Đề cương bài giảng môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ

Tóm tắt Đề cương bài giảng môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ: ...d) được quyền phát hành tiền vào năm 1844, các ngân hàng khác được phép phát hành nhưng trong giới hạn của đạo luật ngân hàng Anh 1844. Vào năm 1875, tại Đức có 33 ngân hàng tư nhân được thực hiện nghiệp vụ phát hành, sau đó quyền lực này được tập trung vào Ngân hàng Đức vào trước chiến tranh th... đến hạn. 9 Tuy nhiên tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các NHTG có nhu cầu vay từ NHTW. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTG có thể tìm kiếm được các nguồn vay khác ngoài NHTW làm cho sự phụ thuộc của chúng vào NHTW giảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả ...ng thức tính giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ cổ phiếu ưu đãi này, lưu ý là cam kết trả cổ tức là mãi mãi (chừng nào công ty còn tồn tại), Phan Anh TuÊn anhtuanphan@gmail.com 148 vì vậy có thể giả thiết n = ∞. Vì vậy, ( ) ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛ +−×= ∞→ nn ii CLimPV 1 11 , do (1+i) > 0...

pdf107 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương bài giảng môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp (Long-term solvency or financial leverage ratios)
3. Các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp (Asset
management or turnover ratios)
4. Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời (Profitability ratios)
5. Các chỉ tiêu phản ánh Giá trị thị trường của doanh nghiệp (Market value ratios)
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng trả nợ ngắn hạn
Các chỉ tiêu này được sử dụng để xác định khả năng đáp ứng các nhu cầu chi trả phát
sinh trong vòng 1 năm của doanh nghiệp. Với mục đích như vậy, các chỉ tiêu này sẽ tập
Phan Anh TuÊn
anhtuanphan@gmail.com
206
trung vào khoản nợ ngắn hạn (current liabilities) của doanh nghiệp và nguồn để trả các
khoản nợ này là vốn lưu động (current assets). Một thuận lợi khi so sánh giữa nợ ngắn
hạn và vốn lưu động là các giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của chúng là gần bằng nhau.
Tuy nhiên giá trị các hạng mục thay đổi nhanh nên các số liệu ngày hôm nay không phải
là một dự báo tin cậy cho tình hình tương lai.
3.4.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (current ratio)
sliabilitieCurrent
assetsCurrentratioCurrent =
- Current assets: Tổng giá trị vốn lưu động151
- Current liabilities: Tổng giá trị nợ ngắn hạn
Đối với những chủ nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó
phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối
với doanh nghiệp, khi tỷ lệ này quá cao thì có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư
vào các tài sản lưu động còn thiếu hiệu quả. Ngược lại, khi tỷ lệ này giảm, đó có thể là
một dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên
cần so sánh thêm tỷ lệ này với các tỷ lệ trong quá khứ và tỷ lệ của các doanh nghiệp cùng
ngành để có đánh giá chính xác. Trong những điều kiện thông thường tỷ lệ này bằng 1
luôn được coi là một con số tối ưu.
Ngoài ra, cần lưu ý là:
• tỷ lệ này có thể chịu ảnh hưởng bởi một số giao dịch, ví dụ doanh nghiệp tài trợ
cho khoản đầu tư vào tài sản lưu động bằng các khoản vay dài hạn, kết quả là vốn
lưu động tăng lên tương đối so với nợ ngắn hạn làm tỷ lệ này tăng.
• khi tỷ lệ này nhỏ hơn 1, việc doanh nghiệp trả nợ ngắn hạn sẽ làm tỷ lệ này giảm
đi, còn nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 thì giao dịch nói trên sẽ làm tỷ lệ này tăng lên.
• giao dịch mua nguyên vật liệu không làm thay đổi tỷ lệ này vì vốn lưu động vẫn
không đổi, chỉ cơ cấu vốn lưu động thay đổi mà thôi.
• khi doanh nghiệp tiêu thụ được một lượng hàng, tỷ lệ này thường tăng lên vì hàng
lưu kho được hạch toán theo chi phí trong khi doanh thu thì hạch toán theo giá
bán thực tế (thường cao hơn chi phí), kết quả là vốn lưu động tăng dù chỉ xảy ra
sự thay đổi về cơ cấu vốn.
Do đó những biến động của tỷ lệ này cần xem xét nguồn gốc phát sinh trước khi đưa ra
những đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
3.4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (quick or acid-test ratio)
151 Nhiều nhà phân tích còn cộng thêm cả tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn vào vốn lưu động để đánh giá
khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp vì coi tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng là một bộ
phận của vốn lưu động.
Chương 7. Tài chính doanh nghiệp
207
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu tài chính
sau:
sliabilitieCurrent
assetsQuickratioQuick =
Quick assets bao gồm các tài sản lưu động có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt một
cách nhanh chóng. Trong các tài sản lưu động, hàng tồn kho/dự trữ là các tài sản có tính
thanh khoản thấp nhất. Hơn nữa, giá trị ghi sổ của hàng tồn kho/dự trữ nhiều khi không
nhất trí với giá trị thị trường của nó bởi vì trong quá trình cất trữ hàng hoá có thể mất,
hỏng hay suy giảm chất lượng. Ngoài ra, một lượng hàng tồn kho quá lớn còn là một dấu
hiệu không tốt trong ngắn hạn vì lượng hàng tồn kho quá lớn có thể là do doanh nghiệp
dự đoán quá cao về khả năng bán hàng dẫn đến sản xuất quá nhiều hoặc mua quá nhiều
hàng dự trữ. Vì những lý do đó mà khi muốn đánh giá khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp người ta loại trừ đi phần hàng tồn kho trong tài sản lưu động. Nói cách
khác: Quick assets = Current assets – Inventory152. Như vậy, việc dùng tiền mặt để mua
hàng hoá dự trữ chỉ làm giảm quick ratio chứ không làm thay đổi current ratio.
Một số chỉ tiêu tài chính khác cũng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của
doanh nghiệp như:
sliabilitieCurrent
CashratioCash = ,
assetsTotal
capitalgNet workinassetstotaltocapitalgNet workin =
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng trả nợ dài hạn
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính dài
hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng còn phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài
trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này
càng cao thì xác suất mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Mặt khác, tỷ lệ vay
nợ cao lại tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí trả lãi được khấu trừ thuế.
Hơn nữa, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu càng cao khi doanh nghiệp có khả năng đảm bảo nghĩa vụ trả lãi của mình. Sau đây
là các chỉ tiêu tài chính hay được sử dụng:
3.4.2.1. Tỷ lệ nợ (Total debt ratio)
assetsTotal
equityTotal-assetsTotalratiodebtTotal =
Như vậy tỷ lệ này tính tới tất cả các khoản nợ phải trả (mọi kỳ hạn và với mọi chủ nợ).
Tỷ lệ nợ cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ cho các trái chủ trước rủi ro không thể trả
nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay
152 Nhiều nhà phân tích còn cộng thêm cả tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn vào vốn lưu động vì coi tài sản
đầu tư tài chính ngắn hạn cũng là một bộ phận của vốn lưu động.
Phan Anh TuÊn
anhtuanphan@gmail.com
208
thêm. Tuy nhiên, nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là số dư nợ mà
không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi, cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi
khoản nợ được phát hành hoặc không được điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro. Do vậy
giá trị kế toán của khoản nợ có thể khác xa giá trị thị trường của khoản nợ đó. Một số
khoản nợ khác lại không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán như nghĩa vụ trong hợp
đồng thuê mua.
3.4.2.2. Các chỉ số khác
Các chỉ số khác cũng hay được sử dụng để phản ánh tình hình nợ của doanh nghiệp là:
- Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu:
equityTotal
debtTotalratioequity-Debt =
- Thừa số vốn tự có:
equityTotal
assetsTotalmultiplierEquity =
Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của
doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay thay đổi
nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Vì lý do đó, chỉ tiêu tài
chính sau đây thường được tính:
equityTotaldebtterm-Long
debtterm-Longratiodebtterm-Long +=
Một chỉ tiêu tài chính khác cũng được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của
doanh nghiệp là khả năng chi trả lãi:
Interest
EBITratiocoverageInterest =
Tỷ lệ này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy
nhiên, để phản ánh chính xác hơn khả năng trả lãi của doanh nghiệp, cần cộng thêm khấu
hao vào thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) cũng như đưa thêm các chi phí tài chính khác
như chi cho hoàn trả vốn gốc và chi trả tiền thuê mua vào phần lãi phải trả (interest).
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong trả nợ khi luồng thu nhập tạo ra không đủ để trả chi
phí cho các dịch vụ vay nợ. Điều này phụ thuộc vào tính không chắc chắn của các luồng
tiền. Những doanh nghiệp có những khoản thu nhập có độ chắc chắn cao sẽ được coi là
có khả năng trả nợ tốt hơn so với những doanh nghiệp không chắc chắn về các luồng thu
nhập của mình. Vì vậy, cũng cần tính toán mức độ dao động của luồng thu nhập. Cụ thể
có thể tính độ lệch chuẩn của luồng tiền thực tế so với luồng tiền trung bình.
Chỉ tiêu tài chính trên có hạn chế là nó dựa vào EBIT để xác định khả năng trả lãi của
doanh nghiệp mà EBIT thì không phản ánh đầy đủ số tiền mà doanh nghiệp có sẵn để chi
trả lãi (vì như đề cập ở trên, các khoản khấu hao, các khoản chi không đòi hỏi phải xuất
Chương 7. Tài chính doanh nghiệp
209
tiền mặt mà chỉ cần hạch toán lại bị khấu trừ khi tính EBIT). Vì vậy, chỉ số sau cũng
được sử dụng:
Interest
onDepreciatiEBITratiocoverageCash +=
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá xem các tài sản của doanh nghiệp được quản
lý hiệu quả như thế nào?
Các chỉ tiêu sau thường được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng các
tài sản trong quá trình tạo ra doanh thu.
3.4.3.1. Số vòng quay toàn bộ vốn hay hiệu suất sử dụng vốn
assetsTotal
revenuesoperatingTotaloverasset turnTotal =
Total operating revenues là tổng thu nhập của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất
định.
Total assets là giá trị tài sản trung bình của doanh nghiệp trong giai đoạn đó (nhiều nhà
phân tích lấy tổng giá trị tài sản cuối giai đoạn cho đơn giản).
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào trong việc tạo
ra doanh thu. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ tính hiệu quả càng lớn. Nếu tỷ trọng này
thấp, chứng tỏ tồn tại một số tài sản sử dụng không hiệu quả, có thể tăng hiệu suất sử
dụng các tài sản đó hoặc loại bỏ chúng. Tất nhiên các doanh nghiệp có mức đầu tư vào tài
sản cố định thấp như các doanh nghiệp thương mại đương nhiên có tỷ trọng doanh thu
trên tài sản cao hơn so với các doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư nhiều vào tài sản cố định như
các doanh nghiệp sản xuất.
3.4.3.2. Số vòng quay các khoản phải thu (Receivables turnover)
sReceivable
revenuesoperatingTotalturnoversReceivable =
Receivables: là giá trị trung bình các khoản phải thu trong giai đoạn đó. Lưu ý là các
khoản phải thu phải trừ đi phần dự tính không có khả năng thu nợ.
Cùng với chỉ tiêu này, chỉ tiêu Thời gian thu nợ trung bình (Average collection period)
cũng được tính:
turnoversReceivable
365periodinDaysperiodcollectionAverage ==
Hai chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã quản lý các khoản phải thu như thế nào. Nó
cũng phản ánh chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thoải mái trong
chính sách tín dụng, các chỉ tiêu này sẽ cao. Một quy tắc chung mà các nhà phân tích tài
chính sử dụng là Thời gian thu nợ trung bình không nên vượt quá thời gian phải thanh
Phan Anh TuÊn
anhtuanphan@gmail.com
210
toán quy định trong các điều khoản tín dụng của doanh nghiệp quá 10 ngày.
3.4.3.3. Số vòng quay hàng tồn kho hay tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (Inventory
Turnover)
Inventory
soldgoodsofCostturnoverInventory =
Vì hàng lưu kho được hạch toán theo chi phí nên phải sử dụng chi phí của hàng đã bán để
tính chứ không được dùng doanh thu bán hàng.
Trong chừng mực doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung ứng đủ hàng cho hoạt động bán hàng,
chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Để biết thời gian tồn kho trung bình của các hàng hoá, ta sử dụng chỉ tiêu sau:
turnoverInventory
365periodinDaysinventoryinDay ==
Đó là khoảng thời gian tính từ khi hàng hoá được sản xuất ra đến khi được đem bán.
Trong các doanh nghiệp thương mại, nó được gọi là “shelf life”.
Các chỉ tiêu này cho biết hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ nhanh cỡ nào. Độ lớn của
các chỉ tiêu này khác nhau do đặc điểm của quy trình sản xuất (thời gian sản xuất lâu hay
chóng), khả năng cất trữ của sản phẩm (dễ thối, hỏng hay có khả năng cất trữ lâu). Ngoài
ra, khi phân tích cần lưu ý là phương pháp xác định hàng lưu kho khác nhau thì sẽ có các
kết quả khác nhau.
3.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời
Một trong những tiêu chí khó xác định nhất của doanh nghiệp là khả năng sinh lời. Một
cách đơn giản thì lợi nhuận kế toán là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí.
Trên thực tế không phải lúc nào dựa trên mức sinh lời trong quá khứ hoặc hiện tại cũng
có thể dự đoán được mức sinh lời trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp lúc bắt đầu hoạt
động thường tạo ra lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không tạo lợi nhuận, nhưng điều đó
không có nghĩa là mức sinh lời của nó trong tương lai sẽ thấp.
Một vấn đề khác của việc xác định mức sinh lời trên cơ sở kế toán là nó bỏ qua vấn đề rủi
ro. Không thể nào khẳng định hai doanh nghiệp có mức sinh lời hiện tại như nhau lại có
khả năng sinh lời giống nhau trong tương lai nếu một doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn.
Hạn chế lớn nhất của việc đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào số
liệu kế toán là nó không đưa ra được chuẩn mực để so sánh. Về mặt kinh tế, một doanh
nghiệp chỉ được xem là có khả năng sinh lời khi mức sinh lời của nó cao hơn mức mà các
nhà đầu tư có thể tự mình kiếm được trên thị trường tài chính.
Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng:
3.4.4.1. Lợi nhuận cận biên (Profit margin) hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chương 7. Tài chính doanh nghiệp
211
revenueoperatingTotal
incomeNetmarginprofitNet = ,
revenueoperatingTotal
EBITmarginprofitGross =
Lợi nhuận cận biên phản ánh khả năng của doanh nghiệp sản xuất ra các hàng hoá hoặc
dịch vụ với chi phí thấp hoặc bán được với giá cao.
Lợi nhuận cận biên không phải là thước đo lợi nhuận trực tiếp bởi nó dựa trên tổng doanh
thu chính chứ không dựa trên sự đầu tư tổng vốn của doanh nghiệp hoặc vốn cổ phần của
cổ đông vào tài sản. Doanh nghiệp thương mại thường có lợi nhuận cận biên thấp còn các
doanh nghiệp dịch vụ thì có lợi nhuận cận biên cao.
3.4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (Return on Assets)
Một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa
thu nhập trên giá trị trung bình của tổng tài sản (cả trước thuế và sau thuế).
assetstotalAverage
incomeNetassetsonreturnNet = ,
assetstotalAverage
EBITassetsonreturnGross =
Có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác để tính ra ROA (được gọi là DuPont system of
financial control):
ROA = Profit margin x Asset turnover
assetstotalAverage
revenueoperatingTotal
revenueoperatingTotal
incomeNetROA(net) ×=
assetstotalAverage
revenueoperatingTotal
revenueoperatingTotal
EBITROA(gross) ×=
Công ty có thể tăng ROA thông qua tăng Profit margin hoặc Asset turnover. Cạnh tranh
không cho phép doanh nghiệp có thể tăng cả hai tỷ lệ này đồng thời. Doanh nghiệp
thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lợi nhuận cận biên và tốc độ quay vòng. Các
doanh nghiệp bán lẻ thường chấp nhận lợi nhuận cận biên thấp và lấy tốc độ quay vòng
cao. Còn các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ như trang sức thì lấy lợi nhuận
cận biên cao đổi cho tốc độ quay vòng thấp. Về mặt chiến lược tài chính cũng có hai
hướng: lợi nhuận cận biên hoặc tốc độ quay vòng.
3.4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (Return on Equity):
equityTotal
incomeNetROE =
ROE = Profit margin x Asset turnover x Equity multiplier = ROA x Equity multiplier
Như vậy sự khác biệt giữa ROE và ROA là do financial leverage tạo ra. Như vậy
Phan Anh TuÊn
anhtuanphan@gmail.com
212
financial leverage luôn thổi phồng ROE. Tuy nhiên, thực tế, điều này chỉ xảy ra khi ROA
(gross) lớn hơn lãi suất của các khoản vay.
3.4.5. Các chỉ tiêu phản ánh Giá trị thị trường của doanh nghiệp
Nhiều thông tin về doanh nghiệp không thể lấy được từ các báo cáo tài chính. Các nhà
phân tích tài chính cố gắng tìm ra những thông tin có ích từ những tín hiệu thị trường về
doanh nghiệp, phổ biến là giá của cổ phiếu phổ thông do doanh nghiệp phát hành.
Giá trị thị trường (Market price / fair market value) là giá mà cổ phiếu phổ thông một
doanh nghiệp được mua bán trên thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ so sánh trực tiếp giá trị thị
trường giữa các doanh nghiệp với nhau thì không phải lúc nào cũng chính xác vì giá trị
thị trường của công ty lớn thường lớn hơn công ty nhỏ. Vì vậy, cần xây dựng những chỉ
tiêu độc lập với quy mô của doanh nghiệp. Sau đây là một số chỉ tiêu hay được sử dụng:
3.4.5.1. Chỉ số PER
stockcommonofshareperEarnings
shareperPriceRatio(P/E)Earnings-to-Price =
Chỉ số PER hoặc P/E cho biết cái giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để nhận được một đồng
tiền lãi cố tức. Chỉ số PER càng cao chứng tỏ các nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng
phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên chỉ số PER sẽ không phải là một căn cứ tin cậy trong trường hợp đánh giá các
công ty chưa có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp.
3.4.5.2. Các chỉ số khác
shareperpriceMarket
shareperDividendYieldDividend =
trong đó:
Dividend là giá trị cổ tức trong lần thanh toán gần đây nhất được bình quân hoá theo
năm.
Market price là giá cả thị trường hiện tại của một cổ phiếu phổ thông.
shareperBook value
shareperpriceMarketValueBook-to-Market =
Chú ý là giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per share) được tính bằng cách lấy tổng
giá trị vốn chủ sở hữu chia cho tổng số cổ phiếu do vậy đó không phải là giá trị ghi sổ
của cổ phiếu thông thường.
Tobin’s Q = giá trị thị trường của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp và vốn cổ phần /
chi phí thay thế của tài sản công ty (chi phí phải bỏ ra để mua được các trang thiết bị như
của công ty).
Chú ý là chỉ số này lấy giá trị thị trường của các khoản nợ công ty chứ không phải khoản
Chương 7. Tài chính doanh nghiệp
213
nợ theo sổ sách, giá tài sản của công ty cũng là giá thị trường của các tài sản đó. Các
công ty có Q > 1 sẽ nơi hấp dẫn đầu tư hơn các công ty có Q < 1. Các công ty có Q cao sẽ
có lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư hơn so với các công ty có Q thấp hơn.
Phụ lục. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH
VỀ HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
(Số 1141 ngày 01 tháng 11 năm 1995 - Trích phần hệ thống Báo cáo tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày . . . tháng . . . năm 199...
Đơn vị tính . . . . . . . . . . . .
TÀI SẢN Số đầu năm Số cuối kỳ
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
NGẮN HẠN
I. Tiền
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
2. Tiền gửi Ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
- Phải thu nội bộ khác
4. Các khoản phải thu khác
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
5. Thành phẩm tồn kho
6. Hàng hoá tồn kho
7. Hàng gửi đi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng
2. Chi phí trả trước
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
VI. Chi sự nghiệp
Phan Anh TuÊn
anhtuanphan@gmail.com
214
1. Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệp năm nay
B. TÀI SẢN CỐĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
I- Tài sản cố định
1. TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
2. TSCĐ thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
3. TSCĐ vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
2. Góp vốn liên doanh
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
3. Phải trả cho người bán
4. Người mua trả tiền trước
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
6. Phải trả công nhân viên
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
2. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
1. Chi phí phải trả
2. Tài sản thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Nguồn vốn - quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quỹ phát triển kinh doanh
5. Quỹ dự trữ tài chính
6. Lãi chưa phân phối
7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
8. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_mon_hoc_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te.pdf
Ebook liên quan