Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: ...óng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định. Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển củ...nh chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân biệt 3 loại cách mạng: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giả...à một mặt nào đó (kinh tế, chính trị). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết: “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đ...

doc15 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết phải có đảng cách mệnh... đảng có vững cách mệnh mới thành công”... “Cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bác cho rằng các tổ chức cách mạng theo kiểu cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh tụ yêu nước tiền bối tuy đã ý thức được tầm quan trọng của chính đảng cách mạng và một đường lối chính trị đúng đắn, song họ chưa làm được. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928): “chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ Đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...”. Luận điểm về con đỉa 2 vòi cho thấy cần thiết phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa.
Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới. “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp
đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”.
Nguyễn Ái Quốc nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”... “họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác phẩm Đườn Kách mệnh, Hồ Chí Minh phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng Việt Nam đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
CHƯƠNG III
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia.
Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.
2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1 Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh là tiếp cận CNXH từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.
Người tìm thấy trong lý luận Mác – Lênin sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (có cả giải phóng giai cấp), giải phóng con người. Đó cũng là mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác – lênin.
Từ tư duy triết học phương Đông: coi trọng hoà đồng, đạo đức nhân nghĩa. Về phương diện đạo đức, Người cho rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ truyền thống văn hoá lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hoá lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hoá mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dân tộc trọng hiền tài; hiếu học...Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là thống nhất với văn hoá, “chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người”.
2.2 Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
Nêu khái quát luận giải của các nhà kinh điển về giai đoạn thấp của CNXH.
Mác, Ăngghen dự kiến phác thảo về xã hội mới với những đặc trưng cơ bản. Lênin phát triển quan điểm của Mác và nêu hai giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất mới: giai đoạn thấp và giai đoạn cao.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH là thống nhất với các nhà kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm khác nhau Bác nêu bản chất của CNXH thông qua các cách định nghĩa khác nhau là:
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:
 “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em”.
- Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của CNXH: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”
- Hồ Chí Minh tiếp cận với CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó là phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “ nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”. do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Có thể khái quát bản chất của CNXH theo Tư tưởng HCM:
Chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Là chế độ không còn người bóc lột người.
Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
CHƯƠNG IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo V.I.Lê Nin: Đảng cộng Sản ra đời la sự kết hợp giữa chu nghĩa Mác với
phong trào công nhân.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, theo Hồ Chí Minh còn yếu tố thư 3 la phong trào yêu nước.
Đây la một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh vê sư hình thành ĐCSVN, la sư phát triển sang tạo của chủ nghĩa Mac – Lê Nin trên cơ sơ tổng kết thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh nhìn rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lê Nin đối với cách mạng Việt Nam: Chỉ ra con đường cứu nước, giải phóng cac dân tộc thuộc địa, thiết lập chính quyền nhân dân.
Hồ Chí Minh đánh gia cao vai trò lãnh đạo của GCCN. GCCN giư vai trò lãnh đạo vì vai trò lãnh đạo không phụ thuộc số đông. Đăc điểm GCCN VN là: Kiên quyêt, triệt đê, tập thể, có tổ chức, có ky luật, la giai cấp tiên tiến, có điều kiện tiếp nhận tư tưởng cách mạng nhất, đó la chủ nghĩa Mac-LêNin
Hồ Chí Minh la một người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, la một cán bộ của Quốc tê Cộng sản, la người sang lập ĐCSVN.
“Chu nghĩa Mác-LêNin kết hơp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” (HCM toàn tập, Nxb CTGQ, HN 2000, t 10, tr 8). Nói cách khác: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đây chính là quy luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự bổ sung sáng tạo vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì sao Hồ Chí Minh lại thêm yếu tố phong trào yêu nước? Dưới đây la bốn ly do:
- Một là Chủ nhĩa yêu nước vốn là giá trị văn hóa truyền thống trường tồn của dân tộc Việt Nam. Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Phong trào yêu nước Việt Nam là phong trào rộng lớn có từ nghìn năm lịch sử, có trước phong trào công nhân. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
- Hai là phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì nó đều có mục tiêu chung. Phong trào công nhân ngay từ khi mới ra đời đã kết hợp với phong trào yêu nước. Khác với những người cộng sản phương Tây, Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp.
- Ba là phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hơn
90% dân số là nông dân, họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân.
- Bốn là phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trí thức la “ngòi nổ” cho cac phong trào yêu nước.
Quy luật hình thành đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành Đảng ở một nước thuộc địa. Đảng định hướng đúng đắn và thúc đẩy phong trào cách mạng. Hồ Chí Minh tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong dân, vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân. Bác viết “không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, việc tiếp nhận đường lối của Đảng cộng sản là cần thiết để xác định mục tiêu yêu nước đúng đắn. Mỗi người cộng sản trước hết phải là một người yêu nước tiêu biểu, phải truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
trong dân, lãnh đạo công nhân và quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng”.
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và kế thừa truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức và được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn mới trở thành lực lượng to lớn của cách mạng – như con thuyền có người cầm lái vững vàng thì thuyền mới vượt qua được gió to sóng cả để đi đến bến bờ. Bác nhấn mạnh “Cách mạng trước hết phải có gì? Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy.”
“Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”.
Cách mạng là cuộc đấu tranh gian khổ. Kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh kẻ địch giành chính quyền.
“Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động va toàn dân tộc.
Sư ra đời va phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xa hội. Đảng Cộng san Việt Nam giư vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lịch sư đa chứng minh, không một tổ chức chính trị nào có thê thay thê đươc.
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sảng Việt Nam la Đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
Từ quy luật hình thành và phát triển đảng, Hồ Chí Minh đã đi đến luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Đảng là đội tiền phong của đạo quân vô sản, Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và quốc tế cộng sản dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận của Đảng”.
Tháng 2/1951, Bác viết: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của cả dân tộc Việt Nam”.
Năm 1961, Bác viết: “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc không thiên tư, thiên vị.”
Đảng mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà ở nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác Lênin. Mục tiêu và đường lối của đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đảng tuân thủ theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và các thành phần khác mà họ đã được rèn luyện, thử thách, giác ngộ về Đảng
và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Đảng đặc biệt chú ý giáo dục, rèn luyện đảng viên, giác ngộ giai cấp và dân tộc, nâng cao hiểu biết chủ nghĩa Mác Lênin. Đảng ta là sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính dân tộc, lợi ích của giai cấp gắn với lợi ích của dân tộc. Đảng đại diện cho lợi ích của dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Công san Việt Nam la Đảng của chính mình. “Nhân dân và cả dân tộc thừa nhận đảng là người lãnh đạo duy nhất, đại biểu cho quyền lợi cơ bản và thiết thân của mình.”
Bản chất giai cấp của Đảng còn thể hiện ở định hướng xây dựng Đảng thành Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam
Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Qua hoạt động thực tiễn, học hỏi ly luận, Hồ Chí Minh đa sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH la con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Cần phải có một đảng cộng sản đê lãnh đạo phong trào cach mạng. Đến năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một trang mới trong lịch dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản la nhân tố đầu tiên quyêt định sư thắng lợi của cách mạng. Người chỉ rõ: Công – Nông la gốc cach mạng. Dân phải được giac ngộ cach mạng, được tổ chức, đươc lãnh đạo thì mới trơ thành lực lượng cach mạng, la gốc của cách mạng được.
Thành lập Đảng la đê mọi đảng viên trong Đảng đó thống nhất vê tư tưởng, tư đó thống nhất tronghành động. Người khẳng định: “Bây giơ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mệnh nhất la chủ nghĩa Mac – LêNin”. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam la đảng cach mạng chân chính, mang bản chất của giai cấp công nhân. Đảng lãnh đạo cach mạng Việt Nam la đê đem lại cuộc sống tư do hạnh phúc cho toàn thê dân tộc. Với đường lối chính trị đúng đắn, sau 15 năm ra đời, Đảng lãnh đạo toàn thê dân tộc giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng đa lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, do vây, trơ thành Đảng cầm quyền.
Khái niệm “Đảng cầm quyền” phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong qua trình cải tạo xa hội cũ thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng chê độ xa hội mới, xa hội chủ nghĩa. Tư tháng 9/1945 đến tháng 9/1969, Hồ Chí Minh nắm giư trọng trách lãnh tụ của Đảng Cộng sản câm quyền. Năm 1969, trong di chúc của Bác, cụm tư “Đảng cầm quyền” tức la Đảng tiếp tục lãnh đạo sư nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đa lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nha nước va trực tiếp lãnh đạo bộ may nha nước đó đê tiếp tục hoàn thành sư nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ va chủ nghĩa xa hội.
Khi chưa có chính quyên, nhiệm vụ chính của Đảng la thông qua giáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng vào đấu tranh lật đổ chính quyền be lũ thực dân va kiến, thiết lập chính quyền nhân dân.
Khi có chính quyên trong tay, người đảng viên cộng san không được lãng quên nhiệm vụ, mục đích của mình. Phải toàn tâm, toàn y phục vụ nhân dân.
Mục đích, ly tưởng của Đảng câm quyền: Không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của tổ quốc, của nhân dân. Mục đích, ly tưởng cao ca đó không bao giơ thay đổi trong suốt qua trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam la đảng duy nhất trong xa hội Việt Nam va đang đóng vai trò cầm quyền. Đảng cầm quyên vừa la người lãnh đạo, vừa la đầy tơ trung thành của nhân dân.
Người lãnh đạo: Xác định quyên lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với toàn bộ xa hội, toàn thê quần chúng nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu. Khi có chính quyên, Đảng lãnh đạo chính quyên nha nước. Muốn lãnh đạo được nhân dân, Đảng phải có tư cach, phẩm chất, năng lực cần thiết. Phải lãnh đạo bằng giáo dục, thuyết phục. Phải làm cho dân tin, dân phục đê dân theo.
Sư lãnh đạo của Đảng phải đảm bảo trên tất ca cac mặt, các lĩnh vực đến việc lớn.
La Đảng lãnh đạo, phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân va chịu sư kiểm soát của nhân dân.
Người đầy tơ nhân dân: tận tâm, tận lực phụng sư nhân dân nhằm đem lại quyền va lợi ích cho nhân dân. “Viêc gì có lợi cho dân thì phải làm cho ky được, có hại cho dân thì phải hết sưc tránh”.
Đảng cầm quyền, dân la chủ: Đảng lãnh đạo cach mạnh la đê thiết lập va củng cố chính quyên làm chủ của nhân dân. Quyền lực thuộc vê nhân dân la bản chất, nếu xa rời nguyên tắc này Đảng se đối lập với nhân dân. Măc khác, dân phải biết lợi ích va bổn phận của mình tham gia vào xây dựng chính quyền, đi theo Đảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
o Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, 2008, 2009.
o Câu hỏi và bài tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
o Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ môn Lý luận chính trị
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 2009.
TP. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Hiệu trưởng duyệt
(đã ký)
NGƯT,.TS. LÊ VINH DANH
Trưởng khoa/Trưởng bộ môn
Lý luận chính trị
(đã ký)
TS. THÁI HỮU TUẤN

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_tot_nghiep_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.doc
Ebook liên quan