Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952 (Phần 1)

Tóm tắt Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952 (Phần 1): ...động trí óc gần gũi hơn với anh chị em lao động chân tay đã kết hợp được giữa thực tế với lý luận. Công nhân thi đua chính để phục vụ cho bộ đội và sản xuất nông nghiệp. Anh Chúc tăng năng xuất 241% để bộ đội khỏi thiếu thắt lưng. Cao Viết Bao tìm cách vuốt cong lưỡi cuốc chim của mình cho đ...ức tập thể điều khiển, công việc mổ xẻ khó gì cũng có thể làm ở trong rừng, như những công việc kháng chiến khác. Nhưng tư tưởng của một số anh em không như thế. Anh em có tư tưởng sai lầm là những công việc khó khăn không thể làm trong thời gian kháng chiến như ở Hà Nội được. Nhiệm vụ của t...hổng đít ra, tôi bắn một phát súng, nó quay lại giơ tay hàng, tôi thu súng của nó và hò chị em trói. Tôi lại tiếp tục đuổi một địch và sau thu thêm được 1 súng trường và trói được 5 tên. (Vỗ tay). Kết quả, ta bị thương vong 1 đồng chí, bị thương 4, đánh tan rã hoàn toàn bọn địch, trước và sa...

pdf245 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952 (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia học tập ở 
xóm. Em đã viết giúp đến 50 bản tiểu đơn kê khai và 30 bản bình sản lượng. Em 
lại có tham gia việc lập sổ thuế trong thời gian 7 ngày. Sau đó, em được xã khen và 
tuyên dương ở xã. (Vỗ tay). 
Ở trong xã, em có tham gia Bình dân học vụ và phụ trách thiếu nhi. Hai 
công việc này em làm được đầy đủ bổn phận. (Vỗ tay). 
Tóm tắt lại: 
Cuối niên học vừa qua, em được lĩnh phần thưởng danh dự của lớp, được 
Ban Học tập của Hiệu đoàn công nhận là một cá nhân học tập gương mẫu. Sau 
được hội nghị học sinh toàn tỉnh mở rộng bầu làm học sinh gương mẫu của tỉnh. 
Rồi được hội nghị Liên khu công nhận là học sinh gương mẫu của Liên khu. Nay 
em lại được vinh dự đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn 
quốc này. (Vỗ tay). 
Thưa Chủ tịch Đoàn, 
Thưa Đại hội, 
Em có cơm no, áo ấm, được học hành, lại được vinh quang ngày hôm nay là 
nhờ Cách mạng tháng Tám thành công. Không có cách mạng thì nhất định em phải 
đói, rách, ngu dốt suốt đời. Nhờ Cách mạng tháng Tám, nhờ ơn Bác, Chính phủ, 
Đảng, Mặt trận và nhân dân nên em mới lượm được những thành tích mà em đã 
trình bày. Ơn đó em nguyện ghi nhớ suốt đời. Ở Đại hội ra về, em xin hứa sẽ tích 
cực thi đua, tích cực học tập, tích cực tham gia công tác kháng chiến để góp phần 
nhỏ mọn vào việc giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc và bảo vệ hòa bình thế 
giới. 
 237 
Đại hội hoan hô, một số chiến sĩ ở các ngành lên công kênh diễu qua diễn 
đàn. 
Cụ Tôn Đức Thắng mời học sinh Hội lên bàn Chủ tịch. Cụ tuyên bố: “Đây là 
tương lai của Tổ quốc và dân tộc. Tôi xin thay mặt Đại hội hôn học sinh Hội”. Cụ 
ôm học sinh Hội và hôn vào 2 má. Đại hội hoan hô, vỗ tay rất lâu. 
Chương trình buổi sáng đã làm xong và vừa hết giờ. Cụ Tôn Đức Thắng nói: 
mấy hôm nay trời nóng, sức khỏe của các chiến sĩ và các vị đại biểu cũng bị ảnh 
hưởng. Đề nghị các văn, nghệ sĩ tăng cường hoạt động để giúp vui cho Đại hội. 
Sau xin mời Đại hội ra xem cuộc triển lãm của công nông. 
Ông Nguyễn Văn Tạo trong Chủ tịch Đoàn nhắc lại với Đại hội quyết nghị 
của Hồ Chủ tịch và Hội đồng Chính phủ về việc tặng thưởng Huân chương và 
danh hiệu anh hùng cho một số chiến sĩ xuất sắc nhất. Ông đề nghị các chiến sĩ các 
ngành chuẩn bị bầu những chiến sĩ xứng đáng để ngày 6/5/1952 sẽ tuyên dương và 
khen thưởng. 
Đại hội tạm nghỉ hồi 11 giờ 10. 
18 giờ 30 Đại hội lại họp. 
Chủ tịch Đoàn như buổi sáng. Cụ Tôn Đức Thắng tuyên bố chương trình và 
điều khiển buổi họp. Cụ nói đáng lẽ tối nay ông Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng 
Lao động Việt Nam nói chuyện với Đại hội, nhưng theo lời yêu cầu của một số 
chiến sĩ, và Đại biểu, Chủ tịch Đoàn đề nghị Đại hội nghe một số chiến sĩ nữa báo 
cáo thành tích: Đại hội tán thành. 
Thư ký Đoàn đọc diễn văn của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam ở Nam Bộ, 
Liên Hiệp Công đoàn thành phố Hải Phòng và một bức thư của anh em thương 
binh ở trại an dưỡng gửi chào mừng Đại hội. 
Chủ tịch Đoàn giới thiệu một cán bộ gương mẫu lên báo cáo thành tích. 
Đại hội hoan hô cán bộ gương mẫu rất lâu, một số chiến sĩ lên công kênh 
diễu đi diễu lại trước diễn đàn. 
Đại hội hô khẩu hiệu: học tập tinh thần hy sinh vì dân, vì Đảng của cán bộ 
gương mẫu. 
 238 
Sau đó Chủ tịch Đoàn giới thiệu chiến sĩ quân đội Nguyễn Quang Vinh lên 
báo cáo thành tích. 
Chiến sĩ Nguyễn Quang Vinh báo cáo: 
Kính thưa các vị đại biểu; 
Kính thưa các đồng chí chiến sĩ. 
Tôi Nguyễn Quang Vinh, 30 tuổi, sinh quán huyện Anh Sơn, Nghệ An, trú 
quán huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Tôi là con của một gia đình cố nông, nghèo đói, 
đông anh em. Hồi tôi còn nhỏ, gặp năm đói kém, bố tôi chết, mẹ tôi phải đưa anh 
em chúng tôi đi tha phương cầu thực. Mẹ tôi tuy chịu khó kiếm ăn nhưng không 
nuôi nổi chúng tôi. Mẹ con tôi sống rất là khổ sở. Sau mẹ tôi phải bán tôi cho một 
đồng bào ở ngoài Bắc vào buôn bán ở Nghệ An. Lúc tôi ra đi, mẹ tôi thương nhớ 
khóc lóc và có dặn tôi: “con ở với mẹ thì chết đói. Con chịu khó đi làm con nuôi 
người ta, sau này lớn lên liệu tìm về với mẹ, em con thì mẹ cũng đến phải đem cho 
nhà chung thôi, mẹ chả nuôi được đâu”. Tôi gạt nước mắt theo người ta ra Bắc. Từ 
năm ấy đến Cách mạng tháng Tám, tôi đều đi ở cho người ta. 
Sau cách mạng tôi vào du kích xã, khi kháng chiến bùng nổ, thì chúng tôi 
đánh du kích ở vùng cầu Đuống (Bắc Ninh). Chúng tôi đánh quấy rối, tiêu hao 
địch rất nhiều lần, có lần chống cả càn quét địch. Hồi ấy tôi rất hăng hái chiến đấu 
vì tôi căm thù giặc đã làm cho gia đình tôi khổ sở. Sau tôi được bổ sung vào bộ đội 
chủ lực. 
Từ ngày ấy đến nay, tôi vẫn ở bộ đội chủ lực và tham gia nhiều trận. Trong 
kỳ tổng kết của đại đoàn vừa qua, anh em đều công nhận tôi đã đánh 300 trận. (Vỗ 
tay). 
Tôi xin trình bày ở đây một vài trận đặc biệt để Đại hội rõ. 
Trận Yên Phụ: Trong chiến dịch Trần Hưng Đạo. Trước khi đánh trận này 
anh em chúng tôi đã nhịn đói mất hai hôm vì vận chuyển lương thực ra chậm. Khi 
được lệnh xuất kích, anh em trong tiểu đội tôi có phần do dự chỉ vì đói. Tôi nói với 
anh em: “chúng ta ăn thì hàng năm, hàng tháng, đánh nhau thì chỉ có hàng phút, 
hàng giây, lỡ thời cơ thì hỏng việc”. (Vỗ tay). Anh em thấy tôi nói vậy đều phấn 
khởi quyết tâm làm nhiệm vụ. 
 239 
Trận ấy tôi nhận nhiệm vụ đánh bộc phá, (lần này, lần đầu tiên Trung đoàn 
tôi có bộc phá). Tôi xung phong nhận nhiệm vụ nặng nề đi đầu tiên. (Vỗ tay). Trận 
này đánh vào tuần trăng, sáng như ban ngày. Bởi thế khi chúng tôi đến nơi bố trí, 
địch biết bắn đại bác, súng cối ra rất nhiều. Lúc bắt đầu đánh là 1 giờ 30 đêm. Tôi 
quyết tâm làm nhiệm vụ nên đã vượt qua hàng rào địch cùng một số bạn đồng đội. 
Chúng tôi đem bộc phá vào phá hàng rào giây thép gai. Nhưng lúc mở được đột 
phá khẩu thì bộ phận xung kích chưa đến nơi, tôi không bỏ lỡ thời cơ, hô anh em 
xung phong vào đánh tung thâm, đánh từng căn nhà (nhà nào cũng có công sự kiên 
cố) địch ở trong công sự ném lựu đạn ra như mưa. Quả nào ở gần chúng tôi chưa 
nổ thì chúng tôi nhặt ném trả lại địch. Trong 25 phút chúng tôi giải quyết được 
đồn, địch chết hết, và thu được toàn bộ vũ khí. (Vỗ tay). 
Trận Mạo Khê: 
Trận này to nhất trong chiến d ịch Hoàng Hoa Thám, tiểu đội tôi lại nhận 
nhiệm vụ đánh bộc phá để mở đường cho xung kích. Lúc xuất kích, chúng tôi biết 
là đồn chỉ có độ 60 tên giặc. Đến nơi chúng tôi len lỏi vào đến tận phà Mạo Khê, 
gặp một người dân ở phố chúng tôi giữ lại hỏi, người này cho biết là trong đồn có 
800 quân và một số quân mới đến. Được tin ấy tôi vẫn không nao núng, vẫn quyết 
tâm làm nhiệm vụ. Trong đêm tối, đường lối rất khó đi. Đến cách đồn địch mấy 
trăm thước, địch thấy động bắn ra rất nhiều, lúc ấy vào 2 giờ 30 đêm, chúng tôi 
phải nằm chờ cho địch bớt bắn. Chúng tôi tiến tới hàng rào, mở đột phá khẩu, địch 
tập trung mortier và trung liên bắn vào chỗ đột phá khẩu ấy. Lần này, chúng tôi có 
kinh nghiệm hơn lần trước, nên chúng tôi đã tránh được đạn của địch rồi xung 
phong xông vào chân đồn đặt bộc lôi ở đây. Nhưng lúc giật nụ xòe thì bộc lôi điếc 
không nổ. Chúng tôi lại vượt qua làn đạn ra ngoài lấy quả bộc phá khác. Chúng tôi 
lấy thêm 5kg tiếp vào 20 kg trước rồi giật nổ cả 25 kg một lúc. Lô cốt bay hết. (Vỗ 
tay). Có lệnh cho xung kích vào, nhưng xung kích vẫn không đến kịp. Anh em bộc 
phá chúng tôi lại quay ra đánh từng thâm, tiến vào đến nhà thứ nhất thì xung kích 
vào kịp. Tiểu đội của tôi phối hợp với tiểu đội xung kích đánh từ đầu phố đến cuối 
phố dài 100 thước. Lúc chúng tôi đang đánh thì xe tăng của địch chia làm hai ngả 
tiến đánh có bộ binh theo sau, nhưng xe nào ra ta diệt cái ấy. (Vỗ tay). Giặc bị tiêu 
 240 
diệt hoàn toàn. (Vỗ tay). Cả tiểu đội tôi chỉ có một đồng chí bị thương. Trận này có 
ảnh hưởng chính trị lớn, quân ta ít mà thắng, quân địch thiệt rất nhiều. (Vỗ tay). 
Kết quả trận này địch vừa bị bắt vừa bị chết 600 tên. (Vỗ tay). Ta thu hoàn 
toàn vũ khí. (Vỗ tay). 
Chiến dịch Quang Trung: 
Sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chúng tôi được lệnh cấp tốc đi tham dự 
chiến dịch Quang Trung (Ninh Bình). Trong tiểu đội tôi anh em đều mệt mỏi và có 
tư tưởng muốn nghỉ ngơi. Tôi luôn luôn động viên tinh thần anh em, vừa đi đêm 
vừa đi ngày gần một tháng trời. Đến nơi tiểu đội tôi không thiếu một đồng chí nào 
và không đồng chí nào bị ốm, tinh thần đều phấn khởi. (Vỗ tay). 
Đến nơi, chúng tôi được lệnh tác chiến ngay. Trong chiến dịch này chúng tôi 
đánh 3 trận lớn: trận Cầm Gia, trận Chùa Trâm và trận đánh tầu chiến. 
Trận Cầm Gia: Đánh xe cóc của địch. Địch có 14 xe cóc vừa chạy trên 
đường vừa lội nước được. Lúc tôi bố trí đánh địch, vào làng nhân dân tản cư hết, 
không có gì ăn, chúng tôi đành nhịn đói chờ đánh địch. Lúc xuất kích tiểu đội, tôi 
được lệnh đi đầu. Mortier của ta bắn yểm hộ cho chúng tôi. Khi chúng tôi tiến sát 
địch 20 thước địch mới biết. Quân số của địch rất đông, địch chống cự rất mạnh, 
tôi nhớ địch có khẩu trung liên đặt ở gốc gạo, bắn rất rát làm cho chúng tôi không 
thể tiến được. Nhưng một quả mortier của ta bắn trúng ổ trung liên ấy. Chúng tôi 
xung phong lên đường. Cả đại đội chúng tôi cũng theo lên, chúng tôi lợi dụng hố 
phá hoại đường tiến lên, địch chạy tán loạn, kết quả chúng tôi phá được 14 xe cóc, 
riêng tiểu đội tôi phá hai xe. (Vỗ tay). 
Trận chùa Trâm: Trong trận này tiểu đội tôi được lệnh đi trinh sát để dò xét 
tình hình địch, đường đi rất khó khăn và dễ bị lộ, tôi phải cho tiểu đội tôi tiến lối 
sau gò, nhờ vậy, chúng tôi tiến đến gần địch độ 2 thước địch mới biết. 
Địch bắn ra rất nhiều, tiểu đội tôi có 2 đồng chí bị thương. Mặc dầu thế, tôi 
vẫn bình tĩnh quan sát cách bố trí của địch rồi để đồng chí tiểu đội phó báo cáo với 
Ban Chỉ huy đại đội, còn chúng tôi ở lại chờ Đại đội đến. Một lúc sau Đại đội đến, 
ta bắn dữ dội vào đồn địch rồi xung phong lên diệt đồn. Địch bỏ chạy tán loạn, ta 
diệt hoàn toàn vị trí địch. (Vỗ tay). 
 241 
Trận đánh tàu chiến: Sau trận chùa Trầm, đơn vị tôi phải ở lại vùng ấy để 
bảo vệ mùa màng cho dân và công tác chính trị nhiều. Trước khi bắt tay vào việc 
tôi đã giải thích kỹ cho các anh em nghe lời dạy bảo của Hồ Chủ tịch về việc bộ 
đội phải cư xử với dân như thế nào. Các đồng chí trong tiểu đội tôi đều thấm nhuần 
nên đối đãi với dân đúng mực nên được dân mến. Một đôi khi chúng tôi thiếu 
lương thực, tôi đi vận động đồng bào thì đồng bào vui vẻ tiếp tế cho chúng tôi. (Vỗ 
tay). 
Được ít lâu, tôi được tin địch có 1 chiếc tàu chiến to sắp mang quân từ Ninh 
Bình lên tiếp viện cho vùng chợ Chay, trong tầu có đại bác. Tàu ấy là hạng tàu 
L.C.T có thể chở được 1000 quân, dài hơn 70 thước. Ban Chỉ huy trung đoàn được 
tin có chủ trương nhất định đánh đắm chiếc tầu chiến này nên ra lệnh cho đại đội 
tôi chọn người xung phong đánh tàu. Tôi và 5 anh em nữa xin xung phong. Chúng 
tôi lên gặp Ban Chỉ huy Tiểu đoàn rồi đến Ban Chỉ huy Trung đoàn hỏi, Ban Chỉ 
huy Trung doàn đã cho chúng tôi biết rõ nhiệm vụ và nêu lên những khó khăn để 
tôi chuẩn bị. Muốn đánh tàu đó, phải bơi qua một cánh đồng lụt rất rộng mới ra 
đến sông. Sông quãng rộng phải bơi 5km mới đến tàu. Xung quanh tàu có 6 chiếc 
cano bảo vệ và luôn luôn đi tuần tiễu. Ban Chỉ huy Trung đoàn cử mấy đồng chí 
chính trị viên Trung đoàn, tiểu đoàn, Đại đội, họp với chúng tôi để bàn định kế 
hoạch phá tàu này. 
Theo kế hoạch này, thì phải có 2 người đưa một thuyền dùng 120 cân bộc 
phá ra đến sườn tàu rồi giật cho bộc phá nổ mới kết quả. Sau đó mới bơi về được. 
Trong số 6 người chúng tôi, anh nào cũng muốn xung phong dẫn thuyền bộc 
lôi đi phá tàu. Anh em chúng tôi đều đồng ý làm thế nào đưa được thuyền bộc phá 
ra đến sườn tàu chiến của địch, việc này là cần thiết còn sau đây có về được hay 
không thì không thành vấn đề. (Vỗ tay). 
Sau khi thảo luận thì trong 6 anh em, tôi có sức bơi được 5 km, anh Bàn 3 
km, còn các anh em khác không bơi được qua 1 km, vì vậy, tôi cùng đồng chí Bàn 
nhận nhiệm vụ đưa thuyền bộc lôi đi. Tôi có bảo anh em, chúng tôi bơi được thì 
chúng tôi đi đánh, còn các anh em thì chuẩn bị thuyền bè đón chúng tôi. Phân công 
xong, chúng tôi lên báo cáo với Ban Chỉ huy Trung đoàn, Ban Chỉ huy Trung đoàn 
 242 
đồng ý rồi ra lệnh cho tôi và đồng chí Bàn hồi 11 giờ đêm lộ i ra sông thăm dò 
đường và quan sát địa hình địa vật. Ra khỏi chỗ trú quân, chúng tôi phải bơi 1 cánh 
đồng dài đến 6km, nước gần đến cổ. Đến sông, chúng tôi bơi ra giữa nhưng sóng to 
đánh mạnh quá, 4 lần định vượt sóng ra giữa sông, nhưng đều bị sóng đánh bật trở 
lại. Chúng tôi đành trở về báo cáo với Ban Chỉ huy, tối hôm sau Ban Chỉ huy cho 
đồng chí đại đội phó là một người bơi giỏi có tiếng ngày xưa ở Hà Nội cùng đi với 
chúng tôi mà cũng không vượt được sóng rồi phải trở về. Vì vậy, Ban Chỉ huy 
trung đoàn đành phải để cho chúng tôi đi dò đường ban ngày. Đến ngày hôm sau, 3 
giờ chiều, chiếc tàu ở Phát Diệm lên đỗ ở giữa sông. Chúng tôi đi quan sát thì 
chiếc tàu to như cái núi và tàu đã đỗ ở giữa sông. Lúc ấy, tàu đỗ dọc theo chiều 
sông. Tôi nghĩ bụng, lần này đi thế nào cũng trả nợ xong tổ quốc và nhân dân đấy. 
(Vỗ tay). 
Ngày hôm ấy, Ban Chỉ huy Trung đoàn ra lệnh đi tìm thuyền. Anh em đi 
mượn thuyền của dân đều trở về không, không ai chịu cho mượn, vì ai cũng bảo 
thuyền là cái cớ sinh sống của người ta. Đến 5 giờ chiều vẫn chưa có thuyền , tôi 
thấy sốt ruột, tự mình phải đi vận động, vào nhà nào cũng lo chó cắn vào chân què 
không đi được thì nguy. Đi vận động mãi đến 10 giờ 30 đêm mới mượn được 
thuyền, nhưng lại không biết chèo. Phải nhờ người chèo hộ, về đến chỗ Ban Chỉ 
huy đóng thì gần nửa đêm. Chính tay Ban Chỉ huy khiêng bộc phá ra thuyền cho 
tôi, tôi thấy thế rất lấy làm cảm động, trong Ban Chỉ huy có một vài đồng chí chưa 
quen khiêng vác bao giờ, lúc đó cũng khiêng được hơn tạ bộc lôi ra thuyền cho 
chúng tôi. Thấy vậy, tôi nghĩ đến nhiệm vụ của tôi, nên quyết tâm làm cho được 
nhiệm vụ để khỏi phụ lòng săm sóc của các cấp chỉ huy. Ban Chỉ huy ân cần nắm 
tay tôi và chúc cho tôi làm tròn nhiệm vụ. Lúc đi tôi nghĩ bụng, phen này đi không 
trở về nhà, tôi chúc Ban Chỉ huy ở lại dìu dắt anh em thu nhiều thắng lợi. Rồi tôi 
cùng đồng chí Bàn lội xuống dắt 2 thuyền đi, một đựng đá, một đựng bộc lôi. 
Chúng tôi mang hai thuyền đi được một quãng quay lại nhìn thì thấy Ban Chỉ huy 
đứng ở trên đường dần dần xa chúng tôi. Lúc ấy tôi nghĩ càng xa Ban Chỉ huy bao 
nhiêu thì lại càng gần nhiệm vụ bấy nhiêu. (Vỗ tay). 
 243 
Khi chúng tôi ra đến sông thì sóng sông to quá đánh đắm một thuyền đá, tôi 
vội vàng cởi dây nối thuyền đá với thuyền bộc lôi. Cởi xong dây tôi rất mừng, vì 
nếu kéo chậm thuyền đá kéo chìm cả thuyền bộc lôi đi thì hỏng việc. Nhưng mất 
thuyền đá thì chỉ còn một cách là phải chịu hy sinh ở lại giữ thuyền bộc lôi cho áp 
vào tàu đợi đến lúc bộc lôi nổ thì mới phá được tàu. Biết vậy, tôi vẫn quyết tâm 
làm nhiệm vụ. Tôi và đồng chí Bàn vẫn tiếp tục bơi dắt thuyền bộc lôi đi. Đi được 
một quãng thì gặp một canot của địch đi tuần, trên đó có một tên lính cầm sung 
đứng gác. Canot có đèn điện sáng, sợ địch trông thấy thuyền của chúng tôi, chúng 
tôi cố gắng kiền cho thuyền đi sát vào ca nô lấy bóng ca nô che thuyền. Tôi dự 
định, nếu thuyền tôi bị lộ thì đành đánh ca nô vậy. Nhưng ca nô không thấy thuyền 
tôi. Thoát được ca nô tiền tiêu, đi được 50 thước nữa lại gặp một nhà bè đốc gác, 
địch vẫn thức, trên bè có đèn và vẫn thấy tiếng người nói. Chờ thuyền đi gần cũng 
lộ, xa cũng có thể bị lộ, nếu thuyền đi nhanh có tiếng sóng nước mạnh. Tôi nảy ra 
sáng kiến cho thuyền đi chậm theo đà nước chảy, vì vậy thuyền đi thoát qua nhà bè 
mà địch không biết. Lúc này chúng tôi đã nom rõ cái tàu cách chúng tôi không xa. 
Nghĩ đến nhiệm vụ sắp phải làm và mình sắp phải hy sinh lòng tôi thấy nao nao. 
Tôi lập tức tranh đấu tư tưởng, tôi nghĩ đến các đồng chí tiền bối đã hy sinh cho 
cách mạng, nghĩ đến các anh em đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc để làm tròn nhiệm 
vụ nên tôi lại thấy vững tâm, quyết làm nhiệm vụ để trả thù cho các chiến sĩ cách 
mạng và các anh em đồng đội. (Vỗ tay). Lúc này tôi thấy khỏe lên, nghĩ đến kế 
hoạch đánh tàu. Tôi nghĩ bụng, nếu tàu đỗ dọc theo dòng sông thì tôi sẽ cho áp 
thuyền thuốc nổ vào mạn tầu rồi giữ thuyền cho đến khi bộc lôi nổ thì mới phá 
được tàu. Lúc này tôi có thảo luận với đồng chí Bàn và đề nghị đồng chí Bàn bơi 
về báo cáo với Ban Chỉ huy, còn tôi sẽ ở lại hy sinh cho nhiệm vụ. Đồng chí Bàn 
không đồng ý và nói, nếu đồng chí ở lại thì tôi cũng ở lại. (Vỗ tay). 
Sau khi bàn định, chúng tôi thấy phấn khởi, nên lại đẩy thuyền bộc lôi đi. 
Đến sát tàu địch, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy tàu đỗ ngang, có 2 sợi dây cáp to ở 
trên tàu thả xuống nước, dây cáp này cách nhau vừa bằng bề dọc của chiến thuyền 
của tôi, tôi mừng quá. Hai chúng tôi không nói với nhau được. Có 2 cái dây đó 
chúng tôi có thể buộc thuyền vào sát mạn tàu rồi đặt cho thuyền thuốc nổ mà 
 244 
không cần phải ở lại giữ thuyền. Hai chúng tôi hì hục buộc thuyền vào 2 giây này, 
buộc xong thuyền, tôi ra sờ đầu nụ xòe để định giật thì thấy đầu nụ xòe lại quay ra 
phía ngoài. Tôi nghĩ nếu để thế mà giật thì trước khi thuyền nổ bọn địch nom thấy 
lửa sáng ở nụ xòe chúng có thể đến cứu tàu được. Chúng tôi liền cởi thuyền ra, 
quay thuyền lại để nụ xòe quay vào mạn tàu, xong công việc, tôi lấy chân đạp vào 
báo cho đồng chí Bàn biết để đồng chí Bàn bơi ra trước rồi tôi giật nụ xòe bơi theo 
đồng chí Bàn. Làm xong nhiệm vụ chúng tôi thấy sung sướng và cả hai anh em bơi 
song song với nhau và nói với nhau, đồng chí Bàn bảo tôi: chúng ta như là đôi cá 
ấy nhỉ, tôi cười bảo đồng chí Bàn, thế mà chúng ta cũng là chiến sĩ thủy quân cơ 
đấy. (Vỗ tay). 
Chúng tôi vừa nói chuyện dứt lời, một tiếng nổ dữ dội, tôi bị nước ép mê đi, 
khi tỉnh dậy tôi thấy tôi bị bắn về phía Nam Định, còn đồng chí Bàn thì về phía 
Ninh Bình. Nhìn về phía tàu, tôi thấy 1 đám khói đen rất lớn, mà không thấy tiếng 
súng địch bắn ra xung quanh, điểm này chứng tỏ là địch bị chết hầu hết (về sau này 
đơn vị tôi được Ban Chỉ huy cho biết là chiếc tàu này bị vỡ làm đôi và địch chết 
ngót 1000). (Vỗ tay). 
Khi đã tỉnh, tôi có bơi về phía Ninh Bình để trở về đơn vị. Bơi được một 
quãng tôi bị xoáy nước ở giữa dòng sông. Lúc này, tôi đã mệt quá mà bị xoáy nước 
hút rất mạnh, nhưng sau tôi bình tĩnh lại, cố dùng sức nhảy vượt qua chỗ xoáy 
nước và tôi thoát được. 
Lúc bấy giờ đồng chí Bàn lọt vào vị trí địch, nhưng sau đồng chí Bàn cũng 
thoát. Tôi vẫn ở bên kia sông cố sức bơi về, lúc đó có 2 địch ở vị trí Non nước 
chiếu đèn pile. Tôi biết ngay là địch, vì nếu anh em đi đón không khi nào chiếu 
đèn. Tôi thấy địch sục sạo tìm, thấy nguy rất lo ngại, nghĩ đến trong người không 
có quả tạc đạn nào để tự tử. Tôi thử cắn lưỡi, nhưng khi cắn thấy đau quá, sau nghĩ 
chả tội gì mà chết vội, nếu địch xuống bắt, tới khóa 2 tay rồi cùng chết cả. 
Đèn pile tắt, tôi lần sang phía Nam Định sau lại bơi về phía bên này. Khi bơi 
bị vòng nước quấn. Có kinh nghiệm nên thoát chết ở vòng nước này. Sau tôi lên 
bờ, nhưng không đi được ngay, phải ngồi nghỉ cho tỉnh. Một lúc hơi tỉnh, tôi phải 
 245 
lội 6 km nước sâu đến ngực. Cứ thế tôi về đến chỗ Ban Chỉ huy thì vừa sáng. Tôi 
báo cáo đã làm đúng ý định của Ban Chỉ huy. 
TÓM TẮT: 
Khuyết điểm: 1947 - 1948, tự kiêu, nhờ Đảng rèn dũa đã bớt. Năm 1949 bỏ 
được. 
Ưu điểm: Năm 1949, anh em bị đói, tôi vận động nhân dân vay được 520 tạ 
gạo. Đối với anh em, tích cực giúp đỡ, không mất lòng. Năm 1950, được tặng 
Huân chương Chiến sĩ, tôi hứa sẽ đào tạo chiến sĩ. Tôi đã đào tạo 5 chiến sĩ được 
Huân chương Chiến sĩ hạng nhất, hạng nhì. 
Chiến sĩ Quang Vinh xuống diễn đàn, Đại hội hoan hô nhiệt liệt và một số 
chiến sĩ lên công kênh. 
Cụ Tôn Đức Thắng nói “Lúc nãy chiến sĩ Quang Vinh có nhắc lại một câu 
nói với chiến sĩ Bàn khi bơi ở trên sông Đáy để làm nhiệm vụ: “chúng ta như đôi 
cá, chúng ta cũng là chiến sĩ thủy quân nhỉ”. Tôi nhân danh là một chiến sĩ thủy 
quân cũ xin bắt tay chiến sĩ Quang Vinh”. Đại hội vỗ tay. 
Chủ tịch Đoàn tuyên bố: Đại hội tạm nghỉ và mời Đại hội xem hát chèo (vở 
chèo “Tổ 3 nhà” của Tú Mỡ). 

File đính kèm:

  • pdfdai_hoi_toan_quoc_cac_chien_si_thi_dua_va_can_bo_guong_mau_l.pdf