Đánh giá hệ thống tài liệu quản lí đào tạo sau đại học theo bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000
Tóm tắt Đánh giá hệ thống tài liệu quản lí đào tạo sau đại học theo bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000: ...nh thường xuyên với công cụ hữu hiệu như kiểm tra chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control), cơ chế tự kiểm tra, giám sát theo các chuẩn mực. [5] 2.3. Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 vào quản lí trường đại học Khác với các quá trình sản xuất công nghi...tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học viên, công tác kiểm soát chất lượng. 3.2. Đối tượng điều tra Chúng tôi đã nghiên cứu hồ sơ về văn bản quản lí tuyển sinh và đào tạo sau đại học giai đoạn 2005 - 2010 của Trường ĐHSP TPHCM, đồng thời gửi các phiếu điều tra đến 80 cán bộ là...iệc theo đúng quy định không? 50 6 18 36 18 36 14 28 20 Trường có huấn luyện (đào tạo) nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết cho cán bộ, chuyên viên, giảng viên không? 49 7 9 18,4 20 40,8 20 40,8 21 Trường đã áp dụng các kĩ thuật thống kê (đo lường, mô tả, phân tích, giải thích và...
ợng sản phẩm. Từ chuẩn mực đó, có thể làm đúng ngay từ đầu, tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu, ở tất cả các quy trình. Làm đúng, chuẩn xác và phù hợp với thực tế và vẫn đảm bảo tuân thủ quy chế của các cơ quan quản lí ngay từ đầu sẽ có chất lượng tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Với phương châm: đề cao phương thức quản lí theo quá trình, lấy phòng ngừa là chính. Ở mọi khâu tác nghiệp, cần có nhiều biện pháp được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu như kiểm tra chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control), cơ chế tự kiểm tra, giám sát theo các chuẩn mực. [5] 2.3. Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 vào quản lí trường đại học Khác với các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại hình dịch vụ hàng hóa, dịch vụ hành chính công, lĩnh vực giáo dục và đào tạo có đặc trưng riêng về hệ thống văn bản. Hệ thống văn bản ban hành để quản lí tuyển sinh và đào tạo sau đại học cũng đòi hỏi phải quy định một cách đầy đủ, chi tiết cho quy trình tuyển sinh và đào tạo, như: hướng dẫn thủ tục, 67 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ nội dung giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, học viên, các hoạt động giảng dạy. Trên cơ sở văn bản quy định thống nhất đã được ban hành, các đơn vị thực thi, nhà trường kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội dung quy định quản lí tuyển sinh đào tạo để có quyết sách đúng đắn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của trường. Hệ thống văn bản quản lí phải có nội dung cụ thể, quy định rõ ràng, có các biểu mẫu và được công khai để tất cả các đối tượng liên quan như: “khách hàng” trong và ngoài trường, hay nói cách khác, đó chính là những cán bộ quản lí, giảng viên, học viên, phụ huynh, đối tác thông hiểu, để dễ thực hiện các quy định liên quan đến bản thân, đến từng khâu công việc. Chính vì vậy, với ý nghĩa đặc biệt khi ứng dụng mô hình quản lí chất lượng nhà trường theo ISO vào quản lí, ban hành hệ thống văn bản đào tạo sau đại học nói riêng và đào tạo đại học nói chung trong trường ĐH sẽ tạo ra sự thay đổi có tính đột phá không chỉ trong quan niệm mà còn trong mô thức quản lí của nhà trường.[2] Dưới góc độ của chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, nội dung bài viết nghiên cứu điều tra về công tác quản lí đào tạo sau ĐH của một trường ĐH phải được nghiên cứu xem xét theo nhiệm vụ quy định của quy chế đào tạo sau ĐH và việc thực hiện quy định về đổi mới quản lí giáo dục đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Trong đó, nhiệm vụ của các trường là phải cụ thể hóa và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết để phục vụ quản lí đào tạo, tuyển sinh, đánh giá chất lượng và tạo nguồn đào tạo. Yêu cầu về hệ thống tài liệu cần được soạn thảo trong hệ thống quản lí chất lượng của trường ĐH, bao gồm: Văn bản công bố về chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng của trường, sổ tay chất lượng, các thủ tục dạng văn bản được viện dẫn trong sổ tay chất lượng, các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, các hướng dẫn công việc, quy định, quy chế, v.vViệc văn bản hóa và quy trình hóa các nhiệm vụ quản lí trong đào tạo sau ĐH giúp trường kiểm soát, đo lường và phân tích được hiệu quả hoạt động của các đơn vị, các bộ phận trong trường. Dựa vào đó, lãnh đạo nhà trường tiến hành xem xét và đưa ra các quyết định chính xác, tạo được hiệu quả quản lí để ngày càng nâng cao chất lượng các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu. Việc xây dựng hệ thống quản lí chất lượng của Trường ĐHSP TPHCM nhằm đảm bảo tất cả hoạt động liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo đại học và sau đại học đều được văn bản hóa, quy trình hóa và kiểm soát một cách chặt chẽ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Để xây dựng và sử dụng hệ thống quản lí chất lượng trong nhà trường, ban lãnh đạo trường, khoa và các phòng ban cần hiểu rõ yêu cầu của quy trình để thực hiện một cách hiệu quả nhất. 3. Phương pháp triển khai và đối tượng điều tra 3.1. Phương pháp triển khai 68 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Thị Nhị Hà và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ Bằng phương pháp nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi xem xét các tài liệu của hệ thống quản lí chất lượng cụ thể: Các hướng dẫn công việc, quy định, quy chế, đào tạo sau đại học của trường có đảm bảo nội dung mục tiêu theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không? Mức độ triển khai thực hiện và sự công khai hóa văn bản quản lí có đến được đối tượng khách hàng và họ có thực hiện theo hay không? Đồng thời, bằng phương pháp quan sát thực tiễn và gửi phiếu lấy ý kiến đánh giá khách quan của cán bộ quản lí và giảng viên của trường, để biết thêm về cách hình thành và thực thi các nhiệm vụ của văn bản quản lí tuyển sinh, đào tạo của trường. Trong phiếu cũng đã thể hiện các mục văn bản quản lí theo một quy trình tương đối phù hợp với thực tế yêu cầu và phân ra hai mục: các văn bản trường đã thực hiện, chưa thực hiện và thực hiện ở mức độ nào, thực hiện theo thói quen hay quy định. Kết quả sẽ tính theo tần số và tỉ lệ phiếu thu về, loại các phiếu trả lời chưa đạt 70% số câu hỏi đề ra. Thang điểm: mức rất cao hoặc tốt (80-100%), mức cao hoặc khá là (65- 79%), mức trung bình hoặc đạt yêu cầu (50-65%) và mức chưa đạt yêu cầu (0- 49%). Kết quả dưới đây cho thấy về đánh giá tìm hiểu thực trạng quản lí đào tạo sau đại học của Trường ĐHSP TPHCM theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 bao gồm: việc ban hành hệ thống văn bản quản lí chất lượng của trường, những văn bản quy định nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị, chuẩn bị nguồn lực, công tác kiểm tra kiểm soát đào tạo, ban hành các văn bản quy định, thông báo, hướng dẫn tuyển sinh, công tác lưu trữ hồ sơ, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học viên, công tác kiểm soát chất lượng. 3.2. Đối tượng điều tra Chúng tôi đã nghiên cứu hồ sơ về văn bản quản lí tuyển sinh và đào tạo sau đại học giai đoạn 2005 - 2010 của Trường ĐHSP TPHCM, đồng thời gửi các phiếu điều tra đến 80 cán bộ là lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lí và các giảng viên của các khoa có mã ngành đào tạo sau đại học để lấy ý kiến đánh giá. Kết quả số phiếu thu vào là 56 chiếm 70% số phiếu phát ra (trong đó 30 phiếu của giảng viên chiếm 53,6% và 26 phiếu của cán bộ quản lí (46,4%). Kết quả căn cứ trên số lượng và phần trăm của những phiếu hợp lệ. 4. Thực trạng về văn bản quản lí đào tạo sau đại học tại Trường ĐHSP TPHCM giai đoạn 2005-2010 so với chuẩn ISO 4.1. Những văn bản quản lí đào tạo sau đại học của Trường đã thực hiện Khảo cứu 22 loại tài liệu theo tiêu chuẩn ISO về văn bản quản lí sau đại học, kết quả có 16 tài liệu của Trường ĐHSP TPHCM quy định quản lí nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị, chuẩn bị nguồn lực, công tác kiểm tra kiểm soát đào tạo, ban hành các văn bản quy định, thông báo, hướng dẫn tuyển sinh, công tác lưu trữ hồ sơ, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học viên, công tác kiểm soát chất lượng được ban hành. Những nhiệm vụ trường đã ban hành và phê duyệt bằng văn bản, kết quả thể hiện ở 69 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ bảng 1, trong đó đánh giá mức Khá từ 70% trở lên trong câu 7, 9, 14, 16 với những nội dung như sau: chuẩn bị đầy đủ nhân lực và nguồn nhân lực có 32 ý kiến, chiếm tỉ lệ 64%; chọn người tham gia vào các Hội đồng đào tạo, tuyển sinh có 36 ý kiến, tỉ lệ (70,6%); quá trình tuyển sinh, đào tạo đều có những chỉ dẫn công việc bằng văn bản có 40 ý kiến, tỉ lệ (76,9%); tổ chức cho học viên báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học có 39 ý kiến, tỉ lệ (76,5%) và việc khắc phục sai sót trong quá trình tổ chức có 34 ý kiến, chiếm tỉ lệ (65,4%). Bảng 1. Thực trạng về văn bản quản lí đào tạo sau đại học ở Trường ĐHSP TPHCM (2005-2010) so với chuẩn ISO 9001:2000 Số phiếu thu được Chưa thực hiện Đã thực hiện Làm theo thói quen Đã viết thành văn bản, phê duyệt TT Câu hỏi Phiếu hợp lệ Phiếu trống Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ% 1 Trường có văn bản quy định chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của trường không ? 52 4 25 48,1 8 15,4 19 36,5 2 Trường có văn bản quy định trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, nhân viên phù hợp với chính sách và mục tiêu đề ra không? 52 4 1 1,9 21 40,4 30 57,7 3 Trường có kế hoạch về nhân lực và nguồn nhân lực thích hợp để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện tuyển sinh và đào tạo Sau đại học trường có không? 50 6 7 14 11 22 32 64 4 Trường có hệ thống kiểm soát (chứ không phải hệ thống kiểm tra) các công việc quản lí trong trường không? 52 4 27 51,9 12 23,1 13 25 5 Trường có kiểm tra, xem xét lại các văn bản quan trọng 51 5 2 3,9 17 33,3 32 62,7 70 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Thị Nhị Hà và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ đã viết trước khi chấp nhận và công bố thực hiện không? 6 Trường có những thay đổi với những văn bản, tài liệu đã được xem xét và chấp nhận trước đây không? 50 6 4 8 16 32 30 60 7 Trường chọn người tham gia vào các Hội đồng đào tạo, tuyển sinh có dựa trên khả năng và uy tín không? 51 5 0 0 15 29,4 36 70,6 8 Trường khi thông báo tuyển sinh, mở lớp bồi dưỡng có nói rõ yêu cầu về những nội dung mà trường muốn không? 51 5 3 5,9 21 41,2 27 52,9 9 Trường có đảm bảo rằng có văn bản hướng dẫn công việc về các quá trình tuyển sinh, đào tạo không? 52 4 6 11,5 6 11,5 40 76,9 10 Trường có kiểm tra việc lưu trữ những hồ sơ thông tin trong tuyển sinh đào tạo Sau đại học của trường không? 50 6 4 8 18 36 28 56 11 Trường có phương pháp rõ ràng để kiểm soát chất lượng quản lí đào tạo sau đại học không? 52 4 21 40,4 20 38,5 11 21,2 12 Trường có đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình tuyển sinh và đào tạo sau đại học không? 52 4 5 9,6 22 42,3 25 48,1 13 Trường có phương pháp đánh giá chất lượng công tác tuyển sinh và đào tạo sau đại học không? 50 6 23 46 17 34 10 20 14 Trường có tổ chức cho học viên, nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trước khi bảo vệ luận văn, luận án không? 51 5 7 13,7 5 9,8 39 76,5 71 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ 15 Trường có đánh giá những hồ sơ, biên bản bảo vệ luận văn, luận án so với (văn bản quy định) được viết ra để phát hiện dấu hiệu của sai sót, trục trặc không? 52 4 5 9,6 15 28,8 32 61,5 16 Trường khi phát hiện ra các sai sót trong quá trình hoạt động, thì có khắc phục hay không? 52 4 2 3,8 16 30,8 34 65,4 17 Trường có xác định biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự lặp lại các nguyên nhân sai sót xảy ra không? 50 6 4 8 17 34 29 58 18 Trường có văn bản xác định phương pháp để tìm hiểu nhu cầu của địa phương, cơ quan, cá nhân người học đã và sẽ được đào tạo tại trường không? 51 5 12 23,5 28 54,9 11 21,6 19 Trường có thực hiện việc đánh giá chất lượng quản lí của trường để duy trì công việc theo đúng quy định không? 50 6 18 36 18 36 14 28 20 Trường có huấn luyện (đào tạo) nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết cho cán bộ, chuyên viên, giảng viên không? 49 7 9 18,4 20 40,8 20 40,8 21 Trường đã áp dụng các kĩ thuật thống kê (đo lường, mô tả, phân tích, giải thích và lập mô hình các biến động công việc) để kiểm soát chất lượng tuyển sinh và đào tạo chưa? 49 7 33 67,3 10 20,4 6 12,2 22 Trường có lưu trữ đầy đủ các hồ sơ chất lượng liên quan tới các khía cạnh của 21 câu hỏi trên không? 50 6 17 34 17 34 16 32 72 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Thị Nhị Hà và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ Các tài liệu chỉ được đánh giá mức “đạt yêu cầu” trong các câu số 2, 3, 5, 6, 8,10, 15, 17 với những nội dung như: quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, nhân viên; chuẩn bị nhân lực, kiểm tra văn bản khi ban hành; giới thiệu hội đồng; yêu cầu tuyển sinh; kiểm tra việc lưu trữ những hồ sơ thông tin trong tuyển sinh đào tạo sau đại học; tổ chức nghiên cứu và có biện pháp phòng ngừa sai sót. Việc đánh giá chất lượng quản lí và lưu trữ hồ sơ của trường được đánh giá ở mức “chưa đạt yêu cầu” vì chưa viết thành văn bản và còn làm theo thói quen. Đó là kết quả ở câu 19 và 22 về đánh giá chất lượng quản lí và việc lưu trữ đầy đủ các hồ sơ chất lượng liên quan. 4.2. Những văn bản quản lí đào tạo sau đại học của trường chưa thực hiện theo chuẩn ISO Các tài liệu nhà trường chưa thực hiện là văn bản công bố về chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng của trường; sổ tay chất lượng; các thủ tục dạng văn bản được viện dẫn trong sổ tay chất lượng; các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các văn bản quản lí giai đoạn 2005- 2010 chiếu theo quản lí chất lượng đào tạo theo chuẩn ISO do cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức “chưa đạt yêu cầu”. Về nhiệm vụ quản lí đào tạo sau đại học, theo đánh giá của cán bộ quản lí và giảng viên là “chưa thực hiện” chiếm tỉ lệ cao, thể hiện qua các câu 21, 4, 13, 1 với nội dung như sau: chưa áp dụng các kĩ thuật thống kê để kiểm soát chất lượng tuyển sinh và đào tạo (33 ý kiến, chiếm 67,3%); có hệ thống kiểm soát (chứ không phải hệ thống kiểm tra) các công việc quản lí của trường (27 ý kiến, 51,9%); có phương pháp đánh giá chất lượng công tác tuyển sinh và đào tạo sau đại học (23 ý kiến, 46%); có văn bản quy định chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của trường (25 ý kiến, 48,1%). Về các hoạt động quản lí đào tạo, ý kiến cho rằng “Trường còn thực hiện theo thói quen” chiếm tỉ lệ khá cao. Việc tìm hiểu nhu cầu của địa phương về đào tạo, có 11 ý kiến cho rằng công tác này được viết thành văn bản chỉ thực hiện ở mức “chưa đạt yêu cầu” chiếm tỉ lệ 21,6%. Hoặc việc đảm bảo kiểm soát tuyển sinh và đào tạo sau đại học thì có 22 ý kiến, chiếm tỉ lệ 42,3% cho rằng còn “làm theo thói quen”. Ở câu 22: “Trường có lưu trữ đầy đủ các hồ sơ chất lượng liên quan tới các khía cạnh của 21 câu hỏi trên không?” có 34 ý kiến (17%) cho rằng chưa thực hiện tốt. Điều này thể hiện trong kết luận đánh giá chất lượng đào tạo của trường năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận xét rằng trường chưa lưu trữ đầy đủ các văn bản một cách hệ thống, để minh chứng cho các kết quả hoạt động của trường. Nội dung câu 10 về kiểm tra việc lưu trữ những hồ sơ thông tin trong tuyển sinh đào tạo sau đại học được đánh giá ở mức “trung bình” (56%). Phỏng vấn lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lí phòng sau đại học được biết trường có chỉ đạo công tác này. Nhưng trong thời gian qua, 73 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ trường chưa kiểm tra liên tục, toàn diện công tác này nên việc lưu trữ trong giai đoạn 2005-2008 thực hiện chưa tốt. 5. Phân tích và bình luận kết quả Kết quả khảo sát các văn bản ban hành tại trường cho thấy, Trường ĐHSP TPHCM đã ban hành các văn bản quy định quản lí đào tạo sau đại học bằng cách cụ thể hóa quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời ban hành những văn bản áp dụng cụ thể cho công tác này, như: Quy định quản lí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học; các thông báo của trường gửi các khoa chuyên môn về giới thiệu hội đồng, tiểu ban trong tuyển sinh và đào tạo; các văn bản hướng dẫn thí sinh; biểu mẫu hồ sơ tuyển sinh, chấm điểm sau đại học Về quản lí đào tạo sau đại học, kết quả khảo cứu hồ sơ cho thấy Trường ĐHSP TPHCM đã thực hiện nghiêm túc, có quy trình giới thiệu các hội đồng tham gia tuyển sinh và đào tạo. Hàng năm, trường khuyến khích học viên sau đại học viết bài tham gia Hội nghị khoa học của học viên sau đại học (Theo quy định của trường, nghiên cứu sinh phải có bài tham gia hội nghị khoa học; học viên cao học có bài đăng trên Tạp chí Khoa học sẽ được cộng một điểm vào điểm bảo vệ luận văn cao học). Trường đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn tổ chức nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh. Đồng thời trong công tác tuyển sinh, những thủ tục được hướng dẫn chi tiết ngay trong thông báo tuyển sinh của trường. Điều này thể hiện sự khoa học và nghiêm túc trong công tác tuyển sinh. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường thực hiện việc tổng kết công tác tuyển sinh và đào tạo định kỳ 5 năm, hàng năm theo mẫu báo cáo quy định sẵn. Cách thống kê phần lớn dựa trên tổng số và tỉ lệ phần trăm, chưa vận dụng các kĩ thuật thống kê (đo lường, mô tả, phân tích, giải thích và lập mô hình các biến động công việc) để kiểm soát chất lượng đào tạo tại trường. Trường còn thiếu văn bản quy định về đánh giá chất lượng công tác tuyển sinh và đào tạo sau đại học, như: quy định hệ thống kiểm soát chất lượng, sổ tay chất lượng, quy định phương pháp đánh giá, các phương pháp để tìm hiểu nhu cầu của địa phương, cơ quan, cá nhân người học đã và sẽ được đào tạo, áp dụng các kĩ thuật thống kê (đo lường, mô tả, phân tích, giải thích và lập mô hình các biến động công việc) để kiểm soát chất lượng tại trường về tuyển sinh và đào tạo sau đại học, và lưu trữ tài liệu một cách hệ thống. 6. Kết luận Qua kết quả khảo sát đã được phân tích, đối chiếu với việc ban hành, triển khai áp dụng và lưu trữ quản lí hệ thống văn bản trong đào tạo tuyển sinh sau đại học của Trường ĐHSP TPHCM theo quy định quản lí chất lượng chuẩn ISO 9001:2000, chúng tôi nhận thấy Trường cơ bản đã triển khai thực hiện văn bản quản lí theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các ý kiến đánh giá về hệ thống văn bản quản lí chất lượng đào tạo sau 74 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Thị Nhị Hà và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ đại học của các cán bộ và giảng viên tham gia đào tạo chưa ở mức “tốt”. Những người tham gia trực tiếp công tác đào tạo sau đại học phần đông cho rằng Trường chưa ban hành văn bản theo chuẩn đánh giá chất lượng. Do vậy, Trường khó có thể có căn cứ để đánh giá chất lượng đào tạo sau đại học, quy chuẩn các văn bản và thực hiện quản lí đào tạo theo quy trình một cách khoa học. Để có hệ thống văn bản triển khai nhiệm vụ quản lí xuyên suốt và luôn cải tiến chất lượng, Trường cần nghiên cứu một cách cụ thể và tập huấn cho cán bộ trong việc triển khai áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 vào quản lí công tác tuyển sinh và đào tạo của trường, nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT (2007), Ban hành quyết định về tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, số 65/2007/BGDĐT. 2. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chất lượng giáo dục đại học, Nxb Chính trị quốc gia. 4. Bùi Mạnh Nhị (2006), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đề tài nhánh thuộc Viện CL&CTGD, mã số: B2004.CTGD.05. 5. Phó Đức Trù và Phạm Hồng (2002), ISO 9000:2000, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-8-2011; ngày chấp nhận đăng: 29-8-2011) 75
File đính kèm:
- danh_gia_he_thong_tai_lieu_quan_li_dao_tao_sau_dai_hoc_theo.pdf