Cơ chế tâm lí của quá trình hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ lứa tuổi mầm non

Tóm tắt Cơ chế tâm lí của quá trình hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ lứa tuổi mầm non: ...g gian chính là quá trình xác định vị trí, hướng của bản thân hoặc các vật thể khác nhau trong mối tương quan không gian với nhau. Theo cách hiểu này, vị trí của bản thân và của các vật thể không tồn tại độc lập mà luôn có mối quan hệ không gian qua lại với nhau. Vì thế vị trí và mối q...____________________________________________________________________________ Trẻ mẫu giáo chủ yếu xác định vị trí trong không gian nhờ vào hành động tri giác không gian diễn ra trong đầu theo 2 mức độ: - Hành động tri giác đồng nhất về không gian, là hành động tri giác giúp trẻ xác địn...mình vào hệ trục cơ thể của đối tượng khác. Như vậy, từ chỗ phải nhờ đến sự tiếp xúc trực tiếp để định hướng trong không gian, dần dần trẻ chỉ cần dùng mắt để xác định vị trí trong không gian của các đối tượng xung quanh. Đây là một bước tiến trong hành động thực hành xác định vị trí...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cơ chế tâm lí của quá trình hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ lứa tuổi mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư liệu tham khảo Số 31 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
CƠ CHẾ TÂM LÍ CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 
SỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN 
CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON 
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA* 
TÓM TẮT 
Bài báo đề cập đến cơ chế tâm lí của quá trình hình thành sự định hướng trong 
không gian cho trẻ mầm non. Dưới góc độ tâm lí học hoạt động, sự phát triển quá trình 
định hướng trong không gian là quá trình chuyển các hành động thực hành nhận biết bên 
ngoài của trẻ thành các hành động nhận thức bên trong trí não ở các mức độ khác nhau. 
Cơ chế này giúp ta hiểu được sự phát triển nhận thức không gian của trẻ, từ đó đưa ra 
những biện pháp tác động phù hợp khi dạy trẻ định hướng trong không gian. 
Từ khóa: cơ chế tâm lí, sự định hướng trong không gian, trẻ mầm non. 
ABSTRACT 
Psychological mechanism of the process to form spatial orientation 
for preschool children 
This article is about the process to form spatial orientation for preschool children. In 
the perspective of Psychology of Activity, the development of the process of children’s 
spatial orientation is the internalization by children at different levels. This mechanism 
helps us understand children’s development of the spatial cognition; thereby, the author 
makes some appropriate suggestions to teach children spatial orientation. 
Keywords: psychological mechanism, spatial orientation, preschool children. 
1. Đặt vấn đề 
Định hướng trong không gian là 
một trong những điều kiện cần thiết để 
hình thành sự nhận thức và phát triển 
nhân cách của trẻ. Các nhà giáo dục học 
Xô-viết (B.G.Ananieva, Leuxina, 
Chikayeva), cũng như các nhà tâm lí 
học phương Tây (M.Mc.Gee, 
L.C.Thunrstone, Howard Gardner) cho 
rằng bất kì hoạt động nào của trẻ cũng 
cần đến những kiến thức, kĩ năng định 
hướng trong không gian. Vì thế, trong 
mọi hình thức hoạt động của trẻ, sự định 
hướng trong không gian là điều kiện cần 
 * Học viên Cao học Trường ĐHSP Hà Nội, 
GV Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP TPHCM 
thiết thúc đẩy sự phát triển các năng lực 
tư duy và năng lực sáng tạo cho trẻ. Nó 
không chỉ giúp trẻ thực hiện một cách 
chính xác các hoạt động xác định phương 
hướng mà còn giải quyết một cách hiệu 
quả và sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn 
trong cuộc sống hàng ngày. Những hạn 
chế về khả năng định hướng trong không 
gian ở trẻ là một rào cản lớn gây ra 
những lỗi đặc trưng khi trẻ tham gia vào 
các hoạt động học tập cũng như các hoạt 
động vui chơi, lao động... Cho nên, dạy 
trẻ định hướng trong không gian là vô 
cùng quan trọng và cần thiết ở trường 
mầm non. Tuy nhiên, để có thể vạch ra 
những nội dung, nhiệm vụ, phương pháp, 
 234
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thị Hằng Nga 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù 
hợp với đặc điểm phát triển nhận thức 
không gian của trẻ, thì các nhà giáo dục 
học cần phải xuất phát từ cơ chế tâm lí 
hình thành sự định hướng trong không 
gian của trẻ. 
2. Giải quyết vấn đề 
Trước khi xem xét cơ chế tâm lí của 
quá trình hình thành sự định hướng trong 
không gian của trẻ mầm non, ta cần hiểu 
rõ khái niệm về sự định hướng trong 
không gian vì có rất nhiều quan niệm 
khác nhau. Hiện nay, khi nghiên cứu về 
sự định hướng trong không gian cho trẻ 
mầm non, các nhà tâm lí - giáo dục học 
chủ yếu dựa vào các quan niệm sau: 
a. Theo quan niệm của một số nhà tâm 
lí - giáo dục học phương Tây như L.L 
Thunrstone (1938), Mark Mc Gee (1979), 
Howard Gardner (1983), sự định hướng 
trong không gian (spatial orientation) và 
tri giác không gian (spatial visualisation) 
là hai nhân tố chính hình thành nên khả 
năng không gian (spatial ability) của con 
người. Trong đó: 
• Tri giác không gian (spatial 
visualisation) được hiểu là khả năng hình 
dung, mường tượng ra một hình dạng 
trong đó có sự chuyển động, sự thay thế 
giữa các thành phần bên trong hình dạng 
đó [5, tr.893]. Sự chuyển động này chính 
là sự thay đổi của các chiều trong không 
gian, liên quan đến năng lực học toán và 
phát triển trí tưởng tượng hình học không 
gian của trẻ. 
• Định hướng trong không gian 
(spatial orientation) được hiểu là khả 
năng nhận diện một đồ vật khi nhìn nó ở 
những góc độ khác nhau [5, tr.898]. Khả 
năng này liên quan đến khả năng tri giác 
một hình dạng cố định khi mục tiêu đã bị 
di chuyển đến những vị trí khác nhau. 
Theo McGee, một đặc điểm quan trọng 
trong định hướng không gian là khả năng 
nắm bắt các hướng của đồ vật trong 
không gian tương ứng với những vị trí 
khác nhau của đồ vật đó hay của những 
đồ vật khác. Khả năng định hướng trong 
không gian giúp trẻ thích nghi với cuộc 
sống, vận dụng vào việc giải quyết những 
hoạt động xác định phương hướng. 
b. Lêusina, nhà tâm lí - giáo dục học 
Xô-viết, cho rằng vấn đề định hướng 
trong không gian rất đa dạng, bao gồm cả 
sự đánh giá khoảng cách, xác định kích 
thước, hình dạng, mối quan hệ giữa hình 
dạng và kích thước các đối tượng trong 
không gian và vị trí của chúng trong 
không gian. Nghiên cứu về sự định 
hướng không gian ở trẻ em, bà đưa ra 
định nghĩa hẹp hơn, định hướng trong 
không gian là sự xác định: 
- Vị trí của chủ thể định hướng so với 
các khách thể xung quanh nó; 
- Vị trí của các vật xung quanh so với 
chủ thể định hướng; 
- Vị trí của các vật một cách tương 
đối so với nhau [4, tr.137]. 
Tóm lại, sự định hướng trong 
không gian chính là quá trình xác định 
vị trí, hướng của bản thân hoặc các vật 
thể khác nhau trong mối tương quan 
không gian với nhau. Theo cách hiểu 
này, vị trí của bản thân và của các vật thể 
không tồn tại độc lập mà luôn có mối 
quan hệ không gian qua lại với nhau. Vì 
thế vị trí và mối quan hệ không gian của 
 235
Tư liệu tham khảo Số 31 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
bản thân và của các vật thể trong không 
gian chỉ có tính tương đối. 
Từ nhận thức đúng đắn về khái 
niệm sự định hướng trong không gian của 
trẻ mầm non, trên cơ sở nghiên cứu lí 
luận về quá trình hình thành và phát triển 
sự định hướng trong không gian của các 
nhà tâm lí - giáo dục học phương Tây, 
đặc biệt là những thành tựu nổi bật của 
các nhà tâm lí học hoạt động Xô-viết như 
A.N.Leonchiev, D.B.Enconhin, J.Bruner, 
L.A.Venger, P.Ia.Galperin, chúng ta có 
thể làm rõ hơn về cơ chế hình thành sự 
định hướng trong không gian ở trẻ 0 - 6 tuổi. 
Theo các nhà tâm lí học hoạt động 
Xô-viết, khả năng định hướng trong 
không gian ở trẻ mầm non chính là khả 
năng tri giác trong không gian. Tri giác 
trong không gian là hành động nhận thức 
diễn ra trong đầu đứa trẻ. Hành động bên 
trong này có nguồn gốc từ các hành động 
vật chất bên ngoài là các hành động thực 
hành xác định vị trí không gian của trẻ. 
Trẻ mầm non có thể thực hiện các hành 
động thực hành bên ngoài nhằm tương 
tác với các đối tượng xung quanh như: 
chạm vào vật, tiến sát, xoay người, chỉ 
tay về phía vật hoặc ước lượng bằng mắt 
để đánh giá vị trí trong không gian của 
các đối tượng xung quanh. Qua đó, trẻ có 
những hiểu biết về không gian, mối quan 
hệ vị trí, hướng và khoảng cách của các 
vật trong không gian. Điều này được Jean 
Piaget và các nhà tâm lí học hoạt động 
khẳng định: “Sự phát triển trí tuệ không 
có sẵn trong đầu đứa trẻ, cũng không 
nằm ở đối tượng khách quan, mà nằm 
ngay trong mối tác động qua lại giữa chủ 
thể- đối tượng, thông qua hành động” [1, 
tr.61]. Như vậy, có thể khẳng định rằng 
hình thành sự định hướng trong không 
gian cho trẻ ở trường mầm non thực chất 
là tổ chức cho trẻ tương tác tích cực với 
các đối tượng ở môi trường xung quanh 
thông qua các hành động thực hành đa 
dạng bên ngoài. 
Trong quá trình tương tác giữa trẻ 
với thế giới đồ vật hoặc với người khác, 
trẻ cảm nhận trực giác về phạm vi xung 
quanh của các đối tượng, bao gồm cả 
việc xác định khoảng cách, kích thước, 
hình dạng, vị trí và mối quan hệ không 
gian giữa các đối tượng với hệ toạ độ 
chuẩn. Để làm được điều này trẻ phải tiến 
hành quá trình chuyển vào trong theo cơ 
chế nhập tâm. Hay nói cách khác quá 
trình hình thành sự định hướng trong 
không gian là quá trình chuyển các hành 
động thực hành nhận biết bên ngoài như 
hành động sờ mó tiếp xúc trực tiếp với 
đối tượng hay hành động quan sát, đánh 
giá bằng mắt v.v thành hành động nhận 
thức bên trong của mỗi cá nhân như: 
hành động tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng 
tượng trong không gian. 
Việc định hướng trong không gian 
đòi hỏi con người phải biết sử dụng một 
hệ tọa độ nào đó làm chuẩn cảm giác hay 
làm mốc để xác định vị trí, các hướng 
khác nhau trong không gian. Đối với trẻ 
mầm non, đầu tiên, trẻ sử dụng hệ tọa độ 
cảm giác dựa theo các chiều trên cơ thể 
của trẻ, sau đó đến hệ tọa độ mà chuẩn là 
một đối tượng bất kì để thực hiện các 
hành động bên ngoài nhằm nhận biết các 
hướng không gian cơ bản: trên - dưới, 
phải - trái, trước - sau của người hoặc vật 
nào đó trong không gian. 
 236
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thị Hằng Nga 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Trẻ mẫu giáo chủ yếu xác định vị 
trí trong không gian nhờ vào hành động 
tri giác không gian diễn ra trong đầu theo 
2 mức độ: 
- Hành động tri giác đồng nhất về 
không gian, là hành động tri giác giúp trẻ 
xác định vị trí của vật thẳng hàng với các 
hướng trên trục cơ thể hoặc thẳng ngay 
với vị trí của trục cơ thể. 
- Hành động tri giác đối chiếu với 
chuẩn về không gian, là hành động tri 
giác giúp trẻ xác định vị trí các đồ vật 
nằm lệch hướng so với trục cơ thể. 
Các hành động tri giác này được 
hình thành trong trí não thông qua các 
hành động thực hành bên ngoài cùng với 
sự tham gia của các giác quan vận động 
như: xúc giác, bộ phận điều chỉnh thăng 
bằng, hệ thống các thụ thể (bộ phận cảm 
nhận các kích thích bên ngoài), thính 
giác, thị giác, khứu giác... Các hành động 
thực hành này phát triển theo hai giai 
đoạn: 
¾ Giai đoạn một: Trẻ thực hiện 
hành động tiếp xúc trực tiếp với đồ vật như: 
- Hành động sờ, cầm, nắm (hay còn 
gọi là hành động đặt chồng) để cảm nhận 
trực tiếp các kích thích từ đối tượng bên 
ngoài lên xúc giác, thị giác, thính giác 
của trẻ. Nhờ vào đó, trẻ nhận biết vị trí 
của vật trong thực tế theo các hướng khác 
nhau do cảm giác của chính bản thân 
mang lại. Ví dụ: Tay phải của mình chạm 
tới viên bi, trẻ có thể xác định viên bi 
nằm ở bên phải của trẻ. Hoặc lưng của trẻ 
tựa vào cái bàn, lúc đó trẻ nhận ra bàn 
nằm ở phía sau trẻ. 
- Hành động dịch gần đến đối tượng 
(hay còn gọi là hành động đặt cạnh) là 
hành động di chuyển hệ tọa độ đến sát 
cạnh đối tượng cần xác định vị trí trong 
không gian. Hành động này được tiến 
hành theo hai phương thức: 
+ Kéo đối tượng lại gần: là dịch 
chuyển, kéo đồ vật vào sát trục cơ thể của 
bản thân hay của người khác để xác định 
vị trí, hướng của đồ vật so với chuẩn. 
+ Tiến gần đến đối tượng: là di 
chuyển bản thân hay vật lấy làm chuẩn về 
phía đối tượng cần được xác định vị trí. 
Như vậy, ở giai đoạn này, trẻ chủ 
yếu tương tác trực tiếp lên đối tượng nhờ 
vào các giác quan và sự vận động của cơ 
thể để cảm nhận và khám phá các thuộc 
tính không gian cũng như vị trí không 
gian của các đối tượng. Qua đó trẻ phát 
triển khả năng tri giác đồng nhất về 
không gian tạo điều kiện chuyển sang 
mức độ nhận thức cao hơn: tri giác đối 
chiếu với chuẩn, trẻ không chỉ nhận diện 
vị trí trong vùng không gian rộng hơn mà 
còn tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các 
đối tượng trong không gian. 
¾ Giai đoạn hai: Trẻ thực hiện 
việc ước lượng bằng mắt là hành động 
xác định vị trí, hướng, khoảng cách của 
đồ vật dựa vào sự quan sát từ xa của mắt. 
Ở giai đoạn này, mức độ tham gia của 
các giác quan vận động giảm dần. Trẻ 
không cần sờ mó, động chạm trực tiếp 
đến đối tượng. Các hành động thực hành 
xác định vị trí của các vật xung quanh trẻ 
mang tính khái quát dần, từ tiếp xúc trực 
tiếp đến tiếp xúc vật, xoay người, chỉ về 
hướng cần thiết, hướng đầu về phía vật 
và cuối cùng chỉ cần đưa mắt nhìn về 
phía vật là có thể nhận ra vị trí không 
gian của chúng. 
 237
Tư liệu tham khảo Số 31 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Khi lấy đối tượng khác làm hệ tọa 
độ để định hướng trong không gian, hành 
động ước lượng bằng mắt được trẻ thực 
hiện bên trong trí não. Bằng trí tưởng 
tượng, trẻ hình dung có sự xoay trục cơ 
thể của mình cùng chiều với trục cơ thể 
của đối tượng khác để định hướng trong 
không gian. Đây thực chất là hành động 
đặt chồng được thực hiện bên trong đầu 
đứa trẻ, khi trẻ tưởng tượng ra có sự áp 
chồng hệ trục cơ thể mình vào hệ trục cơ 
thể của đối tượng khác. 
Như vậy, từ chỗ phải nhờ đến sự 
tiếp xúc trực tiếp để định hướng trong 
không gian, dần dần trẻ chỉ cần dùng mắt 
để xác định vị trí trong không gian của 
các đối tượng xung quanh. Đây là một 
bước tiến trong hành động thực hành xác 
định vị trí không gian của trẻ, giúp trẻ 
phát triển khả năng tri giác đối chiếu với 
chuẩn. Nhờ vào đó, trẻ có thể nhận diện 
vị trí của đối tượng trong không gian 
rộng lớn và phản ánh mối quan hệ không 
gian của nhiều đối tượng cùng lúc một 
cách chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. 
Nhờ khả năng tri giác trong không 
gian ở giai đoạn đầu lứa tuổi mẫu giáo 
tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ khả năng 
tư duy và tưởng tượng trong không gian 
cho trẻ ở các giai đoạn tiếp theo, trẻ nhận 
ra các mối quan hệ không gian và miêu tả 
vị trí không gian bằng ngôn ngữ, hoặc 
thông qua lời nói trẻ có thể giải quyết 
sáng tạo các vấn đề có liên quan đến định 
hướng trong không gian. Ví dụ: khi trẻ có 
biểu tượng đầy đủ về vị trí, khoảng cách, 
hướng không gian của các đối tượng, trẻ 
dễ dàng thực hiện hoạt động tạo hình 
theo yêu cầu của giáo viên như vẽ một 
bức tranh cảnh vật có sự sắp xếp bố cục 
gần xa, trên dưới một cách hài hòa, hợp lí. 
3. Kết luận và kiến nghị 
3.1. Kết luận 
Có thể khẳng định rằng mức độ 
phát triển các hành động định hướng 
trong không gian của trẻ ở bình diện bên 
ngoài phản ánh trình độ phát triển nhận 
thức không gian của trẻ. Do vậy, muốn 
phát triển hành động nhận thức không 
gian của trẻ cần phải bắt đầu từ các hành 
động thực hành bên ngoài. Điều này giúp 
cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về quá 
trình dạy học định hướng trong không 
gian cho trẻ ở trường mầm non. Dạy trẻ 
định hướng trong không gian chủ yếu là 
hình thành ở trẻ các hành động thực hành 
bên ngoài như tiếp xúc, sờ mó, dịch 
chuyển đến gần đối tượng hoặc quan sát 
bằng mắt nhằm nhận biết các thuộc tính 
không gian và mối quan hệ không gian 
của các đối tượng xung quanh. Từ đó, các 
hành động nhận thức không gian trong trí 
não cũng sẽ được hình thành và phát triển 
giúp trẻ hiểu được các đặc tính không 
gian, tính tương đối của không gian và 
mối quan hệ không gian của các sự vật 
xung quanh. 
3.2. Kiến nghị 
Dựa vào cơ chế tâm lí của việc hình 
thành sự định hướng trong không gian 
cho trẻ, khi tổ chức các hoạt động giáo 
dục ở trường mầm non nhằm hình thành 
sự định hướng trong không gian cho trẻ 
mẫu giáo, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 
- Nội dung hình thành sự định hướng 
trong không gian cho trẻ cần được triển 
khai từ đơn giản đến mở rộng sao cho 
phù hợp với sự phát triển nhận thức 
 238
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thị Hằng Nga 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
không gian của trẻ. Nghĩa là, cần dạy trẻ 
định hướng và xác định các hướng trên- 
dưới, trước - sau, phải- trái của chuẩn và 
vị trí các đối tượng so với chuẩn, trong 
đó có sự mở rộng chuẩn theo các mức độ 
nhận thức của trẻ. Ở mức độ đơn giản, trẻ 
lấy bản thân làm chuẩn, tiếp đến là lấy 
một người khác làm chuẩn và khó hơn là 
chọn một vật bất kì làm chuẩn để định 
hướng trong không gian. 
- Hình thành hành động tri giác trong 
không gian cho trẻ một cách có hệ thống, 
từ đơn giản đến phức tạp và mở rộng dần. 
Đầu tiên hình thành ở trẻ hành động tri 
giác đồng nhất với chuẩn rồi mới đến 
hành động tri giác đối chiếu với chuẩn. 
Cụ thể như sau: trước hết, giáo viên đưa 
ra các nhiệm vụ đơn giản yêu cầu trẻ xác 
định vị trí của các đối tượng được xếp đặt 
trên hoặc tiếp giáp với các trục cơ thể của 
trẻ (trục thẳng đứng, trục nằm ngang, trục 
chính diện). Tiếp theo, dạy trẻ tri giác 
trong những vùng không gian rộng hơn. 
Trẻ phải xác định vị trí không gian của 
các vật ở mức độ phức tạp hơn, bao gồm 
những vật nằm ở vị trí giao thoa giữa các 
vùng không gian như: bên phải về phía 
trước hoặc bên phải về phía sau, bên trái 
về phía trước hoặc bên trái về phía sau, 
phía trước về bên phải hoặc phía trước về 
bên trái v.v 
- Giúp trẻ thực hiện đa dạng các hành 
động thực hành bên ngoài với các đối 
tượng xung quanh như sờ, chạm đến vật, 
dịch chuyển về phía vật sau đó đến hành 
động ước lượng bằng mắt để xác định vị 
trí trong không gian của các vật xung 
quanh trẻ. Cuối cùng, khi trẻ đã cảm nhận 
đầy đủ về vị trí và hướng trong không 
gian của các đối tượng thì dạy trẻ sử 
dụng hành động ngôn ngữ để đánh giá vị 
trí trong không gian cũng như phản ánh 
mối quan hệ không gian của chúng khi 
lấy đối tượng bất kì làm chuẩn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Trọng Ngọ (1996), “J.Piaget nhà Bác học về trẻ em và trẻ thơ”, Kỉ yếu “Hội 
thảo khoa học về nhà tâm lí học kiệt xuất J.Piaget” do Thành hội Tâm lí - Giáo dục 
học Việt Nam tổ chức tại TPHCM ngày 27-12-1996. 
2. Howard Gardner (1998), Cơ cấu trí khôn - Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn, Nxb 
Giáo dục. 
3. J. Piaget (1998), Tâm lí học trí khôn, Nxb Giáo dục. 
4. Lêusina A.M. (1974), Phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen với Toán, Nguyễn 
Thị Tuyết Nga dịch, Đinh Thị Nhung hiệu đính, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Cao 
đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương. 
5. Mc Gee, M. G. (1979), Human spatial abilities:Psychometric studies and 
environmental, genetic, hormonal, and neurological influences, Psychological 
Bulletin 86. 
6. Thurstone, L.L. (1938), Primary mental abilities, Chicago: University of Chicago 
Press. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-8-2011; ngày chấp nhận đăng: 14-9-2011) 
 239

File đính kèm:

  • pdfco_che_tam_li_cua_qua_trinh_hinh_thanh_su_dinh_huong_trong_k.pdf