Chính sách ngăn chặn

Tóm tắt Chính sách ngăn chặn: ...tham gia vào cuộc họp trù bị đầu tiên, sau đó họ cũng đã rút lui và không chia sẻ các dữ liệu kinh tế, và đã chịu sự kiểm soát của phương Tây trong việc chi tiêu khoản viện trợ. Mười sáu quốc gia còn lại đã thảo ra một bản yêu cầu và cuối cùng, con số 17 tỷ đô-la cho giai đoạn bốn năm đã được ...g lịch sử nước Mỹ mà quyền lực của nó vượt ra khỏi địa phận Tây Bán Cầu. Một năm sau đó, Hoa Kỳ đã xác định rõ ràng mục tiêu phòng thủ của mình. Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) - một diễn đàn trong đó Tổng thống, các thành viên Nội các và các thành viên hành pháp xem xét các vấn đề an ninh ... của Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Vốn lúc đầu chỉ là để tiện lợi về quân sự, giới tuyến này đã ngày càng trở nên khắc nghiệt, hai cường quốc lớn đều lập chính phủ tại các khu vực chiếm đóng riêng rẽ của mình và tiếp tục ủng hộ các chính phủ đó, thậm chí ngay cả sau khi đã ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chính sách ngăn chặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH NGĂN CHẶN 
 Chính sách ngăn chặn Liên Xô đã trở thành chính sách của Mỹ trong những 
năm hậu chiến tranh. George Kennan, quan chức cao nhất của Đại sứ quán Mỹ ở 
Matx-cơ -va đã xác nhận một quan điểm mới trong một bức điện dài gửi tới Bộ 
Ngoại giao Mỹ năm 1946. Sau khi trở về Mỹ, ông đã trình bày kỹ hơn những phân 
tích của mình trong một bài báo được đăng tải dưới chữ ký X trong tờ tạp chí có 
uy tín lớn Foreign Affairs. Chỉ ra cảm giác truyền thống của nước Nga về sự 
không an toàn, Kennan đã biện luận rằng Liên Xô sẽ không thay đổi lập trường 
của họ dù trong bất kỳ tình huống nào. Ông viết, Matx-cơ -va đã tin tưởng một 
cách cuồng tín rằng bắt tay với nước Mỹ sẽ không thể đem lại sự ổn định; họ 
muốn rằng sự hài hòa bên trong xã hội Mỹ sẽ bị phá vỡ. áp lực của Matx-cơ -va 
nhằm mở rộng quyền lực của mình buộc phải bị ngăn lại bằng một chính sách kiên 
quyết và cảnh giác nhằm ngăn chặn xu hướng bành trướng ảnh hưởng của Liên 
Xô... 
 Đầu tiên, Học thuyết về Chính sách Ngăn chặn được áp dụng ở vùng Đông Địa 
Trung Hải. Đầu năm 1946, Mỹ yêu cầu và buộc Liên Xô phải rút quân khỏi phía 
Bắc Iran, phần lãnh thổ mà Liên Xô đã chiếm đóng trong chiến tranh. Mùa hè năm 
đó, Mỹ đã tỏ rõ sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những đòi hỏi của Liên Xô trong 
việc kiểm soát vùng eo biển giữa Biển Đen và Địa Trung Hải. Vào đầu năm 1947, 
chính sách của Mỹ kết tinh khi Anh thông báo với Hoa Kỳ rằng họ không còn khả 
năng tiếp tục ủng hộ Chính phủ Hy Lạp chống lại sự bành trướng mạnh mẽ của 
Cộng sản nữa. 
 Trong một bài diễn văn hùng hồn trước Quốc hội, Truman đã tuyên bố "Tôi tin 
rằng Hoa Kỳ phải có một chính sách ủng hộ các dân tộc tự do đang đấu tranh 
chống lại sự bành trướng từ các nhóm thiểu số có vũ trang hay từ những áp lực 
bên ngoài". Các nhà báo nhanh chóng gọi bài phát biểu này là Học thuyết Truman. 
Tổng thống đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 400 triệu đô-la để viện trợ kinh tế và 
quân sự, chủ yếu cho Hy Lạp nhưng cũng dành cho cả Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một cuộc 
tranh luận gay gắt giống như cuộc tranh luận đã từng nổ ra giữa phái ủng hộ tư 
tưởng biệt lập và phái ủng hộ tư tưởng can thiệp hồi trước Chiến tranh Thế giới 
Thứ hai, khoản tiền này đã được Quốc hội nhất trí thông qua. 
 Sau đó, những lời chỉ trích từ cánh hữu đã chỉ trích rằng, để thuyết phục người 
Mỹ ủng hộ chính sách ngăn chặn, Truman đã cường điệu hóa mối đe dọa của Liên 
Xô đối với Hoa Kỳ. Những lời tuyên bố của ông làm dấy lên một làn sóng cuồng 
loạn chống Cộng sản trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, một số người khác thì cho 
rằng quan điểm trên đã không tính đến sự phản đối dữ dội có thể sẽ nổ ra nếu Hy 
Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác rơi vào quỹ đạo của Liên Xô mà không có sự 
phản đối nào từ phía Mỹ. 
 Chính sách ngăn chặn cũng kêu gọi những khoản viện trợ kinh tế khổng lồ 
nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi các nước bị tàn phá sau chiến tranh ở Tây Âu. Vì 
rất nhiều quốc gia trong khu vực này không ổn định về kinh tế và chính trị, nên 
Hoa Kỳ lo sợ rằng các Đảng Cộng sản địa phương được Matx-cơ -va chỉ đạo sẽ lợi 
dụng chiến công chống quân Quốc XÃ của mình để giành quyền lực. “Người bệnh 
đang nguy cấp trong lúc các bác sỹ vẫn còn đang cân nhắc", Ngoại trưởng George 
C. Marshall đã nhận xét như vậy. Vào giữa năm 1947, Marshall đã đề nghị các 
nước châu Âu đang gặp khó khăn cần khởi thảo một chương trình không chống lại 
bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ học thuyết nào, mà chỉ chống lại nạn đói, sự nghèo 
khổ, nỗi tuyệt vọng và sự hỗn loạn. 
 Người Liên Xô đã tham gia vào cuộc họp trù bị đầu tiên, sau đó họ cũng đã rút 
lui và không chia sẻ các dữ liệu kinh tế, và đã chịu sự kiểm soát của phương Tây 
trong việc chi tiêu khoản viện trợ. Mười sáu quốc gia còn lại đã thảo ra một bản 
yêu cầu và cuối cùng, con số 17 tỷ đô-la cho giai đoạn bốn năm đã được đưa ra. 
Vào đầu năm 1948, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc cấp kinh phí cho Kế 
hoạch Marshall, nhằm viện trợ phục hồi kinh tế cho các nước Tây Âu. Nhìn 
chung, đây là một trong số những sáng kiến chính sách ngoại giao thành công nhất 
của Mỹ trong lịch sử. 
 Nước Đức thời hậu chiến là một vấn đề đặc biệt. Nó bị chia thành các khu vực 
chiếm đóng của Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp với thủ đô cũ của Đức là Berlin (chính 
thành phố này cũng bị chia thành bốn khu vực), nằm gần trung tâm khu vực do 
Liên Xô chiếm đóng. Khi các cường quốc phương Tây công bố ý định của họ 
nhằm tạo ra một Nhà nước Liên bang Hợp nhất từ các khu vực do họ chiếm đóng 
thì Stalin đã có phản ứng. Vào ngày 24/6/1948, các đơn vị quân đội Liên Xô đã 
bao vây Berlin, cắt đứt tất cả các đường bộ và đường sắt từ phương Tây dẫn tới 
thành phố này. 
 Các nhà lãnh đạo Mỹ lo sợ rằng, việc mất Berlin có thể là khúc dạo đầu cho 
việc mất toàn bộ nước Đức và tiếp theo là toàn bộ châu Âu. Vì vậy, trong cuộc 
phô diễn bày tỏ quyết tâm của phương Tây, được biết dưới cái tên Cầu không vận 
Berlin, các lực lượng không quân Đồng minh đã chiếm lĩnh bầu trời để tiếp tế cho 
Berlin. Các máy bay Mỹ, Pháp và Anh đã cung cấp gần 2.250.000 tấn hàng hóa, 
bao gồm lương thực và than. Stalin đã chấm dứt bao vây thành Berlin sau 231 
ngày với 277.264 chuyến bay của phương Tây. 
 Sau đó, sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu, và đặc biệt là cuộc đảo chính ở 
Tiệp Khắc đã báo động cho các nước phương Tây. Kết quả, do các nước Tây Âu 
khởi xướng, là một liên minh quân sự để bổ sung cho những cố gắng về kinh tế 
trong Chính sách Ngăn chặn. Nhà sử học người Na Uy Geir Lundestad đã mệnh 
danh liên minh đó là Vị Hoàng đế được mời đến. Vào năm 1949, Hoa Kỳ và 11 
quốc gia khác đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nếu 
một quốc gia thành viên bị tấn công, thì phải coi đó là cuộc tấn công chống lại tất 
cả các quốc gia thành viên khác, và do đó, phải được đáp trả bằng sức mạnh thích 
hợp. NATO là một liên minh quân sự thời bình đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ mà 
quyền lực của nó vượt ra khỏi địa phận Tây Bán Cầu. 
 Một năm sau đó, Hoa Kỳ đã xác định rõ ràng mục tiêu phòng thủ của mình. Hội 
đồng An ninh Quốc gia (NSC) - một diễn đàn trong đó Tổng thống, các thành viên 
Nội các và các thành viên hành pháp xem xét các vấn đề an ninh quốc gia và chính 
sách đối ngoại - đã tiến hành rà soát toàn bộ chính sách đối ngoại và quốc phòng 
của Hoa Kỳ. Văn kiện mang tên NSC 68 của diễn đàn này đã ghi nhận một 
phương hướng mới trong chính sách an ninh của Mỹ. Dựa trên giả định rằng Liên 
Xô có một nỗ lực cuồng tín nhằm kiểm soát mọi chính phủ ở bất kỳ nơi nào có 
thể, văn kiện này đã giao phó cho nước Mỹ một nhiệm vụ trợ giúp các quốc gia 
đồng minh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đang bị Liên Xô đe doạ. Sau khi cuộc 
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Truman đã miễn cưỡng phê chuẩn văn kiện này. Hoa 
Kỳ tiếp tục tăng chi tiêu cho quốc phòng một cách mạnh mẽ chưa từng có. 
 CHIẾN TRANH LẠNH Ở CHÂU Á VÀ TRUNG ĐÔNG 
 Trong khi tìm cách ngăn ngừa hệ tư tưởng Cộng sản đang lan tràn ở châu Âu, 
Hoa Kỳ cũng phản ứng lại những thách thức tại nhiều khu vực khác trên thế giới. 
Ở Trung Quốc, người Mỹ lo ngại những bước tiến của Mao Trạch Đông và Đảng 
Cộng sản của ông. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Chính phủ Quốc dân 
Đảng của Tưởng Giới Thạch và các lực lượng cộng sản đã gây ra cuộc Nội chiến, 
thậm chí ngay trong khi họ đang đấu tranh với quân Nhật. Tưởng Giới Thạch đã 
từng là đồng minh thời chiến, nhưng chính phủ Tưởng đã mất hiệu lực một cách 
vô vọng và đang thối nát vì nạn tham nhũng. Các nhà hoạch định chính sách của 
Mỹ chỉ có ít hy vọng duy trì được chế độ Tưởng Giới Thạch và coi châu Âu là một 
khu vực quan trọng hơn nhiều. Do phần lớn hỗ trợ của Mỹ đang tập trung ở bờ Đại 
Tây Dương, lực lượng Mao Trạch Đông cuối cùng đã giành được chính quyền vào 
năm 1949. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã chạy sang bán đảo Đài Loan. Khi 
Mao Trạch Đông tuyên bố rằng chế độ mới của ông sẽ ủng hộ Liên Xô để chống 
lại đế quốc Mỹ thì rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản đã phát triển rộng rãi ngoài tầm 
kiểm soát của Hoa Kỳ, chí ít cũng là ở châu Á. 
 Cuộc Chiến tranh Triều Tiên đã làm bùng nổ cuộc xung đột vũ trang giữa Hoa 
Kỳ và Trung Quốc. Khối Đồng minh đã phân chia Triều Tiên dọc theo vĩ tuyến 38 
sau khi đã giải phóng nước này khỏi ách thống trị của Nhật Bản vào cuối Chiến 
tranh Thế giới Thứ hai. Vốn lúc đầu chỉ là để tiện lợi về quân sự, giới tuyến này đã 
ngày càng trở nên khắc nghiệt, hai cường quốc lớn đều lập chính phủ tại các khu 
vực chiếm đóng riêng rẽ của mình và tiếp tục ủng hộ các chính phủ đó, thậm chí 
ngay cả sau khi đã rút quân. 
 Tháng 6/1950, sau khi đã tham vấn và được sự ủng hộ về quân sự của Liên Xô, 
vị lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim-Il Sung đã chỉ huy các binh đội Bắc Triều Tiên 
vượt qua vĩ tuyến 38, và đánh về phía nam sau khi tràn qua Seoul. Nhìn nhận Bắc 
Triều Tiên là lực lượng thân cận do Liên Xô chỉ đạo trong cuộc chiến toàn cầu, 
Truman đã chuẩn bị cho các lực lượng vũ trang Mỹ sẵn sàng tham chiến và ra lệnh 
cho Tướng Doughlas McArthur - người hùng trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai - 
tới Triều Tiên. Trong khi đó, Hoa kỳ đã thuyết phục được Liên Hợp Quốc ra nghị 
quyết coi Bắc Triều Tiên là kẻ xâm lược (Liên Xô, vốn có quyền phủ quyết trong 
Hội đồng Bảo an, đã tẩy chay Liên Hợp Quốc để phản đối quyết định không kết 
nạp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông vào tổ chức 
này). 
 Cuộc chiến tranh đã xảy ra ác liệt trong thế giằng co giữa hai phía. Quân đội 
Hoa Kỳ và Triều Tiên lúc đầu bị đẩy về phía nam ở vùng đất lọt giữa khu vực 
xung quanh thành phố Pusan. Cuộc đổ bộ táo bạo của lính thủy đánh bộ Mỹ từ 
ngoài biển tại Inchon, một cảng của thành phố Seoul, đã đẩy lui quân Bắc Triều 
Tiên và đe dọa chiếm đóng toàn bộ vùng bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 11, Trung 
Quốc đã tham chiến và phái các lực lượng quân sự của mình vượt qua sông Yalu. 
Lực lượng Liên Hợp Quốc, mà chủ yếu là quân Mỹ, đã lại phải rút lui trong một 
trận đánh ác liệt. Dưới sự chỉ huy của Tướng Matthew B. Ridgway, quân Mỹ đã 
chặn đứng đường tiến của quân đội Trung Quốc, sau đó, dần dần giành lại con 
đường trở về với vĩ tuyến 38. Trong khi đó, Mac Arthur đã thách thức quyền lực 
của tổng thống Truman bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng trong việc 
ném bom Trung Quốc và hỗ trợ cho lực lượng Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng 
Giới Thạch để tấn công Trung Quốc lục địa. Tháng 4/1951, Truman đã miễn 
nhiệm Mac Arthur và thay ông bằng Tướng Mathew Ridgeway. 
 Những rủi ro của Chiến tranh Lạnh là rất lớn. ý thức được về ưu tiên dành cho 
châu Âu, Chính phủ Mỹ đã quyết định ngừng đưa quân tới Triều Tiên và sẵn sàng 
đồng ý với hiện trạng trước chiến tranh. Điều này đã gây thất vọng cho nhiều 
người Mỹ vốn không thể hiểu được sự cần thiết của việc kiềm chế chiến tranh. Uy 
tín của Truman đã tụt xuống, với tỷ lệ ủng hộ 24% - mức thấp nhất kể từ khi có 
các cuộc thăm dò dư luận về uy tín của các tổng thống Mỹ. Những cuộc thương 
thuyết ngừng bắn được bắt đầu vào tháng 7/1951. Cuối cùng, cả hai bên đã đạt 
được thỏa thuận vào tháng 7/1953 trong nhiệm kỳ đầu của Dwight Eisenhower, 
tổng thống kế nhiệm Truman. 
 Những xung đột trong Chiến tranh Lạnh cũng xảy ra ở Trung Đông. Tầm quan 
trọng chiến lược của khu vực này với tư cách là một nguồn cung cấp dầu mỏ đã 
khiến Hoa Kỳ tìm mọi cách đẩy các đơn vị quân đội Xô-viết ra khỏi Iran năm 
1946. Hai năm sau đó, Hoa Kỳ chính thức thừa nhận nhà nước Israel chỉ 15 phút 
sau khi nước này tuyên bố thành lập - một quyết định mà Truman đã đưa ra bất 
chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Marshall và Bộ Ngoại giao. Kết quả là một tình 
huống khó xử kéo dài đã xảy ra - làm thế nào để duy trì quan hệ với Israel, đồng 
thời, vẫn phải giữ được mối bang giao tốt đẹp với các quốc gia Arập chống Israel 
(nhưng lại có nhiều dầu mỏ). 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_ngan_chan.pdf