Đề cương bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Đỗ Thị Trang

Tóm tắt Đề cương bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Đỗ Thị Trang: ...những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản" * Vai trò của đấu tranh giai cấp - Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đ...toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Phân chia tư bản theo hình thức của sự chu chuyển: Tư bản cố định Tư bản lưu động C1 C2 V Tư bản bất biến Tư bản khả biến Trong đó: C1: Giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng... C2: giá trị nguyên, nhiên, vật liệu... v: giá trị sức lao động. 4. ...ị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa - Địa vị kinh tế của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa + GCCN là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính chất như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan h...

pdf243 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Đỗ Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu khoa học bằng hệ thống luật
pháp, bằng các chính sách: thuế, đầu tư, giá cả, tài
chính, phân phối lưu thông, giao đất, khoán rừng
(khuyến nông).
+ Nhà nước ban hành chính sách đối với từng giai cấp,
tầng lớp trong liên minh.
* Nội dung văn hoá, xã hội VN
- "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội, giữ gìn và phát huy bản sắc hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái" (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb CTQG, HN 1996, tr72).
- Thực hiện xoá đói giảm nghèo cho CN-ND-TT chủ yếu
bằng cách tạo việc làm đồng thời kết hợp các giải pháp hỗ
trợ, cứu trợ.
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội trong điều
kiện đại đa số các gia đình thương binh liệt sĩ có công với
nước chịu nhiều hậu quả chiến tranh là một trong những nội
dung cơ bản của liên minh.
- Nâng cao dân trí, đổi mới chính sách giáo dục - đào
tạo là nội dung cơ bản lâu dài tạo cho liên minh phát
triển vững chắc.
- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp,
KHCN với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị
hoá, công nghiệp hoá những trọng điểm nông thôn
với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại.
Xây dựng các cơ sở văn hoá, y tế, thể dục, thể thao ở
các vùng miền...Trên lĩnh vực này trí thức có vai trò
quan trọng, trực tiếp.
Kết luận : Đối với những nước nông nghiệp đi lên
CNXH thì liên minh giữa CN-ND-TT là vấn đề có
tính quy luật trong thời kỳ quá độ lên CNXH và vừa
là lực lượng sản xuất, lực lượng chính trị cơ bản và
đông đảo nhất của quá trình xây dựng CNXH và bảo
vệ Tổ quốc.
* Nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa gai cấp công
nhân với giai cấp nông dân là kết hợp đúng đắn các
lợi ích (chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội) của các
giai cấp công nhân, nhân dân, đội ngũ trí thức và của
toàn xã hội với tư cách là chủ thể lợi ích, nhất là lợi
ích kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH. Vì vậy,
theo cơ cấu lợi ích thì về nội dung, liên minh công -
nông - trí thức là một liên minh toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực đời sống xã hội.
III. Hình THáI KINH Tế - X HộI CộNG SảN
CHủ NGHĩA
1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế
xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Phương pháp luận cơ bản của việc dự báo xu thế
tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa
- Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN
và nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái kinh
tế- xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa
- Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn
tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
2. Các giai đoạn phát triển cuả hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa
a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
* Tính tất yếu và hai giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
- Tính tất yếu
+ Thời kỳ quá độ là một tất yếu lịch sử đối với tất cả
các nước khi đi lên CNXH dù ở trình độ kinh tế nào,
để cải biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới,
thực chất đó là quá trình cải tạo xã hội cũ, từng bước
xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN, vì:
+ Xã hội XHCN không tự phát ra đời trong lòng xã
hội cũ. Xã hội cũ (ngay cả CNTB) chỉ chuẩn bị
những tiền đề vật chất cho sự ra đời của CNXH.
Do đó cần phải có TKQĐ để tổ chức xây dựng các
yếu tố bản chất của CNXH.
+ Khi chính quyền của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động được thiết lập thì giai cấp thống trị
mới bị đánh bại về chính trị chứ chưa bị tiêu diệt,
nó vẫn nuôi hy vọng hồi phục. Nhiều tàn dư của
xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới. Do đó cần có
TKQĐ để cải tạo XHCN: trấn áp những hành
động phá hoại của kẻ thù, xoá bỏ những tàn dư
của xã hội cũ, từng bước xây dựng xã hội mới.
Như vậy, TKQĐ ở bất cứ nước nào cũng là sự kết hợp
hai quá trình: xây dựng CNXH và cải tạo XHCN.
Tuỳ thuộc từng loại quá độ mà nhấn mạnh quá trình
xây dựng hay cải tạo.
Có hai kiểu quá độ tuỳ thuộc vào điểm xuất phát của
các nước khi đi lên CNXH.
+ Quá độ trực tiếp: từ xã hội TBCN lên CNXH
+ Quá độ gián tiếp: từ xã hội tiền TBCN lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN
* Đặc điểm và nội dung chính trị, văn hoá xã hội của
thời kỳ quá độ lên CNXH
+ Về chính trị: cái bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên
CNXH là sự quá độ về chính trị, ở đó Nhà nước
chuyên chính vô sản được thiết lập, củng cố và ngày
càng được hoàn thiện.
+ Về kinh tế: đặc trưng của nền kinh tế trong TKQĐ là
nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh
tế vừa liên minh hợp tác với nhau vừa đấu tranh loại
bỏ lẫn nhau.
+ Về xã hội: Tương ứng với cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần là một cơ cấu giai cấp phức tạp bao gồm nhiều
giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau; giữa các giai
cấp và tầng lớp xã hội vừa có sự thống nhất vừa có
sự đối kháng nhau về lợi ích cơ bản.
+ Về văn hóa, tư tưởng: còn tồn tại nhiều loại tư tưởng,
văn hoá tinh thần khác nhau, có cả sự đối lập nhau.
c) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
* Khái nịêm “giai đoạnn cao” của xã hội CSCN
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa: là chế
độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất
dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích
ứng với lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo
thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở
hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng
tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ
xã hội hoá ngày càng cao
* Những đặc trưng về sự phát triển lực lượng sản xuất,
kinh tế, chính trị, văn hoá, con ngừơi, ... ở giai đoạn
cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền sản
xuất công nghiệp hiện đại.
- Cả thực tiễn và lý luận đều chứng minh XHCN là sự
ké tiếp sau XHTB, vấn đề là chung ta phải giải quyết
mâu thuẫn mà CNTB không giải quyết triệt để.
- Đặc biệt lực lượng sản xuất của XHCN khi nó hoàn
thiện phải cao hơn so với TBCN.
- Đương nhiên khi lực lượng sản xuất của CNTB phát
triển cao thì lên CNXH phải trai qua một cuộc cách
mạng chính trị thành công.
2. Xã hội XHCN đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản
xuất chủ yếu.
3. Xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ
luật lao động mới.
4. Xã hội XHCN thực hiện nguyên tắc "phân phối theo
lao động"- nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.
5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu
sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
6. Xã hội XHCN là chế độ đã giải phóng con người
khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng,
tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con
người phát triển toàn diện.
Chương VII
Những vấn đề chính trị – xã hội 
có tính quy luật trong 
tiến trình cách mạng 
xã hội chủ nghĩa
I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước
xã hội chủ nghĩa
1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a) Khái niệm dân chủ và nền dân chủ
* Dân chủ là việc thực thi quyền lực của dân.
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ
- Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao
động, dân chủ là quyền lực của nhân dân (hay dân
chủ là quyền lực thuộc về nhân dân)
- Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản
chất giai cấp thống trị xã hội. Từ khi có chế độ dân
chủ, thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù
lịch sử, phạm trù chính trị.
- Dân chủ với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong
đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà
nước, có quản lý xã hội theo pháp luật và thừa nhận
ở nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân”
- Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều
do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối, do vậy
tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính
dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội... ở mỗi quốc gia dân tộc cụ thể.
* Nền dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất,
tích chất của nhà nước, là trạng thái được xác định
trong những điều kiện kịch sử cụ thể của xã hội có
giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra
được thể chế hoá bằng pháp luật.
b. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
- Về chính trị:
+ Là một chế độ xã hội mà ở đó dân chủ với ý nghĩa là
toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Điều đó được
thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con
người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và
các lợi ích của nhân dân. Nhà nước XHCN, về thực
chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Dân chủ XHCN là chế độ mà nhân dân tham gia
ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước. Dân
chủ XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa
có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
- Về kinh tế:
+ Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển
ngày càng cao của lực lượng sản xuất, nhằm thoả
mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất và
tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
+ Kinh tế XHCN cũng là sự kế thừa và phát triển mọi
thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời
lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực của các chế
độ kinh tế trước đó.
- Về tư tưởng - văn hoá:
+ Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin làm nền
tảng, giữ vai trò chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã
hội khác trong xã hội mới. Đồng thời, dân chủ XHCN kế
thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của
dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hoá của nhân
loại.
+ Đời sống tư tưởng - văn hoá XHCN rất phong phú, đa
dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan
trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực của quá trình
xây dựng CNXH.
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN
- Dân chủ là động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá
trình xây dựng CNXH.
- CNXH chỉ có thể có được bằng phương pháp thực hành dân
chủ một cách rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Dân
chủ vừa là mục tiêu vùa là động lực của công cuộc xây dựng
CNXH
- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng là quá trình vận động và
thực hành dân chủ, là quá trình biến dân chủ từ khả năng
thành hiện thực
- Xây dựng nền dân chủ XHCN nhằm xây dựng, phát triển và
hoàn thiện dân chủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân
- Xây dựng nền dân chủ XHCN là quá trình thực hiện dân chủ
hoá đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
thông qua đảng cộng sản lãnh đạo
2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
a. Khái niệm nhà nước XHCN
- Nhà nước XHCN là một công cụ quản lý do nhân dân
tổ chức ra, để qua đó nhân dân lao động thực hiện
quyền lực và lợi ích của mình, cũng qua đó mà giai
cấp công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội về
mọi mặt trong quá trình bảo vệ mình xây dựng
CNXH.
- Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN và
hệ thống chính trị XHCN. Nhà nước XHCN thống
nhất căn bản với nhà nước chuyên chính Vô sản, và
tất nhiên về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích ...
Nhà nước XHCN khác về căn bản so với nhà nước tư
sản.
b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
XHCN
- Nhà nước XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân,
vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước XHCN thể hiện
tập chung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh
vực của toàn xã hội, chủ yếu bằng pháp luật, chính
sách, pháp chế XHCN và hệ thống cơ quan nhà nước
từ Trung ương đến cơ sở .
+ Nhà nước XHCN thực hiện chức năng chuyên chính đối
với mọi tội phạm và kẻ thù bảo vệ độc lập, chủ quyền đất
nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội;
bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ
XHCN; đồng thời tạo ra những điều kiện cơ bản để ngày
càng mở rộng dân chủ trong nhân dân.
+ Gắn liền với chức năng chung nhất đó là những nhiệm vụ
cụ thể của nhà nước XHCN: Quản lý kinh tế, xây dựng
phát triển kinh tế, quản lý văn hoá xã hội, phát triển văn
hoá giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc
sức khoẻ nhân dân...
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau,
hợp tác cùng có lợi đối với nhân dân tất cả các nước trên
thế giới.
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước XHCN
- Giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,
xoá bỏ tình trạng người bóc lột người do chế độ tư hữu sản
sinh ra, thì trước hết học phải cùng với nhân dân lao động
phá huỷ nhà nước tư sản, chiếm lấy chính quyền thiết lập
chuyên chính vô sản.
- Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân
phải nắm vững công cụ chuyên chính, xây dựng nhà nước
XHCN vững mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng.
- Xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ lên CNXH:
+ Giai cấp bóc lột còn tồn tại, chúng hoạt động chống phá
sự nghiệp xây dựng CNXH, vì vậy giai cấp công nhân và
nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp bằng
bạo lực khi cần thiết.
+ Trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn có các giai cấp, tầng
lớp trung gian khác thường dao động, không thể tự mình đi
lên CNXH, do đó, giai cấp công nhân phải tuyên truyền,
thuyết phục, lôi cuốn họ đi theo mình trong công cuộc xây
dựng CNXH. Nhà nước XHCN đóng vai trò là thiết chế cần
thiết đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Để mở rộng dân chủ tới mức tối đa, tới các tầng lớp thì phải
có nhà nước. Quá trình xây dựng nhà nước XHCN luôn gắn
liền với dân chủ XHCN
- Xây dựng CNXH là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới, do vây, nhà nước XHCN là phương tiện, là công cụ
chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc
II. Xây dựng nền văn hoá XHCN
1. Khái niệm nền văn hoá XHCN
2. Nội dung và phương thức xây dựng nền 
văn hoá XHCN
III. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo
1. Vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin trong việc giai rquyết vấn đề dân tộc
a. Khái niệm dân tộc, hai xu hướng phát triển của dân tộc và
vấn đề dân tộc trong tiến trình xây dựng CNXH
+ Một là, chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và có
nét văn hoá đặc thù xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc
+ Hai là, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân
một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất,
quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của
mình.
- Hai xu hướng của sự phát triển các dân tộc
+ Xu hướng thứ nhất, do sự thức tỉnh, sự trưởng
thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân
cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân
tộc độc lập.
+ Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc
gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn
liên hiệp lại với nhau.
b. Những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc
* Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Các dân tộc, không phân biệt lớn hay nhỏ, không phân biệt
trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi
ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, dân
tộc không dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp
bức bóc lột dân tộc khác.
- Quyền bình đẳng của các dân tộc phải được ghi vào công
pháp quốc tế và luật pháp quốc gia và quan trọng hơn nó
phải được thực hiện trong thực tế ở tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
- Trong tình hình hiện nay, bình đẳng giữa các dân tộc phải
gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, chủ nghĩa Sôvanh, xoá bỏ tình trạng áp bức bóc
lột, tạo điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ
phát triển giữa các dân tộc.
* Các dân tộc được quyền tự quyết
- Mỗi dân tộc đều có quyền làm chủ đối với vận mệnh của dân
tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và
con đường phát triển của dân tộc mình.
- Quyền tự quyết định bao gồm quyền quyền tự do độc lập về
chính trị, tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì
lợi ích của các dân tộc và cũng bao gồm quyền tự nguyện
liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có
lợi.
Quyền tự quyết định phải được đặt trong những điều kiện,
cụ thể, xuất phát từ thực tiễn của mỗi quốc gia dân tộc để
thực hiện.
- Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân, ủng hộ các
phong trào dân tộc tiến bộ, đấu tranh chống mọi âm mưu thủ
đoạn gây chia rẽ, can thiệp vào công việc nội bộ của các dân
tộc khác.
* Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc
- Liên hiệp công nhân các dân tộc chính là đoàn kết gắn bó lực
lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh cho hoà bình, tiến
bộ và phát triển. Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong
trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho
phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
- Đoàn kết, liên hiệp công nông là các cơ sở vững chắc để đoàn
kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp công
nhân các dân tộc đóng vài trò liên kết cả ba nội dung của
cương lĩnh thành một chỉnh thể.
2. Tôn giáo và những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác
- Lênin trong việc giải quyết vấn đề của tôn giáo
a. Khái niệm tôn giáo
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh
một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự
phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
- Tôn giáo là một sản phẩm của con người, gắn với
những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội
xác định. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội tiêu cực phản ánh sự bất lực, bế tắc của
con người trước tự nhiên và xã hội.
b. Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH
* Nguyên nhân cho sự tồn tại của tôn giáo
- Nguyên nhân nhận thức: Trong CNXH, trình độ dân
trí của nhân dân chưa thật cao; nhiều hiện tượng tự
nhiên và xã hội đến nay khoa học chưa giải thích
được.
- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời
trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức
của nhiều người dân. Tôn giáo đã trở thành một kiểu
sinh hoạt văn hóa, tinh thần không thể thiếu của một
bộ phận nhân dân.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội:
+ Trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm còn phù hợp
với CNXH. Đó là mặt giá trị đạo đức văn hoá của tôn giáo,
đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận của nhân
dân.
+ Các thế lực phản động tìm mọi cách duy trì, phát triển và lợi
dụng tôn giáo để chống phá CNXH. Nỗi lo sợ về chiến
tranh, bệnh tật, đói nghèo, cùng với những mối đe dọa khác
là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
- Nguyên nhân kinh tế: Trong CNXH, nhất là trong giai đoạn
đầu của thời kỳ quá độ, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội vẫn là một thực tế; đời sống của nhân
dân chưa cao, con người vẫn gánh chịu tác động mạnh mẽ
của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó làm cho con
người có tâm lý thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào thần linh,
thượng đế.
- Nguyên nhân về văn hoá:
+ Tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó
nhu cầu văn hoá tinh thần và giáo dục ý thức cộng
đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.
+ Tôn giáo có liên quan đến tư tưởng, tình cảm của
một bộ phận dân cư, do đó sự tồn tại của một tôn
giáo trong CNXH như một hiện tượng xã hội khách
quan.
c. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo
Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới. Đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng
CNXH:
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do
không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo
hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều
có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những
nhân tố tích cực của tôn giáo. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm
phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân.
- Thực hiện sự đoàn kết giữa những người theo với
những người không theo tôn giáo, đoàn kết các tôn
giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao mức
sống, lối sống và trình độ kiến thức của quần chúng,
những người lao động có tín ngưỡng tôn giáo.
- Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo.
- Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn
giáo

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac.pdf
Ebook liên quan