Đánh giá tường chắn đất có cốt dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo bằng mô hình thực nghiệm và mô phỏng có xem xét vật liệu đắp tại miền Trung Việt Nam
Tóm tắt Đánh giá tường chắn đất có cốt dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo bằng mô hình thực nghiệm và mô phỏng có xem xét vật liệu đắp tại miền Trung Việt Nam: ...n thành phần hạt của mẫu đất đồi thí nghiệm với đường thành phần hạt giới hạn lọt sàng lớn nhất của nhóm đất A-1-a [11]. Đầm nén mẫu 97 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng đất theo [14, 22]. Kết quả thí nghiệm vẽ được các biểu đồ quan hệ giữa độ ẩm và khối lượng thể tích k...ử dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo 3.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm Tiến hành xây dựng mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm với tỉ lệ 1/1 như Hình 5(a). Thông thường, đối với các tấm bê tông cốt thép lắp ghép kích thước 1,5 × 1,5 (m2) thì bố trí 2 lớp cốt. Trong phạm vi mô hình thí nghiệm này, chỉ x... và chuyển vị của tấm tường bằng phần mềm Flac 2D Chuyển vị của tường (Hình 10) tăng dần từ chân tường đến đỉnh tường, phù hợp với kết quả nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm. Dạng biểu đồ phân bố lực kéo trên cốt (Hình 11) cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm (Hình 9) và cá...
ăn mòn cục bộ trên cốt để đề xuất các tỉ lệ ăn mòn hợp lý trong mô hình thực. Thí nghiệm cơ lý các mẫu thép có gờ Φ10 bị ăn mòn bằng cách giảm tiết diện cốt theo tỉ lệ ăn mòn 0-5-10-15-20-25-30-35-40-50-60% [24]. Để tạo ăn mòn cốt (giảm diện tích tiết diện) thì nghiên cứu này dùng mũi khoan thép Φ5 và Φ7 để khoan vào thanh thép với các chiều sâu mũi khoan như Bảng 8. 99 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Bảng 8. Chỉ tiêu cơ lý của mẫu thép thí nghiệm Tỉ lệ ăn mòn (%) Mũi khoan (mm) Chiều sâu mũi khoan (mm) Môdun đàn hồi (N/mm2) Khả năng chịu kéo (N) Độ giãn dài (%) 0 5 0 200000 49000 18,98 5 5 1,75 200000 45700 17,50 10 5 2,53 200000 41700 16,67 15 5 3,32 200000 38700 16,25 20 5 4,10 200000 35600 15,83 25 5 4,88 200000 33600 15,43 30 5 5,66 200000 29600 15,00 35 5 6,45 200000 27000 13,75 40 5 7,23 200000 23400 13,33 50 7 5,73 200000 17700 13,00 60 7 6,85 200000 11400 12,56 (a) Khả năng chịu kéo với tỉ lệ ăn mòn (b) Độ giãn dài với tỉ lệ ăn mòn Hình 4. Đồ thị biểu diễn kết quả thí nghiệm kéo cốt thép Tỉ lệ ăn mòn cốt và khả năng chịu kéo có quan hệ bậc nhất [9] ∆R/R0 = k(∆e/e0) (1) trong đó: R0, ∆R lần lượt là lực kéo ban đầu và tổn thất lực kéo trong cốt, e0, ∆e lần lượt là bề dày ban đầu và bề dày tổn thất trung bình trên một mặt cốt, k = 1,8 theo [9] và k = 2 theo [5]. Hình 4(a) cho thấy, tỉ lệ ăn mòn cốt và khả năng chịu kéo là quan hệ gần đúng bậc nhất (phù hợp với (1)). Phương trình hồi qui gần đúng, hệ số xác định R2 và hệ số tương quan R ở Hình 4(a) và Hình 4(b) dùng để tính toán tuổi thọ của tường theo thời gian bằng phương pháp số. 2.4. Đề xuất loại vật liệu đắp và cốt sử dụng cho mô hình thực nghiệm Vật liệu đắp sử dụng đất đồi mỏ Xuân Phú, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Cốt thép xây dựng hiện nay phổ biến gồm thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn. Các loại thép CT5 (thép có gờ) có các tính chất cơ lý được qui định theo [23] hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện về cường độ, độ dãn dài để sử dụng cho tường chắn đất theo [4]. Thép có gờ này sẽ tăng cường ma sát giữa đất-cốt, giảm khả năng kéo tuột cốt. Ngoài ra, để tăng khả năng chống ăn mòn cốt, đề xuất mạ kẽm cho cốt với chiều dày 70-100 µm [25, 26]. 100 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 3. Mô hình thực nghiệm tường chắn đất có cốt sử dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo 3.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm Tiến hành xây dựng mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm với tỉ lệ 1/1 như Hình 5(a). Thông thường, đối với các tấm bê tông cốt thép lắp ghép kích thước 1,5 × 1,5 (m2) thì bố trí 2 lớp cốt. Trong phạm vi mô hình thí nghiệm này, chỉ xét với 1 lớp cốt nằm giữa 2 lớp đất, mỗi lớp đất dày 37,5 cm (xét với 1/2 tấm tường bê tông cốt thép làm vỏ mặt tường cao 75 cm. (a) Mô hình thí nghiệm (b) “cốt 2” (c) “cốt 3” Hình 5. Mô hình thí nghiệm tường chắn đất có cốt và hình dạng lưới cốt tự chế (“cốt 1”: cốt Φ10 không ngạnh; “cốt 2”: cốt Φ10 có 3 ngạnh; “cốt 3”: cốt Φ10 có 5 ngạnh) Hộp mô hình được chế tạo với kích thước (dài × rộng × cao) = (150 × 75 × 75) cm, trong đó khối đất sau lưng tường được mô phỏng với kích thước (120 × 75 × 75) cm. Lắp đặt khung thép bên ngoài để làm đối trọng trong quá trình gia tải bằng hệ kích thủy lực. Cốt được sử dụng là cốt thép CT5 loại Φ10 Modul đàn hồi E = 210000 MPa, gồm 3 thanh cốt dọc L = 110 cm song cách nhau 30 cm, 3 thanh cốt ngang cách nhau 40 cm, khoảng cách từ điểm neo vào tường đến thanh cốt ngang đầu tiên là 20 cm. Tại các vị trí giao nhau của cốt bố trí ngạnh thép CT5 loại Φ10, chiều cao của ngạnh là 5 cm (Hình 5(b) và 5(c)). Các thanh cốt dọc liên kết với một tấm gỗ cứng (giả định làm tường chắn) kích thước (75 × 75 × 5) cm (Hình 6(a)). Các cảm biến đo biến dạng bố trí trên cốt và trên mặt nền đất (dưới cốt) như Hình 6(b) và Bảng 9 (với các thông số kỹ thuật của cảm biến: cảm biến điện trở FLA-5-11 của Nhật sản xuất, điện trở 120 ± 3 Ω, điện áp cung cấp 3 ÷ 10 V, kích thước cơ sở 11 × 3,5 mm, hệ số nhạy 2,1 ± 1%). Bảng 9. Khoảng cách từ các ngạnh đến tường Ký hiệu Ngạnh 4 3 2 1 0 Cảm biến trên cốt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cảm biến trong đất 11 12 13 14 Khoảng cách ngạnh đến tường (cm) 20 40 60 80 100 Khoảng cách đến tường (cm) Cảm biến trên cốt 10 15 25 35 45 55 65 75 85 95 Cảm biến trong đất 10 40 70 85 Trình tự xây dựng mô hình như Hình 7: Lấy các mẫu đất tại mỏ đất Phú Xuân-Hòa Ninh; Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất; Chế bị đất đắp đạt W0; Đắp đất từng lớp, dùng đầm thủ công để đầm, mỗi lớp đất sau khi đầm chặt là 12,5 cm và độ chặt K95, sau mỗi lớp đầm dùng thí nghiệm rót 101 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (a) Vỏ tường bố trí gờ liên kết cốt (b) Lắp đặt “cốt 3” gắn sẵn cảm biến trên cốt và cảm biến trên mặt đất Hình 6. Cấu tạo vỏ tường và lắp đặt cốt có bố trí cảm biến đo biến dạng cát để kiểm tra độ chặt; Lắp đặt cốt thép (đã dán cảm biến đo biến dạng tại các vị trí như Hình 6(b)) sau khi đầm xong lớp đất thứ 3 (dày 37,5 cm); Liên kết chắc cốt vào tấm tường chắn bằng bu lông; Đắp tiếp các lớp đất đắp phía trên cốt đạt đến đỉnh tường chắn; Lắp đặt 3 đầu đo chuyển vị tường ở 3 vị trí chân, tim và đỉnh tường; Tiếp tục lắp đặt hệ thống kích thủy lực và tiến hành gia tải 4,5 kG/s và quan sát kết quả biến dạng và chuyển vị. (a) Chế bị đất đắp đạt W0 trước khi đắp vào hộp (b) Đầm đất (c) Kiểm tra tín hiệu, kết nối cảm biến đo biến dạng với máy (d) Kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát (e) Lắp đặt thiết bị đo chuyển vị (f) Quan trắc biến dạng, chuyển vị trên máy tính Hình 7. Quá trình xây dựng mô hình thực nghiệm 102 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 3.2. Các kết quả đạt được trên mô hình thực nghiệm Tiến hành thí nghiệm với 3 loại cốt: “cốt 1”, “cốt 2”, “cốt 3”. Hệ số ma sát giữa đất và cốt thay đổi theo chiều dài cốt, áp lực càng tăng thì hệ số ma sát giữa đất và cốt càng giảm do lực kéo trong cốt tăng và sự dịch chuyển tương đối giữa đất và cốt tăng. Giá trị hệ số ma sát có bước nhảy tại các vị trí bố trí ngạnh, điều này chứng tỏ khi bố trí ngạnh làm tăng ma sát giữa đất và cốt (Hình 8(a)). Với cùng một cấp áp lực và cùng một vị trí của cốt trong tường thì “cốt 3” có ma sát giữa đất và cốt lớn nhất, “cốt 1” có ma sát giữa đất và cốt nhỏ nhất. Kết quả này thể hiện được hiệu quả của việc bố trí các ngạnh trong cốt (Hình 8(b)). (a) Hệ số ma sát trong “cốt 3” dưới các cấp áp lực (b) Hệ số ma sát khi thay đổi cốt Hình 8. Đồ thị biểu diễn hệ số ma sát trong cốt Hình 9. Biểu đồ phân bố lực kéo trong ”cốt 3” dưới các cấp áp lực Lực kéo trong cốt tương ứng với các cấp áp lực từ thí nghiệm như Hình 9. Dạng của biểu đồ phân bố lực kéo trong cốt từ kết quả nghiên cứu này tương tự dạng biểu đồ phân bố lực kéo theo nghiên cứu [5] và cũng phù hợp với dạng biểu đồ phân bố hệ số ma sát trong cốt dưới các cấp áp lực. Lực kéo trong cốt đạt cực đại ở vị trí cốt cách tường 20 cm và càng xa tường thì lực kéo càng giảm dần. Tại các vị trí bố trí ngạnh, lực kéo trong cốt có bước nhảy. Như vậy, có thể khẳng định việc bố trí ngạnh đã làm tăng ma sát giữa đất và cốt nên tăng khả năng neo bám của cốt. Bảng 10 đánh giá sự tăng trưởng lực kéo trong cốt khi bố trí ngạnh. Ngạnh 0: không đánh giá do đây là ngạnh đầu tiên, ngạnh này có tác dụng là điểm bắt đầu huy động lực ma sát giữa đất với cốt và ma sát bị động của khối đất. Tỷ lệ tăng trưởng lực kéo trong thanh ở ngạnh 1 là lớn nhất sau đó giảm dần ở các ngạnh tiếp theo chứng tỏ ở những ngạnh đầu tiên giá trị lực kéo trong cốt tăng trưởng rất nhanh tuy nhiên diện tích giao diện giữa đất và cốt được huy động chưa nhiều. Càng về phía tường chắn, diện tích giao diện tương tác càng tăng, giá trị lực kéo trong cốt tăng, biến thiên bước nhảy của lực qua ngạnh là lớn nhưng tỷ lệ tăng trưởng giảm. Do vậy, các ngạnh đầu tiên (ngạnh 0) trong cốt có vai trò rất quan trọng trong việc huy động lực ma sát giữa đất và cốt và neo giữ thanh cốt chống lực kéo tuột của áp lực trong tường chắn có cốt. 103 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Bảng 10. Giá trị lực kéo và sự tăng trưởng lực kéo ở các ngạnh đối với “cốt 3” Lực kéo (kN) Cấp áp lực (kN/m2) Vị trí đo 12,5 25 50 100 150 Ngạnh 0 Ngạnh này không đánh giá Ngạnh 1 Cảm biến 9 0,93 1,68 2,40 3,10 5,26 1,45 2,48 3,79 5,12 8,00 Tỷ lệ (%) 55,91 47,62 57,92 65,16 52,09 Ngạnh 2 Cảm biến 7 2,45 3,49 5,43 8,34 10,83 3,28 4,86 6,99 10,63 13,32 Tỷ lệ (%) 33,88 39,26 28,73 27,46 22,99 Ngạnh 3 Cảm biến 5 4,12 6,89 9,09 12,23 15,32 5,54 8,67 11,54 15,31 19,22 Tỷ lệ (%) 34,47 25,83 26,59 25,18 25,46 Ngạnh 4 Cảm biến 3 7,21 9,71 13,72 18,81 23,17 8,63 13,12 19,38 23,22 27,32 Tỷ lệ (%) 19,69 35,12 31,25 23,44 17,91 3.3. Mô phỏng số mô hình thực nghiệm Song song với việc xây dựng mô hình thực nghiệm, tiến hành mô phỏng số trên phần mềm Flac 2D với cùng kích thước hình học và các chỉ tiêu cơ lý, đặc trưng vật liệu của đất và cốt như mô hình thực nghiệm (Hình 10). Việc mô phỏng này nhằm kiểm chứng độ chính xác các số liệu quan trắc được trên mô hình rút gọn. Kết quả của mô phỏng số sẽ xuất ra các giá trị về ứng suất, biến dạng, chuyển vị của khối đất và vỏ tường, biểu đồ phân bố lực lực kéo trong cốt. So sánh các giá trị kết quả của mô hình số với mô hình thực nghiệm để đưa ra nhận xét, đánh giá ảnh hưởng của ngạnh đến tương tác đất-cốt trong tường. Hình 10. Mô phỏng tường chắn đất có cốt (“cốt 3”) và chuyển vị của tấm tường bằng phần mềm Flac 2D Chuyển vị của tường (Hình 10) tăng dần từ chân tường đến đỉnh tường, phù hợp với kết quả nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm. Dạng biểu đồ phân bố lực kéo trên cốt (Hình 11) cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm (Hình 9) và các kết quả nghiên cứu của Murray và Farrar [27], Chau [5]. 104 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (a) Cốt không bố trí ngạnh “cốt 1” (b) Cốt bố trí ngạnh “cốt 3” Hình 11. Biểu đồ phân bố ứng lực kéo trong cốt từ phần mềm Flac 2D tương ứng với áp lực 12,5 kN/m2 4. Mô phỏng hiệu ứng ăn mòn cốt Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, khí hậu và vị trí xây dựng, khai thác công trình, quá trình ăn mòn cốt trong kết cấu tường chắn đất có cốt xảy ra theo các kịch bản khác nhau. Tổn thất bề bày cốt do ăn mòn theo thời gian tính theo công thức [8, 9]: ∆e = Atn (2) trong đó: ∆e (µm) là bề dày tổn thất trung bình trên một mặt cốt tại thời điểm t, t (năm) là thời gian, A (µm) là sự mất mát trong năm đầu tiên, n là tham số đại diện cho sự giảm tốc độ ăn mòn theo thời gian n < 1. Giá trị A và n phụ thuộc vào môi trường và loại lớp phủ, được qui định theo [8, 9]. Bảng 11 dưới đây đề xuất các kịch bản ăn mòn gây phá hoại tường chắn đất có cốt và các giá trị A, n tương ứng cho từng kịch bản. Bảng 11. Đề xuất các kịch bản ăn mòn gây phá hoại tường chắn đất có cốt [7–9] Kịch bản Mô tả A (µm) n 1 Ăn mòn đều trên toàn bộ cốt thép (cốt thép bị ăn mòn do tính chất cơ lý của vật liệu đắp, công trình khô ráo) 30 0,65 2 Một phần cốt thép có tốc độ ăn mòn lớn hơn - Phần cốt bị xâm thực do thấm nước bề mặt - Phần cốt bị ăn mòn do xâm thực ẩm (vật liệu đắp bị xâm thực ẩm) 50 40 0,65 0,65 3 Các lớp cốt phía dưới có tốc độ ăn mòn lớn hơn - Phần cốt bị xâm thực do tường ngập nước (vật liệu đắp bị xâm thực lâu dài, ngập trong nước ngọt) 50 0,65 4 Tốc độ ăn mòn cốt thép gần vỏ tường lớn hơn do tác động sóng biển đối với các công trình ven biển - Phần cốt bị ăn mòn do công trình gần với biển - Phần cốt bị ăn mòn do tác động trực tiếp từ sóng biển 55 70 0,7 0,8 Cốt thép bị ăn mòn cả 4 mặt trên 1 cốt Φ10, (theo [24] quy đổi diện tích tiết diện ngang của cốt Φ10 ra diện tích tiết diện ngang hình vuông cạnh là 8,8476 mm). “Cốt 3” dạng lưới thép gồm 3 thanh thép Φ10 nên qui đổi ra hình chữ nhật cạnh là a = 26,5428 mm, b = 8,8476 mm. Cốt thép bị ăn mòn trên tất cả các mặt nên tổn thất diện tích cốt thép bị ăn mòn (∆S ) là: ∆S = ∆e.(2.26,5428 + 2.3.8,8476).10−3 = 0,1062.∆e (mm2) (3) 105 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Tại vị trí ăn mòn lớn nhất thì tiết diện bị ăn mòn tăng lên K lần (K là hệ số phản ánh tính không đồng nhất của sự ăn mòn). Theo [9], ăn mòn đều trên suốt chiều dài cốt thì K = 1, ăn mòn cục bộ đối với cốt mạ kẽm thì K = 2. Tổng diện tích ăn mòn ở năm thứ t là: K.∆S = 0,1062.K.∆e (mm2) (4) Ngoài ra, Hình 4(a) biểu diễn mối tương quan giữa khả năng chịu kéo của cốt với tỉ lệ ăn mòn tiết diện, ăn mòn được mô phỏng mất mát lên đến 60% diện tích tiết diện cốt. Đường hồi qui và phương trình thu được trên Hình 4(a) và Hình 4(b). y = 0,4354x2 − 644,63x + 48679 (5) trong (5) y là lực kéo đứt còn lại của cốt, x là tỉ lệ % ăn mòn theo tiết diện ban đầu. y = 0,0011x2 − 0,1702x + 18,629 (6) trong (6) y là độ giãn dài của cốt (%), x là tỉ lệ % ăn mòn theo tiết diện ban đầu. Từ (2), (4), (5) và (6) cùng với việc mô phỏng ăn mòn đều (kịch bản 1) ảnh hưởng đến tuổi thọ của tường thu được các biểu đồ như Hình 12. Từ các biểu đồ Hình 12, rút ra được phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian với tỉ lệ ăn mòn, lực kéo còn lại trong cốt, độ giãn dài, chiều rộng và chiều dày của cốt. Kết quả này giúp người dùng xác định được mức độ ăn mòn cốt tại thời điểm t để đánh giá tuổi thọ của kết cấu tường chắn đất có cốt trong thời gian khai thác. (a) Tỉ lệ ăn mòn tiết diện cốt với thời gian (b) Lực kéo đứt còn lại của cốt với thời gian (c) Độ giãn dài cốt với thời gian (d) Chiều rộng của cốt với thời gian 106 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (e) Chiều dày của cốt với thời gian Hình 12. Biểu đồ biểu diễn ăn mòn cốt theo thời gian 5. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, lựa chọn ra được 24 mỏ đất đồi có các chỉ tiêu cơ-lý-hóa được xem là phù hợp khi sử dụng làm vật liệu đắp cho tường chắn đất có cốt dùng cốt kim loại. Thí nghiệm kéo thép đạt các yêu cầu theo tiêu chuẩn và đề xuất sử dụng thép có gờ Φ10, có ngạnh, mạ kẽm để làm cốt cho mô hình vật lý trong phòng. Trong nghiên cứu này, với “cốt 3” thì tại ngạnh 1 có sự gia tăng lực kéo lớn nhất (trong khoảng 47,62 ÷ 65,16%), nhưng giá trị lực kéo tại ngạnh này lại nhỏ nhất (0,93 ÷ 5,26 kN). Ở các ngạnh càng gần với vỏ tường thì sự gia tăng lực kéo càng giảm, nhưng giá trị lực kéo lại đạt lớn nhất. Tại ngạnh 4 (ngạnh cuối), sự gia tăng lực kéo là 17,91 ÷ 35,12%, giá trị lực kéo đạt được từ 7,21 ÷ 23,17 kN. Vì vậy, sự tăng trưởng lực kéo tại các vị trí bố trí ngạnh hay sự suy giảm lực kéo lớn nhất trong cốt làm cho cốt không phát huy hết khả năng chịu kéo; suy giảm sức neo bám giữa cốt vào đất làm cho cốt dễ bị kéo tuột dẫn đến tình trạng cốt chưa đứt nhưng công trình đã bị phá hoại. Từ biểu đồ quan hệ giữa số lượng ngạnh, cách bố trí ngạnh với hệ số ma sát giữa đất-cốt cho thấy: Với cùng cấp áp lực thì hệ số ma sát giữa đất và cốt của “cốt 3” lớn hơn so với “cốt 1” là 159,62 ÷ 192,48%, của “cốt 2” so với “cốt 1” là 107,69 ÷ 148.12%. Điều này chứng tỏ hiệu suất của việc lựa chọn số lượng ngạnh và cách bố trí ngạnh trong cốt ảnh hưởng lớn đến hệ số ma sát giữa đất - cốt. Dùng cốt Φ10 và bố trí cấu tạo dạng “cốt 3”, công trình không ngập nước thì đến thời gian phục vụ tối thiểu 70 năm (công trình bình thường), 100 năm (công trình đặc biệt) tỉ lệ ăn mòn cốt khá lớn từ 42,92 ÷ 54,12% diện tích tiết diện, lực kéo đứt cốt còn lại khá nhỏ và giảm từ 65433,47 ÷ 45194,45 N (< 50% lực kéo ban đầu của cốt). Vì vậy, đề xuất mạ kẽm chống ăn mòn cốt, tăng tuổi thọ cho tường. Lời cảm ơn Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tường chắn đất có cốt bằng thép mạ kẽm tự chế tạo phù hợp với vật liệu đắp địa phương khu vực miền Trung”, mã số: B2021-DNA-12. Nhóm tác giả cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về thiết bị thí nghiệm của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng giúp nhóm tác giả hoàn thành các thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu. Tài liệu tham khảo [1] Morsy, A. M., Zornberg, J. G., Leshchinsky, D., Han, J. (2019). Soil–Reinforcement Interaction: Effect of Reinforcement Spacing and Normal Stress. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, 145(12):04019115. 107 Linh, C. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng [2] Weldu, M. T. (2015). Pullout Resistance of MSE Wall Steel Strip Reinforcement in Uniform Aggregate. Thesis Committee in the Department of Civil, Environmental, and Architectural Engineering and the Graduate Faculty of the University of Kansas. [3] Chau, T.-L., Nguyen, T.-H. (2019). Study the influence of adherence edge to steel strip and soil interaction in Mechanically Stabilized EarthWall with a self-made strip. Lecture Notes in Civil Engineering, Springer Singapore, 757–762. [4] BS 8006-1 (2010). Code of practice for strengthened/ reinforced soils and other fills. [5] Chau, T.-L., Corfdir, A., Bourgeois, E. (2016). Corrosion des armatures sur le comportement des murs en terre armée - Effect of reinforcement corrosion on the behavior of earth walls reinforced by steel elements (Soustitre: Scénarios de corrosion des armatures métalliques et les dégradations du mur en terre armée). Éditions Universitaires Européennes (EUE), OmniScriptum GmbH & Co. KG. [6] Klinesmith, D. E., McCuen, R. H., Albrecht, P. (2007). Effect of Environmental Conditions on Corrosion Rates. Journal of Materials in Civil Engineering, 19(2):121–129. [7] Chau Truong Linh, Nguyen Thu Ha, V. D. P. P. V. N. (2019). A study on the main factors affecting the reinforcement corrosion in mechanically stabilised earth walls and predict the service life of the wall. The 3rd Int. Conf. on Transport Infrastructure & Sustainable Development (TISDIC 2019), 175–182. [8] FHWA-NHI-00-043 (2001). Mechanically stabilized earth walls and reinforced soil slopes design & construction guidelines. [9] NF EN P94-270 (2009). Calcul géotechnique Ouvrages de soutènement. Norme Francaise. [10] TCVN 11823-11 (2017). Thiết kế cầu đường bộ - Phần 11: Mố, Trụ và Tường chắn. [11] AASHTO M 145-91 (2017). Standard Specification for Classification of Soils and Soil-Aggregate Mix- tures for Highway Construction Purposes. [12] AASHTO T-236 (2018). Standard Method of Test for Direct Shear Test of Soils Under Consolidated Drained Conditions. [13] AASHTO T-234 (2018). Standard Method Triaxial compression test for cohesive soil. [14] AASHTO T-99 (2019). Standard Method of Test for Moisture-Density Relations of Soils. [15] AASHTO T-267 (2018). Standard Method of Test for Determination of Organic Content in Soils by Loss of Ignition. [16] Hải, D. H. (2012). Thiết kế và thi công tường chắn đất có cốt. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [17] Vũ Đ Phụng, V. Q. C. (2005). Công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng đường, tập 1. Nhà xuất bản Xây dựng. [18] Quyết định Quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, định hướng 2025 và 2030. [19] AASHTO T-290 (2020). Standard Method of Test for Determining Water-Soluble Sulfate Ion Content in Soil. [20] AASHTO T-291 (2018). Standard Method of Test for Determining Water-Soluble Chloride Ion Content in Soil. [21] FN A05-250 (1990). Corrosion par les sols - Évaluation de la corrosivité - Canalisations enterrées en matériaux ferreux non ou peu alliés. [22] AASHTO T-180 (2020). Standard Method of Test for Moisture-Density Relations of Soils. [23] TCVN 1651-2:2018. Thép cốt bê tông - Phần 2: Thanh thép vằn. [24] Lim, P. V., Linh, C. T. (2014). Nghiên cứu ứng xử và tuổi thọ của Tường Chắn Đất Có Cốt qua các kịch bản ăn mòn cốt thép. Tạp chí Giao thông Vận tải, 12:36–39. [25] ASTM A123/A123M (2017). Standard Specification for Zinc (Hot-Dip Galvanized) Coatings on Iron and Steel Products. [26] AS/NZS 4680 (2017). Hot-dip galvanized (zinc) coatings on fabricated ferrous articles. [27] Murray, R. T., Farrar, D. M. (1988). Temperature distributions in reinforced soil retaining walls. Geotex- tiles and Geomembranes, 7(1-2):33–50. 108
File đính kèm:
- danh_gia_tuong_chan_dat_co_cot_dung_cot_ma_kem_tu_che_tao_ba.pdf