Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng lúa năng suất cao
Tóm tắt Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng lúa năng suất cao: ... - Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện + Lập danh sách dụng cụ, trang thiết bị để trồng lúa + Kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị - Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên thực hiện Lập một bản kế hoạch 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp về Xác định nhu cầu trồng và... cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về gieo trồng ...ảo vệ thực vật 34 + Pha thuốc bảo vệ thực vật - Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên thực hiện chọn 3 loại thuốc bảo vệ thực vật về trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ và ghi kết quả vào giấy. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp về dùng các loại phân để bón lót, bón thúc cho lúa. Chọn th...
hành theo phương pháp làm mẫu và cầm tay chỉ việc 35 - Giáo viên thực hiện làm mẫu từng bước, các thao tác phải chậm rãi và logic. Học viên quan sát những kỹ năng của giáo viên thực hiện, sau đó học viên tự thực hiện lại nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Cần chú ý nội dung đặc điểm của côn trùng, bệnh hại, chuột, ốc - Phần thực hành: + Dặm lúa, điều chỉnh nước và phòng trừ cỏ dại hại lúa; + Tính thuốc, pha thuốc bảo vệ thực vật; + Tính phân bón để bón phân cho lúa. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Nguyễn Mạnh Chinh (2008). Phòng trừ rầy nâu hại lúa. NXB Nông nghiệp. 2. Nguyễn Văn Đĩnh (2005). Giáo trình động vật hại nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Hoan, 2007, Giáo trình kỹ thuật canh tác lúa, NXB Đại Học SP 4. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2007, Bài giảng côn trùng nông nghiệp, phần sâu hại cây trồng chính ở ÐBSCL, Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Đức Khiêm (2006). Giáo trình côn trùng nông nghiệp. NXB NN Hà Nội. 6. Kỹ thuật chăm sóc lúa trên mạng Internet: www. Google.com.vn. 7. Phạm Văn Lầm (2000). Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 8. Hoàng Đức Nhuận (1982). Bọ rùa ở Việt Nam, tập 1. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 9. Nguyễn Xuân Thành (2000). Biện pháp sử dụng nông dược an toàn và hiệu quả. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 10. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (1993). Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở Châu Á nhiệt đới. NXB Nông nghiệp. 36 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch và tiêu thụ lúa Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO 37 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 110 giờ, gồm có: Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 76 giờ; Kiểm tra: 10 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng lúa năng suất cao. Mô đun này được học sau các mô đun Chuẩn bị điều kiện trồng lúa; Gieo trồng lúa và Chăm sóc lúa trong chương trình trồng lúa năng suất cao, hoặc cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Là một trong các mô đun quan trọng trong chương trình sơ cấp nghề trồng lúa năng suất cao. Các bài học thực hành của mô đun chủ yếu ở ngoài thực địa hoặc ngoài đồng ruộng. Mô đun này được dạy trước khi làm đất để gieo trồng lúa hoặc cũng có thể học trước khi thu hoạch lúa. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: Sau khi học xong mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ lúa”, học viên có khả năng: + Xác định được thời điểm thu hoạch lúa; + Chọn được phương thức thu hoạch lúa và chuẩn bị thu hoạch lúa, thu hoạch lúa, làm khô, làm sạch, bảo quản và tiêu thụ lúa được. - Kỹ năng: Học viên xác định đúng thời điểm thu hoạch lúa; Chọn phương thức thu hoạch lúa phù hợp với điều kiện trồng lúa thực tế; Chuẩn bị đúng và đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, nhân công, vật tư để thu hoạch lúa và thu hoạch lúa, làm khô, làm sạch lúa, bảo quản lúa đúng yêu cầu kỹ thuật. Tiêu thụ lúa sao cho có lợi nhất - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng của mô đun. Cẩn thận, chịu khó và có trách nhiệm khi thực hiện các công việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: STT Tên các bài trong mô đun Thời gian (Giờ chuẩn) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa 13 4 8 1 2 Chuẩn bị thu hoạch lúa 17 4 12 1 3 Thu hoạch lúa 30 4 24 2 4 Làm khô và sạch lúa 21 4 16 1 5 Bảo quản lúa 13 4 8 1 6 Tiêu thụ lúa 12 4 8 Kiểm tra hết môđun 4 4 Cộng 110 24 76 10 38 2. Nội dung chi tiết Bài 01: Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa; Thời gian: 13 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được thời điểm thu hoạch lúa; - Chọn được phương thức thu hoạch lúa phù hợp với tình trạng ruộng lúa, phù hợp với điều kiện trồng lúa. 1.1. Xác định các thời kỳ chín của lúa 1.1.1. Xác định thời kỳ chín sữa 1.1.2. Xác định thời kỳ chín sáp 1.1.3. Xác định thời kỳ chín hoàn toàn 1.2. Xác định độ chín của lúa 1.2.1. Chuẩn bị để xác định độ chín của lúa 1.2.2. Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa 1.2.3. Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa 1.2.4. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa 1.3. Xác định khí hậu, thời tiết trong vùng 1.3.1. Căn cứ dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn 1.3.2. Căn cứ vào quy luật khí hậu thời tiết hàng năm của vùng 1.4. Xác định ngày thu hoạch lúa 1.5. Chọn phương thức thu hoạch lúa 1.5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch 1.5.2. Căn cứ tình trạng ruộng lúa 1.5.3. Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa 1.5.4. Quyết định phương thức thu hoạch Bài 02: Chuẩn bị thu hoạch lúa Thời gian: 17 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Chuẩn bị được những dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch lúa như: vật rẻ, mau hỏng, dụng cụ lâu bền, máy móc để thu hoạch lúa; - Chuẩn bị được nơi chứa phù hợp với điều kiện trồng lúa của cơ sở; - Chuẩn bị đủ và đúng số nhân công để thu hoạch lúa như: Tính số nhân công đã có của cơ sở. Tính số nhân công cần thuê mướn; Hợp đồng thuê mướn nhân công để thu hoạch lúa. 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch lúa 2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật rẻ để thu hoạch lúa 2.1.2. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc để thu hoạch lúa 2.2. Chuẩn bị dụng cụ hay máy móc để tuốt lúa 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ tuốt lúa đơn giản 39 2.2.2. Chuẩn bị (mua mới, thuê, mướn và kiểm tra) máy tuốt lúa 2.3. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển lúa 2.3.1. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển thô sơ 2.3.2. Phương tiện vận chuyển bằng máy móc 2.4. Chuẩn bị nơi làm khô lúa 2.4.1. Chuẩn bị sân phơi 2.4.2. Chuẩn bị máy sấy 2.5. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị làm sạch lúa 2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ làm sạch lúa đơn giản 2.5.2. Chuẩn bị (thuê, mướn) máy làm sạch lúa 2.6. Chuẩn bị nơi chứa lúa 2.6.1. Vệ sinh kho chứa lúa 2.6.2. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa 2.7. Chuẩn bị nhân công để thu hoạch 2.7.1. Tính số nhân công cần phải thực hiện các công việc 2.7.2. Cân đối số nhân công 2.7.3. Thuê mướn nhân công thu hoạch lúa Bài 03: Thu hoạch lúa Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng thu hoạch và quản lý thu hoạch lúa đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo lúa không bị sót và rơi vãi >4,5%. 3.1. Cắt lúa 3.1.1. Cắt lúa bằng liềm 3.1.2. Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy 3.1.3. Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp 3.2. Gom lúa bông 3.2.1. Gom lúa bông mang đi nơi khác tuốt hạt 3.2.2. Gom lúa bông đưa trực tiếp lên máy tuốt 3.3. Tuốt lúa 3.3.1. Tuốt lúa bằng phương pháp thủ công 3.3.2. Tuốt lúa bằng máy 3.4. Tô chức vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy 3.4.1. Trung chuyển lúa: 3.4.2. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển 3.4.3. Tổ chức vận chuyển lúa Bài 04: Làm khô và làm sạch lúa Thời gian: 21 giờ 40 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Làm giảm được độ ẩm của lúa mới thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng lúa và đảm bảo yêu cầu độ ẩm của lúa để giống là 12% và của lúa hàng hóa là 15%; - Làm sạch được lúa giống và lúa hàng hóa đạt tiêu chuẩn: + Lúa giống không còn lẫn tạp chất, hạt cỏ, hạt lúa lửng... + Lúa hàng hóa sạch sẽ và không lẫn tạp chất. 4.1. Làm khô lúa 4.1.1. Phơi lúa 4.1.2. Sấy lúa 4.1.3. Kiểm tra độ ẩm của lúa sau khi phơi hay sấy 4.1.4. Xúc lúa sau khi đã phơi hay sấy khô 4.2. Làm sạch lúa 4.2.1. Làm sạch lúa bằng phương thủ công 4.2.2. Làm sạch lúa bằng dụng cụ đơn giản 4.2.3. Tổ chức làm sạch lúa bằng máy Bài 05: Bảo quản lúa Thời gian: 13 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Bảo quản lúa đúng quy trình kỹ thuật; - Kiểm tra và phát hiện được những bất thường trong quá trình bảo quản; - Lấy mẫu lúa đúng cách và đại diện cho toàn bộ kho lúa để kiểm tra; - Xử lý những bất thường trong quá trình bảo quản; - Ghi chép đầy đủ tình trạng của kho lúa trong quá trình bảo quản. 5.1. Vệ sinh nơi chứa lúa 5.1.1. Quyét dọn kho chứa lúa 5.1.2. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa 5.2. Kê kệ để xếp lúa 5.2.1. Chuẩn bị kệ 5.2.2. Vệ sinh các tấm kệ 5.2.3. Kê các tấm kệ xếp lúa 5.3. Chở và xếp lúa vào kho (nơi chứa) 5.3.1. Xếp lúa lên xe 5.3.2. Xếp lúa vào nơi bảo quản 5.4. Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản Bài 06: Tiêu thụ lúa Thời gian: 12 giờ 41 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được giá lúa tại thời điểm thu hoạch; - Chọn được nơi tiêu thụ lúa thuận tiện và giá cả phù hợp; - Thỏa thuận được phương thức mua bán lúa; - Viết được bản hợp đồng mua bán lúa; - Giao lúa cho bên mua và thu tiền bán lúa theo hợp đồng; - Thanh lý được hợp đồng mua bán. 6.1. Xác định giá bán lúa tại thời điểm thu hoạch 6.1.1. Tìm hiểu giá lúa ở thị trường tại thời điểm bán lúa 6.1.2. Tham khảo giá mua lúa của các sơ sở thu mua lúa 6.1.3. Xác định giá để bán lúa 6.2. Chọn nơi để bán lúa và thỏa thuận mua bán lúa 6.3. Viết hợp đồng mua bán lúa 6.4. Giao lúa 6.4.1. Cân lúa để giao cho bên bán 6.4.2. Giao lúa cho bên bán không phải cân lúa 6.5. Nhận tiền 6.5.1. Tính tiền 6.5.2. Trả và nhận tiền 6.6. Thanh lý hợp đồng 6.7. Hạch toán hiệu quả trồng lúa 6.7.1. Tính chi phí của chu kỳ trồng lúa 6.7.2. Tính số tiền bán lúa thu được của 1 ha 6.7.3.Tính tiền lời thu được IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng lúa năng suất cao. - Tài liệu hướng dẫn giảng dạy lý thuyết, thực hành của mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa. - Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn Thu hoạch và tiêu thụ lúa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người: 42 - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế ngồi được 02 người. - 0,2 ha ruộng trồng lúa ở giai đoạn chín sữa, 0,2 ha ruộng trồng lúa ở giai đoạn chín sáp, 0,2 ha ruộng trồng lúa ở giai đoạn chín hoàn toàn. - Các loại máy thu hoạch lúa, tuốt lúa, máy sấy, máy làm sạch các dụng cụ trang thiết bị này có thể liên kết với các cơ sở trồng lúa ở nơi gần lớp học. - 20 lít dầu và 02 lít mỡ. - Các dụng cụ giản đơn như liềm, trang, cào, chổi mỗi loại có 06 cái. - Sân phơi; Kho chứa lúa - Dụng cụ đo ẩm độ hạt 4. Điều kiện khác: - Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động - Trợ giảng: Một giáo viên dạy thực hành, Thợ lành nghề để điều khiển máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp, máy tuốt... V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a. Kiểm tra định kỳ (Tích hợp cả lý thuyết và thực hành): Giáo viên quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành của học viên. b. Kiểm tra kết thúc mô đun - Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện: + Thu hoạch thủ công trên diện tích 200m2 + Đảo lúa (500-1000 kg) trong khi phơi (sấy) + Đánh luống (500-1000 kg) trong khi phơi (sấy) - Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên xác định độ ẩm của hạt lúa và ghi kết quả 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Trình bày cách đảo luống trong khi phơi (sấy) - Thực hành: Thực hiện Thu hoạch lúa, đảo lúa trong khi phơi (sấy), đo ẩm độ hạt lúa và ghi kết quả. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình mô đun: - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) 43 - Chương trình áp dụng trên cả nước (nếu áp dụng cho vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: Máy tuốt lúa = máy nhai lúa; Tuốt lúa = nhai lúa...). - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa là mô đun thực hành đòi hỏi học viên phải tuân theo các bước thực hiện công việc và phải tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu và cầm tay chỉ việc - Giáo viên thực hiện làm mẫu từng bước, các thao tác phải chậm rãi và logich. Học viên quan sát những kỹ năng của giáo viên thực hiện, sau đó học viên tự thực hiện lại nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Cần chú ý nội dung xác định thời điểm thu hoạch lúa - Phần thực hành: + Đảo lúa khi phơi (sấy) và xếp lúa vào kho để bảo quản. + Cắt lúa; Gom lúa 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Vũ Văn Hiển, Nguyễn Văn Hoan, Kỹ thuật trồng lúa (tập 3), NXBGD, Hà Nội, 1999. 2. Nguyễn Văn Hoan, 2007, Giáo trình kỹ thuật canh tác lúa, NXB Đại Học SP 3. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2007, Bài giảng côn trùng nông nghiệp, phần sâu hại cây trồng chính ở ÐBSCL, Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Văn Luật, 2002, Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX. NXB NN, Hà Nội 5. Võ Tòng Xuân, 1998, Trồng lúa, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 1998 6. Võ Tòng Xuân (dịch) từ P.R. Jennings, W. R. Coffman và H.E. Kauffman, 1979, Cải tiến giống lúa, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tê. 44 BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC, XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ “TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO ” (Kèm theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó Chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc– Trưởng khoa, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Ủy viên: - Bà Đoàn Thị Chăm – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Đinh Thị Đào – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Phạm Văn Ro – Nghiên cứu viên Viện Lúa Đồng Bằng sông Long - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO” (Theo Quyết định số 3495/QĐ- BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy- Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các ủy viên: - Ông Ngô Hoàng Duyệt– Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn văn Thịnh– Trưởng phòng Nông nghiệp- Chợ Gạo Tiền Giang - Bà Nguyễn Thị Duyên – Phó trưởng bộ môn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Nguyễn Thị Thoa – Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 45 Phụ lục PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO CỦA KHOÁ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP STT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHOÁ HỌC PHÂN BỔ THỜI GIAN TRONG KHOÁ HỌC 1 Tổng thời gian học tập (tuần) 12,5 1.1 Thời gian thực học (tuần) 11 1.2 Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học (tuần) 1,5 2 Tổng thời gian các hoạt động chung như khai giảng, bế giảng (tuần) 0,5 Tổng cộng (tuần) 13 DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Tên nghề: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Mã số nghề: ..................................................................................... SÔ TT MÃ SỐ CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ A Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa 1 A1 Giới thiệu về cây lúa x 2 A2 Xác định nhu cầu thị trường x 3 A3 Lập kế hoạch trồng lúa x 4 A4 Chuẩn bị trước khi trồng lúa x B Gieo trồng lúa 5 B1 Tính lượng lúa giống để ngâm ủ x 6 B2 Ngâm, ủ lúa giống x 7 B3 Làm đất để gieo, cấy lúa x 8 B4 Gieo mạ x 9 B5 Sạ lúa x 10 B6 Cấy lúa x C Chăm sóc lúa 46 11 C1 Dặm lúa x 12 C2 Quản lý nước cho cây lúa x 13 C3 Bón phân cho lúa x 14 C4 Phòng trừ cỏ dại cho lúa x 15 C5 Phòng trừ côn trùng hại lúa x 16 C6 Phòng trừ bệnh hại lúa x 17 C7 Phòng trừ động vật hại lúa x 18 C8 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa x D Thu hoạch và tiêu thụ lúa 19 D1 Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa x 20 D2 Chuẩn bị thu hoạch lúa x 21 D3 Thu hoạch lúa x 22 D4 Làm khô và sạch lúa x 23 D5 Bảo quản lúa x 24 D6 Tiêu thụ lúa x TỔNG HỢP KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Tên nghề: Trồng lúa năng suất cao Mã số nghề:....................................................................................... TRÌNH ĐỘ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ Sơ cấp nghề - Kiến thức: Sau khi học xong nghề trồng lúa năng suất cao, người học có khả năng: + Chuẩn bị được các điều kiện trồng lúa. + Gieo trồng, chăm sóc lúa đúng yêu cầu kỹ thuật + Thu hoạch và tiêu thụ lúa đạt hiệu quả kinh tế cao. - Kỹ năng: Thực hiện các thao tác trong các khâu trồng lúa đúng yêu cầu kỹ thuật. 47 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC MÔN HỌC/ MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO TỪNG NGHỀ VỚI CÁC NHIỆM VỤ VÀ CÔNG VIỆC Tên nghề: Trồng lúa năng suất cao Mã số nghề:.............................................................................. MÃ MÔN HỌC/MÔĐUN TÊN MÔN HỌC/MÔĐUN MÃ CÁC NHIỆM VỤ VÀ CÔNG VIỆC CÓ LIÊN QUAN (Theo sơ đồ phân tích nghề) MĐ 01 Chuẩn bị các điều kiện để trồng lúa A : A1, A2, A3, A4 MĐ 02 Gieo trồng lúa B : B1, B2, B3, B4, B5, B6. MĐ 03 Chăm sóc lúa C : C1, C2, C3, C4, C5, C6. C7, C8. MĐ 04 Thu hoạch và tiêu thụ lúa D : D1, D2, D3, D4, D5, D6. SƠ ĐỒ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC MÔN HỌC VÀ MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Tên nghề: Trồng lúa năng suất cao Mã số nghề:................................................................................................... (Sơ đồ mối liên hệ và trình tự học tập hợp lý giữa các mô-đun) Đầu vào Mô đun 01: Chuẩn bị các điều kiện để trồng lúa Mô đun 03: Chăm sóc lúa Mô đun 02: Trồng lúa Mô đun 04: Thu hoạch và tiêu thụ lúa CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP NGHỀ TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO
File đính kèm:
- chuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_nghe_trong_lua_nang_su.pdf