Chuyên đề Lập dự án, phương án kinh doanh - Vũ Hoàng Nam
Tóm tắt Chuyên đề Lập dự án, phương án kinh doanh - Vũ Hoàng Nam: ...hiệp, phần giới thiệu sẽ phải cung cấp càng nhiều chi tiết thông tin về địa điểm và cơ sở vật chất càng tốt. Nhưng nếu dự án, phương án kinh doanh được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp thì không cần thiết phải đi sâu vào các chi tiết đó. 2.4.Giới thiệu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Dự...iệp trong ngành, quy mô và thị phần của doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác. Ngành kinh doanh sẽ biến động như thế nào? Một cách phân tích khác có thể góp phần làm rõ đặc điểm của ngành kinh doanh là phân tích chu kỳ ngành (tham khảo thêm Phụ lục 2, trang 72). Thông thường, ngành kinh do... luận và thống nhất kế hoạch tài chính với tất cả các trưởng bộ phận. Nên in sẵn bản kế hoạch tài chính phương án và gửi cho các trưởng bộ phận trước khi tổ chức thảo luận và yêu cầu họ nghiên cứu trước. Trong cuộc thảo luận, người chịu trách nhiệm về dự án, phương án kinh doanh cần bắt đầ...
Phần 1; Slide do giảng viên biên soạn trên cơ sở nội dung 0; Các tình huống nhỏ sử dụng trong quá trình giảng dạy. sử dụng linh hoạt, thùy vào cách giảng viên sắp xếp nội dung. Tài liệu cho học viên tự kiểm tra và thực hành: Câu hỏi trắc nghiệm và thực hành 0 (trang 20). 2.2.Tình huống và câu hỏi thảo luận có thể sử dụng Tình huống 5 Nội dung: Hình thức pháp lý nào có thể phù hợp với cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô kinh doanh vừa, nhỏ và siêu nhỏ? Hình thức thực hiện: Tại lớp, đan xen với nội dung thuyết trình. Tình huống 6 Nội dung: Nếu doanh nghiệp đặt văn phòng giao dịch ở một nơi, các xưởng sản xuất ở một số nơi khác thì nên giới thiệu như thế nào? Hình thức thực hiện: Tại lớp, đan xen với nội dung thuyết trình. Tình huống 7 Nội dung: Một chủ cơ sở gia công hàng cơ khí nông nghiệp phát biểu: “Từ trước đến nay sản phẩm của tôi vẫn bán chạy, cứ làm ra là bán hết. Ngoài tôi ra thì chẳng có ai bán loại sản phẩm đó nữa nên tôi không quan tâm đến việc cạnh tranh. Và tôi cũng chẳng cần dự án hay phương án kinh doanh doanh nào cả.” Có nên ủng hộ quan điểm này không? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. Tình huống 8 Nội dung: Một chủ cơ sở kinh doanh nói rằng: “Doanh nghiệp của tôi có nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan thuế. Nhưng thực ra tôi phải quản lý bằng hệ thống sổ sách khác. Và tất nhiên làm như vậy thì mới biết chính xác doanh nghiệp lỗ lãi bao nhiêu chứ không thể nhìn vào các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế.” 66 Vậy nên trình bày như thế nào về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong bản dự án dùng để giới thiệu doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh? Hình thức thực hiện: Tại lớp, đan xen với thuyết trình. Tình huống 9 Nội dung: Cơ sở sản xuất nhỏ không có sổ sách theo dõi đầy đủ nên không biết chính xác chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Làm thế nào để có thông tin cần thiết để giới thiệu khả năng sản xuất của cơ sở? Phòng tránh vấn đề này như thế nào? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. 2.3.Giới thiệu tài liệu đọc thêm Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ Quang Phương (2011), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 67 CHƢƠNG 3 MÔ TẢ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 3.1.Phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu Kết hợp các phương pháp: thuyết trình và thảo luận tại lớp. Tài liệu sử dụng trong quá trình giảng Các nội dung 0 trong Phần 1; Slide do giảng viên biên soạn trên cơ sở nội dung 0; Các tình huống nhỏ sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tài liệu cho học viên tự kiểm tra và thực hành: Câu hỏi trắc nghiệm và thực hành 0, trang 25. 3.2.Tình huống và câu hỏi thảo luận có thể sử dụng Tình huống 10 Nội dung: Cơ sở của tôi sản xuất tám loại sản phẩm khác nhau, nhưng nhiều nhất chỉ có hai loại sản phẩm thôi, nhiều cả về số lượng và tiền bán hàng. Vậy tôi phải mô tả tất cả tám loại sản phẩm đó? Hình thức thực hiện: Kết hợp với thuyết trình. Tình huống 11 Nội dung: Chỉ có mỗi cơ sở sản xuất của tôi cung cấp sản phẩm cho vùng này. Vậy tôi so sánh với sản phẩm của ai? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. Tình huống 12 Nội dung: Tôi sản xuất những đồ bán cho nông dân, như liềm, cuốc, xẻng. Nông dân mà không dùng những thứ này thì dùng cái gì để làm nông nghiệp. Thế nên cần gì phải phát triển sản phẩm. Hình thức thực hiện: Kết hợp với thuyết trình. 3.3.Giới thiệu tài liệu đọc thêm Nguyễn Đình Trung và Trương Đức Lực (2011), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Philip Kotler (2003), Quản trị marketing (bản dịch tiếng Việt của Vũ Trọng Hùng), Nhà xuất bản Thống kê. Trương Đình Chiến (2008), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 68 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG VÀ DỰ KIẾN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 4.1.Phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu Kết hợp các phương pháp: thuyết trình và thảo luận tại lớp. Tài liệu sử dụng trong quá trình giảng Các nội dung 0 trong Phần 1; Slide do giảng viên biên soạn trên cơ sở nội dung 0; Các tình huống nhỏ sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tài liệu cho học viên tự kiểm tra và thực hành: Câu hỏi trắc nghiệm và thực hành 0, trang 33. 4.2.Tình huống và câu hỏi thảo luận có thể sử dụng Tình huống 13 Nội dung: Cơ sở của tôi làm ra sản phẩm đến đâu là mấy công ty đến thu gom hết. Làm sao tôi biết thị trường cụ thể như thế nào để mà trình bày? Hình thức thực hiện: Kết hợp với thuyết trình. Tình huống 14 Nội dung: Một học viên phát biểu: “Tôi mở cửa hàng tạp hóa của tôi to nhất thị trấn. Cần gì phải quan tâm đến cạnh tranh.” Có nên ủng hộ quan điểm này? Hình thức thực hiện: Kết hợp với thuyết trình. Tình huống 15 Nội dung: Một học viên phát biểu: “Những vấn đề vĩ mô và thế giới làm sao ảnh hưởng đến hoạt động của mấy cơ sở sản xuất ở vùng quê nông nghiệp này.” Có nên ủng hộ quan điểm này? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. Tình huống 16 Nội dung: Một học viên phát biểu: “Tôi có cửa hàng kinh doanh gạo, tức là mua gạo từ quê rồi mang ra thành phố bán. Dân Việt Nam đời nay qua đời khác ăn cơm hàng ngày. Thế nên tôi nghĩ là sẽ chẳng có gì thay gạo của tôi được.” 69 Quan điểm này có nên được ủng hộ không? Tại sao? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. 70 4.3.Giới thiệu tài liệu đọc thêm Lê Công Hoa và Nguyễn Thành Hiếu (2011), Nghiên cứu kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Philip Kotler (2003), Quản trị marketing (bản dịch tiếng Việt của Vũ Trọng Hùng), Nhà xuất bản Thống kê. Trương Đình Chiến (2008), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 71 CHƢƠNG 5 DỰ KIẾN TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 5.1.Phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu Kết hợp các phương pháp: thuyết trình và thảo luận tại lớp. Tài liệu sử dụng trong quá trình giảng Các nội dung 0 trong Phần 1; Slide do giảng viên biên soạn trên cơ sở nội dung 0; Các tình huống nhỏ sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tài liệu cho học viên tự kiểm tra và thực hành: Câu hỏi trắc nghiệm và thực hành 0, trang 40. 5.2.Tình huống và câu hỏi thảo luận có thể sử dụng Tình huống 17 Nội dung: Cơ sở bảo dưỡng xe máy của tôi hiện có 3 giàn nâng và có 6 nhân viên. Tôi trực tiếp điều hành mọi công việc và giám sát nhân viên. Công việc khá nhiều và khách hàng bảo dưỡng xe thường xuyên phải đợi đến lượt. Tôi cần nghiên cứu những vấn đề gì về tổ chức quản lý cơ sở này để giảm thời gian chờ đợi của khách hàng? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. Tình huống 18 Nội dung: Tiếp tục nói về hoạt động kinh doanh bảo dưỡng xe máy ở Tình huống 17. Công việc đang tiến triển khá tốt và tôi thấy còn tiềm năng phát triển nữa. Vì vậy, tôi định mở cơ sở thứ hai ở địa điểm khác. Liệu có cách tổ chức nào để có thể giúp tôi đồng thời quản lý được cả hai cơ sở hay không? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. Tình huống 19 Nội dung: Tiếp tục nói về hoạt động kinh doanh bảo dưỡng xe máy ở Tình huống 18 (trang 66). Với dự án mở thêm một cơ sở bảo dưỡng thứ hai, tôi sẽ phải giao cho một người khác thay đổi điều hành công việc ở cơ sở bảo dưỡng thứ nhất. 72 Tôi sẽ phải thiết lập cơ chế giám sát như thế nào để đảm bảo tôi vẫn theo dõi được hoạt động của cơ sở thứ nhất do người khác điều hành? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. 5.3.Giới thiệu tài liệu đọc thêm Hoàng Thị Thanh Hương và Vũ Hoàng Nam (2012), Thực hành quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thông tấn. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Vân Điềm (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 73 CHƢƠNG 6 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 6.1.Phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu Kết hợp các phương pháp: thuyết trình và thảo luận tại lớp. Tài liệu sử dụng trong quá trình giảng Các nội dung 0 trong Phần 1; Slide do giảng viên biên soạn trên cơ sở nội dung 0; Các tình huống nhỏ sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tài liệu cho học viên tự kiểm tra và thực hành: Câu hỏi trắc nghiệm và thực hành 0, trang 50. 6.2.Tình huống và câu hỏi thảo luận có thể sử dụng Tình huống 20 Nội dung: Tiếp tục với ý định mở thêm một cơ sở bảo dưỡng xe máy đã đề cập đến ở Tình huống 18 (trang 66). Hãy giúp tôi lên danh mục các khoản đầu tư cần thiết và các chi phí vận hành cho cơ sở thứ hai này. Hình thức thực hiện: Theo nhóm. Tình huống 21 Nội dung: Tiếp theo Tình huống 21, làm thế nào để nào để có thể áp dụng cách phân tích hòa vốn cho cơ sở bảo dưỡng thứ hai này. Hình thức thực hiện: Theo nhóm. 6.3.Giới thiệu tài liệu đọc thêm Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Siciliano, Gene (2007), Tài chính dành cho nhà quản lý (bản dịch tiếng Việt của Hương Giang), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Từ Quang Phương (2011), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 74 CHƢƠNG 7 ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN DỰ ÁN, PHƢƠNG ÁN KINH DOANH 7.1.Phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu Kết hợp các phương pháp: thuyết trình và thảo luận tại lớp. Tài liệu sử dụng trong quá trình giảng Các nội dung 0 trong Phần 1; Slide do giảng viên biên soạn trên cơ sở nội dung 0; Các tình huống nhỏ sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tài liệu cho học viên tự kiểm tra và thực hành: Câu hỏi trắc nghiệm và thực hành 0, trang 54. 7.2.Tình huống và câu hỏi thảo luận có thể sử dụng Tình huống 22 Nội dung: Anh/Chị đang cùng một người bạn góp vốn và điều hành một công ty nhỏ chuyên sản xuất dưa chuột muối và hành muối đóng hộp. Sản phẩm của công ty đang bán cho các đại lý, các cửa hàng tạp hóa ở nội thành Hà Nội. Anh/Chị được người bạn đề nghị xem xét phương án thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tiếp cận đến các siêu thị, cả các siêu thị lớn và rất nhiều siêu thị nhỏ đang được mở ra ở nhiều nơi trong nội thành và thậm chí ở các vùng ngoại thành. Anh/Chị sẽ xem xét tính khả thi của đề nghị này ở các khía cạnh nào? Có thể xảy ra những rủi ro nào? Hình thức thực hiện: Theo nhóm. 7.3.Giới thiệu tài liệu đọc thêm Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ Quang Phương (2011), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 75 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh Mô hình năm lực lượng cạnh tranh, do Michael Porter (Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Hoa Kỳ) đề xuất, là cách khái quát hóa các lực lượng tham gia một ngành kinh doanh và quan hệ giữa các lực lượng đó. Kết quả phân tích các lực lượng này cung cấp thông tin đầu vào để ra quyết định trong kinh doanh. Năm nhóm lực lượng trong một ngành kinh doanh là: Các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ; Những hãng cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ; Những khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ; Các doanh nghiệp khác có thể tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ; Các sản phẩm, dịch vụ khác có khả năng thay thế sản phẩm, dịch vụ của ngành kinh doanh. Doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh hiện tại Nhà cung cấp Người mua Cạnh tranh tiềm ẩn Sản phẩm thay thế 76 Phụ lục 2. Chu kỳ ngành kinh doanh Chu kỳ ngành là khái niệm chỉ quá trình phát triển của một ngành kinh doanh theo thời gian. Sự phát triển của ngành được thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng quy mô thị trường (sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu của ngành). Chu kỳ ngành thường bao gồm các giai đoạn được thể hiện trong mô hình sau đây: Hình thành Phát triển Bão hòa Suy thoái Thời gian Quy mô thị trường 77 Phụ lục 3. Mô hình tổ chức có thể áp dụng cho doanh nghiệp đơn ngành Mô hình tổ chức theo chức năng Cách tổ chức theo chức năng là gộp những người liên quan đến một hoạt động hoặc thực hiện các hoạt động có liên quan với nhau vào cùng một bộ phận. Cơ cấu tổ chức theo chức năng có thể có các bộ phận sản xuất, tài chính – kế toán, thị trường và nhân sự. Cách tổ chức như vậy được minh họa trong mô hình sau đây: Mô hình tổ chức theo nhóm khách hàng Cách tổ chức theo nhóm khách hàng là gộp tất cả những người phục vụ một nhóm khách hàng vào một bộ phận. Cơ cấu tổ chức theo nhóm khách hàng có thể có các bộ phận phụ trách các nhóm khách hàng tương ứng là nhóm khách hàng là tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan nhà nước) và nhóm khách hàng là cá nhân. Tổ chức theo nhóm khách hàng được minh họa trong mô hình sau đây: Giám đốc Trưởng phòng Sản xuất Trưởng phòng Thị trường Trưởng phòng T.chính – K.toán Trưởng phòng Nhân sự Phòng Sản xuất Phòng Thị trường Phòng T.chính – K.toán Phòng Nhân sự 78 Mô hình tổ chức theo địa bàn kinh doanh Cách tổ chức theo địa bàn kinh doanh là gộp tất cả những người phục vụ các khách hàng trên một địa bàn vào một bộ phận. Cách tổ chức như vậy được minh họa trong mô hình sau đây: Giám đốc Thị trường Trưởng khu vực miền Bắc Trưởng khu vực miền Trung Trưởng khu vực miền Nam Khu vực miền Bắc Khu vực miền Trung Khu vực miền Nam Trưởng Phòng Thị trường Trưởng bộ phận khách hàng tổ chức Trưởng bộ phận khách hàng cá nhân Bộ phận khách hàng tổ chức Bộ phận khách hàng cá nhân 79 Phụ lục 4. Công thức tính các chỉ số tài chính 1. Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán 1.1. Khả năng thanh toán hiện hành. 1.2. Khả năng thanh toán nhanh. 1.3. Khả năng thanh toán tức thời. 2. Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn 2.1. Hệ số nợ/tổng tài sản. 2.2. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu. 3. Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi 3.1. Biên lợi nhuận. tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần. 3.2. ROA. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, được tính theo công thức 3.3. ROE. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 4. Nhóm chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 4.1. Vòng quay hàng tồn kho. 4.2. Vòng quay các khoản phải thu. 80 4.3. Kỳ thu tiền bình quân. 4.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ). 4.5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. 81 Phụ lục 5. Khung nội dung dự án, phƣơng án kinh doanh Phần I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp I. Tên chính thức và địa điểm của doanh nghiệp 1. Tên chính thức trong giấy phép thành lập doanh nghiệp 2. Địa điểm trụ sở chính và các cơ sở của doanh nghiệp II. Hình thức pháp lý và sở hữu doanh nghiệp 1. Hình thức pháp lý theo giấy phép thành lập doanh nghiệp 2. Sở hữu doanh nghiệp: các chủ sở hữu và vốn góp của các chủ sở hữu III. Các lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp 1. Các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động 2. Sản phẩm của doanh nghiệp: mô tả sơ bộ các nhóm sản phẩm của doanh nghiệp. VI. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất 2. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thời điểm cuối năm trong 3 năm gần nhất 3. Các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất Phần II. Mô tả sản phẩm I. Mô tả thiết kế và chức năng của sản phẩm - Thiết kế kỹ thuật của sản phẩm. - Chức năng theo thiết kế của sản phẩm. - Khả năng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể trên thị trường. - Loại nguyên liệu và nguồn cung cấp nguyên liệu - Công nghệ sẽ được sử dụng để sản xuất sản phẩm. - Cơ cấu chi phí sản xuất và dự kiến giá bán của sản phẩm. II. So sánh với sản phẩm cạnh tranh trên thị trường - Liệt kê các sản phẩm cùng loại và các hãng sản xuất. - Chỉ rõ đặc điểm khác biệt của sản phẩm của phương án với các sản phẩm cạnh tranh: thiết kế, chức năng, giá bán - Chỉ rõ lý do khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. III. Mô tả công nghệ và nguồn nguyên liệu 1. Công nghệ - Liệt kê các loại công nghệ có thể sử dụng, mô tả các ưu điểm và nhược điểm của từng loại công nghệ. - Chỉ rõ công nghệ được lựa chọn và hãng cung cấp công nghệ. 2. Nguồn nguyên liệu Chỉ rõ những lựa chọn có thể có: - Nguyên liệu chính: liệt kê danh mục nguyên liệu, mô tả các đặc điểm của nguyên 82 liệu chính và chính sách (giá, vận chuyển, chiết khấu, thanh toán) của các hãng cung cấp nguyên liệu chính. - Vật liệu phụ: liệt kê danh mục, mô tả các đặc điểm của vật liệu phụ và chính sách (giá, vận chuyển, chiết khấu, thanh toán) của các hãng cung cấp nguyên liệu phụ. VI. Khả năng phát triển sản phẩm và các sản phẩm liên quan 1. Khả năng phát triển sản phẩm 2. Khả năng phát triển các sản phẩm liên quan Phần III. Chiến lƣợc kinh doanh 1. Tình hình thị trường và thị trường mục tiêu - Tình hình chung của thị trường sản phẩm - Mô tả đặc điểm của khách hàng mục tiêu 2. Chính sách giá - Giá bán đề xuất và dự kiến giá bán đến người mua cuối cùng - Chính sách chiết khấu đối với các nhà phân phối 3. Chính sách phân phối - Trung gian phân phối sẽ tiếp cận. - Chính sách kiểm soát các trung gian phân phối. 4. Chính sách truyền thông - Công cụ truyền thông - Thời gian áp dụng Phần IV. Tổ chức quản lý và nhân sự 1. Mô hình tổ chức 2. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 3. Nhu cầu nhân sự - Loại và số lượng nhân sự - Nguồn tuyển dụng - Chính sách thù lao Phần V. Kế hoạch tài chính 1. Nguồn vốn và đầu tư - Nhu cầu vồn và nguồn huy động - Đầu tư cho các hạng mục và các hoạt động 2. Dự kiến các chỉ tiêu, chỉ số và khả năng hòa vốn - Dự kiến các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận - Dự kiến các chỉ số tài chính - Sản lượng và doanh thu hòa vốn Phần VI. Dự kiến một số loại rủi ro và giải pháp Phụ lục 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp. Hoàng Thị Thanh Hương và Vũ Hoàng Nam (2012), Thực hành quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thông tấn. Lê Công Hoa và Nguyễn Thành Hiếu (2011), Nghiên cứu kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngô Kim Thanh và Nguyễn Thị Hoài Dung (2011), Giáo trình Kỹ năng quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Đình Trung và Trương Đức Lực (2011), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Vân Điềm (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Philip Kotler (2003), Quản trị marketing, bản dịch tiếng Việt của Vũ Trọng Hùng, Nhà xuất bản Thống kê. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu thực thi hành từ ngày 01/7/2006. Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu thực thi hành từ ngày 01/7/2004. Siciliano, Gene (2007), Tài chính dành cho nhà quản lý, bản dịch tiếng Việt của Hương Giang, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Từ Quang Phương (2011), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Trương Đình Chiến (2008), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
File đính kèm:
- chuyen_de_lap_du_an_phuong_an_kinh_doanh_vu_hoang_nam.pdf