Đặc thù trong giải quyết tranh chấp thuế bằng thủ tục khiếu nại ở Việt Nam
Tóm tắt Đặc thù trong giải quyết tranh chấp thuế bằng thủ tục khiếu nại ở Việt Nam: ...khiếu nại và làm các yêu cầu liên quan đến thủ tục khiếu nại. Nội dung công việc ủy quyền theo Hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa người nộp thuế và tổ chức hoặc cá nhân nhận ủy quyền. 3.2.2. Nội dung khiếu nại thuế Đối tượng của khiếu nại về thuế là: (i) Nội dung quyết định của cơ quan... Hệ thống cơ quan thuế được tổ chức từ trung ương đến địa phương bao gồm Tổng Cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các chi cục thuế thuộc quận, huyện. Các cơ quan thuế được giao quyền quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế. Theo đó, qu...ờng hợp không thụ lý giải quyết phải nêu rõ lý do (Điều 27 Luật KN). Người nộp thuế được bảo đảm giải quyết khiếu nại trong một thời hạn nhất định tùy thuộc vào tính phức tạp của vụ việc, lần khiếu nại, địa điểm tranh chấp thuế. Cụ thể là: theo Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu n...
hồ sơ báo cáo Chủ tịch tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt7. Với việc qui định thẩm quyền xử phạt trên đây, người nộp thuế khi bị xử phạt mà không đồng ý với quyết định xử phạt sẽ trực tiếp khiếu nại đến cơ quan ra quyết định xử phạt. 3.3.2. Cơ quan thuế Hệ thống cơ quan thuế được tổ chức từ trung ương đến địa phương bao gồm Tổng Cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các chi cục thuế thuộc quận, huyện. Các cơ quan thuế được giao quyền quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế. Theo đó, quyết định thu thuế do các Cơ quan thuế ban hành do người đứng đầu ký tên hoặc ủy quyền ký tên. Khiếu nại việc ra quyết định thu thuế đối với Cơ quan thuế có thẩm quyền cũng chính là khiếu nại người có thẩm quyền ra quyết định thu thuế. Quyền xử phạt của cơ quan thuế được tiến hành bởi (i) công chức Thuế đang thi hành công vụ; Đội trưởng Đội Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Thẩm quyển của cơ quan giải quyết khiếu nại thuế được phân định theo phạm vi quản lý thuế. Cụ thể là: (1) Chi cục trưởng Chi cục thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định _______ 7 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan. N.T.L. Hương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 1 (2015) 11-22 17 hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. (2) Cục trưởng Cục thuế có thẩm quyền: (i) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp và (ii) giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. (3) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền: (i) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp và (ii) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. (4) Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền: (i) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp8; và (ii) giải quyết khiếu nại mà Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại9. Như vậy theo qui định trên, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo nguyên tắc giải quyết khiếu nại lần đầu tại cơ quan quyết định thu thuế, xử phạt, còn giải quyết khiếu nại lần hai tại cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Căn cứ vào thời hiệu khiếu nại, thời hạn thụ lý, thời hạn giải quyết khiếu nại, người nộp thuế thực hiện quyền khiếu nại yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quyết định thu thuế, xử phạt xem xét lại quyết định đã ban hành. _______ 8 Thanh tra Bộ Tài chính là cơ quan thuộc Bộ Tài chính có thẩm quyền xử phạt, theo đó người ra quyết định xử phạt là Chánh thanh tra là chủ thể bị khiếu nại. 9 Điều 59 Thông tư 28/2008/TT-BTC ngày 28/2/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định 85/2007/nĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010. 3.4. Các hành vi vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền thu thuế, xử phạt bị khiếu nại So với giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án10, giải quyết khiếu nại đơn giản hơn nhiều. Cơ quan ra quyết định xem lại căn cứ ra quyết định để xác định đúng hay sai trong nội dung khiếu nại của người nộp thuế. Tuy nhiên, việc xử lý này không được thực hiện bởi một cơ quan độc lập nên không thể phủ nhận kết quả thông thường trong khiếu nại thuế là cơ quan giải quyết khiếu nại giữ nguyên quan điểm trong quyết định thu thuế hoặc xử phạt. Trong trường hợp kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu là giữ nguyên quyết định thu thuế hoặc xử phạt thì người nộp thuế có quyền khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên. Hoặc lựa chọn khởi kiện ra tòa án hành chính11. Tùy thuộc vào nội dung khiếu nại, cơ quan tiếp nhận khiếu nại phải xem xét nội dung khiếu nại và trả lời trong thời hạn pháp luật qui định. Theo kinh nghiệm của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, các vụ khiếu nại xoay quanh các nội dung: (i) Thiếu căn cứ ấn định thuế, truy thu thuế, xử phạt vi phạm; (ii) Hết thời hiệu truy thu, phạt; (iii) Không tuân thủ thời hạn theo qui định về thanh tra, kiểm tra, ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra không đúng thẩm quyền; (iv) Lỗi trong qui trình thanh tra, kiểm tra như lập biên bản kiểm tra, biên bản thanh tra; (v) _______ 10 Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án ngoài tham gia của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, còn có sự tham gia của kiểm sát viên, và việc thu thập chứng cứ tuân theo các trình tự thủ tục Luật định với thời hạn giải quyết dài hơn giải quyết khiếu nại. 11 Luật Tố tụng hành chính 2010 qui định quyền quyết định và tự định đoạt khởi kiện của tổ chức và cá nhân (Điều 7), ngoài ra, cho phép người khởi kiện lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án hoặc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi cùng một lúc có đơn khiếu nại và vừa có đơn khởi kiện (Điều 31). N.T.L. Hương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 1 (2015) 11-22 18 Không tống đạt hoặc tống đạt không hợp lệ các văn bản liên quan đến thanh tra, kiểm tra ; (vi) Ban hành quyết định xử phạt các nội dung thanh tra, kiểm tra vượt phạm vi cho phép ; (vii) Quyết định xử phạt không đúng đối tượng nhầm lẫn giữa pháp nhân và cá nhân [4]. Với lý do tranh chấp kể trên, có thể thấy rằng khi cơ quan ra quyết định thu thuế và xử phạt chưa tuân thủ qui định pháp luật về căn cứ thu thuế, thẩm quyền, trình tự thủ tục kiểm tra, thanh tra và xử phạt. Trong những trường hợp này cần xác định trách nhiệm của những người có thẩm quyền, và buộc họ phải khắc phục hậu quả gây ra cho người nộp thuế. Ngoài ra, cơ quan giải quyết khiếu nại, xử phạt cần có biện pháp kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ để hạn chế tình trạng bất cập trong quá trình quyết định thu thuế và xử phạt dẫn đến khiếu nại. 3.5. Qui định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại thuế - Quyền được khiếu nại hai cấp: trong khiếu nại hành chính, người nộp thuế được bảo vệ trước hành vi của cơ quan quyết định thu thuế và quyết định xử phạt. Người nộp thuế có thể khiếu nại lần hai khi khiếu nại lần đầu không được giải quyết. Thủ tục khiếu nại hai cấp hỗ trợ cho người nộp thuế có thể khiếu nại lên cấp trên của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp người nộp thuế không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Theo Luật KN, người khiếu nại được bảo đảm được thụ lý đơn giải quyết khiếu nại lần hai (Điều 36 Luật KN). Quyền khiếu nại hai cấp theo trình tự, thủ tục Luật định giúp cho người nộp thuế có thể được xem xét lại nhanh chóng yêu cầu của mình trong thời hạn ngắn hơn so với khởi kiện theo thủ tục tố tụng tại Tòa án hành chính. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này không được bảo đảm sự khách quan trong việc xem xét khiếu nại bởi khiếu nại lần một do chính cơ quan có thẩm quyền thu thuế hoặc xử phạt giải quyết. Còn khi khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên của cơ quan giải quyết khiếu nại lần một thì có thể bảo đảm tính khách quan hơn do cơ quan này không phải là cơ quan trực tiếp ra quyết định thu thuế hoặc xử phạt. Việc khiếu nại lần hai chỉ mang lại kết quả có lợi cho người nộp thuế khi Cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai chứng minh được việc ra quyết định thu thuế hoặc xử phạt thuộc đối tượng bị khiếu nại chưa đủ căn cứ, trái với qui định của pháp luật hoặc không tuân thủ trình tự, thủ tục theo Luật Quản lý thuế. - Quyền được giải quyết trong thời hạn Luật định Thông thường, sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại lần đầu, trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại12, trường hợp không thụ lý giải quyết phải nêu rõ lý do (Điều 27 Luật KN). Người nộp thuế được bảo đảm giải quyết khiếu nại trong một thời hạn nhất định tùy thuộc vào tính phức tạp của vụ việc, lần khiếu nại, địa điểm tranh chấp thuế. Cụ thể là: theo Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 28). _______ 12 Không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết được quy định tại Điều 11 của Luật KN. N.T.L. Hương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 1 (2015) 11-22 19 Cũng như khiếu nại lần đầu, khiếu nại lần hai được bảo đảm giải quyết trong thời hạn nhất định. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 37). - Quyền được tiếp cận thông tin về giải quyết khiếu nại Quyền được tiếp cận thông tin giải quyết khiếu nại là căn cứ để người nộp thuế thực hiện quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện. Sau khi cơ quan có thẩm quyền thu ra quyết định thu thuế hoặc xử phạt, quyết định phải gửi đến người có nghĩa vụ nộp thuế. Nội dung thông báo liên quan đến kết quả giải quyết khiếu nại với nội dung giữ nguyên quyết định thuế, xử phạt, sửa đổi một phần hoặc sửa đổi toàn bộ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại (Điều 32 Luật KN). - Bảo đảm lợi ích của vật chất của người nộp thuế Khi có sự bất đồng với quyết định thu thuế hoặc xử phạt, người nộp thuế vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế song hành cùng với thực hiện quyền khiếu nại. Nội dung này được ghi nhận trong Luật Quản lý thuế 2006 (Luật QLT) về trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số thuế ấn định: “Người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế” (Điều 41). Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điều 118 Luật QLT). Có nghĩa là, đối với khiếu nại thuế, trong trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại giải quyết nhanh chóng sẽ bảo đảm quyền lợi vật chất cho người nộp thuế. Trong trường hợp việc khiếu nại đúng, người nộp thuế sẽ không bị kéo dài thời hạn phải tạm nộp tiền thuế, tiền phạt, hoặc bớt thời gian và chi phí cho khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện. 4. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu 4.1. Cần có hướng dẫn riêng về thời hạn giải quyết khiếu nại thuế Như trên đã đề cập, do cơ quan giải quyết khiếu nại lần một đồng thời là cơ quan thu thuế hoặc xử phạt nên kết quả giải quyết khiếu nại thường giữ nguyên quyết định thu thuế hoặc xử phạt, trong khi đó người nộp thuế có bất đồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt theo qui định. Hiện nay, việc giải quyết khiếu nại thuế mặc dù dựa trên các Luật thuế và Luật Quản lý thuế nhưng do tình trạng “luật khung” nên việc áp dụng đều phải có văn bản qui định chi tiết của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng Cục thuế. Với tình trạng này, có thể nói việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế cấp trên bác quyết định của Cơ quan cấp dưới ít N.T.L. Hương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 1 (2015) 11-22 20 xảy ra hơn do có cùng quan điểm đánh thuế. Trong khi Luật Khiếu nại qui định: “Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật Khiếu nại13 mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính (Điều 42). Với qui định trên đây, nếu người nộp thuế tuân thủ các thủ tục khiếu nại theo hai cấp sau đó mới khởi kiện ra tòa sẽ gây tốn kém về chi phí cho người nộp thuế. Với những đặc thù về đối tượng tranh chấp thuế qui định rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại của Cơ quan thuế và Cơ quan Hải quan. 4.2. Xử lý trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền thu thuế Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thu thuế suy cho cùng là trách nhiệm của người có chức vụ cụ thể. Quá trình ra quyết định thu thuế, xử phạt là quá trình áp dụng các qui định pháp luật thuế trong một vụ việc cụ thể. Cơ quan và cán bộ có thẩm quyền quyết định hành chính và hành vi hành chính là người thi hành công vụ theo ủy quyền của Nhà nước nên việc áp dụng sai pháp luật xảy ra không chỉ gây thiệt hại cho người nộp thuế mà còn gây thiệt hại cho cả Nhà nước để hoàn tất việc xử lý khiếu nại. Từ thực trạng không ít vụ việc khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai không làm thay đổi quyết định thu thuế, xử phạt nên nhiều doanh nghiệp _______ 13 Theo Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 37). phải kiện ra tòa và kết quả là doanh nghiệp đã thắng kiện14 [5], có thể thấy rằng cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong quá trình ra quyết định thu thuế, xử phạt và giải quyết khiếu nại khi các quyết định này bị tòa án tuyên hủy. Để hạn chế tình trạng này pháp luật cần qui định rõ trách nhiệm vật chất đối với người có thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính và người đứng đầu tổ chức thu thuế khi quyết định thu thuế, xử phạt thiếu căn cứ, không tuân thủ trình tự, thủ tục theo Luật Quản lý thuế dẫn đến khiếu nại. Đây là cơ sở để nâng cao trách nhiệm trong quản lý thu thuế, bảo đảm quyền của người nộp thuế và hơn thế nữa bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của người nộp thuế. 4.3. Hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế nguyên nhân dẫn đến tranh chấp Trên thực tế, rất nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến việc hướng dẫn thi hành pháp luật, chẳng hạn như thời hạn hưởng ưu đãi, đối tượng chịu thuế, phương pháp tính thuế Trong nhiều vụ tranh chấp, giá trị tranh chấp rất lớn có khi lên tới hàng chục, hàng trăm tỉ đồng. Tòa án hành chính có thể là chủ thể giúp người nộp thuế bảo vệ quyền lợi của mình trước Cơ quan thu thuế hoặc xử phạt. Nhìn chung, các phán quyết của Tòa án thể hiện tính khách quan hơn bởi trình tự, thủ tục tố tụng tại tòa án, ngoài ra, Tòa án cũng có vị trí trung lập trong xác định nội dung tranh chấp và xem xét tính phù _______ 14 Vụ kiện của Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (MASECO) đối với Chánh Thanh tra của Bộ Tài chính về xử phạt truy thu thuế 7,17 tỉ đồng. Ngày 11/3/2014 Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên Công ty MASECO thắng kiện. Trong vụ việc này, MASECO đã phải trả 7,17 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu tại thời điểm có quyết định truy thu và sau khi Tòa tuyên Thanh tra Bộ Tài chính phải hủy quyết định truy thu và trả lại cho doanh nghiệp 7,17 tỉ đồng. N.T.L. Hương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 1 (2015) 11-22 21 hợp của văn bản hướng dẫn so với văn bản pháp luật cao hơn. Từ những phán quyết của tòa án, cơ quan có thẩm quyền qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành cần phải tiếp thu để hoàn thiện pháp luật thuế. Khi Luật nội dung hoàn thiện chắc chắn sẽ giảm bớt những vụ khiếu nại thuế cũng như các vụ khiếu kiện tại Tòa án. Để làm được điều này, cần có đội ngũ các chuyên gia tinh thông về kiến thức pháp lý, chuyên môn về thuế để chuẩn hóa các qui phạm pháp luật trong văn bản có hiệu lực cao làm cơ sở thống nhất áp dụng pháp luật. Ngoài ra, cần phải hạn chế tối đa tình trạng các qui định của pháp luật thuế trái với các nguyên tắc đánh thuế. 5. Kết luận Có thể nói tranh chấp thuế được giải quyết theo thủ tục hành chính có sự khác biệt so với các tranh chấp hành chính khác. Quyền của người nộp thuế khiếu nại không chỉ được qui định trong Luật Khiếu nại mà còn được qui định trong Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và văn bản hướng dẫn thi hành. Việc giải quyết khiếu nại bằng thủ tục khiếu nại đơn giản nhưng khó bảo đảm tính khách quan, đặc biệt trong bối cảnh, cơ quan giải quyết khiếu nại cuối cùng thường là những cơ quan ban hành văn bản và hướng dẫn áp dụng pháp luật. Bởi vậy, khi pháp luật không qui định cụ thể, rõ ràng thì người nộp thuế khó có thể được bảo vệ quyền lợi trước pháp luật. Thủ tục khiếu nại hành chính là cần thiết có thể chấn chỉnh hành vi của Cơ quan có thẩm quyền thu thuế và người có thẩm quyền đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính tuy nhiên, cần thiết phải qui định chế tài nghiêm khắc đối với cơ quan và người có thẩm quyền ban hành quyết định thu thuế và xử phạt trái pháp luật và có hành vi không tuân thủ qui định pháp luật trong giải quyết khiếu nại. Có như vậy, người nộp thuế mới được bảo đảm vị trí bình đẳng trong quan hệ với cơ quan và người có thẩm quyền thu thuế. Tài liệu tham khảo [1] Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB CAND, 2012. [2] “Bị DN kiện, chi cục Thuế buộc phải thu hồi quyết định sai”. Báo Công an Nhân dân, ngày 1/3/2012. [3] “Bộ Tài chính truy thu sai”, Lê Nga, ngày 12/3/2014. Tải từ [4] “Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, tố tụng về thuế tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh” K. Hoa, tải từ : www.taichinhdientu.vn ngày 8/3/2011. [5] “Doanh nghiệp thắng kiện Chánh thanh tra Bộ Tài chính”, Võ Đức Phúc, tải từ ngày 12/3/2014. N.T.L. Hương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 1 (2015) 11-22 22 The Features in Resolving Tax Disputes under the Administrative Procedure Nguyễn Thị Lan Hương VNU School of Law, Hanoi, 114 Xuân Thủy Street, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam Abstract: A tax dispute is a kind of adminitrative dispute relating to a tax collected decision and a punish decision applied to the Taxpayers. This dispute may be resolved within in the competance of the Taxation Authorities and Punisment Authorities and under administrative procedure according to the Administrative Appeal Law 2011, the Tax Adminitrative Law and the related legal documents. In a case of the tax complaints, tax amount paid by Taxpayers is a forced duty to the State and í decided by conditions of the tax laws. In order to protect the right and interests of the Taxpayers, it is nessaary to reform the proceduce for settlement and to define clearly the levied conditions in the related tax laws. Keywords: Tax law, taxpayers, tax dispute, taxation authorities, tax levy.
File đính kèm:
- dac_thu_trong_giai_quyet_tranh_chap_thue_bang_thu_tuc_khieu.pdf