Đề tài Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Tóm tắt Đề tài Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam: ...ết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc đó. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng, việc thực hiện chức năng kinh tế của Chính phủ là nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng. Bên cạnh việc thực hiện các chức năng kinh tế, Chính phủ phải áp dụng các chính sách ki...bay là Haneda và Narita sẽ giúp phát triển thị trƣờng Bắc Mỹ, Trung Quốc và Châu Á. Hãng còn có kế hoạch cắt giảm 1000 nhân viên, sát nhập Air Japan và ANA & JP Express vào tháng 7 năm nay, gộp Air Nippon Network, Air Next và Air Central vào trƣớc tháng 10. ANA dự định sẽ hoàn tất kế hoạch s...: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne. - China Southern Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Canton, Hà Nội – Canton - Philippines Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Manila. - Garuda Indo...

pdf84 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và 
đào tạo). Trong thời gian tới, VNA nỗ lực mở rộng đội bay, đàm phán mua và 
thuê nhiều loại máy bay cỡ lớn phục vụ nhu cầu vận chuyển, chính vì thế cần một 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 72 
khoản vốn đầu tƣ rất lớn trong khi năng lực về vốn của hãng vẫn còn nhỏ so với 
tƣơng quan tổng khối giá trị tài sản khai thác. Ngoài sự nỗ lực của riêng hãng, cần 
có sự trợ giúp đỡ bằng chính sách tài chính từ phía Nhà nƣớc bằng những cách sau: 
 Lấy từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc thông qua trái phiếu Chính phủ, ODA, 
viện trợ của các tổ chức nƣớc ngoài. 
 Nhà nƣớc đứng ra làm trung gian để hãng có thể vay vốn thông qua các tổ 
chức tín dụng xuất nhập khẩu (EXIMBANK, SACE) và miễn lệ phí bảo 
lãnh cho khoản vay này . 
 Đƣa ra chính sách tạo điều kiện để hãng đƣợc cổ phần hóa các công ty thành 
viên, tham gia vào thị trƣờng chứng khoán và phát hình các loại cổ phiếu, 
liên kết với thị trƣờng vốn nƣớc ngoài nhằm tăng vốn đầu tƣ. 
 Phát triển mối quan hệ ngoại giao, tạo điều kiện để VNA hợp tác với các 
hãng hàng không thế giới để học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộng đƣờng 
bay, hút vốn. 
 Nhìn chung, sự trợ giúp từ phía Chính phủ cũng chỉ thực sự hiệu quả nếu 
doanh nghiệp có sự minh bạch tài chính và đầu tƣ hiệu quả để không gây thất thoát 
và lãng phí nguồn vốn: 
 Đối với nguồn vốn từ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ khấu hao của VNA cần tập 
trung vào những dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao tạo tích 
lũy cho các dự án và chƣơng trình đầu tƣ lớn. VNA có thể khai thác những 
đƣờng bay ngắn, quay vòng nhanh hoặc cắt giảm những chi phí không cần 
thiết, nâng cấp những sân bay cũ thay vì xây mới 
 Mạnh dạn hợp tác liên doanh, liên kết khai thác với các hãng hàng không 
trong và ngoài nƣớc, lợi dụng những kỹ năng kinh nghiệm của đối tác để 
củng cố và hoàn thiện cho hoạt động của mình. 
 Việc vay vốn phải đƣợc tính toán thật kỹ lƣỡng, có định hƣớng và kế hoạch 
cụ thể về khả năng thu hồi vốn và thời gian trả nợ, bởi số tiền vay thƣờng rất 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 73 
lớn khiến hãng gặp khó khăn khi giải ngân trong trƣờng hợp đầu tƣ không 
hiệu quả. Việc nợ quá nhiều sẽ gây mất lòng tin cho các tổ chức tín dụng khi 
có ý định cho vay và hậu quả có thể rất khôn lƣờng. 
 Giảm bớt tình trạng bất cân đối về vốn, sử dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi, 
với những nguồn vốn chƣa sử dụng đến có thể cho vay ngắn hạn. 
3.2.2. Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước: 
 Nhà nƣớc phải hoàn thiện những quy định liên quan tới vận chuyển hàng 
không, bổ sung đầy đủ bộ luật hàng không dân sự, ký kết những hiệp định hàng 
không với các nƣớc khác có hợp tác chuyến bay để có cơ sở giải quyết những tranh 
chấp mỗi khi phát sinh, tạo hành lang pháp lý cho VNA và các doanh nghiệp khác 
cạnh tranh bình đẳng. Đƣa ra những chính sách công bằng có lợi cho tất cả các bên, 
làm tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của ngành VTHK. Xây dựng một cơ sở luật 
nhất quán với luật quốc tế, ban hành văn bản dƣới luật với mục đích hƣớng dẫn giải 
thích giúp các hãng không gặp khó khăn khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhà 
nƣớc đóng vai trò quản lý trung gian tới mọi vấn đề liên quan, kiểm soát và điều tiết 
có hiệu quả thị trƣờng kinh doanh VTHK bằng các biện pháp điều phối quan hệ 
cung cầu trên thị trƣờng, khối lƣợng hàng hóa.Khuyến khích các hãng hàng 
không đƣa ra hình thức cạnh tranh lành mạnh, thay vì giảm giá để thu hút khách thì 
nên chú trọng tới một số vấn đề cơ bản hơn nhƣ: chất lƣợng dịch vụ cung ứng, độ 
an toàn và tin cậy khi bay, đa dạng dịch vụ vận tải, giải quyết nhanh những khiếu 
nại của khách hàng. Ƣu tiên về giá phục vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất nhƣ: giá 
cất hạ cánh, giá thuê bao sân bay, thuê các phƣơng tiện bốc dỡ hàng, giá nhiên 
liệunhất là trong giai đoạn tình hình kinh tế đang khó khăn nhƣ hiện nay. Có nhƣ 
vậy hiệu quả và chất lƣợng của ngành VTHK của VN mới đƣợc nâng cao, phát triển 
mới bền vững. 
 Ngoài ra, những thủ tục hành chính quan liêu cũng là một trở ngại lớn cho sự 
phát triển của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh VTHK dân 
dụng nói riêng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, Nhà nƣớc và CAAV cần sớm ban 
hành các văn bản pháp luật hƣớng dẫn đối với các ngành và bộ phận liên quan nhƣ 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 74 
hải quan, an ninh hàng khônghoạt động linh hoạt với các hãng VTHK, giúp giảm 
bớt các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà nhƣng vẫn đảm bảo các 
quy định của pháp luật. Tin học hóa hệ thống quản lý giúp cho các hãng hàng không 
và nhà đầu tƣ đƣợc tiếp cận nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy. 
3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: 
 VNA hƣớng tới xây dựng đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, vững về nghiệp 
vụ, có kinh nghiệm và có nhiệt huyết với nghề. Hiện tại, lực lƣợng lao động của 
VNA là rất lớn, tuy nhiên phần nhiều trong số đó lại không có bằng cấp chuyên 
ngành hàng không, điều này gây khó khăn hoặc tốn thời gian khi phát triển công 
việc. Số lƣợng phi công hay nhân viên kỹ thuật vẫn còn thiếu (VNA phải thuê 30% 
phi công nƣớc ngoài trong khi đó Indochina là 100% và Jestar Pacific là 99%), chất 
lƣợng vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân của việc này là: thứ 
nhất, đơn vị đào tạo chuyên ngành hàng không duy nhất của VN hiện nay là Học 
viện hàng không đã đi vào hoạt động đào tạo và tuyển sinh đƣợc 4 năm, tuy nhiên 
cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế. Trung tâm đào tạo phi công đƣợc thành lập năm 
2007 mỗi năm chỉ đào tạo đƣợc khoảng 15-20 phi công, đây là con số còn khiêm 
tốn so với tốc độ tăng trƣởng ngành VTHK ở VN, thậm chí VNA còn phải thƣờng 
xuyên gửi phi công của mình sang nƣớc ngoài đào tạo. Thứ hai, hầu nhƣ mọi trang 
thiết bị và dịch vụ phụ trợ cho ngành đều đƣợc nhập khẩu và thuê từ đối tác nƣớc 
ngoài nhƣ Châu Âu và Nhật Bản, việc đầu tƣ đào tạo cho kỹ thuật bảo dƣỡng vẫn 
chƣa đƣợc chú trọng. 
 Đứng trƣớc thực tế đó, VNA cần đƣa ra những giải pháp phát triển bộ máy 
nhân lực: 
 - Đƣa ra chính sách đãi ngộ hấp dẫn thu hút những ngƣời tài, dựa trên nguyên 
tắc thu nhập gắn kết với thành quả lao động bỏ ra của từng ngƣời, đãi ngộ thích 
đáng cho những vị trí then chốt. Chính sách tuyển chọn nhân viên công khai minh 
bạch và khắt khe đặc biệt những đối tƣợng khó tuyển chọn, tốn nhiều thời gian chi 
phí đào tạo nhƣ phi công, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cao cấp. 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 75 
 - Đầu tƣ kinh phí cho việc đầu tạo, bổ sung nhân lực ngƣời bản địa dần dần 
thay thế nhân lực thuê nƣớc ngoài. Chƣơng trình đào tạo cũng là một phần quan 
trọng cần xác định, nên tập trung đào tạo những ngành đang yếu và thiếu, cần thiết 
trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với mục tiêu kinh doanh nhƣ: Đào tạo phi công 
đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế; đào tạo nghiệp vụ hàng không thuộc lĩnh vực 
quản lý kỹ thuật xây dựng; vận hàng khai thác; đào tạo kỹ thuật máy bay cơ bản và 
nâng cao trình độ công nghệ khai thác, bảo dƣỡng, sửa chữa máy bay để ngoài phục 
vụ cho mình còn có thể mở rộng phục vụ cho các hãng quốc tế; đào tạo cán bộ về 
lĩnh vực quản trị, tài chính, công nghệ thông tin. Nhà nƣớc và doanh nghiệp có sự 
thống nhất, hƣớng dẫn và hợp tác đào tạo những ngƣời có đủ năng lực trƣớc mắt để 
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành, sau này sẽ trở thành những nhân vật quản lý 
chủ chốt. 
 - Thành lập quỹ tài trợ học bổng để thu hút những nhân viên xuất sắc, nhân tài 
với cam kết ra trƣờng làm việc ở VNA. Hằng năm VNA xây dựng kế hoạch nguồn 
nhân lực cần bổ sung cho tƣơng lai, tiến hành tìm kiếm và ký hợp đồng tài trợ ba 
bên giữa VNA - cơ sở đào tạo - sinh viên. Nói cách khác, đây là hình thức đặt hàng 
trƣớc về nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lƣợc phát triển sau này của VNA. 
 - Hợp tác đào tạo với các đối tác nƣớc ngoài có năng lực để gửi nhân viên của 
mình đi nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tận dụng nguồn vốn ODA, FDI và sự hỗ trợ 
của các tổ chức quốc tế để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tƣ dành cho việc đào tạo. 
3.2.4. Hội nhập quốc tế về vận tải hàng không: 
 Trong bối cảnh thế giới hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, một hãng hàng không 
nhỏ sẽ khó có thể đứng vững chứ chƣa nói tới việc phát triển và cạnh tranh lại các 
hãng lớn. Chính vì thế việc liên minh liên kết, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế 
luôn là quan điểm hoạt động của VNA kể từ khi thành lập. Những lợi ích mang lại 
đó là: 
 - Nhờ thiết lập, tham gia các liên minh và kết nối đƣờng bay, VNA sẽ mở rộng 
mối quan hệ, mở rộng đƣờng bay. Điều này đem lại sự thuận tiện cho hành khách 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 76 
và sự kinh tế cho cả VNA, hành khách đƣợc sử dụng dịch vụ hàng không thông suốt 
tới nhiều nơi trên thế giới chỉ với một lần làm thủ tục check-in, ngoài ra còn sự 
dụng đƣợc hàng nghìn phòng vé và phòng chờ với nhiều ƣu đãi. VNA sẽ đƣợc bổ 
trợ về mạng đƣờng bay, chia sẻ nguồn lực tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và 
tăng năng lực cạnh tranh trên toàn cầu. 
 - Liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật với những hãng sử dụng cùng loại phƣơng 
tiện giống của VNA giúp thiết lập kho vật tƣ, khí tài động cơ dùng chung. Hợp tác để 
tận dụng thế mạnh của phía đối phƣơng về công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm. 
 - Thu hút vốn đầu tƣ, các dự án đầu tƣ của nƣớc ngoài vào thị trƣờng hàng 
không VN thông qua nhiều hình thức khác nhau. 
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: 
 Một trong những vấn đề hiện nay là tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến đang 
diễn ra phổ biến tại các hãng hàng không VN gây bất tiện cho hành khách, không 
những thế còn ảnh hƣởng tới uy tín và hình ảnh của hãng. Vì vậy đây cũng là một 
vấn đề cần đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng. Giải pháp đƣợc đƣa ra đó là: 
 - Tăng cƣờng đào tạo kỹ năng, chuyên môn hóa cho nhân viên, trang bị cho họ 
kiến thức chuyên sâu để làm chủ khối lƣợng hàng hóa và chất lƣợng công việc trong 
phạm vi phân quyền. 
 - Ban hành tiêu chuẩn giới hạn thời gian tối thiểu thực hiện các dịch vụ mặt đất 
giữa các chuyến bay và quy trình các dịch vụ mặt đất trƣớc chuyến bay đối với từng 
loại máy bay, từng đƣờng bay phù hợp với hoàn cảnh thực tế của VNA. Ví dụ nhƣ 
thủ tục check in, kiểm tra an ninh, làm vệ sinhđều có khung thời gian riêng theo 
tiêu chuẩn quốc tế vì vậy cần có sự tuân thủ chặt chẽ. 
 - Ngoài việc từng bƣớc hoàn thiện năng lực của nhân viên, cần phải trang bị 
những thiết bị kiểm tra giám sát theo tiêu chuẩn, ứng dụng kỹ thuật quốc tế vào hoạt 
động và điều hành. 
3.2.6. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ và công nghiệp hàng không: 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 77 
 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của 
ngành hàng không dân dụng, những thành tựu khoa học công nghệ tạo ra cơ hội để 
các nƣớc đi sau về ngành hàng không bắt kịp trong việc cung cấp các dịch vụ với 
chất lƣợng ngang tầm quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc tiếp thu, chuyển 
giao công nghệ đem lại hiệu quả hoạt động cho những ngành hàng không non trẻ 
nhƣ VN khi không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, nhất là khi VN 
không có một đội ngũ kỹ sƣ có trình độ cao. Tuy nhiên, kết quả mang lại có tích cực 
hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm chủ công nghệ của bên tiếp 
nhận. Các giải pháp đƣợc đƣa ra gồm: 
 - VNA cần nâng cao năng lực khoa học công nghệ hàng không nội sinh, xác 
định trình độ và thực trạng hiện tại của mình để có cơ sở tiếp nhận các công nghệ, 
chọn đúng các công nghệ cần nhập và nhanh chóng làm chủ công nghệ. Khắc phục 
tối đa các trƣờng hợp xảy ra nhƣ: trang thiết bị mua về thuộc công nghệ cũ hoặc quá 
hiện đại, không khai thác hết tính năng và công suất của công nghệ. 
 - Triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học tới toàn tập thể 
nhân viên của công ty, khuyến khích đƣa ra các sáng kiến ý tƣởng về công nghệ. 
Tập dƣợt tìm biện pháp giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hợp tác với các 
cơ quan, tổ chức, cá nhân để giải quyết vấn đề nghiên cứu của VNA. 
 - Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ về khoa học kỹ thuật, có sự đãi ngộ hợp 
lý, đào tạo lâu dài, đối với những ngƣời có tâm huyết và năng lực thực sự nên ký 
hợp đồng dài hạn. 
 - Phát triển công nghệ thông tin với việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát 
triển công nghệ thông tin của hãng, đẩy mạnh tin học hóa trong từng khâu quản lý 
và hoạt động. Cần hoàn thiện và tích hợp nhiều chức năng quan trọng cho trang 
thƣơng mại điện tử của VNA, biến đó không chỉ là một trang thông tin hữu ích về 
chặng bay của hãng mà còn là kênh giao lƣu nhanh chóng với khách hàng giúp họ 
giải quyết thắc mắc và đặt vé nhanh chóng. 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 78 
3.2.7. Giải pháp đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường: 
 Yếu tố thị trƣờng tác động rất lớn tới doanh nghiệp bất kể là doanh nghiệp sản 
xuất hay kinh doanh bởi đây là nơi tiêu thụ và đánh giá sản phẩm dịch vụ của doanh 
nghiệp. Nhu cầu của khách hàng ở mỗi nơi là không giống nhau do thói quen tiêu 
dùng hoặc điều kiện kinh tế, việc kinh doanh phải đƣợc dựa trên việc nghiên cứu kỹ 
và dự báo thị trƣờng trên mọi khía cạnh. Đôi khi phải nhìn thái độ của khách hàng 
để đƣa ra cách giải quyết thích hợp. VNA đã có một ban trực thuộc làm công tác 
này, trong thời gian tới cần đầu tƣ nhiều hơn nữa để giúp đƣa ra những dự báo 
chính xác. Những dự báo, nhận định này rất quan trọng, làm cơ sở cho việc đối phó 
tốt nhất những vấn đề sẽ xẩy ra. Cần có sự hợp tác với các hiệp hội, cơ quan, tổ 
chức có thẩm quyền của VN để thu thập thông tin liên quan nhằm đƣa ra định 
hƣớng kinh doanh cụ thể. 
 Đổi mới, nâng cao chất lƣợng phải đƣợc đi đôi với việc quảng bá hình ảnh xây 
dựng thƣơng hiệu, tạo uy tín trong tâm lý và nhận thức của khách hàng. Thƣờng 
xuyên đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi giảm giá song song với các chƣơng trình 
du lịch nội địa hấp dẫn. Đặt đại lý bán hàng của VNA tại các thị trƣờng khách quốc 
tế tiềm năng, chính sách chiết khấu cao cho các đại lý để khuyến khích họ bán vé 
của VNA thay vì các hãng hàng không khác. Tham gia gian hàng để quảng bá tại 
các hội chợ quốc tế, tuần lễ du lịch, tuần lễ văn hóa Việt nam tại nƣớc ngoài. 
3.2.8. Giải pháp đầu tư cho đội bay và mạng đường bay: 
 Đây là biện pháp rất đƣợc ban lãnh đạo VNA quan tâm chú trọng trong thời 
gian qua ngoài việc nâng cấp cải tạo và xây mới các các hàng không để phục vụ nhu 
cầu vận chuyển đang gia tăng. Đối với mỗi quốc gia, việc đầu tƣ cho máy bay luôn 
chiếm một khoản tiền không nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ, VNA với khả năng về vốn 
còn hạn chế có thể tổ chức thuê máy bay (gồm ACMI, thuê ƣớt, thuê khô.) hoặc 
mua trả góp trong thời hạn nhất định (VNA sẽ chỉ cần huy động vốn ban đầu bằng 
15% tổng giá trị máy bay và phần còn lại đƣợc trả dần trong 10 – 20 %) hoặc mua 
máy bay cũ giá rẻ. Những cách làm này sẽ giúp VNA giảm bớt khó khăn trong việc 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 79 
phải đầu tƣ một khoản tiền quá lớn vào mua máy bay, tuy nhiên dù làm thế nào đi 
nữa cũng phải đảm bảo những tiêu chí sau: 
 - Chỉ tiêu kỹ thuật tốt đảm bảo cho phép đƣa vào hoạt động 
 - Trang thiết bị hiện đại, tiện nghi để phục vụ khách hàng 
 - Thời gian khai thác đủ lâu để đạt hiệu quả kinh tế. 
 Hiện mạng đƣờng bay của VNA đã không ngừng mở rộng, trong tƣơng lai sẽ 
mở thêm nhiều đƣờng bay thẳng tới một số địa điểm ở Châu Âu để phục vụ nhu cầu 
du lịch, kinh doanh đầu tƣ của hành khách. Bằng việc tham gia các liên minh hàng 
không và ký các hiệp định hàng không song phƣơng, VNA có thể làm tốt đƣợc điều 
này. Tuy nhiên, trong tƣơng lai gần, VNA nên lấy trọng tâm phát triển là thị trƣờng 
nội địa bởi thị trƣờng VTHK quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro và quá nhiều cạnh tranh vì 
thế điều quan trọng là phải xây dựng cho mình một cơ sở vững chắc, làm bàn đạp 
cho sự phát triển, hơn nữa với thị trƣờng nội địa VNA có rất nhiều ƣu thế riêng mà 
không một hãng hàng không nào có đƣợc. Trục Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh 
sẽ đƣợc khai thác triệt để với tần suất cao, ngoài ra các tuyến lẻ khác đi các tỉnh 
miền núi cũng đƣợc mở với tần suất nhỏ hơn chủ yếu vì mục tiêu xã hội chứ không 
nhắm tới mục tiêu lợi nhuận, mở rộng các tuyến đi các vùng kinh tế đang phát triển 
lân cận Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 80 
KẾT LUẬN 
 Trong những năm vừa qua, VNA nói riêng và ngành vận tải hàng không VN 
nói chung đã có những bƣớc tiến đáng kể đóng góp không nhỏ cho sự phát triển 
chung của cả nƣớc trên một số lĩnh vực. Mặc dù Ngành vận tải hàng không ở VN 
vẫn còn khá non trẻ và quy mô còn nhỏ so với thị trƣờng thế giới nhƣng những tăng 
trƣởng đều và ổn định trong những năm gần đây của VNA đã thể hiện sự quyết tâm 
của tập thể Tổng công ty và Chính phủ đƣa VN trở thành một nƣớc mạnh về hàng 
không trong khu vực ASEAN. Việc nghiên cứu và ứng dụng những bài học kinh 
nghiệm của các hãng hàng không lớn trên thế giới trong việc đối phó lại tình hình 
kinh thế suy giảm đã từng bƣớc giúp VN hiện thực hóa mục tiêu của mình. Mặc dù 
vẫn còn những hạn chế song VN nên nhìn vào những ƣu điểm, mặt tích cực và nhìn 
vào tình hình thực tế của mình để đƣa ra biện pháp tối ƣu nhất. Sẽ còn rất nhiều cần 
phải làm, phải chỉnh sửa, phải học hỏi, ngành vận tải hàng không VN vẫn đang 
bƣớc trên con đƣờng của riêng mình. 
 Trong khuôn khổ của bài khóa luận này, tôi đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát 
về thực trạng của ngành vận tải hàng không của VNA đồng thời phân tích một số 
bài học của các hãng hàng không lớn từ Mỹ, Nhật, Pháp....nhằm đƣa ra biện pháp 
khắc phục. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập đƣợc một số vấn đề liên quan tới 
VNA, vẫn còn rất nhiều điều cần phải bàn đến mà trong phạm vi hạn hẹp của bài 
khóa luận vẫn chƣa đề cập đến. 
 Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để tôi có 
thể hoàn thiện bài khóa luận tốt hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các cán bộ của Viện khoa học Hàng không 
đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 81 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vận tải và giao nhận trong Ngoại thƣơng, PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm( chủ 
biên), GS. TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS.Nguyễn Nhƣ Tiến, TS Vũ Sỹ Tuấn, NXB 
Lý luận Chính trị 2005. 
2. Hàng không VN Aviation, tạp chí chuyên ngành hàng không lữ hành số tháng 
1,2/2010, số tháng 10/2009, số tháng 12/2009 
3. Bản tin của tổng công ty hàng không VN 
4. Bản tin của viện khoa học hàng không số 01/2010 
5. Tạp chí Orient Aviation số tháng 4/2010 
6. Bản báo cáo thƣờng niên của ICAO năm 2008 
Các website: 
1. Thaiairways.com 
2. www.warsaw-life.com 
3. www.jus.uio.no 
4. www.airlines.org 
5. www.aea.be 
6.  
7. www.hoovers.com. 
8. finance.mapsofworld.com 
9. www.airfleets.net 
10. www.icao.int/ 
11. www.globalplanesearch.com
 Khóa luận tốt nghiệp 
 82 
Danh mục các chữ viết tắt 
 Vietnam Airlines VNA 
 Vận tải hàng không VTHK 
 Hàng không quốc tế HKQT 
 Vận tải VT 
 Tổng công ty TCT 
 Hàng không Việt Nam HKVN 
 Việt Nam VN 
 Cục hàng không dân dụng Việt Nam CAAV 
 All Nippon Airways ANA 
 Japan Airlines JAL 
 Singapore Airlines SQ 
 Thai Airways THAI 
 Scandinavian Airlines System SAS 
 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA 
 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO 
 Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dƣơng AAPA 
 Hiệp hội hàng không Mỹ ATA 
 Hiệp hội hàng không Châu Âu AEA 
Cục Hàng Không Liên bang Mỹ FAA 
 Khóa luận tốt nghiệp 
 83 
Danh mục các bảng biểu 
Tình hình tăng trƣởng GDP toàn cầu từ năm 1999 tới 2008 26 
Tình hình vận tải hành không trên toàn cầu trong năm 200926 
Tác động của ngành VTHK đối với kinh tế Mỹ... 29 
Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Air France KLM 33 
Bảng so sánh các chỉ tiêu vận tải hàng khách của Air FranceKLM 34 
Bảng so sánh các chỉ tiêu vận tải hàng hóa của Air FranceKLM 35 
Đội bay của một số hãng hàng không Châu Á.. 44 
Số vụ tai nạn máy bay nhiều động cơ gây ra trong 5 năm gần đây48 
Số vụ tai nạn máy bay lắp nhiều động cơ xẩy ra tại các quốc gia trên 
 thế giới năm 2009. 49 
Thống kê vận chuyển hành khách bằng vận tải hàng không. 54 
Thống kê vận chuyển hàng hóa bằng vận tải hàng không 60 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_kinh_nghiem_phat_trien_van_tai_hang_khong_mot_so_nuoc.pdf
Ebook liên quan