Chủ thể, phương thức và phương tiện kiểm soát xã hội đối với tội phạm

Tóm tắt Chủ thể, phương thức và phương tiện kiểm soát xã hội đối với tội phạm: ...quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Tuy nhiên, nếu sử dụng theo nghĩa rộng này, thì ngôn ngữ tiếng Việt nên gọi là: “Kiểm soát của xã hội đối với tội phạm” mới chính xác. Do đó, khái niệm kiểm soát xã hội đối với tội phạm là biện...òa nhập và; d) Niềm tin. Chẳng hạn, đối với thanh thiếu niên, Hirschi cho rằng sự gắn bó với cha mẹ, thầy cô giáo là mối ràng buộc quan trọng nhất trong việc ngăn cản hành vi phạm tội phát sinh nơi họ [9]. Lý thuyết của Travis Hirschi tạo ra hình dung về cơ chế kiểm soát của một mạng l...ng tiêu chí là loại (dạng) phương tiện kiểm soát, TS. Edward Cary Hayes - giảng viên Đại học Illinois, đã chia các phương thức kiểm soát vào hai loại: Kiểm soát bằng chế tài và kiểm soát bằng giáo dục, xã hội hóa. a) Kiểm soát bằng chế tài: phương thức kiểm soát sử dụng một hệ thống cá...

pdf13 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chủ thể, phương thức và phương tiện kiểm soát xã hội đối với tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vi lệch 
chuẩn và tội phạm mặc dù tồn tại những cách 
nhìn nhận khác nhau về các loại chủ thể và 
phương tiện kiểm soát cụ thể nhưng nhìn 
chung các nhà khoa học đều thống nhất cho 
rằng: chủ thể kiểm soát là các lực lượng xã hội 
và phương tiện kiểm soát là những quy tắc, giá 
trị, chuẩn mực, cam kết, ràng buộc xã hội 
Nhìn nhận như vậy cho thấy chủ thể và 
phương tiện kiểm soát trong mô hình kiểm soát 
xã hội đối với tội phạm rất đa dạng. Do đó, 
chúng tôi tiếp cận bằng cách phân loại các chủ 
thể, phương tiện kiểm soát trong mô hình kiểm 
soát xã hội đối với tội phạm theo nghĩa hẹp đã 
nêu trên. 
2.3. Hệ thống chủ thể và các phương tiện kiểm 
soát xã hội đối với tội phạm 
Từ những nghiên cứu về chủ thể và 
phương tiện kiểm soát xã hội chung đã nêu, 
chúng tôi chỉ ra chủ thể và phương tiện kiểm 
soát xã hội đối với tội phạm như sau: 
a) Chủ thể kiểm soát: Bởi vì chủ thể kiểm 
soát là các lực lượng xã hội nên dựa vào cơ 
cấu, vị thế xã hội của các lực lượng ấy, có thể 
phân chia chủ thể thành ba loại: 
- Loại thứ nhất - các tổ chức, thiết chế, 
nhóm xã hội như: tổ chức chính trị, xã hội, tổ 
chức tôn giáo, tổ chức giáo dục, gia đình, cộng 
đồng dân cư, các hội/ nhóm (tập hợp dưới lợi 
ích chung nào đó, phổ biến như sở thích, giải 
trí hoặc kỷ niệm); v.v... Các tổ chức, thiết chế, 
nhóm xã hội này thực hiện vai trò kiểm soát 
hành vi của thành viên thông qua việc áp đặt 
lên thành viên những quy tắc ứng xử nhất định, 
theo dõi, giám sát, kiểm tra thành viên. Ngay 
cả việc cảnh giác, bảo vệ và chủ động để mỗi 
thành viên tránh khỏi sự xâm phạm của tội 
phạm, của tệ nạn xã hội cũng là một cách kiểm 
soát tội phạm. 
Ví dụ: Mô hình dòng họ phòng, chống tội 
phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn, bảo vệ an ninh 
trật tự ngay tại cơ sở là dòng họ Ngô ở xã 
Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 
với phương châm “Tự phòng, tự quản, tự bảo 
vệ, tự hòa giải”; v.v... 
- Loại thứ hai - các cá nhân có mối quan hệ 
tác động, chi phối với đối tượng kiểm soát 
như: người thân (đặc biệt là cha mẹ), bạn bè, 
đồng nghiệp, thầy cô, hàng xóm, thần tượng, 
các nhà lãnh đạo (chính trị, xã hội hoặc tôn 
giáo). Những chủ thể này tác động mạnh mẽ 
lên đối tượng kiểm soát thông qua giáo dục, 
quản lý, giám sát, tuyên truyền, định hướng, 
nêu gương tốt; v.v 
- Loại thứ ba - bản thân mỗi cá nhân. Hành 
vi nói chung, trong đó có hành vi phạm tội, 
luôn được thực hiện bởi con người. Do đó, chủ 
thể có khả năng trực tiếp kiểm soát hành vi 
nhất chính là bản thân mỗi con người. Bằng nỗ 
lực tự kìm chế, mỗi người đều có thể giữ gìn, 
T.T. Việt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 31-43 39
tự răn đe hành vi của mình không vượt ra khỏi 
những chuẩn mực xã hội, bao gồm pháp luật. 
b) Phương tiện kiểm soát: Trên cơ sở chủ 
thể kiểm soát, có thể chỉ ra các phương tiện 
kiểm soát sau: 
- Phương tiện thứ nhất - các quy tắc, chuẩn 
mực xã hội như: phong tục, tập quán, truyền 
thống, đạo đức, quy chế của tổ chức, tín điều 
tôn giáo, nghi lễ. Những quy tắc này có thể tồn 
tại thành văn hay bất thành văn; có thể không 
thống nhất ở những phạm vi không gian, thời 
gian khác nhau; có tác động không đồng đều 
lên các cá nhân nhưng chúng luôn có giá trị 
định hướng và đồng thời là tiêu chuẩn đánh giá 
hành vi của con người. 
- Phương tiện thứ hai - các ràng buộc xã 
hội đối với con người như: tình cảm, niềm tin, 
sự lệ thuộc, dư luận Nói một cách đơn giản 
về vai trò của các phương tiện này là: nếu 
không có sự ràng buộc thì không có lý do gì để 
cá nhân phải tuân thủ mọi sự kiểm soát. Chẳng 
hạn như không phải vì yếu tố tình cảm và sự lệ 
thuộc thì con cái cũng không chịu sự quản lý, 
giám sát của cha mẹ; tín đồ không có niềm tin 
thì sẽ không tuân thủ giáo lý, nghi lễ tôn giáo; 
người bất chấp dư luận thì sẵn sàng làm những 
điều lệch lạc, khác người, linh tinh; v.v 
- Phương tiện thứ ba - các lợi ích cơ bản, 
bình thường của cuộc sống như: sự bình yên, 
danh dự, địa vị, của cải Những lợi ích này là 
thiết yếu đối với con người mà chúng lại có 
nguy cơ tổn thất nếu con người có hành vi lệch 
lạc như phạm tội. Bởi vậy, chúng có thể được 
xem như những phần thưởng để dụ, dỗ con 
người giữ mình trong chuẩn mực, răn đe, cảnh 
tỉnh để không rơi vào “vòng xoáy tố tụng”. 
- Phương tiện thứ tư - các giá trị xã hội 
như: văn hóa, nghệ thuật, lý tưởng. Những giá 
trị này có tác động cảm hóa, uốn nắn, động 
viên con người hướng tới lối sống tốt đẹp. 
- Phương tiện thứ năm - những yếu tố chủ 
quan bên trong con người như: nhân cách, tình 
cảm, ý thức, khả năng giác ngộ, tiếp thu, lý 
tưởng cá nhân Những yếu tố này trực tiếp 
điều khiển hành vi của con người. Mức độ tác 
động của tất cả các phương tiện kiểm soát khác 
đối với hành vi của con người cũng phụ thuộc 
vào chính những yếu tố chủ quan nêu trên. 
Chẳng hạn như hiệu quả của sự tuyên truyền, 
giáo dục nhất định phụ thuộc vào khả năng 
nhận thức, tiếp thu của đối tượng được tuyên 
truyền, giáo giục hoặc mức độ tuân thủ các 
quy tắc ứng xử trong xã hội được quyết định 
phần lớn bởi ý thức cá nhân. 
- Phương tiện thứ sáu - những công cụ vật 
chất hỗ trợ hoạt động kiểm soát như: phương 
tiện thông tin, tuyên truyền; công cụ nghe, 
nhìn, giám sát Mặc dù để hỗ trợ kiểm soát 
nhưng những phương tiện này cũng rất quan 
trọng bởi vì trong xã hội hiện đại chúng được 
sử dụng ngày một phổ biến để tuyên truyền các 
chuẩn mực, giá trị cũng như để quản lý, giám 
sát hành vi của con người. 
3. Phương thức kiểm soát xã hội đối với tội 
phạm 
3.1. Khái niệm 
“Phương thức”, theo Đại Từ điển Tiếng 
Việt định nghĩa là: “phương pháp và hình thức 
tiến hành hoạt động” [4]. Như vậy, phương 
thức kiểm soát chính là cách hay kiểu (hình 
thức) thực hiện hoạt động kiểm soát. 
Do đó, dưới góc độ chuyên ngành, phương 
thức kiểm soát xã hội đối với tội phạm là 
những kiểu (hình thức) mà các lực lượng xã 
T.T.Việt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 31-43 
40
hội tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm 
ngăn chặn, giảm bớt tội phạm trong xã hội. 
3.2. Phân loại và nội dung các phương thức 
kiểm soát xã hội đối với tội phạm 
Phương thức kiểm soát xã hội là một vấn 
đề được quan tâm khá nhiều trong cả xã hội 
học nói chung và Xã hội học pháp luật nói 
riêng. Với những cách tiếp cận, tiêu chí khác 
nhau, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra 
khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. 
Vào đầu thế kỷ 20, sử dụng tiêu chí là loại 
(dạng) phương tiện kiểm soát, TS. Edward 
Cary Hayes - giảng viên Đại học Illinois, đã 
chia các phương thức kiểm soát vào hai loại: 
Kiểm soát bằng chế tài và kiểm soát bằng giáo 
dục, xã hội hóa. 
a) Kiểm soát bằng chế tài: phương thức 
kiểm soát sử dụng một hệ thống các biện pháp 
thưởng phạt. Phần thưởng được trao cho người 
tuân thủ quy định và hình phạt áp dụng đối với 
người vi phạm. 
b) Kiểm soát bằng giáo dục và xã hội hóa: 
chủ yếu thực hiện bằng cách khuyên nhủ, 
khuyến khích, nêu gương tốt [11]. Trong các 
phương thức này, theo TS. Hayes giáo dục là 
phương thức quan trọng và hiệu quả nhất. 
Sử dụng tiêu chí là mức độ gần gũi trong 
quan hệ của chủ thể với đối tượng kiểm soát, 
nhà xã hội học gốc người Đức là Karl 
Mannheim lại phân chia phương thức kiểm 
soát xã hội thành hai kiểu - kiểm soát trực tiếp 
và kiểm soát gián tiếp như sau: 
a) Kiểm soát trực tiếp: Phương thức kiểm 
soát thực thi đối với cá nhân bởi phản ứng của 
những người gần gũi với họ trong cuộc sống. 
Cá nhân thực sự chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi 
quan điểm, ý kiến của những người xung 
quanh như: cha mẹ, hàng xóm, bạn bè, đồng 
nghiệp. Ứng xử của anh ta phần lớn bị định 
đoạt hoặc điều khiển bởi sự chỉ trích, gièm 
pha, tán tụng, khuyến khích, khuyên bảo... của 
những người đó. 
b) Kiểm soát gián tiếp: loại hình kiểm soát 
được thực hiện với cá nhân bởi các yếu tố tách 
biệt khỏi mình. Các phương tiện chủ yếu của 
phương thức này là: truyền thống, thể chế, tập 
quán, tín ngưỡng, sự thay đổi về địa vị, cơ cấu 
xã hội...[12]. Sở dĩ tác giả đánh giá phương 
thức này là gián tiếp vì những phương tiện 
kiểm soát ở đây tác động đến toàn bộ xã hội 
chứ không riêng đến bất kỳ cá nhân nào, tác 
động của chúng tinh vi và chính người bị tác 
động cũng không thể nhận thấy trực tiếp. 
Sử dụng những tiêu chí khác, Giáo sư xã 
hội học, sử học và ngôn ngữ học Luther Lee 
Bernard đưa ra hai cách phân loại về phương 
thức kiểm soát xã hội khác nhau. Trên cơ sở sự 
nhận thức của đối tượng kiểm soát, ông chia ra 
hai phương thức: kiểm soát có ý thức và kiểm 
soát vô thức. 
a) Kiểm soát có ý thức: kiểu kiểm soát mà 
đối tượng bị kiểm soát nhận thấy sự kiểm soát 
một cách rõ ràng. Những phương tiện kiểm soát 
của nó thường được phát triển và áp dụng bởi 
các lực lượng lãnh đạo xã hội, ví dụ như: luật 
lệ, quy chế tổ chức, giáo quy, tín điều tôn giáo. 
b) Kiểm soát vô thức: phương thức trong 
đó đối tượng kiểm soát tuân thủ sự kiểm soát 
một cách vô thức mà hầu như không chú ý hay 
nhận ra sự tồn tại của nó, ví dụ người ta 
thường hành động theo phong tục, tập quán 
hay truyền thống như là thói quen tự nhiên. 
Như vậy, theo tác giả Luther Lee Bernard 
thì kiểm soát có ý thức hiệu quả hơn vô thức 
mặc dù ảnh hưởng của kiểm soát vô thức cũng 
khá rõ rệt. Trên cơ sở chiều hướng tác động 
của hoạt động kiểm soát đối với đối tượng 
kiểm soát, tác giả Luther Lee Bernard phân biệt 
hai phương thức: kiểm soát xây dựng và kiểm 
T.T. Việt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 31-43 41
soát phá hủy: Kiểm soát phá hủy bao gồm 
những cách như: trừng phạt, đe dọa, trả thù, 
quản thúc, đàn áp. Còn kiểm soát xây dựng 
được tiến hành bằng những hoạt động như: giáo 
dục, cải cách xã hội, quản lý không cưỡng 
bức[13]. 
Ngoài ra, cũng dựa trên tiêu chí chiều 
hướng tác động của hoạt động kiểm soát đối với 
đối tượng kiểm soát, tác giả Kimball Young - 
Chủ tịch thứ 35 của Hiệp hội xã hội học Mỹ 
(1945) - chia phương thức kiểm soát xã hội 
thành hai kiểu: kiểm soát tích cực và kiểm soát 
tiêu cực: 
a) Kiểm soát xã hội tích cực: Phương thức 
này dựa trên sự khao khát của phần lớn mọi 
người trong xã hội là mong được xã hội khen 
thưởng, ưu đãi. Với mong muốn đó, mọi người 
phải nỗ lực thích nghi với truyền thống, tục lệ, 
giá trị, lý tưởng mà xã hội đã thừa nhận. Nhờ 
đó cá nhân sẽ nhận được những phần thưởng 
như danh vọng, sự tôn trọng, công nhận; v.v... 
Như vậy, có nghĩa bản chất của phương thức 
kiểm soát tích cực là việc dùng những lợi ích có 
ý nghĩa quan trọng đối với con người để khuyến 
khích, thúc đẩy họ hành xử chuẩn mực. 
b) Kiểm soát xã hội tiêu cực: Ngược với 
chiều hướng khuyến khích, thúc đẩy của 
phương thức kiểm soát tích cực, ở phương thức 
tiêu cực chiều hướng tác động là đe dọa, trừng 
phạt. Sự trừng phạt được đặt ra để đe dọa con 
người, ngăn cản họ có những hành vi sai trái. 
Xã hội trong khi khuyến khích con người theo 
đuổi những kiểu hành vi có triển vọng được 
khen thưởng cũng đồng thời can ngăn, cản trở 
họ làm những việc có nguy cơ bị trừng phạt. 
Hình thức trừng phạt rất đa dạng, có thể nhẹ 
nhàng hay nghiêm khắc, có thể là về mặt vật 
chất hoặc chỉ là ngôn từ. Ví dụ sự trừng phạt 
bằng ngôn từ như: phỉ báng, chỉ trích, chê bai; 
sự trừng phạt vật chất như lấy đi địa vị, đẳng 
cấp. Nỗi sợ hãi bị trừng phạt ngăn cản người ta 
vi phạm những truyền thống, tục lệ, giá trị, lý 
tưởng đã được xã hội thừa nhận [14]. 
Xuất phát từ một tiêu chí khác, GS. Donald 
Black - người đã giảng dạy qua các trường đại 
học danh giá nhất tại Mỹ - trong tác phẩm nổi 
tiếng “The behavior of law” của mình, đã chỉ 
ra bốn phương thức kiểm soát xã hội mà được 
rất nhiều nhà khoa học sau này tham khảo là: 
a) Trừng phạt; 
b) Bồi thường; 
c) Điều trị; 
d) Hòa giải [15]. 
Các phương thức này được phân chia dựa 
trên cách nhìn nhận, thái độ đối xử đối với vi 
phạm pháp luật. Khi áp dụng phương thức 
trừng phạt tức là hành vi bị coi là nghiêm 
trọng, không thể tha thứ. Khi áp dụng phương 
thức bồi thường thì có nghĩa là việc khắc 
phục hậu quả của vi phạm đó mới là vấn đề 
được coi trọng nhất. Trong phương pháp điều 
trị, người vi phạm cũng được coi như một loại 
bệnh nhân, sự lệch lạc khỏi những chuẩn mực 
xã hội của họ được xem như căn bệnh cần 
chữa trị. Phương pháp hòa giải thì chú trọng 
tới nguyên nhân của vi phạm, hướng tới việc 
giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội để triệt 
tiêu mâu thuẫn, xung đột - nguyên nhân của đa 
số vi phạm pháp luật. 
Nhìn chung, tất cả các quan điểm về phương 
thức kiểm soát xã hội nêu trên tuy có khác 
nhau nhưng không phải là mâu thuẫn bởi vì 
chúng xuất phát từ những tiêu chí xác định 
khác nhau. Sự đa dạng đó chỉ góp phần làm rõ 
hơn về những phương diện khác nhau của các 
phương thức kiểm soát xã hội. Tuy nhiên, 
chúng tôi bổ sung thêm hai cách phân loại mới 
về các phương thức kiểm soát xã hội đối với 
tội phạm như sau: 
T.T.Việt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 31-43 
42
a) Lấy mục tiêu kiểm soát làm tiêu chí 
phân loại, chúng tôi cho rằng có hai phương 
thức là: Kiểm soát hành vi phạm tội và kiểm 
soát tư tưởng phạm tội. 
- Kiểm soát hành vi phạm tội: Phương thức 
hướng tới mục tiêu phòng ngừa, phát giác, 
ngăn chặn hành vi phạm tội xảy ra hay hạn chế 
hậu quả thực tế của nó. Mục tiêu sẽ đạt được 
bằng các cách hành động như: quản lý, giám 
sát, theo dõi, cảnh giác, đề phòng Cụ thể, 
chẳng hạn việc gia đình, cơ quan, tổ chức quản 
lý, giám sát tốt các thành viên của mình sẽ hạn 
chế cơ hội phát sinh hành vi phạm tội. Trong 
cộng đồng dân cư có sự cộng tác thực hiện 
những biện pháp theo dõi, cảnh giác; mỗi gia 
đình, cá nhân đều chú trọng các phương tiện đề 
phòng, cảnh báo tội phạm thì chắc chắn tội 
phạm sẽ dễ bị phát hiện, ngăn chặn hoặc hạn 
chế hậu quả nếu xảy ra. 
- Kiểm soát tư tưởng phạm tội: Phương 
pháp mà hiệu quả khó thấy bằng trực quan hay 
số liệu thống kê nhưng thực tế hiệu quả nó 
mang lại rất to lớn. Mục tiêu của phương thức 
này là khiến cho những tư tưởng tiêu cực, 
mong muốn phạm tội không phát sinh trong xã 
hội. Nó có thể được thực hiện bằng tuyên 
truyền, giáo dục, phổ biến để những chuẩn 
mực, giá trị, lý tưởng tốt đẹp của nhân loại 
được chuyển hóa sâu sắc vào tư tưởng cá nhân 
khiến những suy nghĩ xấu xa, lệch lạc không 
có cơ hội nảy nở. Cũng có thể bằng cách đe 
dọa trừng phạt, trừng phạt (chỉ trích, xa lánh, 
miệt thị, khai trừ, tước đoạt lợi ích) làm cá 
nhân sợ hãi mà không dám phát sinh ý đồ 
phạm tội. Hoặc cách mang đến hiệu quả triệt 
để hơn là giải quyết các mâu thuẫn, bất công, 
những vấn nạn xã hội - nguồn gốc phát sinh rất 
nhiều loại tội phạm. Cách thức này đòi hỏi sự 
phối hợp hài hòa giữa hoạt động của các loại tổ 
chức chính trị, xã hội, kinh tế với chính sách 
xã hội phù hợp của Nhà nước. Hai phương 
thức kiểm soát hành vi và kiểm soát tư tưởng 
trong thực tế luôn song hành và chịu sự chi 
phối lẫn nhau. Sự kiểm soát chặt chẽ về mặt 
hành vi là một cơ chế ngăn chặn tư tưởng 
phạm tội không phát sinh. Ngược lại, không có 
tư tưởng phạm tội dẫn đến không xảy ra hành 
vi phạm tội. 
b) Dựa vào tiêu chí phạm vi kiểm soát có 
ba phương thức: kiểm soát chung, kiểm soát 
nội bộ và tự kiểm soát. 
- Kiểm soát chung: Biện pháp kiểm soát 
được thực hiện thông qua những giá trị, chuẩn 
mực có tác động chung đối với xã hội như văn 
hóa, phong tục, tập quán, đạo đức, lý tưởng xã 
hội Mọi người chung sống trong một cộng 
đồng sẽ đều chịu chung sự kiểm soát này mặc 
dù mức độ tác động của chúng lên mỗi người 
có thể khác nhau. 
- Kiểm soát nội bộ: Biện pháp kiểm soát có 
hiệu lực trong phạm vi nội bộ tổ chức hoặc 
trong một mối liên hệ nhất định. Ví dụ như sự 
kiểm soát bởi quy chế, điều lệ của tổ chức, tín 
điều tôn giáo; sự kiểm soát giữa thành viên gia 
đình, dòng họ, bạn bè, thầy trò; v.v... 
- Tự kiểm soát: Phương thức kiểm soát đặc 
biệt, nó diễn ra bên trong mỗi cá nhân. Tất cả 
những biện pháp kiểm soát từ bên ngoài có 
hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào 
mức độ tự kiểm soát của cá nhân. Tự kiểm soát 
được thực hiện nhờ những yếu tố thuộc về 
riêng cá nhân như nhân cách, trí tuệ, phẩm chất 
đạo đức, bản lĩnh, ý thức. Những yếu tố này 
quyết định khả năng nhận thức và điều khiển 
hành vi của cá nhân. Sự tích cực của những 
yếu tố đó giúp cho hành vi của cá nhân được 
kìm chế trong chuẩn mực và ngược lại là lệch 
lạc, phạm tội. 
Tóm lại, bước đầu nghiên cứu về những 
vấn đề lý luận cơ bản về chủ thể, phương thức 
và phương tiện kiểm soát xã hội đối với tội 
T.T. Việt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 31-43 43
phạm có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý và 
quốc tế xã hội quan trọng, qua đó nâng cao 
hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm. Do đó, 
việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận 
khác trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm, 
cũng như đánh giá, tổng kết kinh nghiệm các 
nước và của Việt Nam trong thời gian qua vẫn 
luôn có tính thời sự cấp bách. Những nỗ lực đó 
được thực hiện không những bởi Nhà nước, 
Chính phủ và các cộng đồng xã hội, dân cư, mà 
còn là trách nhiệm của các nhà lập pháp, các cán 
bộ hoạt động thực tiễn, cũng như của các nhà xã 
hội học, luật gia và những nhà Tội phạm học 
đương đại của Việt Nam và thế giới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và 
phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, 
Hà Nội, 2001, tr.212. 
[2] USSC, Phương pháp tiếp cận cơ bản, trong 
“Hướng dẫn sử dụng án lệ Liên bang”, 2009 
[3] Lê Thị Sơn, Về khái niệm kiểm soát xã hội và 
kiểm soát tội phạm, Tạp chí Luật học, số 8/2012, 
tr.45. 
[4] Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Từ điển Tiếng 
Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí 
Minh, 2010, tr.842. 
[5] Jensen and Gary F, Social Control Theories in 
“Encyclopedia of Criminology”, Richard A. 
Wright (Editor), Fitzroy Dearborn Publishers - 
UK, 2005, p.35. 
[6] Ross and Edward Alsworth, Social control: A 
survey of the foundations of order, published May, 
1901 by The Macmillan company, USA (Part II 
“The means of control”), p.89-375. 
[7] Frederick Elmore Lumley, Means of social 
control, published in 1925 by The Century, New 
York, USA, p.33. 
[8] Rajendra Kumar Sharma, Social change and 
social control, published in 1997 by Atlantic 
publisher and distributor LTD, New Delhi, India, 
p.222-227. 
[9] Travis Hirschi, Causes of Delinquency, Copyright 
1969 by The Regents of the University of 
California, p.251-257. 
[10] Robert B Cialdini, Descriptive social norms as 
underappreciated sourse of social control, 
Psychometrika (the official journal of the 
Psychometric Society), Vol. 72, No.2, June 2007, 
p.263-268. 
[11] Edward Cary Hayes, Introduction to the study of 
sociology, published by D.Appleton and 
company, 1915, p.581-690. 
[12] Karl Mannheim, Social controls and the 
degenerations of democracy, published in April, 
1992 by The Foundation for Classical Reprints, 
USA, p.33. 
[13] Luther Lee Bernard, Social control in its 
sociological aspect, published in December, 1939 
by The Macmillan Company, p.23. 
[14] Kimball Young, Social psychology: An analysis 
of social behavior, 1930, Alfred A.Knopf 
Publisher, New York, p.632-674. 
[15] Donald Black, The behavior of law, special edition 
2010, published by Emerald Group Publishing 
Limited, UK, p.4-6 (First edition 1976).
Social Control of Crime: Subjects, Means and Methods 
Trịnh Tiến Việt 
VNU School of Law, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Social control of crime is a new and complex issue of criminology in Vietnam. Social 
control of crime is also an effective measure of crime prevention. The research focuses on clarifying 
subjects, methods and means of social control of crime on the basis of social control theory of crime. 
Keywords: Social control of crime; Control subjects; Control methods; Control means. 

File đính kèm:

  • pdfchu_the_phuong_thuc_va_phuong_tien_kiem_soat_xa_hoi_doi_voi.pdf