Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí về những phẩm chất tâm lí của tổ trưởng chuyên môn ở một số trường tiểu học tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Tóm tắt Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí về những phẩm chất tâm lí của tổ trưởng chuyên môn ở một số trường tiểu học tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: ...về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường (xem Bảng 2) Trình độ chuyên môn N % Không trả lời 19 13,7 Cử nhân 101 72,7 Khác 19 13,7 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Văn Dũng _____________________________________________________________________________________________________________ ...hức kỷ luật, lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức, giao tiếp tốt, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu trong chuyên môn, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và làm việc có kế hoạch. Nói cách khác, đội ngũ TTCM tại các trường có những phẩm chất theo yêu cầu về các lĩnh vực chính trị, chuyên... 0,88 Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 158 một cách khách quan Góp ý thẳng thắn, chân thành 3,72 0,54 3,62 0,61 0,50 0,48 Luôn quan tâm, giúp đỡ nâng cao tay nghề đến các t...
Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 152 ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÍ VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÍ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG LÊ VĂN DŨNG* TÓM TẮT Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Hiệu quả công việc của TTCM có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chuyên môn (TCM) và chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học. Từ kết quả khảo sát thực tế đối với cán bộ quản lí (CBQL), TTCM và giáo viên (GV) một số trường tiểu học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bài viết thống kê, sắp xếp các đánh giá về phẩm chất tâm lí (PCTL) của TTCM theo mức độ từ cao đến thấp, từ đó đưa ra một số kiến nghị về việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng có liên quan đến công việc quản lí của TTCM. Từ khóa: tổ trưởng chuyên môn, chất lượng giáo dục, phẩm chất tâm lí. ABSTRACT Evaluation by teachers and educational managers on heads of professional groups at some of primary schools in My Tho City, Tien Giang province Heads of professional groups play a very important role in schools. The effectiveness of the head affects largely activities of the professional group and the overall educational quality of the primary school. Based on results from the survey with managers, heads of professional groups and teachers from some primary schools in My Tho City, Tien Giang province, the article presents statistics and evaluations on the psychological traits of heads of professional groups from high to low, in light of which, some proposals about developing knowledge and skills related to the managerial task of heads of professional groups are suggested. Keywords: heads of professional groups, quality of education, psychological traits. * NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: ledung282tg@gmail.com 1. Đặt vấn đề Đội ngũ TTCM có vai trò to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh (HS); là lực lượng tham mưu, đề xuất cho hiệu trưởng (HT) các biện pháp quản lí; đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp quản lí, triển khai những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách đánh giá xếp loại HS trong nhà trường. Năng lực hoạt động của TTCM có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của TCM và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. TTCM cần có những PCTL để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo Nguyễn Phúc Châu, TTCM trong trường phổ thông là: - GV giỏi, được HT bổ nhiệm và TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Văn Dũng _____________________________________________________________________________________________________________ 153 chịu sự quản lí chỉ đạo của HT, chịu trách nhiệm trước HT về việc quản lí, điều hành mọi hoạt động của TCM do mình phụ trách; - Người có phẩm chất chính trị đạo đức lối sống tốt, có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác; - Có năng lực, khả năng và kinh nghiệm quản lí hoạt động chuyên môn cũng như công tác phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Có óc tổ chức, kĩ năng giao tiếp tốt. [3] Do đó, việc khảo sát những PCTL của TTCM trong thực tế là một việc làm cần thiết để giúp các HT bổ nhiệm một cách phù hợp. 2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dụng cụ nghiên cứu Trước khi thực hiện khảo sát chính thức về những PCTL của TTCM, chúng tôi đề nghị 97 GV tại hai trường tiểu học Lê Quý Đôn và Thiên Hộ Dương (thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trả lời câu hỏi mở: Thầy, Cô nghĩ gì về đội ngũ TTCM ở trường thầy, cô? Sau khi tổng kết bằng phương pháp phân tích nội dung, một phiếu hỏi gồm 42 ý kiến được soạn thảo. Phiếu hỏi được phát ra và thu lại, một phiếu hỏi chính thức gồm 38 câu hỏi được sử dụng trong đợt khảo sát vào tháng 4 năm 2015. - Hệ số tin cậy của thang đo: 0,944 (Cronbach). - Độ phân cách (ĐPC) của các câu trong Phiếu hỏi về những PCTL của TTCM. Bảng 1. Kết quả ĐPC của các câu trong phiếu hỏi về những PCTL của TTCM 2.2. Mẫu chọn Mẫu chọn gồm 139 GV và CBQL tại một số trường tiểu học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được phân bố như sau: Câu ĐPC Câu ĐPC Câu ĐPC Câu ĐPC Câu ĐPC 1 0,637 9 0,643 17 0,812 25 0,770 33 0,771 2 0,429 10 0,559 18 0,709 26 0,692 34 0,808 3 0,461 11 0,673 19 0,554 27 0,798 35 0,720 4 0,617 12 0,696 20 0,644 28 0,701 36 0,859 5 0,124 13 0,752 21 0,144 29 0,682 37 0,610 6 0,103 14 0,696 22 0,797 30 0,558 38 0,833 7 0,687 15 0,809 23 0,837 31 0,724 8 0,435 16 0,759 24 0,638 32 0,849 Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 154 Đơn vị công tác N % Trường Tiểu học Lê Quý Đôn 68 48,9 Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương 71 51,1 Giới tính N % Nam 21 15,1 Nữ 118 84,9 Thầy/Cô là N % Không trả lời 1 0,7 GV 122 87,8 TTCM 11 7,9 Phó hiệu trưởng 3 2,2 Hiệu trưởng 2 1,4 Thâm niên công tác N % Không trả lời 12 8,6 Dưới 5 năm 23 16,5 Từ 5 – 10 năm 21 15,1 Từ 10 – 15 năm 15 10,8 Trên 15 năm 68 48,9 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đánh giá chung của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường (xem Bảng 2) Trình độ chuyên môn N % Không trả lời 19 13,7 Cử nhân 101 72,7 Khác 19 13,7 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Văn Dũng _____________________________________________________________________________________________________________ 155 Bảng 2. Đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường Phẩm chất tâm lí TB ĐLTC Thứ bậc Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước 3,97 0,14 1 Luôn chấp hành tốt sự phân công của trường 3,95 0,20 2 Tâm huyết với nghề, được phụ huynh tin tưởng 3,92 0,25 3 Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt 3,92 0,35 4 Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, ý thức kỉ luật tốt 3,92 0,29 5 Luôn tạo được mối quan hệ tốt với phụ huynh HS 3,91 0,32 6 Nhiệt huyết và tận tâm 3,89 0,32 7 Đi đầu trong việc vận động các phương pháp dạy học tích cực 3,89 0,35 8 Đoàn kết tốt, vui vẻ hòa đồng với mọi người 3,88 0,34 9 Không ngại khó 3,87 0,35 10 Có tinh thần học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 3,87 0,35 11 Gắn bó, đoàn kết, thân ái với mọi người 3,86 0,48 12 Làm việc có kế hoạch 3,86 0,38 13 Năng nổ và tận tụy trong công việc 3,85 0,40 14 Có uy tín với đồng nghiệp 3,84 0,56 15 Luôn gương mẫu, đi đầu trong công việc 3,83 0,49 16 Có tinh thần cầu tiến, không ngại gian khó 3,83 0,42 17 Quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ viên 3,80 0,52 18 Nhận xét, đánh giá thành viên trong tổ một cách khách quan 3,79 0,45 19 Hết lòng giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn 3,78 0,53 20 Luôn quan tâm, giúp đỡ, nâng cao tay nghề đến các tổ viên 3,77 0,51 21 Nhạy bén trong công việc 3,77 0,51 22 Hoạt động đều tay 3,77 0,49 23 Có năng lực giao tiếp tốt nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường 3,76 0,47 24 Tay nghề cao, kiến thức vững 3,76 0,73 25 Công bằng 3,76 0,53 26 Có năng lực quản lí tổ 3,75 0,63 27 Tận tình hướng dẫn đồng nghiệp 3,75 0,61 28 Công bằng và nghiêm túc với các tổ viên 3,75 0,54 29 Góp ý các thiếu sót của GV nhiệt tình, thân thiện 3,74 0,67 30 Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 156 Điều hành và sắp xếp công việc của tổ một cách khoa học, hợp lí 3,71 0,59 31 Góp ý thẳng thắn, chân thành 3,71 0,55 32 Luôn tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng 3,70 0,73 33 Không giành quyền lợi cá nhân 3,68 0,79 34 Sâu sát từng tổ viên để hỗ trợ kịp thời 3,66 0,66 35 Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của thành viên trong tổ 3,56 0,87 36 Còn nể nang nên hiệu quả hoạt động không cao 2,04 1,29 37 Còn dễ dãi, xuề xòa 1,89 1,21 38 Bảng 2 cho thấy đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại trường theo các mức độ: - Rất cao (đạt 75% trở lên) gồm các phẩm chất: Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; Luôn chấp hành tốt sự phân công của nhà trường; Tâm huyết với nghề, được phụ huynh tin tưởng; Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt; Có tinh thần trách nhiêm cao trong công tác, ý thức kỉ luật tốt; Luôn tạo được mối quan hệ tốt với phụ huynh HS; Nhiệt huyết và tận tâm; Đi đầu trong việc vận động các phương pháp dạy học tích cực; Đoàn kết tốt, vui vẻ hòa đồng với mọi người; Không ngại khó; Có tinh thần học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Gắn bó, đoàn kết, thân ái với mọi người và Làm việc có kế hoạch. Những phẩm chất này thuộc về những phẩm chất mang tính chính trị, tính tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức, giao tiếp tốt, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu trong chuyên môn, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và làm việc có kế hoạch. Nói cách khác, đội ngũ TTCM tại các trường có những phẩm chất theo yêu cầu về các lĩnh vực chính trị, chuyên môn; lòng yêu nghề; trách nhiệm và làm việc có kế hoạch. - Cao (đạt từ 50% đến 75%) gồm các phẩm chất: Năng nổ và tận tụy trong công việc; Có uy tín với đồng nghiệp; Luôn gương mẫu, đi đầu trong công việc và Có tinh thần cầu tiến, không ngại gian khó. Những phẩm chất này thuộc về những phẩm chất mang tính ý chí, gương mẫu trong công tác và vươn lên trong nghề nghiệp. - Trung bình (đạt từ 25% đến 49%) gồm các phẩm chất: Quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ viên; Nhận xét, đánh giá thành viên trong tổ một cách khách quan; Hết lòng giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn; Luôn quan tâm, giúp đỡ nâng cao tay nghề đến các tổ viên; Nhạy bén trong công việc; Hoạt động đều tay; Có năng lực giao tiếp tốt nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường; Tay nghề cao, kiến thức vững; Công bằng; Có năng lực quản lí tổ; Tận tình hướng dẫn đồng nghiệp; Công bằng TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Văn Dũng _____________________________________________________________________________________________________________ 157 và nghiêm túc với các tổ viên; Góp ý các thiếu sót của GV nhiệt tình, thân thiện; Điều hành và sắp xếp công việc của tổ một cách khoa học, hợp lí; Góp ý thẳng thắn, chân thành và Luôn tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng. Những phẩm chất này thuộc về những phẩm chất mang tính chuyên môn cụ thể, giao tiếp, những PCTL cần thiết cho người quản lí trực tiếp, những năng lực thực hiện giảng dạy và quản lí trong TCM. - Thấp (đạt dưới 25%) gồm các phẩm chất: Không giành quyền lợi cá nhân; Sâu sát từng tổ viên để hỗ trợ kịp thời; Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của thành viên trong tổ; Còn nể nang nên hiệu quả hoạt động không cao và Còn dễ dãi, xuề xòa. Những phẩm chất này thuộc về những phẩm chất mang tính đời thường. Các mức độ đánh giá trên đây phản ánh yêu cầu về PCTL đối với TTCM. Nói cách khác, những thầy cô tham gia trong đợt khảo sát này nghiêm túc và khách quan trong việc trả lời bảng hỏi; do đó, kết quả nghiên cứu có giá trị thực tế. 3.2. So sánh đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường Bảng 3. Đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường theo thông số vị trí công tác Phẩm chất tâm lí Vị trí công tác F (df=1) P GV CBQL TB ĐLTC TB ĐLTC Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, ý thức kỉ luật tốt 3,91 0,30 4,00 0,00 1,15 0,28 Có uy tín với đồng nghiệp 3,84 0,58 3,87 0,34 0,04 0,83 Có năng lực quản lí tổ 3,75 0,65 3,75 0,44 0,00 0,98 Điều hành và sắp xếp công việc của tổ một cách khoa học, hợp lí 3,73 0,60 3,62 0,50 0,51 0,47 Còn dễ dãi, xuề xòa 1,86 1,22 2,18 1,16 1,02 0,31 Còn nể nang nên hiệu quả hoạt động không cao 2,02 1,31 2,12 1,14 0,08 0,77 Tận tình hướng dẫn đồng nghiệp 3,73 0,64 3,87 0,34 0,70 0,40 Tay nghề cao, kiến thức vững 3,75 0,77 3,81 0,40 0,08 0,76 Không ngại khó 3,86 0,36 3,93 0,25 0,53 0,46 Không giành quyền lợi cá nhân 3,68 0,80 3,68 0,79 0,00 0,97 Gắn bó, đoàn kết, thân ái với mọi người 3,85 0,50 3,93 0,25 0,43 0,51 Luôn gương mẫu, đi đầu trong công việc 3,85 0,37 3,68 1,01 1,59 0,20 Nhận xét, đánh giá thành viên trong tổ 3,79 0,46 3,81 0,40 0,02 0,88 Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 158 một cách khách quan Góp ý thẳng thắn, chân thành 3,72 0,54 3,62 0,61 0,50 0,48 Luôn quan tâm, giúp đỡ nâng cao tay nghề đến các tổ viên 3,77 0,52 3,81 0,40 0,06 0,80 Đoàn kết tốt, vui vẻ hòa đồng với mọi người 3,87 0,35 3,93 0,25 0,43 0,51 Nhạy bén trong công việc 3,77 0,52 3,81 0,40 0,06 0,80 Có tinh thần học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 3,88 0,34 3,81 0,40 0,60 0,43 Tâm huyết với nghề, được phụ huynh tin tưởng 3,91 0,27 4,00 0,00 1,40 0,23 Luôn tạo đìều kiện cho GV phát huy khả năng 3,69 0,77 3,81 0,40 0,34 0,55 Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước 3,98 0,12 4,00 0,00 0,26 0,60 Công bằng 3,76 0,54 3,81 0,40 0,12 0,72 Làm việc có kế họach 3,86 0,38 3,87 0,34 0,00 0,95 Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt 3,93 0,35 3,93 0,25 0,00 0,97 Có tinh thần cầu tiến, không ngại gian khó 3,85 0,42 3,75 0,44 0,83 0,36 Sâu sát từng tổ viên để hỗ trợ kịp thời 3,65 0,68 3,75 0,44 0,28 0,59 Có năng lực giao tiếp tốt nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường 3,78 0,46 3,68 0,47 0,63 0,42 Nhiệt huyết và tận tâm 3,90 0,32 3,93 0,25 0,18 0,67 Luôn tạo được mối quan hệ tốt với phụ huynh HS 3,92 0,31 3,87 0,34 0,35 0,55 Luôn chấp hành tốt sự phân công của nhà trường 3,95 0,21 4,00 0,00 0,81 0,36 Đi đầu trong việc vận động các phương pháp dạy học tích cực 3,88 0,36 3,93 0,25 0,30 0,58 Quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ viên 3,78 0,54 3,93 0,25 1,16 0,28 Năng nổ và tận tụy trong công việc 3,86 0,40 3,81 0,40 0,27 0,60 Hoạt động đều tay 3,77 0,50 3,81 0,40 0,06 0,79 Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của thành viên trong tổ 3,55 0,90 3,56 0,72 0,00 0,98 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Văn Dũng _____________________________________________________________________________________________________________ 159 Hết lòng giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn 3,76 0,56 3,93 0,25 1,51 0,22 Góp ý các thiếu sót của GV nhiệt tình, thân thiện 3,72 0,70 3,87 0,34 0,73 0,39 Công bằng và nghiêm túc với các tổ viên 3,74 0,56 3,87 0,34 0,78 0,37 Kết quả đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê theo thông số vị trí công tác. Nói cách khác, đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM là tương đương. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây: - Đội ngũ TTCM có vai trò rất quan trọng trong bộ máy nhà trường. Hiệu quả công việc của TTCM có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TCM và ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học. - Đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường theo các mức độ từ cao xuống thấp như sau: - Mức rất cao: Những phẩm chất này thuộc về những phẩm chất mang tính chính trị, tính tổ chức kỉ luật, lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức, giao tiếp tốt, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu trong chuyên môn, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và làm việc có kế hoạch. - Mức cao: Những phẩm chất mang tính ý chí, gương mẫu trong công tác và vươn lên trong nghề nghiệp. - Mức độ trung bình: Những phẩm chất mang tính chuyên môn cụ thể, giao tiếp, những PCTL cần thiết cho người quản lí trực tiếp, những năng lực thực hiện giảng dạy và quản lí trong TCM. - Mức độ thấp: Những phẩm chất mang tính đời thường. - Kết quả đánh giá của GV và CBQL về những PCTL của đội ngũ TTCM tại các trường không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê theo thông số vị trí công tác. 4.2. Kiến nghị Ngoài những PCTL đã đạt được ở mức độ cao, đội ngũ TTCM còn cần được bồi dưỡng những kiến thức và kĩ năng có liên quan đến công việc quản lí. Cụ thể là: - Bồi dưỡng kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng tổ chức cuộc họp, kĩ năng thuyết phục người khác. - Tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng, các chuyên đề bồi dưỡng TTCM do ngành tổ chức. - Khuyến khích TTCM tham gia cuộc thi TTCM giỏi Thông qua các hoạt động này, ngoài việc được cung cấp những lí thuyết cơ bản, học hỏi kinh nghiệm của các TTCM đơn vị bạn, TTCM còn cần được thực hành các tình huống giả định, thực hành xây dựng các cuộc họp hoặc thực hành giữa hai nhóm trình bày và phản biện. Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo. 3. Nguyễn Phúc Châu (2004), Quản lí bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự trong nhà trường, tập bài giảng, Hà Nội. 4. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Tài liệu tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn (2014), (Dùng cho cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học), Nxb Đại học Sư phạm. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-6-2015; ngày phản biện đánh giá: 28-7-2015; ngày chấp nhận đăng: 16-10-2016)
File đính kèm:
- danh_gia_cua_giao_vien_va_can_bo_quan_li_ve_nhung_pham_chat.pdf