Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại - Phần II, Chương II: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa giai đoạn 1870-1914

Tóm tắt Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại - Phần II, Chương II: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa giai đoạn 1870-1914: ...n lớn số tư bản này được dùng cho vay lãi. 3.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1900-1914 - Công nghiệp Pháp mặc dù có những bước phát triển lớn song tốc độ vẫn thua kém xa so với các nước khác. - Nông nghiệp vẫn trong tình trạng phân tán và lạc hậu. Đây là đặc tính cố hữu của nền nông nghiệp Pháp. ... Số cácten tăng lên nhanh chóng từ 395 năm 1905 lên tới 600 năm 1911 nhưng các công ty lớn kiểm soát hầu hết các ngành: khai mỏ và luyện kim 2, điện khí 2, hoá chất 2, hàng hải 2,... đó thực sự là những ông vua công nghiệp. Năm 1913, khoảng 30 “ông vua” thu lại nguồn lãi khoảng 15 tỷ mác. ...1900 - Những điều kiện thuận lợi cơ bản : ƒ Sau cuộc nội chiến 1861-1865, giai cấp tư sản Mỹ thống nhất thành một lực lượng chính trị hùng hậu trong đó đại tư sản công thương nghiệp miền Bắc chiếm ưu thế so với đại địa chủ tư sản hoá miền Nam. Chính phủ Mỹ đã đề ra những biện pháp quan tr...

pdf14 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại - Phần II, Chương II: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa giai đoạn 1870-1914, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chỉ có thể được thông qua khi không vượt 
quá 14 phiếu chống. Điều này bảo đảm ưu thế tuyệt đối của quý tộc, tư sản Phổ. Thủ 
tướng Đức là Chủ tịch Hội đồng liên bang đồng thời là thủ tướng Phổ chỉ chịu trách 
nhiệm trước Nhà vua và Hội đồng liên bang mà không chịu trach nhiệm trước Quốc hội. 
Thủ tướng đầu tiên và suốt 20 năn (1871- 1890) là Bixmắc. 
Quốc hội Đức do bầu cử lập nên nhưng cử tri chỉ giới hạn trong giới quý tộc và 
tư sản mà thôi. Quốc hội có thể bị Nhà vua giải tán bất cứ lúc nào. 
Ở các bang có chính quyền và bộ máy nhà nước riêng nhưng chịu sự cai quản 
của Nhà nước Liên bang. 
- Sự cấu kết giữa quý tộc Đông Phổ ( gioongke – Junker ) với tư sản là rất mật thiết. 
Cả hai đều ủng hộ chính sách thuế quan bảo hộ mậu dịch, tăng cường bộ máy quân 
đội và cảnh sát để đàn áp quần chúng và gây chiến tranh xâm lược. Bộ máy quan 
liêu nặng nề và chủ nghĩa quân phiệt Đức làm cho tính chất nhà nước Đức là đế 
quốc tư sản gioongke. 
- Các đảng phái tư sản và quý tộc thao túng nền chính trị Đức : 
ƒ Đảng Bảo thủ đại diện cho quyền lợi của quý tộc địa chủ Đông Phổ là đảng cầm 
quyền, chủ trương thiết lập chế độ quân chủ bán chuyên chế, giữ các chức vụ 
cao trong quân đội, cảnh sát, Nhà nước đòi tăng ngân sách quân sự, giữ giá cao 
về nông sản. 
ƒ Đảng Bảo thủ tự do (đế quốc) là một bộ phận của Đảng Bảo thủ tách ra đại diện 
cho quyền lợi của đại địa chủ tư sản hoá, trùm công nghiệp nặng 
ƒ Đảng Dân tộc tự do đại diện cho tư sản công nghiệp lớn chủ trương tăng cường 
công nghiệp hoá trong nước, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa, tăng 
cường quân đội và cảnh sát. Đảng này làkẻ thù tệ hại nhất của giai cấp công hân 
và các lực lượng xã hội chủ nghĩa. 
ƒ Đảng Trung tâm Cơ đốc giáo (Đảng Trung ương) tập hợp quý tộc, tăng lữ ở Tây 
và Nam Đức. Đảng này chủ trương chống lại chính sách Phổ hóa nước Đức của 
Bixmắc, đòi quyền lợi chính trị và kinh tế cho bộ phận nên đã lôi kéo được một 
bộ phận công nhân và nông dân lạc hậu tham gia. 
ƒ Đảng Tiến bộ tập hợp đông đảo tư sản loại vừa, nhỏ, trí thức chủ trương đấu 
tranh nghị trường đòi quyền tự do dân chủ 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 20 
- Chính sách đối nội Đức. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản 
chủ nghĩa, chính phủ Bixmắc đã ban bố một loạt các sắc lệnh về thống nhất hành 
chính, điện tín, giao thông vận tải, tiền tệ (chế độ bản vị vàng cho đồng Mác), thuế 
quan cao, tăng ngân sách quân sự... 
 Sự đấu tranh giữa hai thế lực tôn giáo và giới cầm quyền về quyền lực diễn ra 
mạnh mẽ dưới tên gọi “đấu tranh văn hoá” (kulturkamft). Bixmắc đã ban bố những 
đạo luật năm 1872, 1873, 1874, 1875 nhằm bẻ gẫy sự bướng bỉnh của các tăng lữ 
gồm có các nội dung như : cấm giáo sĩ tuyên truyền chính trị, không được kiểm soát 
trường học,Nhà nước bổ nhiệm tăng lữ...Đảng Trung ương được sự ủng hộ của một 
bộ phận quần chúng lạc hậu, Toà thánh Vaticăng nên giành được ưu thế. Trong cuộc 
bầu cử Quốc hội 1874, Đảng này giành được 91 ghế. 
Trong khi đó phong trào đấu tranh của nhân dân lên rất cao, Bixmắc và Đảng 
Trung ương phải thoả hiệp với nhau để đối phó. Đến đây, tất cả các thế lực cầm 
quyền Đức đã thống nhất hành đông để loại phong trào công nhân và xã hội chủ 
nghĩa ra khỏi luật pháp nước Đức. Bixmắc đã ban bố “đạo luật đặc biệt” từ năm 
1878 đến năm 1890. 
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Đức là điều kiện cho phong trào công nhân 
Đức phát triển. Mặc dù Đảng Xã hội dân chủ Đức thành lập rất sớm (1869) nhưng 
lại chưa đủ sức tập hợp lực lượng. Năm 1875, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức 
được thành lập tại Gôta (Gotha) trên cơ sở hợp nhất giữa 2 phái Látxan và Aidơnắc. 
Nhưng ngay từ đầu, cương lĩnh Gôta đã mang tính chất cơ hội Látxan nên không 
phát huy được tính tích cực của Đảng trong việc tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu 
tranh. 
Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa xét lại Becxtainơ (Bernsteiner) đại diện cho 
tầng lớp công nhân quý tộc xuất hiện. Becxtainer đòi xét lại chủ nghĩa Mác mà thực 
chất là sự biến tướng của chủ nghĩa tự do tư sản khoác áo Mácxít. Do vậy, phong 
trào công nhân Đức chịu tác động từ nhiều phía khác nhau. Tuy nhiên, cuộc đấu 
tranh của công nhân Đức vẫn diễn ra rầm rộ dưới mọi hình thức khác nhau. Phổ biến 
nhất là bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm: năm 1890 có 226 cuộc thu hút 38.536 
người tham gia, năm 1896 có 438 cuộc thu hút 128.308 người tham gia, từ 1903-
1904 có hơn 25 vạn người tham gia. Đặc biệt, trong 2 năm 1905, 1906 đã diễn ra 
những cuộc biểu tình thị uy của hơn 80 vạn công nhân ủng hộ cuộc cách mạng Nga 
đang diễn ra. 
4.2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI 
- Chính sách xâm lược thuộc địa : là một đế quốc trẻ, có tiềm lực kinh tế và quân sự 
hùng hậu, lại được trang bị tư tưởng “dân tộc đại Đức”, nước Đức ráo riết mở những 
cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nhà tư tưởng tư sản như F. Nixơ (Fridric 
Niss 1844 - 1890), Bixmắc không ngừng tuyên truyền cho tư tưởng sôvanh đòi chia 
lại thế giới “tính siêu việt của người German”, “nước Đức trên hết”. Giới cầm 
quyền Đức ráo riết xây dựng quân đội nhất là hải quân để thực hiện kế hoạch đánh 
chiếm các cứ điểm nhằm tấn công chiếm các thuộc địa của Anh, Pháp, Bỉ, Bồ Đào 
Nha, Tây Ban Nha,... 
 Đối với châu Á-Thái Bình Dương, Đức chiếm vịnh Giao Châu (1897) làm bàn 
đạp tiến vào Trung Quốc, xây dựng tuyến đường sắt Batđa (từ Bôxpho – Côoet) 
nhằm vào Ấn Độ, đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương và Nam Mỹ để chống 
Bắc Mỹ. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 21 
 Đối với châu Phi, Đức thành lập Tây Phi và Đông Phi thuộc Đức (1884 - 1885) 
gồm có Tôgô, Camơrun, Bắc Ghinê, Angra Pêkina, Danbia. 
 Chính sách của Đức bị Anh phản đối gay gắt, mâu thuẫn Anh - Đức trở thành 
mâu thuẫn chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc. 
- Chính sách ngọi giao trong thế giới tư bản chủ nghĩa: Mục đích lớn nhất cuả Đức là 
xác lập địa vị bá chủ ở châu Âu. Năm 1875, Đức ra lệnh báo động quân sự để uy 
hiếp Pháp. Lo sợ trước hành động của Đức, Anh và Nga lên tiếng phản đối làm cho 
âm mưu của Đức bị phá sản. Năm 1882, Đức ký với Ý, Áo-Hung hiệp ước liên 
minh quân sự tay ba đồng thời vẫn duy trì hiệp ước không chính thức với Nga 
(1873, được tái bảo đảm năm 1887) làm chỗ dựa cho cuộc đối đầu với Anh và Pháp. 
- Đức ráo riết chạy đua vũ trang. Từ năm 1909 đến 1914, chi phí quân sự Đức tới hơn 
2 tỷ mác, tăng lên gần 33% chiếm gần 50% ngân sách quốc gia. Quân số lên tới 
136.000 người năm 1912 với 232 tàu chiến các loại. Lò lửa chiến tranh đang được 
nhen nhúm ở Đức, đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc. 
5. CÁC NƯỚC KHÁC Ở CHÂU ÂU 1870-1914 
Ý, Áo-Hung, Nga...là những nước đế quốc yếu hơn Anh, Pháp, Đức cũng có những 
bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và chuyển biến sang giai đoạn độc quyền. Các nước 
này cũng tham gia tích cực vào những cuộc chiến tranh nhằm phân chia thế giới, đàn áp 
các phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa. Tuy vậy, hầu 
hết các nước này đều ít nhiều lệ thuộc vào các cường quốc nói trên. 
6. NƯỚC MỸ 1870-1914 
6.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ 
6.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1870-1900 
- Những điều kiện thuận lợi cơ bản : 
ƒ Sau cuộc nội chiến 1861-1865, giai cấp tư sản Mỹ thống nhất thành một lực 
lượng chính trị hùng hậu trong đó đại tư sản công thương nghiệp miền Bắc 
chiếm ưu thế so với đại địa chủ tư sản hoá miền Nam. 
 Chính phủ Mỹ đã đề ra những biện pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế tư bản 
chủ nghĩa phát triển : ổn định lại chế độ tiền tệ (năm 1875, huỷ bỏ chế độ tiền 
giấy và quy định chế độ bản vị vàng cho đồng dollar, tiến hành trả công trái 
bằng tiền mặt..); điều chỉnh chế độ thuế khoá (năm 1872, giảm 10% thuế quan; 
tháng 10-1890, Tổng thống Mc Killey ban hành đạo luật hạ mức thuế đồng loạt 
các mặt hàng len dạ, nông phẩm, đường sắt; năm 1913, Tổng thống Wilson ban 
hành quy định giảm 16% thuế quan cho 958 mặt hàng thiết yếu); khuyến khích 
đầu tư, trang bị kỹ thuật mới nhất cho các cơ sở kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi 
nhất để tư bản châu Âu đầu tư vào Mỹ ; thu hút các nhà bác học, công nhân lành 
nghề từ các nước đến Mỹ bằng chế độ đãi ngộ cao; chú ý đào tạo đội ngũ trí 
thức và công nhân lành nghề... 
ƒ Nước Mỹ có điều kiện địa lý hết sức thuận lợi là nước nằm trọn vẹn ở Tây Bán 
cầu, cách xa đại lục Á - Âu thường xuyên có những biến động lớn nên phát triển 
kinh tế trong thời bình; miền Tây nước Mỹ rộng lớn, màu mỡ, chưa được khai 
phá là điều kiện để thu hút lao động phát triển kinh tế; hai mặt giáp hai đại 
dương là điều kiện hoà nhập kinh tế với các tam giác mậu dịch; tài nguyên thiên 
nhiên nhiên phong phú, giàu về trữ lượng... 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 22 
ƒ Nguồn nhân công dồi dào do chế độ nô lệ bị thủ tiêu làm cho nô lệ được giải 
phóng; các luồng nhập cư không ngừng gia tăng gia nhập đội ngũ công nhân làm 
thuê cho tư bản. 
ƒ Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ dày đặc làm cho thị trường lưu 
thông, kích thích sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. 
- Công nghiệp Mỹ phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Nếu năm 1860, sản lượng công 
nghiệp Mỹ mới chỉ đứng hàng thứ 4 thì đến năm 1894, đã vượt lên hàng đầu thế giới 
bằng ½ tổng sản lượng Tây Âu và gấp 2 lần Anh. 
 Ngành giao thông vận tải đặc biệt phát triển làm tăng tốc độ khai thác và vận 
chuyển hàng hoá. Từ năm 1860 đến 1900, tổng chiều dài đường sắt tăng lên 6,5 lần 
(49,3 ngàn km lên 320,2 ngàn km) vượt quá tổng chiều dài đường sắt của các nước 
Tây Âu cộng lại ( Hiện nay cả Tây Âu có khoảng trên 400 ngàn km ). Cũng trong 
thời gian nói trên, tổng sản lượng than tăng gần 15 lần (18,5 ngàn tấn lên 270,9 ngàn 
tấn), gang tăng gần 2 lần (0,8 ngàn tấn lên 13,8 ngàn tấn). 
- Nông nghiệp Mỹ cũng đạt được những bước tiến rất dài. Từ năm 1860 đến 1900, 
diện tích canh tác tăng lên hơn 3 lần, sản lượng tăng lên gấp bội : lúa mì tăng 4 lần, 
ngô tăng 3,5 lần, kiều mạch tăng 5,5 lần; hàng nông phẩm xuất khẩu tăng lên nhanh 
chóng : 9/10 bông, ¼ lúa mạch thế giới, giá trị xuất khẩu tăng từ 250 triệu dollar lên 
tới 950 triệu dollar. Nhiều biện pháp kỹ thuật như cơ giới hoá triệt để, phân bón, 
thuốc trừ sâu, giống cây trồng cũng như chuyên môn hóa, thương phẩm hoá, sử 
dụng lao động làm thuê...được áp dụng phổ biến. 
- Thương nghiệp Mỹ cũng rất phát triển dựa trên một thị trường nội địa thống nhất và 
một thị trường thế giới rộng mở. 
- Mặc dù nền kinh tế Mỹ rất phát triển nhưng nạn khủng hoảng vẫn thường xuyên xảy 
ra. Hàng loạt các xí nghiệp bị phá sản đẩy nhanh quá trình tập trung sản xuất và tư 
bản, hình thành các tổ chức lũng đoạn. Cuối thế kỷ XIX, hai tổ chức độc quyền lớn 
là Rốccơphenlơ ( Rockerffeller ) và Moócgan ( Morgan ) khống chế hầu như toàn 
bộ nền tài chính nước Mỹ, bước đầu lũng đoạn nền kinh tế và chính trị Mỹ. 
6.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ MỸ 1900-1914 
- Công nghiệp Mỹ tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ khẳng định địa vị bá chủ thế 
giới. Năm 1913, sản lượng gang thép vượt Đức 2 lần, Anh 4 lần; than gấp 2 lần Anh 
và Pháp cộng lại. Thương nghiệp phát triển, năm 1900, tổng kim ngạch ngoại 
thương đạt 2,7 tỷ dollar thì đến 1914 tăng lên đến 5,5 tỷ dollar. Các ngành khác đều 
có tốc độ tăng trưởng vượt bậc tạo ra một nguồn của cải khổng lồ cho tư bản Mỹ. 
- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản được đẩy mạnh trên quy mô lớn, tiếp tục hình 
thành các tổ chức độc quyền trong tất cả các ngành. Sự tập trung đó không chỉ diễn 
ra theo chiều ngang (cùng sản xuất một mặt hàng) mà còn theo chiều dọc (từng công 
đoạn trong quá trình chế tạo sản phẩm). Năm 1910, khoảng 1% số xí nghiệp sản 
xuất gần ½ tổng sản lượng công nghiệp trong nước. Các tơrớt nắm độc quyền sản 
xuất từng ngành trên phạm vị cả nước và có ý nghĩa khu vực, quốc tế. 
Tơrớt dầu lửa của tập đoàn Rốccơphenlơ có số vốn hàng tỷ dollar, có 7 vạn 
km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển, kho hàng, giếng khoan, nhà máy, kiểm 
soát tới 90% ngành này. Nó còn thông qua hệ thống ngân hàng để chi phối hoạt 
động của nhiều công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau. 
“Công ty thép Mỹ” (United States Steel Corporation) do tập đoàn tài chính 
Moócgan thành lập năm 1901 với số vốn ban đầu gần 7 tỷ dollar, sử dụng hơn 20 
vạn công nhân, 5000ha đất mỏ than cốc, chi phối tới gần 2/3 ngành này. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 23 
Hai tơrớt trên còn khống chế ngành ngân hàng, các lĩnh vực công nghiệp 
khác, ruộng đất... sở hữu tới 1/3 số của cải nước Mỹ. Ngoài ra, nhiều tập đoàn khác 
cũng là những “ông vua” trong các lĩnh vực như sản xuất nhôm, đồng, đường, thuốc 
lá, cao su, điện khí, điện tín và điện thoại... 
- Sự xuất khẩu tư bản diễn ra tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế. Từ năm 1899 đến 
1913, tư bản Mỹ đã xuất ra nước ngoài tăng từ 0,5 tỷ dollar lên tới 2,6 tỷ dollar, gấp 
hơn 5 lần. Thị trường đầu tư của Mỹ là châu Mỹ, Trung Quốc, Philíppin, Nhật 
Bản... 
- Mâu thuẫn trong xã hội tư bản Mỹ phát triển gay gắt. Sự phân hoá giàu nghèo mạnh 
mẽ nhất trên thế giới: 2% dân số chiếm 60% của cải trong khi 65% ở phía bên kia 
chỉ chiếm 5% của cải mà thôi. Nhân dân lao động bị bần cùng hoá,nạn thất nghiệp 
xảy ra thường xuyên. Giai cấp tư sản còn lũng đoạn chính trị làm cho tình hình 
khủng hoảng không ngừng diễn ra. 
6.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ 
6.2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN 
- Giai cấp tư sản Mỹ thi hành quyền lực thống trị của mình thông qua hai đảng Cộng 
hoà và Dân chủ. Đảng Cộng hoà do Abraham Lincoln (1809-1865) thành lập năm 
1851, đại diện cho lợi ích của đại tư sản công thương nghiệp và tài chính, chủ 
trương thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch bằng thuế quan cao. Đảng Dân chủ 
thành lập năm 1791, sau nội chiến đại diện cho lợi ích của đại địa chủ, phú nông, tư 
sản miền Nam và tư sản miền Bắc phản đối chính sách bảo hộ mậu dịch. 
Cả hai đảng đều vì lợi ích của giai cấp tư sản và đối lập với quyền lợi của 
nhân dân lao động. Sự khác biệt chỉ là giả tạo nhằm lôi kéo sự ủng hộ của quần 
chúng nhân dân lao động trong cuộc chạy đua giành quyền chính trị để bảo vệ quyền 
lợi của bộ phận giai cấp. Trong giai đoạn này, các tập đoàn tài phiệt lũng đoạn cả 
hai đảng, cử người làm tổng thống vàtham gia các chức vụ của Nhà nước. Trên thực 
tế, các tập đoàn tư bản tài chính mới là kẻ thống trị của nước Mỹ. Từ năm 1860 đến 
1884, Đảng Cộng hoà nắm quyền, sau đó là Đảng Dân chủ mà thực chất là do tập 
đoàn Morgan điều khiển. 
- Chính sách đàn áp người da đen và phong trào đấu tranh của họ. Sau khi cuộc nội 
chiến chấm dứt, người da đen được một số quyền lợi chính trị cơ bản như : quyền 
bầu cử và tham gia các cấp chính quyền, dân chủ hoá chính quyền địa phương. 
Nhưng khi quyền lực đã vững vàng, giai cấp tư sản liền phản bội quần chúng nhân 
dân. Năm 1872, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật khôi phục quyền lợi của chủ nô và 
lập lại ách áp bức đối với người da đen. Năm 1881, đạo luật cấm người da đen tới 
những khu vực của người da trắng. Chính phủ Mỹ còn làm ngơ trước những hành 
động tàn ác của Đảng 3K (Klu-Klux-Klan, thành lập năm 1866 tại bang Tennessee). 
 Chính sách đàn áp dã man đối với người da đen thể hiện tính chất bất công, vô 
nhân đạo của nền chính trị tư sản Mỹ cuối thế kỷ XIX. Nhiều phong trào đấu tranh 
của người da đen đã diễn ra. Oazingtơn (Wazington) là một đại biểu cho những 
người da đen đòi giải phóng nhưng chỉ đề cao biện pháp đấu tranh cải luơng là tự 
nâng cao đời sống kinh tế và nhận thức xã hội. Uyliam Đuyboa (William Dubour) 
khởi xướng phong trào Niagara đòi chấm dứt sự phân biệt đối xử với người da đen, 
đến năm 1910, phong trào gia nhập “Hội giúp người da đen tiến bộ toàn quốc”. Đây 
là một tổ chức tập hợp cả người da trắng, chủ trương đấu tranh cho sự bình đẳng về 
chủng tộc, pháp luật, kinh tế, xã hội và công đoàn. Tuy vậy, do nhận thức về vai trò 
và nhiệm vụ còn nhiều hạn chế nên phong trào đấu tranh của họ thiếu liên hệ với 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 24 
phong trào công nhân, nông dân và ngược lại. Cuộc đấu tranh của người da đen còn 
phải tiếp tục trong những thời kỳ tiếp nối. 
- Phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa Mỹ có những đặc điểm riêng biệt: sự 
không ổn định về số lượng, thành phần phức tạp về chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, 
ngôn ngữ, trình độ tay nghề khác nhau, chịu tác động của nhiều trào lưu tư tưởng 
khác nhau...Chính những đặc điểm này đã hạn chế phong trào công nhân Mỹ. Giai 
cấp tư sản đã triệt để lợi dụng và tạo ra sự chia rẽ để thống trị. 
 Phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ chịu sự chi phối của các tổ chức : Đảng 
Công nhân Xã hội Mỹ (1876 – American Social of Party), Liên đoàn Lao động Mỹ 
(1881 – American fedaration of Labour), Liên đoàn Công nhân Đường sắt Mỹ (1877 
– American Railudy Union), Đảng Xã hội Mỹ ( 1901 – American Social of Party), 
Hội Công nhân sản nghiệp thế giới (1905 – Industrial World Worker)... Cuộc đấu 
tranh giữa các khunh hướng cải lương và cách mạng, cơ hội, xét lại và Mácxít... và 
sự chi phối của chủ nghĩa nghiệp đoàn vô chính phủ đã làm hạn chế sự phát triển 
của phong trào. 
Một số cuộc đấu tranh lớn của công nhân đã liên tục diễn ra. năm 1877-
1878, diễn ra cuộc tổng bãi công của công nhân đường sắt ở 17 bang lan sang các 
ngành khác với quy mô của một cuộc nội chiến nhỏ. 
Ngày 1- 5-1886, hơn 40 vạn công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Chicago đã 
tiến hành tổng bãi công đòi thực hiện ngày làm 8 giờ, mặc dù bị đàn áp dã man 
nhưng giai cấp tư sản đã buộc phải ban hành đạo luật ngày làm việc 8 giờ trong một 
số ngành. Trong ngày thành lập Quốc tế II ( 14 -7-1889 ), đại biểu công nhân các 
nước đã lấy ngày 1-5 làm ngày biểu dương sức mạnh của giai cấp công nhân toàn 
thế giới. 
 Năm 1905, diễn ra cuộc bãi công của công nhân mỏ các bang miền Tây; 
năm 1907, ở bang Nevada; năm 1912, ở bang Maschasuset; năm 1914, ở Colorado... 
6.2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI 
- Chính sách gây chiến xâm lược phù hợp với tham vọng của tư bản tài chính. Những 
đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản Mỹ không ngừng tuyên truyền cho chính sách 
này. Năm 1823, Mỹ nêu ra học thuyết Malroe về cái gọi là “châu Mỹ của người 
Mỹ” làm cơ sở cho “chủ nghĩa Liên Mỹ” vào năm 1889. Năm 1904, Theodor 
Roosevelt đưa ra chính sách “cái gậy lớn”... nhằm độc chiếm châu Mỹ. Cũng trong 
năm 1889, Mỹ đưa ra chính sách mở cửa để phân chia thị trường Trung Quốc. 
- Trên cơ sở đó, Mỹ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. 
Đối với châu Á-Thái Bình Dương, từ năm1866-1882, Mỹ xâm lược bán đảo 
Triều Tiên và giành được một số quyền lợi bất bình đẳng; năm 1889, đặt Xamoa 
dưới quyền bảo hộ chung của 3 nước Mỹ, Anh, Đức; từ năm 1875-1893, Mỹ từng 
bước đặt Hawai dưới quyền bảo hộ của mình, tham gia chia phần ảnh hưởng ở 
Trung Quốc. Năm 1898, Mỹ gây chiến tranh với Tây Ban Nha và giành được quyền 
thống trị ở Philíppin, Puerto Rico, Guyam và được quyền bảo hộ Cuba; đổi lại, Mỹ 
phải trả cho Tây Ban Nha 20 triệu dollar. Trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), 
Mỹ giúp Nhật đánh bại Nga để hạn chế quyền lợi của Nga tại viễn Đông. 
Đối với Mỹ Latin, thông qua học thuyết về “chủ nghĩa liên Mỹ”, chính sách 
“cái gậy lớn”, “chính sách ngoại giao đồng dollar”, Mỹ ngăn chặn sự xâm nhập của 
các nước tư bản châu Âu và độc chiếm Nam Mỹ. Mỹ sát nhập Hawai thành một bộ 
phận của Hợp chúng quốc; mua lại cổ phần công ty Panama của Pháp và tách 
Panama ra khỏi Colombia (1903) để độc chiếm vị trí chiến lược này; chi phối về 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 25 
chính trị và kinh tế các nước Mỹ Latinh; San Domingo, Mexico, Nicaragoa, 
Goatemana, Costa-Rica... 
Như vậy, bằng đại bác và dollar, Mỹ đã từng bước xác lập quyền thống trị ở 
Tây Bán Cầu và xây dựng được nhiều căn cứ hải quân quan trọng ở Thái Bình 
Dương làm cầu nối tiến sang châu Á. Năm 1917, Mỹ tham gia chiến tranh thế giới 
thứ nhất. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_lich_su_the_gioi_can_dai_phan_ii_chuong_i.pdf