Đê cương bài giảng Lý thuyết cơ sở dữ liệu

Tóm tắt Đê cương bài giảng Lý thuyết cơ sở dữ liệu: ...ˆNVIÊN_DỰÁN(MãsốNV, MãsốDA, Sốgiờ) khẳng định các nhân viên làm việc với các dự án. Mỗi bộ trong quan hệ này liên kết một nhân viên với một dự án mà anh ta làm việc cho nó. Như vậy, mô hình quan hệ biểu diễn các sự kiện về thực thể và các sự kiện về liên kết dưới dạng duy nhất là các quan hệ. 4...o các thuộc tính này cũng được lấp đầy bằng những giá trị null. 6.1.7 Một số ví dụ về truy vấn trong đại số quan hệ Trong phần này, chúng ta xét một số ví dụ minh họa việc sử dụng các phép toán đại số quan hệ. Các ví dụ ở đây thực hiện trên cơ sở dữ liệu “CÔNG TY” ở mục II.3 chương III. Nói chung...huộc về quan hệ Ri và bằng 0 trong trường hợp ngược lại. 3) Lặp lại vòng lặp sau đây cho đến khi nào việc thực hiện vòng lặp không làm thay đổi S: Với mỗi phụ thuộc hàm X → Y trong F, xác định các hàng trong S có các ký hiệu 1 như nhau trong các cột ứng với các thuộc tính trong X. Nếu có một hàng...

pdf155 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đê cương bài giảng Lý thuyết cơ sở dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nhóm điều kiện trên nhóm mới được thực hiện
• Thứ tự thực hiện câu truy vấn có mệnh đề GROUP BY và HAVING
(1) Chọn ra những dòng thỏa điều kiện trong mệnh đề WHERE
(2) Những dòng này sẽ được gom thành nhiều nhóm tương ứng với mệnh đề GROUP BY
(3) Áp dụng các hàm kết hợp cho mỗi nhóm
(4) Bỏ qua những nhóm không thỏa điều kiện trong mệnh đề HAVING
(5) Rút trích các giá trị của các cột và hàm kết hợp trong mệnh đề SELECT
16.1.5 Bài tập liên quan đến hàm kết hợp và gom nhóm
Sử dụng cơ sở dữ liệu quản lý vật tư, viết các câu lệnh truy vấn thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hiển thị tên vật tư và tổng số lượng vật tư đã xuất trong năm 2007
2. Hiển thị mã vật tư, tên vật tư và tổng số tiền ứng với vật tư đó đã xuất trong năm 2006
3. Hiển thị tên vật tư có đơn giá là 50000 hoặc 60000
4. Hiển thị tên vật tư và tổng số lượng đã xuất theo từng năm
5. Hiển thị tên vật tư và tổng số lượng đã xuất theo từng quý trong năm 2007
130 CHƯƠNG 16. BÀI 16: HÀM KẾT HỢP VÀ GOM NHÓM
Chương 17
Bài 17: Thực hành hàm kết hợp và
gom nhóm
17.1 Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm1
17.1.1 Nhắc lại lý thuyết
Hàm kết hợp
Hàm count(), min(), max(), sum(), avg()
Cú pháp của hàm COUNT :
SELECT COUNT(tên_cột) FROM tên_bảng
Hàm COUNT (*):
Hàm COUNT(*) trả về số lượng các dòng được chọn ở trong bảng.
Hàm COUNT (column):
Hàm COUNT(column) sẽ trả về số lượng các dòng có giá trị khác NULL ở cột được chỉ định.
Mệnh đề COUNT DISTINCT
Lưu ý: Các ví dụ dưới đây chỉ hoạt động với CSDL Oracle và MS SQL Server, không hoạt động trên
MS Access (chưa thử nhiệm với các hệ CSDL khác!)
Từ khoá DISTINCT và COUNT có thể được dùng chung với nhau để đếm số lượng các kết quả không
trùng nhau.
Cú pháp như sau:
SELECT COUNT(DISTINCT column(s)) As ‘Ten_cot’ FROM table
SQL có sẵn khá nhiều hàm để thực hiện đếm và tính toán.
Cú pháp:
Cú pháp để gọi hàm trong câu lệnh SQL như sau:
SELECT function(tên_cột) As FROM tên_bảng
Hàm AVG (column)
Hàm AVG trả về giá trị trung bình tính theo cột được chỉ định của các dòng được chọn. Các giá trị
NULL sẽ không được xét đến khi tính giá trị trung bình.
Hàm MAX (column)
Hàm MAX trả về giá trị lớn nhất trong cột. Các giá trị NULL sẽ không được xét đến.
Hàm MIN (column)
Hàm MAX trả về giá trị nhỏ nhất trong cột. Các giá trị NULL sẽ không được xét đến.
Lưu ý: Hàm MIN và MAX cũng có thể áp dụng cho các cột có dữ liệu là chuỗi văn bản. Dữ liệu trong
cột sẽ được so sánh theo thứ tự tăng dần của từ điển
Hàm SUM (column)
1This content is available online at .
131
132 CHƯƠNG 17. BÀI 17: THỰC HÀNH HÀM KẾT HỢP VÀ GOM NHÓM
Hàm SUM trả về tổng giá trị của cột. Các giá trị NULL sẽ không được xét đến.
Gom nhóm
Cú pháp
Các hàm tập hợp (ví dụ như SUM) thông thường cần thêm chức năng của mệnh đề GROUP BY.
GROUP BY ...
Mệnh đề GROUP BY...được thêm vào SQL bởi vì các hàm tập hợp (như SUM) trả về một tập hợp của
các giá trị trong cột mỗi khi chúng được gọi, và nếu không có GROUP BY ta không thể nào tính được tổng
của các giá trị theo từng nhóm riêng lẻ trong cột.
Cú pháp của GROUP BY như sau:
SELECT tên_cột, SUM(tên_cột) FROM tên_bảng GROUP BY tên_cột
Điều kiện trên nhóm
HAVING ...
Mệnh đề HAVING...được thêm vào SQL vì mệnh đề WHERE không áp dụng được đối với các hàm tập
hợp (như SUM). Nếu không có HAVING, ta không thể nào kiểm tra được điều kiện với các hàm tập hợp.
Cú pháp của HAVING như sau:
SELECT tên_cột, SUM(tên_cột) FROM tên_bảngGROUP BY tên_cộtHAVING SUM(tên_cột)
điều_kiện giá_trị
17.1.2 Bài tập mẫu
1.Viết câu truy vấn SQL hiển thị tất cả các mặt hàng có số lượng nhập lớn nhất.
Hướng dẫn
- Sử dụng hàm Max để tìm số lượng của một đầu sách được nhập.
- Chỉ nhận về các bản ghi có số lượng nhập = số lượng max
Bài làm
Select * from tblDauSach
Where maDS IN ( select maDS
from tblPhieuNhap
where soLuong = max(soLuong));
2. Đếm số đầu sách có trong thư viện.
Hướng dẫn
Vì mỗi đầu sách có một mã đầu sách, do đó để đếm số đầu sách có trong thư viện ta chỉ cần đếm số
lượng bản ghi có trong bảng tblDauSach.
Bài làm
Select count(maDS) as [Số lượng đầu sách]
From tblDauSach
3. Đếm số lượng đầu sách của tác giả ‘Quách Tuấn Ngọc’ có trong thư viện.
Hướng dẫn
Vì mỗi đầu sách có một mã đầu sách, do đó để đếm số đầu sách có trong thư viện ta chỉ cần đếm số lượng
bản ghi có trong bảng tblDauSach thỏa mãn điều kiện có maTG là mã của tác giả ‘Quách Tuấn Ngọc’.
Lời giải
Select count(maDS) as [Số lượng đầu sách]
From tblDauSach
Where maTG in (select maTG from tblTacGia where tenTG = ‘Quách Tuấn Ngọc’)
3. Hiển thị số lượng sách của mỗi lĩnh vực có trong thư viện.
Hướng dẫn
Ta thực hiện gom nhóm số lượng đầu sách theo lĩnh vực.
Bài làm
Select maLV, sum(soLuong) as [Số Lượng]
From tblDauSach
Group by maLV;
III. Bài tập thực hành
133
Viết các câu truy vấn SQL thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hiển thị số lượng tác giả có sách trong thư viện.
2. Hiển thị số lượng sách của mỗi tác giả có trong thư viện
3. Hiển thị tác giả có nhiều đầu sách nhất thuộc lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin.
4. Hiển thị số lượng trung bình của các đầu sách có trong thư viện.
5. Hiển thị đầu sách được mượn nhiều nhất trong năm 2008.
6. Hiển thị Số lượng sách được trả trong ngày ‘3/9/2008’
7. Hiển thị số lượng độc giả hiện có của thư viện.
8. Hiển thị các nhà xuất bản có số lượng sách xuất bản lớn hơn số lượng sách của nhà xuất bản Kim
Đồng.
9. Hiển thị tất cả các đầu sách có số lượng nhập về lớn hơn số lượng nhập về của mọi quyển sách của
nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
Gợi ý: Trong SQL ‘Lớn hơn mọi’ có thể được biểu diễn bởi >ALL
1. Hiển thị số lượng sách ‘Lập trình hướng đối tượng với C#’có trong thư viện.
11. Hiển thị số lượt người mượn sách vào năm 2007.
12. Hiển thị tất cả các sinh viên có mã số thẻ bắt đầu bằng xâu ‘101’
13. Hiển thị tổng số tiền đã sử dụng để nhập sách mới trong năm 2007.
Chú ý: Sinh viên thành tất cả các bài tập thực hành, cuối buổi nộp lại bài làm cho giáo viên các bài tập
1, 3, 4, 5, 9, 12
134 CHƯƠNG 17. BÀI 17: THỰC HÀNH HÀM KẾT HỢP VÀ GOM NHÓM
Chương 18
Bài 18: Một số dạng truy vấn khác và
câu lệnh cập nhật dữ liệu
18.1 Một số dạng truy vấn khác và câu lệnh cập nhật dữ liệu1
18.1.1 Một số dạng truy vấn khác
18.1.1.1 Truy vấn con ở mệnh đề From
Kết quả trả về của một câu truy vấn phụ là một bảngBảng trung gian trong quá trình truy vấnKhông
có lưu trữ thật sựCú phápSELECT FROM R1, R2, () AS
tên_bảngWHERE 
Ví dụ: trong cơ sở dữ liệu quản lý vật tư, chúng ta muốn hiển thị tên những nhân viên đã xuất vật tư
trong ngày ‘12/08/2008’, câu lệnh truy vấn sau sẽ thực hiện yêu cầu trên.
SELECT nv.ten_nv FROM nhan_vien As nv, (SELECT manv_xuat FROM phieu_xuat WHERE
ngay_xuat = ‘08/12/2008’) As Temp
WHERE nv.ma_nv = Temp.manv_xuat
18.1.1.2 Điều kiện kết nối ở mệnh đề From
18.1.1.2.1 Kết nối bằng
SELECT FROM R1 [INNER] JOIN R2 ON WHERE 
INNER JOIN : trả về tất cả các hàng từ hai bảng khi điều kiện được so trùng. Nếu các hàng trong
bảng R1 không so trùng trong bảng R2, hàng đó sẽ không được chọn ra.
18.1.1.2.2 Kết nối ngoài
SELECT FROM R1 LEFT|RIGHT [OUTER] JOIN R2 ON <biểu
thức>WHERE 
LEFT JOIN: Trả về tất cả các hàng từ bảng thứ nhất R1, cho dù nó không được so trùng trong bảng
thứ hai R2. Nếu các hàng trong bảng R1không so trùng trong bảngR2, những hàng này cũng được liệt kê
(thay thế bởi giá trị NULL).
RIGHTJOIN:Trả về tất cả các hàng từ bảng thứ nhất R2, cho dù nó không được so trùng trong bảng
thứ hai R1. Nếu các hàng trong bảng R2không so trùng trong bảngR1, những hàng này cũng được liệt kê
(thay thế bởi giá trị NULL).
1This content is available online at .
135
136 CHƯƠNG 18. BÀI 18: MỘT SỐ DẠNG TRUY VẤN KHÁC VÀ CÂU LỆNH
CẬP NHẬT DỮ LIỆU
18.1.2 Câu lệnh cập nhật dữ liệu
18.1.2.1 Câu lệnh thêm dữ liệu (insert)
Câu lệnh INSERT INTO được dùng để chèn dòng mới vào bảng.
Cú pháp:
INSERT INTO tên_bảng VALUES (giá_trị_1, giá_trị_2,....)
Bạn cũng có thể chỉ rõ các cột/trường nào cần chèn dữ liệu:
INSERT INTO tên_bảng (cột_1, cột_2,...) VALUES (giá_trị_1, giá_trị_2,....)
Chèn 1 dòng mới
Ta có bảng Persons như sau:
LastName FirstName Address City
Pettersen Kari Storgt 20 Stavanger
Table 18.1
Câu lệnh SQL sau:
INSERT INTO Persons VALUES (’Hetland’, ’Camilla’, ’Hagabakka 24’, ’Sandnes’)
sẽ tạo ra kết quả trong bảng Persons như sau:
LastName FirstName Address City
Pettersen Kari Storgt 20 Stavanger
Hetland Camilla Hagabakka 24 Stavanger
Table 18.2
Chèn dữ liệu vào các cột/trường cụ thể
Với bảng Persons như trên, câu lệnh SQL sau:
INSERT INTO Persons (LastName, Address)VALUES (’Rasmussen’, ’Storgt 67’)
Sẽ tạo ra kết quả:
LastName FirstName Address City
Pettersen Kari Storgt 20 Stavanger
Hetland Camilla Hagabakka 24 Stavanger
Rasmussen Storgt 67
Table 18.3
18.1.2.2 Câu lệnh sử đổi dữ liệu (update)
Câu lệnh UPDATE được sử dụng để cập nhật/sửa đổi dữ liệu đã có trong bảng.
Cú pháp:
UPDATE tên_bảngSET tên_cột = giá_trị_mớiWHERE tên_cột = giá_trị
Ví dụ: bảng Person của ta như sau:
137
LastName FirstName Address City
Nilsen Fred Kirkegt 56 Stavanger
Rasmussen Storgt 67
Table 18.4
Cập nhật 1 cột trên 1 dòng
Giả sử ta muốn bổ xung thêm phần tên cho người có họ là Rasmussen:
UPDATE Person SET FirstName = ’Nina’WHERE LastName = ’Rasmussen’
Ta sẽ có kết quả như sau:
LastName FirstName Address City
Nilsen Fred Kirkegt 56 Stavanger
Rasmussen Nina Storgt 67
Table 18.5
Cập nhật nhiều cột trên 1 dòng
Bây giờ ta lại muốn đổi tên và địa chỉ:
UPDATE PersonSET Address = ’Stien 12’, City = ’Stavanger’WHERE LastName = ’Rasmussen’
Kết quả sẽ là:
LastName FirstName Address City
Nilsen Fred Kirkegt 56 Stavanger
Rasmussen Nina Stien 12 Stavanger
Table 18.6
18.1.2.3 Câu lệnh xóa dữ liệu (delete)
Câu lệnh DELETE được dùng để xoá các dòng ra khỏi bảng.
Cú pháp:
DELETE FROM tên_bảngWHERE tên_cột = giá_trị
Ví dụ: Bảng Person của ta như sau:
LastName FirstName Address City
Nilsen Fred Kirkegt 56 Stavanger
Rasmussen Nina Stien 12 Stavanger
Table 18.7
Xoá 1 dòng:
Ta xoá người có tên là Nina Rasmussen:
DELETE FROM Person WHERE LastName = ’Rasmussen’
Kết quả sau khi xoá:
138 CHƯƠNG 18. BÀI 18: MỘT SỐ DẠNG TRUY VẤN KHÁC VÀ CÂU LỆNH
CẬP NHẬT DỮ LIỆU
LastName FirstName Address City
Nilsen Fred Kirkegt 56 Stavanger
Table 18.8
Xoá tất cả các dòng:
Đôi khi ta muốn xoá tất cả dữ liệu trong bảng nhưng vẫn giữ lại bảng cùng với cấu trúc và tất cả các
thuộc tính của bảng, ta có thể dùng câu lệnh:
DELETE FROM table_name
18.1.3 Các bài tập liên quan đến một số dạng truy vấn khác và câu lệnh cập nhật
dữ liệu
1. Hãy viết câu lệnh tạo bảng và chèn dữ liệu cho bảng he_dtao, nganh_hoc, lop_hoc, sinh_vien, mon_hoc,
bang_diem với các dữ liệu dưới đây
He_dtaoMa_dtaoTen_dtao
1 Hệ đại học
6 Hệ cao đẳng
A Hệ trung cấp
Nganh_hocMa_nganhTen_nganh
01 Công nghệ Thông tin
02 Điện – điện tử
Table 18.9
Lop_hocMa_lop Ten_lop Nkhoa_tu Nkhoa_denMa_dtao Ma_nganh
101031 TK1 2003 2007 1 01
601031 TK33 2003 2006 6 Null
701041 TK34L 2004 2006 7 01
E01061 TK4LT 2006 2009 Null 01
Sinh_vien Ma_sv Ten_sv gtinh namsinh dchi Ma_lop
101031001 Pham Thi
Hang
Nu 1986 Hung yen 101031
101031002 Pham Lan
Anh
Nu 1985 Thai binh 101031
101031003 Nguyen Van
Nam
Nam 1986 Hung yen 101031
101031004 Bui Viet
Nam
Nam 1985 Hai duong 101031
continued on next page
139
Mon_hoc Ma_mon Ten_mon SoHT
01 Cau truc du lieu 4
02 Co so du lieu 3
03 Lap trinh HDT 5
04 Project1 5
Bang_diem Ma_mon Ma_sv Dieml1 Dieml2
01 101031001 8
02 101031001 6
03 101031001 5
04 101031001 6
01 101031002 3
02 101031002 7
03 101031002 8
04 101031002 4
01 101031003 5
02 101031003 2
03 101031003 6
04 101031003 4
01 101031004 7
02 101031004 8
03 101031004 9
04 101031004 6
Table 18.10
2. Hiển thị thông tin bao gồm Mã lớp, tên lớp, tên nghành và tên hệ đào tạo của tất cả các lớp ( sử dụng
phép kết nối bằng – inner join và kết nối ngoài – outer join sau đó so sánh kết quả của hai cách này)
3. Hiển thị thông tin bao gồm: Ma_sv, ten_sv, gtinh, namsinh, dieml1 ứng với môn có tên là Cau truc
du lieu của tất cả sinh viên đã học môn đó.
4. Hiển thị thông tin bao gồm: Ma_sv, ten_sv, gtinh, namsinh, điểm trung bình lần 1 của tất cả sinh
viên
5. Hiển thị thông tin bao gồm: Ma_sv, ten_sv, gtinh, namsinh, điểm trung bình lần 1 của những sinh
viên có điểm trung bình lần 1 lớn hơn 7.
6. Hiển thị thông tin bao gồm: Ma_sv, ten_sv, gtinh, namsinh, ten_lop của những sinh viên chưa phải
thi lại môn nào?
7(*). Hiển thị thông tin bao gồm: Ma_sv, ten_sv, gtinh, namsinh, điểm trung bình lần 1 của những sinh
viên có điểm trung bình lần 1cao nhất?
140 CHƯƠNG 18. BÀI 18: MỘT SỐ DẠNG TRUY VẤN KHÁC VÀ CÂU LỆNH
CẬP NHẬT DỮ LIỆU
Chương 19
Bài 19: Thực hành một số dạng truy
vấn khác và câu lệnh cập nhật dữ liệu
19.1 Thực hành một số dạng truy vấn khác và câu lệnh cập nhật
dữ liệu1
19.1.1 Nhắc lại lý thuyết
Câu lệnh INSERT INTO được dùng để chèn dòng mới vào bảng.
Cú pháp:
INSERT INTO tên_bảng VALUES (giá_trị_1, giá_trị_2,....)
Bạn cũng có thể chỉ rõ các cột/trường nào cần chèn dữ liệu:
INSERT INTO tên_bảng (cột_1, cột_2,...) VALUES (giá_trị_1, giá_trị_2,....)
Câu lệnh UPDATE được sử dụng để cập nhật/sửa đổi dữ liệu đã có trong bảng.
Cú pháp:
UPDATE tên_bảngSET tên_cột = giá_trị_mớiWHERE tên_cột = giá_trị
Câu lệnh DELETE được dùng để xoá các dòng ra khỏi bảng.
Cú pháp:
DELETE FROM tên_bảngWHERE tên_cột = giá_trị
Xoá tất cả các dòng:
Đôi khi ta muốn xoá tất cả dữ liệu trong bảng nhưng vẫn giữ lại bảng cùng với cấu trúc và tất cả các
thuộc tính của bảng, ta có thể dùng câu lệnh:
DELETE FROM table_name
19.1.2 Bài tập mẫu
1. Hãy viết các câu truy vấn SQL thực hiện thêm các bản ghi sau vào bảng tblDauSach.
1This content is available online at .
141
142 CHƯƠNG 19. BÀI 19: THỰC HÀNH MỘT SỐ DẠNG TRUY VẤN KHÁC VÀ
CÂU LỆNH CẬP NHẬT DỮ LIỆU
Figure 19.1
2. Viết câu truy vấn SQL thực hiện xóa các bản ghi có mã đầu sách kết thúc bằng xâu ‘11’.
3. Viết câu lệnh truy vấn SQL thực hiện sửa năm xuất bản của đầu sách có mã 1010111 thành 1010110.
Hướng dẫn
Để thực hiện sửa đổi dữ liệu ta thực hiện các câu lệnh: insert into : Thêm một bộ dữ liệu vào CSDL;
update: để thay đổi giá trị của một hoặc nhiều trường của một bảng nào đó; delete from: để thực hiện xóa
một hoặc nhiều bộ dữ liệu trong một bảng nào đó.
- Với mỗi câu lệnh insert into ta chỉ thực hiện thêm được một bộ bản ghi cho mỗi lần thực hiện câu lệnh.
Vì vậy cần thêm bao nhiêu bản ghi thì ta cần thực hiện bấy nhiêu câu lệnh.
Lời giải:
1. insert into tblDauSach
values (‘1010111’, ‘Phương pháp tính’, 2007, ‘111’, ‘Nxb01’, ‘Tg002’);
insert into tblDauSach
values (‘1011111’, ‘Lập trình hướng đối tượng với C#’, 2008, ‘101’, ‘Nxb02’, ‘Tg001’);
insert into tblDauSach
values (‘1011112’, ‘Lý thuyết CSDL’, 2004, ‘101’, ‘Nxb03’, ‘Tg003’);
insert into tblDauSach
values (‘1011113’, ‘Lập trình mạng với C#’, 2007, ‘101’, ‘Nxb02’, ‘Tg004’);
2. delete from tblDauSach where maDS like ‘%11’;
3. update tblDauSach Set maDS =’1010110’
Where maDS = ‘1010111’ ;
III. Bài tập thực hành
Viết các câu lệnh SQL thực hiện các yêu cầu sau:
1. Thêm các thông tin sau vào bảng tblTacGia
143
Figure 19.2
2. Thêm các thông tin sau vào bảng tblNXB
Figure 19.3
3. Thêm các thông tin sau vào bảng tblLinhVuc
144 CHƯƠNG 19. BÀI 19: THỰC HÀNH MỘT SỐ DẠNG TRUY VẤN KHÁC VÀ
CÂU LỆNH CẬP NHẬT DỮ LIỆU
Figure 19.4
4. Thay đổi mã của tác giả Quách Tuấn Ngọc thành ‘Tg005’
5. Thay đổi tên tác giả có mã ‘TG007’ thành ‘Đỗ Xuân Lôi’
6. Thay đổi tên cuốn sách có mã ‘2010111’ thành ‘Kết cấu ô tô’
7. Xóa tất cả các độc giải có mã bắt đầu bằng chuỗi ‘10103’
8. Xóa tất cả các đầu sách được nhập vào ngày ‘20/6/2008’
9. Hiển thị tất cả các tác giả viết sách thuộc về lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin.
10. Thực hiện các bài tập trong phần 18.3
Chú ý: Sinh viên hoàn thành các bài tập thực hành, cuối buổi thực hành nộp lại các bài tập 1, 2, 4, 8,
18.3(4, 6, 7) cho giáo viên.
Chương 20
Tài liệu tham khảo1
[1]. Raghu Ramakrishnan- Johannes Gehrke, Database Management Systems, 2nd Ed
[2]. Elmasri – Navathe, Fundamentals Of Database Systems 3rd Edition, Addison Wesley
[3]. Đinh Mạnh Tường, Cơ sở dữ liệu.
[4]. Hồ Thuần, Hồ Cẩm Hà, Lý thuyết CSDL, NXB Giáo dục.
[5]. Sở BCVT TP Hà nội, Giáo trình Cơ sở dữ liệu, 2005.
[6]. Hoàng Trọng Thế , “Đề cương bài giảng nhập môn CSDL quan hệ ”, ĐHSPKT Hưng Yên, 2006.
[7]. Đỗ Trung Tuấn, Cơ sở dữ liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2006.
1This content is available online at .
145
146 Tham gia đóng góp
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Đề cương bài giảng : Lý thuyết cơ sở dữ liệu
Biên soạn bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: "Các khái niệm cơ bản về hệ cơ sở dữ liệu"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 1-11
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Mô hình thực thể - Liên kết"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 13-25
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Tổng kết mô hình thực thể - liên kết và câu hỏi ôn tập"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 27-28
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Mô hình quan hê, các rằng buộc quan hệ"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 29-40
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Chuyển đổi mô hình ER thành mô hình quan hệ"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 41-44
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Các phép toán đại số quan hệ"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 45-60
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Tham gia đóng góp 147
Module: "Các nguyên tắc thiết kế lược đồ quan hệ và phụ thuộc hàm"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 61-70
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Chuẩn hóa lược đồ quan hệ"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 71-82
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Tổng kết và kiểm tra giữa kỳ"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 83-85
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Giới thiệu ngôn ngữ truy vấn cấu trúc (SQL)"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 87-94
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Thực hành câu lệnh create database, create table, alter table, drop table"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 95-99
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Truy vấn dữ liệu"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 101-109
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Thực hành truy vấn cơ bản"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 111-112
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
148 Tham gia đóng góp
Module: "Phép hợp, toán tử UNION, EXISTS, IN và Truy vấn lồng"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 113-117
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Thực hành các phép toán tập hợp và truy vấn lồng"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 119-121
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Hàm kết hợp và gom nhóm"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 123-129
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 131-133
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Một số dạng truy vấn khác và câu lệnh cập nhật dữ liệu"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 135-139
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Thực hành một số dạng truy vấn khác và câu lệnh cập nhật dữ liệu"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 141-144
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Module: "Tài liệu tham khảo"
Tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Trang: 145
Bản quyền: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giấy phép: 
Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources
Học liệu mở Việt Nam là hỗ trợ việc quản lý, tạo, lưu trữ tài liệu giáo dục hiệu quả.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_ly_thuyet_co_so_du_lieu.pdf
Ebook liên quan