉnh của ngành luật đó 
d. phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phuơng pháp điều chỉnh của ngành luật đó 
câu 199. sự xuất hiện nhà nước ở vn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? 
a. do sự mâu thuẫn giai cấp sâu sắc đến mức không thể điều hoà được 
b. do sự phát triển của chế độ tư hữu 
c. do yêu cầu phòng chống thiên tai, trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm 
d. chỉ do yêu cầu phòng chống thiên tai 
câu 200. tìm hiểu bản chất giai cấp của nhà nước là tìm hiểu yếu tố nào sau đây? 
a. nhà nước đó ra đời như thế nào? 
b. nhà nước đó thuộc về giai cấp nào, do giai cấp nào tổ chức lên và phục vụ trước hết lợi ích cho giai cấp 
nào 
c. nhà nước thuộc kiểu nhà nước nào 
d. tất cả những nhận định trên đều đúng 
câu 201. sự thống trị gc trong xh có nhà nước thể hiện trên lĩnh vực nào sau đây? 
a. chỉ thống trị về kinh tế 
b. chỉ thống trị về chính trị 
c. chỉ thống trị về tư tưởng 
d. thống trị cả ba lĩnh vực nêu trên 
câu 202. khái niệm “thực hiện pl” được hiểu như thế nào? 
a. là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pl trở thành xử sự thực tế của các chủ 
thể pl 
b. là quá trình ban hành các văn bả̉n luật. 
c. là quá trình hướng dẫn pl 
d. cả ba nhận định trên đều đúng. 
câu 203. khái niệm “tuân thủ pl” được hiểu như thế nào? 
a. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền xây dựng văn bản hướng dẫn các đạo luật của quốc hội. 
b. là trường hợp chủ thể pl thực hiệnc ác nhiệm vụ do pháp luật quy định. 
c. là trường hợp chủ thể pl kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pl cấm. 
d. cả ba nhận định trên đều đúng. 
câu 204. khái niệm “thi hành pl” được hiểu như thế nào? 
a. là trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực. 
b. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pl. 
c. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pl. 
d. là trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi có sự cưỡng chế của cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền. 
câu 205: khái niệm “sử dụng pl” được hiểu như thế nào? 
a. là trường hợp chủ thể pl vận dụng pl. 
b. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pl. 
c. là trường hợp chủ thể pl thực hiện quyền chủ thể của mình được pl quy định hoặc cho phép. 
d. cả ba nhận định trên đều đúng. 
câu 206: chủ thể nào sau đây có thẩm quyền áp dụng pl? 
a. mọi chủ thể pl 
 25 
b. chỉ có chủ thể là tổ chức 
c. chỉ có chủ thể là cá nhân 
d. chỉ có chủ thể là nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà 
nước trao quyền) 
câu 207: hoạt động áp dụng pl có tính chất nào sau đây? 
a. là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước. 
b. là hoạt động mang tính xh 
c. là hoạt động mang tính chất chính trị 
d. cả ba nhận định trên đều đúng. 
câu 208: để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần tăng cường công tác nào sau đây? 
a. chỉ cần tăng cường công tác lập pháp 
b. chỉ cần tăng cường công tác hành pháp 
c. chỉ cần tăng cường công tác tư pháp 
d. phải tăng cường tất cả các mặt công tác nêu trên. 
câu 209: khái niệm “ý thức pl” được hiểu như thế nào? 
a. là thái độ của nhà nước đối với pl và các hiện tượng pháp lý 
b. là thái độ, sự đánh giá của con người đối với pl và hệ tư tưởng pl. 
c. là thái độ của các nhà lập pháp đối với pl hiện hành 
d. là thái độ của cơ quan có thẩm quyền áp dụng pl đối với pl. 
câu 210: tâm lý pl được biẻu hiện dưới hình thức nào sau đây? 
a. là tổng thể các quan điểm, học thuyết về pl 
b. là tổng thể tư tưởng, học thuyết về pl 
c. là ách thức xử sự của con người đối với pl 
d. là tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm của con người dối với pl và các hiện tượng pháp lý khác. 
câu 211: một người mang “ý thức pl thông thường” là người đáp ứng điều kiện nào sau đây? 
a. là người có những kiến thức nhất định về pl, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý 
cụ thể, nhưng kiến thức pl của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản 
chất bên trong của pl. 
b. là người có kiến thức sâu sắc, có tính hệ thống về pl 
c. là người có trình độ cao về pl nhưng chưa đạt đến trình độ để đưa ra được các học thuyết, quan điẻm 
khoa học về pl. 
d. cả ba nhận định trên đều sai. 
câu 212: một người có “ý thức pl mang tính lý luận” là người như thế nào? 
a. là người có sự hiểu biết sâu sắc, có tính hệ thống về pl và tồn tại dưới dạng các học thuyết, quan điểm 
khoa học về pl. 
b. là người có những kiến thức nhất định về pl, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý 
cụ thể, nhưng kiến thức pl của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản 
chất bên trong của pl. 
c. là người có́ những hiểu biết nhất định về pl và có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số́ vụ việc pháp 
lý cụ thể. 
d. cả ba nhận định trên đều sai. 
câu 213: chủ thể của quyền lực nhà nước là chủ thể nào sau đây? 
a. giai cấp công nhân 
b. nhân dân lao động 
c. giai cấp giữ vị trí thống trị về kinh tế, chính trị và trong nhà nước 
d. các đảng chính trị 
câu 214: chủ thể nào sau đây có quyền ban hành pl? 
a. nhà nước 
b. đảng chính trị 
c. mặt trận tổ quốc 
d. tổ chức tôn giáo. 
 26 
câu 215: khái niệm “chế độ chính trị” được hiểu như thế nào? 
a. là cơ cấu, tổ chức của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị. 
b. là toàn bộ phương pháp, cách thức, thủ đoạn mà ác cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực 
nhà nước. 
c. là hoạt động của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị 
d. tất cả những nhận định trên đều đúng. 
câu 216: trong các nhà nước bóc lột, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây? 
a. duy trì chế độ tư hữ, duy trì quan hệ bóc lột. 
b. duy trì chế độ bình đẳng 
c. duy trì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất 
d. chỉ duy trì việc thu thuế đối với mọi tổ chức và công dân. 
câu 217: trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây? 
a. đại diện cho lợi ích của mọi cá nhân trong xh. 
b. bảo vệ lợi ích của mọi cá nhân trong xh. 
c. duy trì chế độ dân chủ, bình đẳng trong xh, dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. 
d. bảo đảm việc thu thuế đối với mọi tổ chức và cá nhân. 
câu 218: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước có quan hệ với nhau như thế nào? 
a. chức năng đối nội mâu thuẫn với chức năng đối ngoại 
b. chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại 
c. chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau 
d. chức năng đối nội và chức năng đối ngoại độc lập với nhau, không có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau 
câu 219: chủ thể nào sau đây không thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước? 
a. chính phủ 
b. ubnd các cấp 
c. bộ khoa học và công nghệ 
d. toà hành chính toà án nhân dân 
I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 
1. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược 
lại. 
2. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn chỉ thể 
hiện ý chí của Nhà nước. 
3. Quan hệ pháp luật luôn phản ánh ý chí của các bên tham gia vào 
quan hệ. 
4. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 
5. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của 
quan hệ pháp luật. 
6. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau. 
7. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau. 
8. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền 
 27 
và nghĩa vụ pháp lý do chủ thể đó tự quy định. 
9. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào 
quan hệ pháp luật. 
10. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh kể từ khi cá nhân 
được sinh ra. 
11. Khi cá nhân bị hạn chế năng lực pháp luật thì đương nhiên 
cũng bị hạn chế năng lực hành vi. 
12. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế. 
13. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực 
pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý. 
14. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý của 
chủ thể. 
15. Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố thúc đẩy cá nhân, 
tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật trên thực tế. 
16. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào 
quan hệ pháp luật. 
17. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí cá nhân. 
18. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau. 
19. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của 
mỗi người và do cá nhân đó tự quy định. 
20. Người bị hạn chế năng lực hành vi thì không bị hạn chế 
năng lực pháp luật. 
21. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế năng lực hành 
vi mà không bị hạn chế năng lực pháp luật. 
22. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế. 
23. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi 
thì không mang tính giai cấp. 
24. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp 
luật. 
 28 
25. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 
26. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ 
thể. 
27. Chủ thể hành vi pháp luật (lý) luôn là chủ thể của quan hệ 
pháp luật và ngược lại. 
28. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn so 
với người chưa thành niên. 
29. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ được quy định trong các 
văn bản luật. 
 29 
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật. 
2. Mọi biện pháp cưỡng chế Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm 
pháp lý. 
3. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. 
4. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được 
xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp 
luật. 
5. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt 
hại về vật chất. 
6. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp 
luật. 
7. Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách 
nhiệm pháp lý. 
8. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì 
không bị xem là có lỗi. 
9. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm 
pháp luật. 
10. Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của 
vi phạm pháp luật. 
11. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc 
trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. 
12. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình 
sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng 
thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật 
dân sự. 
13. Trách nhiệm pháp lý là chế tài. 
14. Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách 
nhiệm pháp lý và ngược lại. 
15. Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. 
 30 
16. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. 
17. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp 
luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi 
phạm pháp luật đó. 
18. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể 
hiện dưới dạng vật chất. 
19. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều 
loại trách nhiệm pháp lý. 
I. BÀI TẬP 
1. Xác định yếu tố lỗi trong các trường hợp sau: 
a) Bác sĩ Nguyễn Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị B, vì 
quá chủ quan và 
tự tin về chuyên môn nên đã kê toa và bốc nhầm thuốc nhưng không 
hề hay biết. Sau khi uống thuốc nói trên, chị B đã tử vong ngay sau đó 
(cái chết được xác định chính từ nguyên nhân uống nhầm thuốc). 
b) Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn của nhau, trong một 
lần nhậu đã tranh cãi dẫn đến đánh nhau, sẵn có chai rượu trong tay, 
A đã đập thật mạnh, nhiều lần vào đầu của B, máu chảy rất nhiều và 
A đi về bỏ mặc cho B nằm ở đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu 
(xác định nguyên nhân cái chết là do bị chấn thương sọ não 
và mất máu quá nhiều). 
2. Ngày 09/01/2007, Trương Tam Phong (26 tuổi) đi xem máy 
về đến hẻm nhỏ gần nhà thì gặp Trương Anh Tài (24 tuổi), 
Phong đã dừng xe nhường đường cho Tài qua trước. Nhưng khi 
đi ngang qua, Tài đã sinh sự, chửi mắng Phong. Sau đó, Phong 
về kể cho em trai làTrương Quốc Khánh (17 tuổi) nghe và rủ 
Khánh đi tìm Tài để “dằn mặt” mà không hề có mục đích giết 
 31 
chết Tài. Thấy anh em Phong tìm đến, Tài đã bỏ chạy. Một lát 
sau, Tài nhặt được cây tre quay lại tìm anh em Phong đánh và ẩu 
đả xảy ra. Đến khi Khánh chém Tài nhiều nhát làm Tài chảy 
máu nhiều thì Phong mới kêu Khánh dừng tay và kéo em trai 
chạy về nhà, để mặc Tài nằm ở đó. Kết quả giám định Tài bị 
thương tật 14% vĩnh viễn. 
Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình 
huống trên. 
3. Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng 
không được sự hài lòng của một số chị em bên chồng nên vợ 
chồng C và N (Thành phố Phan thiết) luôn phải sống trong sự 
nhục mạ của anh chị em. Trong đó có Nguyễn Hoàng P - người 
sống như vợ chồng với chị Lê thị Út là em gái của anh C. Nhiều 
lần gây sự vẫn chưa đuổi được vợ chồng C và N ra khỏi nhà, trưa 
ngày 26-12-05, P tìm tới gây sự, đánh N. Tức nước vỡ bờ, N đã 
đâm P một nhát dao vào ngực chết ngay sau đó. Ngày 29/5/ 
2006 TAND tỉnh Bình thuận đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt N 2 
năm tù về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 
Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình 
huống trên. 

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_phap_luat_dai_cuong.pdf