Con đường cứu nước ở Trung Quốc (Giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX)

Tóm tắt Con đường cứu nước ở Trung Quốc (Giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX): ... cuộc dấu tranh cũng diến ra gay go phức tạp không kém với những con đường khác nhau. Thứ nhất, Con đường Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) là con đường đấu tranh chống đế quốc và phong kiến-một phong trào nông dân có quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử Cuộc đấu tranh kéo dài 14 năm trờ...được đất nước TQ ra khỏi ách nô dịch của ĐQ và PK Thứ hai, phong trào Dương Vụ (1862-1894) dược các thân vương, quan lại hán tộc trong triều khởi xướng (Lý Hồng Chương) tiến hành, với biện pháp là bắt chước phương Tây, mở mang sự nghiệp để xây dựng nền công nghiệp phục vụ quân sự với hy vọng...thực chất cương lĩnh thực hiện ba nội dung: lật đổ chính quyền Mãn, thành lập nước Trung Hoa dâng quốc, chia dều ruộng đất. Tuy nhiên cuộc cách mạng này chỉ dừng lại ở việc trọng tâm là đánh đổ tập đoàn thống trị Mãn, chưa nhận ra kẻ thù chủ yếu của cách mạng là CNĐQ và toàn bộ giai cấp đị...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Con đường cứu nước ở Trung Quốc (Giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Ở TRUNG QUỐC 
(GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỬA THẾ KỶ XX) 
Trong bối cảnh chung của châu Á, Phi vào cuối thế kỷ XIX đầu XX, là 
tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc 
lập. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi nước, đặc biệt là lực lượng và 
tương quan của các giai cấp (nhất là những giai cấp chống lại sự thống 
trị của thực dân) đã xuất hiện những con đường, phương thức cứu nước 
khác nhau. Muốn có con đường cứu nước hiệu quả, phù hợp với điều 
kiện kinh tế-xã hội, các dân tộc thuộc địa đã phải trãi qua cuộc đấu 
tranh, sự lựa chọn từ thấp lên cao cùng với sự trưởng thành của các tầng 
lớp xã hội và ý thức của họ. Cho nên con đường đi đến cái đích độc lập 
cũng khác nhau. Trong đó có Trung Quốc. 
Lịch sử đã ghi nhận rằng, cũng như các nước cùng châu lục, trước khi bị 
chủ nghĩa thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, Trung Quốc đã có 
một nền văn minh, văn hóa lâu đời, phát triển cao về mặt vật chất và tinh 
thần. Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, đông dân đã sớm trở 
thành “miếng mồi” chia xẻ kéo dài của thực dân mà kẻ tiên phong là 
thực dân Anh. Mở đầu là điều ước Nam Kinh (8/1842) với Anh, kéo 
theo sau đó là liên tiếp các điều ước bất bình đẳng mà Trung Quốc kí với 
các nước Phương Tây đã biến T.Q từng bước trở thành một nước nửa 
thuộc địa của bọn thực dân. 
Sau khi đã bình định và thiết lập bộ máy thống trị, chúng đã đẩy mạnh 
việc khai thác và bóc lột thuộc địa. Kết quả là đã đem đến những lợi 
nhuận kết xù cho chính quốc và ngược lại là sự khốn khổ, rên xiết của 
nhân dân, nguyên nhân đó đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh mạnh mẽ của 
nhân dân. 
Cũng như các nước cùng thời ở Châu Á, trước sự xâm lược của Phương 
Tây, giai cấp thống trị (triều đình Mãn Thanh) từ việc thực hiện chính 
sách “đóng của” đối với tư bản Phương Tây đến việc kháng chiến yếu ớt 
và rồi đân dần đi đến thỏa hiệp, nhượng bộ, đầu hàng. Trong khi đó nhân 
dân phản ứng mạnh mẽ để rồi tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm 
lược, giành độc lập. Mặc dù quyết liệt nhưng chỉ ở mức dộ tự phát, thiếu 
tổ chức và lãnh đạo đúng đắn, cuối cùng đi đến kết quả bị đàn áp và thất 
bại. 
Quá trình xâm nhập của CNTB phương Tây vào Trung Quốc đưa đến 
những biến đổi to lớn về kinh tế-xã hội. Xã hội phân hóa, những giai 
tầng mới xuất hiện và tham gia vào đời sống chính trị, tiêu biểu nhất là 
tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp này vừa có mối liên hệ với kinh tế đế 
quốc, vừa tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng tự do phương Tây với nỗi đau 
mất nước đã làm cho phong trào tư sản ra đời với mục tiêu độc lập, dân 
chủ. Cuộc đấu tranh do giai cấp tư sản hoặc do các sĩ phu cấp tiến lãnh 
đạo đã tạo nên luồng gió mới, mở ra một hướng đi mới cho phong trào 
GPDT đi đến thành công. 
Cho đến đầu thế kỉ XX, bên cạnh phong trào tư sản đã xuất hiện phong 
trào vô sản, đặc biệt với sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 
đã làm cho phong trào GPDT có một chuyển biến căn bản. 
Như vậy, trước sự bất lực của triều đình Mãn Thanh, một loạt các 
khuynh hướng cứu nước, GPDT ở Trung Quốc đã xuất hiện, hy vọng 
dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thoát khỏi vũng bùn của chế độ nô dịch. 
Trong tình hình xã hội Trung Quốc phức tạp, từ một nước phong kiến 
trở thành nước phog kiến nửa thuộc địa với các lực lượng khác nhau, 
cuộc dấu tranh cũng diến ra gay go phức tạp không kém với những con 
đường khác nhau. 
Thứ nhất, Con đường Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) là con đường 
đấu tranh chống đế quốc và phong kiến-một phong trào nông dân có quy 
mô lớn chưa từng có trong lịch sử 
Cuộc đấu tranh kéo dài 14 năm trời, đã xây dựng được một chính quyền 
và thi hành nhiều biện pháp cách mạng. 
Mặc dù thực hiện hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, song đó là vì 
cuộc sống đấu tranh cho sự tồn tại của bản thân nó, chứ không phải vì 
giai cấp lãnh đạo cách mạng này là đại diện cho một lực lượng sản xuất 
mới, quan hệ sản xuất mới. Cuộc acchs mạng nông dân này nổ ra trong 
giai đoạn lịch sử TQ, khi kẻ thù bên ngoài đang trên đường xâu xé TQ, 
bọn phong kiến thì nhu nhược đầu hàng chúng. Xã hội TQ tồn tại hai 
mâu thuẫn cơ bản: PK với ND; ND với ĐQ. Dù đây là cuộc cách mạng 
thuần túy nhà nông dân, nó cũng không thể không đụng chạm đến việc 
giải quyết hai nhiệm vụ trên. 
Phong trào Thái Bình Thiên Quốc là cuộc cách mạng nông dân lớn nhất 
trong lịch sử TQ. Đây không chỉ nói về phạm vi ảnh hưởng mà chủ yếu 
nói về biện pháp cách mạng triệt để và sáng tạo của nó: Chính sách 
ruộng đất bình quân, chính sách xã hội, chính sách nam nữ bình đẳng 
(tham khảo Nguyễn Huy Quý-Lịch sử cận đại Trung Quốc (2004), 
Nxb.CTQG, H, tr.27). Đây là những chính sách đầu tiên được đề ra 
trong lịch sử cách mạng nông dân TQ Nhưng ở thời đại PK, tấ cả lý 
tưởng cách mạng của nông dân cuối cùng rơi vào không tưởng và thất 
bại. 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại này là không có một giai cấp 
tiên tiến lãnh đạo phong trào, giai cấp nông dân có khả năng đạp phá xã 
hội cũ, nhưng khi đẩy cách mạng đến đỉnh cao của nó thì không biết làm 
gì nữa. Cuối cùng họ quay về xã hội PK, các lãnh tụ phong trào sống 
xoa hoa, bè cánh, chia rẽ, tự làm yéu mình, trong khi kẻ thù (PK+ĐQ) 
thì lớn mạnh. 
Cuộc cách mạng này đã chỉ rõ con đường cứu nước chống PK, TD 
không thể là con đường đấu tranh đơn độc của nông dân, mang tính chất 
bình quân chủ nghĩa, chia rẽ, khoát áo tôn giáo huyền bí. Đồng thời cũng 
chứng tỏ giai cấp nông dân không thể tự giải phóng mình, càng không 
thể tự giải phóng được đất nước TQ ra khỏi ách nô dịch của ĐQ và PK 
Thứ hai, phong trào Dương Vụ (1862-1894) dược các thân vương, quan 
lại hán tộc trong triều khởi xướng (Lý Hồng Chương) tiến hành, với 
biện pháp là bắt chước phương Tây, mở mang sự nghiệp để xây dựng 
nền công nghiệp phục vụ quân sự với hy vọng chính là “binh cường , 
nước mạng”,cũng cố chế độ vương quyền Mãn Thanh bảng việc đàn áp 
phong trào nông dân và chống xâm lược. 
Tuy nhiên, phong trào đã bị phá sản trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật. 
Điều này chứng tỏ, con đường mà phái Dương Vụ khởi xướng không 
phải là con đường cứu nước đúng của TQ lúc bấy giờ. 
Sự thất bại trên của TQ, đã làm cho tầng lớp tri thức PK chịu ảnh hưởng 
của tư tưởng phương tây thấy rằng:nếu chỉ tiến hành cải cách trên lĩnh 
vực kinh tế và kĩ thuật quân sự thì chưa đủ mà còn phải làm cuộc duy 
tân theo kiểu Minh Trị ở Nhật Bản, họ cho rằng phải tiến hành một cuộc 
cách mạng toàn diện thì mới có thể cứu TQ. Đại diện cho con đường này 
là Khang-LươngThế là TQ thời Quang Tự đã thực hiện “bách nhật 
duy tân”, với mục đích là thay đổi chế độ PK, đưa TQ phát triển theo 
hướng TBCN. 
Nhưng cải cách đã bị ngăn chặn, bởi phái bảo thủ mà đứng đầu là Từ 
Hy. Để rồi cuối cùng những nổ lực đó đi đến thất bại. 
Xét trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, tư tưởng biến TQ thành con đường 
TBCN để đòi được nền độc lập bằng con đường cải cách từ trên xuống 
là điều không tưởng. Hơn thế nữa, quyền lợi của các nước đế quốc tại 
TQ, làm sao chấp nhận được để TQ đi theo con đường của họ, như thế 
sẽ mất đi một thị trường béo bở. 
Và sự việc của phái duy tân cho thấy, con đường theo kiểu Phương Tây 
thời điểm ấy, không những không thoát khỏi sự thống trị cảu ngoại bang 
mà còn lệ thuộc hơn nữa vào họ. 
Thứ ba, con đường cách mạng Tân Hợi (1911-1913) do Tôn Văn khởi 
xướng là con đường đi tới độc lập của GCTS, rút kinh nghiệm đối với 
các phong trào trước đó, TÔn Văn hy vọng, với sự lựa chọn con đường 
này sẽ giành được độc lập cho nước Trung Hoa. 
Sự thành lập TQ đồng minh hội-chính đảng đầu tiên của GCTS TQ và 
khởi thảo luận cương hoạt động: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung 
Hoa, Thành lập dân quốc, bình quân địa quyền”, thực chất cương lĩnh 
thực hiện ba nội dung: lật đổ chính quyền Mãn, thành lập nước Trung 
Hoa dâng quốc, chia dều ruộng đất. 
Tuy nhiên cuộc cách mạng này chỉ dừng lại ở việc trọng tâm là đánh đổ 
tập đoàn thống trị Mãn, chưa nhận ra kẻ thù chủ yếu của cách mạng là 
CNĐQ và toàn bộ giai cấp địa chủ PK. 
Kết quả của cuộc cách mạng đã lật đổ được triều đình Mãn. Tuy nhiên 
sau đó chính quyền lại rơi vào tay Viên Thế Khải, kẻ đại diện cho thế 
lực địa chủ-tư sản mại bản cấu kết chặt chẽ với đế quốc. 
Thất bại này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các nhà 
lãnh đạo cách mạng thiếu cương quyết với chế độ PK, ảo tưởng với đế 
quốc. Thất bại của CMTH chứng tỏ GCTS TQ không có khả năng lãnh 
đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi. Thất bại đó đã báo hiệu 
cho cách mạng TQ phải lựa chọn một con đường mới: con đường cách 
mạng vô sản. 
Trước khi cuộc chiến tranh thế giới 1 kết thúc, nước TQ phong kiến nửa 
thuộc địa như chìm trong bóng tối. Cách mạng đi vào ngõ cụt, chưa tìm 
thấy lối ra. 
Chính trong thời điểm đó, cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã bùng nổ 
và thắng lợi. Nó đã mở ra cho nhân dân TQ con đường đi tới giải phóng, 
dẫn dắt nhân dân TQ đi lên con đường dấu tranh cách mạng dưới ánh 
sáng của chủ nghĩa Mác-Lê. 
Dưới tác động của tình hình quốc tế và chuyển biến mau lẹ ở trong 
nước. TQ đã bùng nổ phong trào yêu nước Ngũ Tứ (1919) 
Phong trào GPDT chống đế quốc kiên quyết không thỏa hiệp và cũng là 
phong trào dân chủ chống PK triệt để chưa từng thấy ở TQ kể từ năm 
1840. 
Khẩu hiệu “ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc, TQ là của người 
Tq, phế bỏe Hiệp ước 21 điềucho thấy mũi nhọn đấu tranh của nhân 
dân luôn chỉa vào CNĐQ và pK tay sai. So với cương lĩnh các phong 
trào trước thì đây qả thật là một bước tiến dài, một sự chuyển biến căn 
bản về chất, khi giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị 
độc lập và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị TQ 
Chính vì thế, phong trào Ngũ Tứ đánh dấu cách mạng TQ từ giai đoạn 
dân chủ cũ đã chuyển sang giai đoạn dân chủ mới. 
Phong trào này được xem là một phong trào cách mạng văn hóa sâu sắc, 
triệt để, tạo những tiền đề cho việc truyền bá chủ nghĩa M-L ở TQ, thúc 
đẩy sự kết hợp giữa M-L với phong trào Công nhân dẫn tới sự ra đời của 
ĐCS đầu thập kỷ XX. 
Sự xuất hiện chính đảng của GCCN đã đảm nhiện sư mạng lãnh đạo 
cách mạng TQ không chỉ đánh dấu bước ngoặc của cách mạng mà còn 
chấm dứt một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và lãnh 
đạo cách mạng TQ. Lịch sử có sự lựa chọn đúng đắn-con đường cách 
mạng vô sản do ĐCS lãnh đạo-sự lựa chọn phù hợp với thực tiễn khách 
quan. 
Quá trình phát triển và một số đặc điểm của phong trào giải phóng dân 
tộc đi theo con đường cách mạng vô sản. 
Sau khi ĐCS TQ được thành lập cho đến năm 1949, kết thúc cách mạng 
dân tộc dân chủ, cuộc các mạng của nhân dân TQ phát triển qua các giai 
đoạn: 
Cuộc chiến tranh Bắc phạt và sự phản bội của tập đoàn Tưởng G.Thạch 
(1924-1927). 
Cuộc cách mạng ruộng đất và chiến tranh cách mạng chống tập đoàn 
phản động TGT (1927-1937). 
Cuộc đấu tranh để thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật và 
cuộc kháng chiến chống Nhật (1937-1945). 
Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng và nước CH ND TH thành lập 
(1945-1949) 

File đính kèm:

  • pdfcon_duong_cuu_nuoc_o_trung_quoc_giua_the_ky_xix_den_giua_the.pdf