Chấm dứt sự chia rẽ sắc tộc

Tóm tắt Chấm dứt sự chia rẽ sắc tộc: ...ung sửa đổi thứ 15 trong Hiến pháp Hoa Kỳ đã đảm bảo quyền bầu cử, nhưng nhiều bang đã tìm cách tránh không thi hành điều luật này. Các bang đã đánh thuế thân hay kiểm tra trình độ biết đọc biết viết - thường khắt khe hơn đối với người Mỹ gốc Phi để ngăn không cho cử tri da đen có trình độ văn... Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người Mỹ gốc Phi đã đạt được đỉnh cao vào thập niên 1960. Sau những thắng lợi liên tiếp vào thập niên 1950, người Mỹ gốc Phi càng cam kết mạnh mẽ hơn đối với hình thức đấu tranh trực tiếp không dùng bạo lực. Các tổ chức như Hội nghị Quyền lãnh đạo Thiên ...ng đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật mới về quyền công dân, chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc ở nơi công cộng. Tuy nhiên, ngay cả cuộc Tuần hành Washington cũng không thể khiến Tiểu ban Quốc hội chịu thông qua. Dự luật đó vẫn còn bị ách lại ở Quốc hội khi Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chấm dứt sự chia rẽ sắc tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤM DỨT SỰ CHIA RẼ SẮC TỘC 
 Hiệp hội Quốc gia vì Tiến bộ của Người Da màu (NAACP) đã đi tiên phong 
trong những nỗ lực lật đổ giáo điều tư pháp đã được thiết lập trong một vụ kiện ở 
Tòa án Tối cao, vụ Plessy kiện Ferguson năm 1896, trong đó, sự chia rẽ sắc tộc 
của các học sinh da đen và da trắng ở trường học là hợp hiến nếu cơ sở và phương 
tiện học tập là riêng biệt nhưng bình đẳng. Phán quyết đó đã được thực thi suốt 
nhiều thập niên, càng làm nghiêm trọng hơn sự chia rẽ sắc tộc nghiệt ngã ở miền 
Nam nơi mà những cơ sở và phương tiện rất hiếm khi, nếu không nói là chẳng bao 
giờ, bình đẳng. 
 Người Mỹ gốc Phi đã đạt được mục tiêu của họ trong việc lật lại bản án Plessy 
vào năm 1954 khi Tòa án Tối cao - được chủ trì bởi người do Eisenhower chỉ định 
- Chánh án Tòa án Tối cao Earl Warren - đưa ra phán quyết của mình trong vụ 
Brown kiện Hội đồng Giáo dục. Tòa đã nhất trí tuyên bố rằng "Các cơ sở và 
phương tiện học tập riêng rẽ bản thân nó vốn đã là không bình đẳng và do đó, sắc 
lệnh giáo điều riêng biệt nhưng bình đẳng sẽ không còn được áp dụng tại các 
trường công". Một năm sau đó, Tòa án Tối cao yêu cầu các hội đồng trường học ở 
địa phương phải thực thi quyết định này với nhịp độ khẩn trương. 
 Mặc dù cảm thông với những nhu cầu của miền Nam khi miền này đang trải qua 
sự chuyển đổi lớn, song Eisenhower vẫn hành động nhanh chóng để chứng tỏ rằng 
luật pháp được tuân thủ trước sự phản đối từ phần lớn các bang miền Nam. 
Eisenhower phải đối mặt với một vụ khủng hoảng lớn ở Litter Rock, bang 
Arkansas vào năm 1957, khi Thống đốc bang này, Orval Faubus, có ý định cản trở 
một kế hoạch chấm dứt sự chia rẽ sắc tộc khi kêu gọi việc nhận chín học sinh da 
đen vào Trường Trung học Trung tâm của thành phố vốn trước đây chỉ dành cho 
học sinh da trắng. Sau khi nỗ lực đàm phán không có kết quả, Tổng thống 
Eisenhower đã cử quân đội liên bang xuống Little Rock để cưỡng chế thực thi kế 
hoạch này. 
 Thống đốc Faubus đã đáp trả bằng cách ra lệnh đóng cửa các trường trung học ở 
Little Rock trong năm học 1958-1959. Tuy nhiên, một tòa án liên bang đã ra lệnh 
mở cửa lại các ngôi trường này vào năm sau đó. Các trường học đã mở cửa nhưng 
không khí rất căng thẳng, với một số rất ít các học sinh Mỹ gốc Phi. Vì thế, quá 
trình bãi bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong trường học đã diễn ra rất chậm chạp và 
không triệt để tại hầu hết các bang miền Nam. 
 Một dấu mốc quan trọng khác trong phong trào đòi quyền công dân diễn ra vào 
năm 1955 ở Montgomery, bang Alabana. Rosa Park, một nữ thợ may người Mỹ 
gốc Phi 42 tuổi, đồng thời là thư ký phân ban Hiệp hội Quốc gia vì Tiến bộ của 
người da màu (NAACP), ngồi trên ghế trước của một chiếc xe buýt công cộng. 
Hàng ghế trước, theo luật và theo tập quán, vốn là dành cho người da trắng. Khi bị 
ra lệnh phải ngồi ở phía sau xe, chị đã từ chối. Cảnh sát đã tới và bắt giam chị vì 
tội vi phạm các đạo luật phân chia sắc tộc. Các thủ lĩnh người Mỹ gốc Phi, vốn 
đang chờ một vụ việc như vậy, liền tổ chức tẩy chay hệ thống xe buýt. 
 Martin Luther King Jr, một mục sư trẻ thuộc giáo hội Baptist nơi những người 
Mỹ gốc Phi thường gặp gỡ nhau, trở thành người phát ngôn cho phong trào phản 
đối đó. Ông nói "ĐÃ đến lúc con người ta đã chán ngấy... vì bị hành hạ và bị đối 
xử thô bạo bởi những bàn chân tàn ác của nạn áp bức". Luther King bị bắt giam và 
sau đó ông còn bị bắt nhiều lần nữa, thậm chí một quả bom đã phá hủy mặt trước 
ngôi nhà của ông, nhưng những người Mỹ gốc Phi ở Montgomery vẫn tiếp tục tẩy 
chay không đi xe buýt. Chừng một năm sau đó, Tòa án Tối cao đã ra quyết định 
khẳng định rằng việc chia rẽ sắc tộc trên xe buýt cũng như việc phân chia sắc tộc ở 
trường học là trái với hiến pháp. Cuộc tẩy chay kết thúc, phong trào đòi quyền 
công dân đã giành được một thắng lợi quan trọng và phát hiện được một thủ lĩnh 
mạnh mẽ, thông thái và đầy tư chất hùng biện của phong trào, đó là Martin Luther 
King Jr. 
 Những người Mỹ gốc Phi cũng nỗ lực giành quyền bầu cử của mình. Mặc dù 
Điều bổ sung sửa đổi thứ 15 trong Hiến pháp Hoa Kỳ đã đảm bảo quyền bầu cử, 
nhưng nhiều bang đã tìm cách tránh không thi hành điều luật này. Các bang đã 
đánh thuế thân hay kiểm tra trình độ biết đọc biết viết - thường khắt khe hơn đối 
với người Mỹ gốc Phi để ngăn không cho cử tri da đen có trình độ văn hóa thấp đi 
bỏ phiếu. Khi làm việc với thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện - Lyndon B. 
Johnson - Eisenhower đã ủng hộ ông này trong nỗ lực của Quốc hội nhằm đảm 
bảo quyền bầu cử cho các cử tri người Mỹ gốc Phi. Đạo luật Quyền Công dân năm 
1957, lần đầu tiên sau 82 năm, đã tạo nên một bước tiến vì đã trao cho Liên bang 
quyền can thiệp vào những vụ án mà trong đó người da đen bị chối bỏ quyền bầu 
cử. Tuy vậy, vẫn còn những kẽ hở của luật pháp, và do đó những nhà hoạt động 
chính trị đã thúc đẩy thành công sự ra đời của Đạo luật Quyền Công dân năm 
1960, trong đó, đề ra các mức phạt nghiêm khắc hơn cho những vi phạm về quyền 
bầu cử. Tuy nhiên, đạo luật này vẫn chưa trao cho các quan chức liên bang quyền 
được đăng ký danh sách cử tri cho người Mỹ gốc Phi. 
 Dựa vào những nỗ lực của chính người Mỹ gốc Phi mà phong trào đòi quyền 
công dân đã phát triển mạnh mẽ vào những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. 
Thông qua Tòa án Tối cao và thông qua Quốc hội, những người ủng hộ quyền 
công dân đã xây dựng được nền tảng cho một cuộc cách mạng to lớn nhưng hoà 
bình trong quan hệ sắc tộc của nước Mỹ vào thập niên 1960. 
 NHỮNG THẬP NIÊN CỦA SỰ THAY ĐỔI: 1960-1980 
 Đ ến năm 1960, nước Mỹ đã sắp sửa chứng kiến sự thay đổi xã hội lớn lao. Xã 
hội Mỹ luôn là một xã hội cởi mở và linh hoạt hơn bất kỳ một quốc gia nào khác 
trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cho đến thời điểm đó vẫn do người da trắng 
thống trị. Trong những năm 1960, các nhóm dân cư trước kia không có tiếng nói 
hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dưới đã trở nên mạnh mẽ hơn và đã đạt được thành 
công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào như: phong trào của người Mỹ 
gốc Phi, của người da đỏ, phụ nữ, con cái của các dân tộc da trắng mới nhập cư và 
người châu Mỹ La-tinh. Phần lớn sự ủng hộ mà họ nhận được đến từ tầng lớp 
thanh niên đông đảo hơn bao giờ hết, một tầng lớp thanh niên được tiếp cận với hệ 
thống các trường cao đẳng và đại học đang phát triển với tốc độ chưa từng có 
trong lịch sử. Thường đua theo những lối sống phản văn hóa và các hệ tư tưởng 
chính trị cấp tiến, nhiều con cái của thế hệ Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã nổi lên 
như những người vận động cho một nước Mỹ mới mà đặc trưng của nó là sự đa 
văn hóa và đa sắc tộc - một xã hội mà trước đây, ông cha họ thấy khó có thể chấp 
nhận được. 
 PHONG TRÀO ĐÒI QUYỀN CÔNG DÂN TỪ 1960 ĐẾN 1980 
 Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người Mỹ gốc Phi đã đạt được đỉnh 
cao vào thập niên 1960. Sau những thắng lợi liên tiếp vào thập niên 1950, người 
Mỹ gốc Phi càng cam kết mạnh mẽ hơn đối với hình thức đấu tranh trực tiếp 
không dùng bạo lực. Các tổ chức như Hội nghị Quyền lãnh đạo Thiên Chúa giáo 
miền Nam (SCLC) đã tạo ra tầng lớp tăng lữ người Mỹ gốc Phi và ủy ban Phối 
hợp Ôn hòa Sinh viên (SNCC) gồm các nhà hoạt động trẻ tuổi là những tổ chức 
đấu tranh cho cải cách thông qua đối kháng hòa bình. 
 Năm 1960, các học sinh trung học người Mỹ gốc Phi ngồi tại quầy ăn phân biệt 
sắc tộc tại trường Woolworth, bang Bắc Carolina và cự tuyệt không chịu dời đi. 
Cuộc biểu tình của họ đã thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng 
và khởi xướng cho các cuộc biểu tình tương tự khắp các bang miền Nam. Vào năm 
sau, những người biểu tình đòi quyền công dân đã tổ chức các cuộc diễu hành đòi 
tự do bằng xe buýt, người da đen và da trắng đều lên những chiếc xe buýt tiến về 
miền Nam, đi tới những bến xe vẫn còn giữ nguyên thói phân biệt chủng tộc. Ở đó 
những cuộc biểu tình này có thể thu hút sự quan tâm của các phương tiện thông tin 
và khiến tình hình phải dần dần thay đổi. 
 Các đại biểu cũng tổ chức những cuộc họp quan trọng mà sự kiện lớn nhất là 
Cuộc tuần hành Washington năm 1963. Đã có hơn 200.000 người tập trung tại thủ 
đô nước Mỹ để biểu thị cam kết của họ về quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. 
Cao trào của một ngày tràn ngập tiếng hát và những bài phát biểu hùng hồn đã đến 
cùng với bài phát biểu của Martin Luther King Jr., người đã xuất hiện với tư cách 
là người phát ngôn tiêu biểu cho quyền công dân. "Tôi mơ ước có một ngày trên 
những ngọn đồi cháy đỏ xứ Georgia, con cái của những nô lệ và những chủ nô xưa 
có thể ngồi bên nhau bên chiếc bàn của tình huynh đệ" - Luther King tuyên bố. 
Mỗi khi ông nói đoạn điệp khúc "Tôi có một ước mơ", cả đám đông lại hô to 
hưởng ứng. 
 Nhưng sự tiến bộ ban đầu đạt được đã không tương xứng với những lời phát 
biểu hùng hồn của phong trào đòi quyền công dân. Tổng thống Kennedy ban đầu 
lưỡng lự không gây sức ép với những người da trắng ở miền Nam phải ủng hộ 
quyền công dân của người da đen vì ông đang cần những lá phiếu của họ cho 
những vấn đề khác. Tuy nhiên, các sự kiện mà người Mỹ gốc Phi khởi xướng đã 
buộc ông phải ra tay. Khi James Meredith bị từ chối không được chấp nhận vào 
học ở trường Đ ại học Mississippi vào năm 1962 vì lý do sắc tộc, Kennedy đã phải 
đưa quân đội liên bang tới vùng này để duy trì luật pháp. Sau những cuộc biểu tình 
chống nạn phân biệt chủng tộc ở Bermingham, bang Alabama, cảnh sát đã phản 
ứng bằng bạo lực. Tổng thống đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật mới về quyền 
công dân, chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc ở nơi công cộng. Tuy nhiên, ngay cả 
cuộc Tuần hành Washington cũng không thể khiến Tiểu ban Quốc hội chịu thông 
qua. Dự luật đó vẫn còn bị ách lại ở Quốc hội khi Tổng thống Kennedy bị ám sát 
năm 1963. 
 Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đạt được nhiều thành công hơn. Với kỹ năng 
đàm phán mà ông đã thường xuyên sử dụng trong những năm ông còn đảm nhận 
cương vị lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện, Johnson đã thuyết phục được Thượng 
viện hạn chế các chiến thuật ngăn cản việc bỏ phiếu cuối cùng thông qua Đạo luật 
mang tính bước ngoặt về Quyền Công dân năm 1964. Bộ luật này đã chấm dứt nạn 
phân biệt chủng tộc tại nơi công cộng. Đạo luật về Quyền bầu cử một năm sau đó, 
năm 1965, đã cho phép Chính phủ Liên bang đăng ký cử tri tại những nơi mà 
trước kia, các quan chức không cho phép cử tri da đen đăng ký bỏ phiếu. Cho đến 
năm 1968, một triệu người Mỹ gốc Phi đã được đăng ký bầu cử tại các vùng xa 
xôi tại miền Nam. Năm 1968, Quốc hội đã thông qua luật cấm phân biệt chủng tộc 
trong cung cấp nhà ở. 
 Tuy nhiên, khi được giải phóng, cuộc cách mạng đòi quyền công dân đã khiến 
các thủ lĩnh phong trào trở nên nôn nóng vì tốc độ thay đổi diễn ra chậm chạp và 
người Mỹ gốc Phi vẫn chưa được hòa nhập hoàn toàn vào xã hội chính thống của 
người da trắng. Malcolm X., một nhà hoạt động chính trị có tài hùng biện là người 
tiên phong kêu gọi loại bỏ việc phân biệt người Mỹ gốc Phi khỏi cộng đồng da 
trắng. Stokely Carmichael, một người lãnh đạo phong trào sinh viên, cũng có 
những ảo tưởng như vậy về quan điểm không dùng bạo lực và việc hợp tác giữa 
các chủng tộc. Anh đã khiến cho câu khẩu hiệu quyền của người da đen trở nên 
nổi tiếng, và phải đạt được bằng mọi giá, theo như lời của Malcolm X. 
 Bạo lực đã xuất hiện cùng với những lời kêu gọi hiếu chiến về cải cách. Nhiều 
cuộc bạo loạn đã bùng nổ ở một số đô thị lớn vào năm 1966 và 1967. Vào mùa 
xuân năm 1968, Martin Luther King Jr. đã ngã xuống dưới viên đạn của một kẻ 
ám sát. Một vài tháng sau đó, Thượng nghị sỹ Robert Kennedy, người phát ngôn 
cho những người bị thiệt thòi, một người phản đối cuộc Chiến tranh Việt Nam, 
anh trai của vị cố tổng thống bị ám hại, cũng cùng chịu chung số phận. Với nhiều 
người thì hai vụ ám sát này đã đánh dấu sự cáo chung của thời đại ngây thơ và lý 
tưởng hóa trong cả phong trào đòi quyền công dân lẫn phong trào phản chiến. Tính 
hiếu chiến ngày càng tăng của cánh tả kết hợp với những phản ứng thái quá của 
phái bảo thủ đã tạo ra một sự chia rẽ trong tinh thần dân tộc mà người ta đã phải 
mất nhiều năm mới hàn gắn được. 
 Tuy nhiên, đến thời điểm đó, một phong trào đòi quyền công dân với sự ủng hộ 
của những quyết định của tòa án, sự thông qua các đạo luật của quốc hội, và các 
qui định của chính quyền liên bang, đã đan cài vào trong từng khía cạnh của đời 
sống xã hội Mỹ, và đây là một xu thế không thể đảo ngược. Các vấn đề quan trọng 
là thực hiện quyền bình đẳng và sự tiếp cận ngang bằng, chứ không phải là tính 
hợp pháp của sự phân biệt đối xử hay việc tước quyền bầu cử. Những cuộc tranh 
luận trong thập niên 1970 và những năm sau đó đều liên quan đến những vấn đề 
như bắt bọn trẻ phải đi xe buýt ra xa khu vực chúng sống chỉ để có được sự cân 
bằng về chủng tộc ở các ngôi trường trong thành thị, hay về vấn đề sử dụng các 
biện pháp khẳng định. Một số người coi các chính sách và chương trình này là 
những biện pháp tích cực nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng về giáo dục và việc làm, 
còn một số người khác thì lại coi những chính sách đó vẫn là nạn phân biệt chủng 
tộc, chỉ có điều theo chiều hướng ngược lại mà thôi. 
 Tòa án cũng có cách giải quyết vấn đề riêng của mình, thông qua các phán 
quyết thường không nhất quán. Đồng thời, việc người Mỹ gốc Phi dần dần có mặt 
trong tầng lớp trung lưu Mỹ và tại các khu ngoại ô yên tĩnh vốn trước đó chỉ thuộc 
về người da trắng đã lặng lẽ phản ánh một sự thay đổi sâu sắc về nhân khẩu học 
trong xã hội Mỹ. 

File đính kèm:

  • pdfcham_dut_su_chia_re_sac_toc.pdf