Đề thi hết môn Lý thuyết tài chính tiền tệ

Tóm tắt Đề thi hết môn Lý thuyết tài chính tiền tệ: ...ự an toàn, hiệu quả kinh doanh cho chính bản thân các ngân hàng này. b) để các ngân hàng tập trung vào các hoạt động truyền thống. c) để giảm áp lực cạnh tranh giữa các trung gian tài chính trong một địa bàn. d) để hạn chế sự thâm nhập quá sâu của các ngân hàng vào các doanh nghiệp. TL: a) 86...tích luỹ của cải. Về thực chất, cũng bao gồm các nội dung như các chức năng được K. Marx trình bày nhưng có sự lồng ghép một số chức năng với nhau. • Sự liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam có thể trình bày theo từng chức năng hay trình bày ở phần cuối. 19.Câu 2: Vai trò của tiền tệ trong nền kinh...h 4- Vai trò của ngân hàng thương mại: • Cung cấp nhu cầu vay vốn cho sự phát triển kinh tế  Tạo tiền: Tạo vốn cho sự phát triển kinh tế  Biến tiết kiệm thành đầu tư • Nâng cao hiệu quả kinh tế  Rút ngắn tốc độ lưu thông hàng hoá và tiền tệ  Góp phần làm cho sản xuất kinh doanh diễn ra...

pdf67 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi hết môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p vụ
• Khác nhau về mục đích hoạt động
• Khác nhau về vị trí và vai trò trong nền kinh tế: Ngân hàng trung ương là một cơ quan điều tiết ở 
tầm vĩ mô. Lấy cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô để điều tiết của các Ngân hàng thương mại và các tổ 
chức tín dụng. Trong khi, các ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa hỗ 
trợ cho sự phát triển kinh tế.
3- Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng thương mại:
• Ngân hàng Trung ương là người quản lý về mặt Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại.
• Ngân hàng Trung ương đồng thời cũng là “bạn hàng” của các ngân ngân hàng thương mại.
4- ý nghĩa của việc đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1988:
• Hệ thống ngân hàng trước năm 1988 (trước đổi mới): Là hệ thống ngân hàng một cấp (hình vẽ). 
Như vậy thực chất cả nước chỉ có một ngân hàng duy nhất, không có sự phân biệt giữa Ngân hàng 
Trung ương và ngân hàng thương mại. Một ngân hàng vừa thực hiện chức năng của ngân hàng 
Trung ương vừa thực hiện chức năng của ngân hàng thương mại; không có sự phân biệt giữa người 
quản lý và người thực hiện kinh doanh tiền tệ; không có sự phân biệt giữa nguồn vốn quản lý (phát 
hành) và nguồn vốn kinh doanh (tiền gửi, tạo tiền ghi sổ...) Do vậy, Hoạt động của ngân hàng 
không có hiệu quả không thể phát huy được vai trò và chức năng của ngân hàng đối với nền kinh 
tế. Không có khả năng chống lạm phát và ổn định tiền tệ và tỷ giá hối đoái do không thể xây dựng 
chính sách tài chính quốc gia. Hệ thống ngân hàng, cấp trước đổi mới đơn giản chỉ là quỹ tiền tệ 
của Nhà nước phục vụ cho cơ chế bao cấp nặng nề về vốn đối với các doanh nghiệp quốc doanh 
nhằm thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước.
• Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau đổi mới 1988 (Hình vẽ). Có sự phân biệt giữa ngân hàng 
thương mại và ngân hàng Trung ương; trong các ngân hàng thương mại có nhiều loại hình sở hữu 
khác nhau kể các ngân hàng nước ngoài. Có sự phân định trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi và đối 
tượng hoạt động giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương. Có sự phân biệt về mục 
đích và các nghiệp vụ. Có thể xây dựng và vận hành chính sách tiền tệ quốc gia.
• Những ưu thế của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam sau đổi mới: 
 Hoạt động ngân hàng có hiệu quả kinh tế cao hơn và thúc đẩy các doanh nghiệp hạch toán 
kinh tế đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
 Có thể kiểm soát được lạm phát và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định tiền tệ và tỷ giá hối 
đoái.
 Hệ thống Ngân hàng đã bước đầu được hoàn thiện và thực hiện các chức năng, phát huy 
vai trò là công cụ để ổn định và phát triển kinh tế.
 Thị trường tài chính đã được hình thành và phát triển đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân 
hàng và trung tâm giao dịch ngoại tệ.
• Tiếp tục đổi mới: 
 Tăng cường tính độc lập tương đối trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và áp dụng lãi suất 
cho các ngân hàng thương mại, giảm hết sự lệ thuộc vào ngân hàng thương mại.
 Xác định rõ mối quan hệ ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương.
 Xây dựng quy chế điều tiết và can thiệp đúng mức.
39.Câu 20: Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực 
tiễn ở Việt Nam. 
Đáp án:
1- Khái niệm về Ngân sách Nhà nước – cơ sở hình thành 
2- Thu nhập của ngân sách Nhà nước
3- Chỉ tiêu của ngân sách Nhà nước
4- Vai trò của ngân sách Nhà nước
• Đối với Nhà nước và sự tồn tại bộ máy Nhà nước: Chi mua của Nhà nước.
• Đối với sự ổn định của nền kinh tế: 
 Điều tiết chi tiêu để kiểm chế lạm phát
 ổn định công ăn việc làm, khắc phục chu kỳ kinh doanh
 Thực hiện công bằng xã hội
• Điều chỉnh cơ chế kinh tế: Thông qua điều chỉnh cơ cấu và tỷ trong các khoản thu và chi của ngân 
sách Nhà nước 
• Phát triển kinh tế 
 Tạo vốn đầu tư:
 Đầu tư của chính phủ
 Thu hút đầu tư tư nhân
• Tạo sự phát triển về mặt xã hội:
 Văn hoá giáo dục
 Y tế và chăm sóc sức khoẻ
 Phúc lợi công cộng
5- Hoạt động của ngân sách Nhà nước ở Việt Nam 
• Vai trò: 
 Đầu tư phát triển kinh tế quốc doanh: CSVC và KT
 Bảo vệ nền độc lập chủ quyền
 Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an ninh xã hội
 Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
 Củng cố tăng cường quan hệ đối ngoại
• Tồn tại:
 Chi tiêu của ngân sách chưa hiệu quả, lãng phí và chưa hợp lý giữa cơ cấu, tỷ lệ cho các 
ngành các lĩnh vực của đời sống xã hội và kinh tế. 
 Còn nhiều biểu hiện tiêu cực trong chi tiêu, thất thoát tài sản, thể hiện quản lý kém 
hiệu quả; cắt giảm tuỳ tiện.
 Chi tiêu chưa công bằng, chưa thể hiện bản tính ưu việt và do vậy mà công chúng chưa 
thấy thiết thực, có ấn tượng mạnh trong nhận thức
 Thu ngân sách bị thất thu quá lớn và kém hiệu quả
 Thu ngân sách vẫn chưa có chính sách và qui tắc điều chỉnh (mức, tỷ lệ thu nhập và trợ 
cấp).
• Khắc phục:
 Giáo dục nâng cao trình độ cán bộ tài chính, nâng cao nhận thức của cán bộ Tài chính 
và các tầng lớp công chúng.
 Kế hoạch hoá và lựa chọn mục tiêu các hoạt động tài chính một cách hiệu quả, áp dụng 
mô hình quản lý tiên tiến.
 Nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá dự án đầu tư cũng như những chương trình chi 
tiêu tài chính.
 Cải tiến chính sách thu nhập và phân phối. Xây dựng cơ chế điều tiết thống nhất và 
khoa học. đáp ứng các nhu cầu điều tiết (tăng giảm) một cách đúng đắn công bằng và 
hợp lý.
 Chú trọng các chương trình giáo dục, y tế và phúc lợi
 Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm loại trừ tiêu cực trong các hoạt động thu nhập và 
chi tiêu ngân sách Nhà nước.
40.Câu 21: Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế. Thực trạng và các giải pháp 
khắc phục những hạn chế của thuế ở Việt Nam.
Đáp án:
1- Khái quát chung về thuế- 
• Khái niệm và đặc điểm. 
• Một số loại thuế chủ yếu.
2- Vai trò (tích cực) của thuế:
• Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là điều kiện để thực hiện vai trò của ngân 
sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. 
• Điều tiết và hướng dẫn sản xuất - tiêu dùng thông qua sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực.
• Công bằng xã hội - giảm chênh lệch mức sống, đảm bảo tích luỹ cho phúc lợi công cộng.
• Thuế còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3- Tác động của thuế:
• Lãng phí: các nguồn lực sẵn có không được sử dụng triệt để vào sản xuất-kinh doanh (kể cả thuế 
đối với SX-KD trong nước và thuế XNK trong thương mại quốc tế). 
• Mất đi lợi ích xã hội và có thể gây những hiệu ứng thay thế.
• Vì vậy: Xây dựng chính sách thuế hợp lý là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
4- Thực trạng thuế ở Việt Nam:
• Năng lực thuế thấp: Chiếm tỷ trọng còn hạn chế trong tổng thu nhập của ngân sách Nhà nước: 
khoảng 60% trong khi các nước khác ở châu âu trên 90%; trong khu vực Bắc Âu trên 95%.
• Thất thu lớn.
• Còn nhiều bất cập, và tiêu cực 
5- Nguyên nhân:
• Chính sách thuế chưa hợp lý: quá phức tạp, chưa dễ hiểu và dễ áp dụng.
• Trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ thuế thấp ở dưới mức cần thiết để tính toán thu 
đúng, đủ trong khi phẩm chất nghề nghiệp chưa tốt cho nên còn tiếp tay, “bảo kê” cho tư thương.
• Sự phát triển của nền kinh tế ở mức thấp gây khó khăn cho việc tính toán thu thuế: Hệ thống kế 
toán, kiểm toán và sổ sách chứng từ còn chưa phát triển.
• Chi tiêu của Ngân sách Nhà nước chưa cho thấy “thuế là quyền lợi”.
• Nhận thức của công chúng còn hạn chế.
• Pháp luật không nghiêm chặt.
6- Các giải pháp khắc phục: Căn cứ vào các nguyên nhân để xây dựng các giải pháp.
• Cải tiến và hoàn thiện chính sách thuế, hệ thống luật pháp nói chung và Luật thuế nói riêng. 
• Kiên quyết chống thất thu: Nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhận thức của mỗi cán bộ thu thuế.
• Hệ thống hoá sổ sách chứng từ, hoạt động kế toán và kiểm toán.
• Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của đối tượng chịu thuế kết hợp với thực hiện quyền lợi 
của việc đóng thuế. 
41.Câu 22: Phân tích thực trạng của chi tiêu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam và biện 
pháp khắc phục.
Đáp án:
1- Khái quát chung về Ngân sách Nhà nước:
• Khái niệm về Ngân sách Nhà nước.
• Khái quát chung về hoạt động của Ngân sách Nhà nước.
• Vai trò của Ngân sách Nhà nước.
2- Chi tiêu Ngân sách Nhà nước:
• Nội dung các hoạt động (khoản mục) chi tiêu của Ngân sách Nhà nước và ý nghĩa của các hoạt 
động chi tiêu đó.
• Phương thức xác định cơ cấu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.
3- Thực trạng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam:
• Lựa chọn đối nghịch, không hiệu quả trong các dự án đầu tư của của Ngân sách Nhà nước.
• Những bất cập trong cơ cấu chi tiêu và hậu quả của những bất cập này.
• Bội chi, lạm chi và phát hành bù đắp chi tiêu ở nước ta rất phổ biến.
• Tiêu cực, tham nhũng ở khắp mọi nơi, mọi công trình.
• Quản lý kém hiệu quả.
4- Các biện pháp để khắc phục:
• Mô hình hoá việc xác định cơ cấu chi tiêu.
• Luật pháp hoá quản lý chi tiêu.
• Xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực để làm bài học.
• Công khai dân chủ thực sự trong việc quản lý sử dụng Ngân sách Nhà nước.
42.Câu 23: Phân tích các mục tiêu, công cụ và cơ chế vận hành của Chính sách Tài chính 
Quốc gia. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.
Đáp án:
1- Khái quát chung về Chính sách Tài chính quốc gia:
• Khái niệm và nhận thức về Chính sách Tài chính quốc gia.
• Vị trí và các bộ phận cấu thành Chính sách Tài chính quốc gia.
2- Mục tiêu của Chính sách Tài chính quốc gia:
• Nhóm mục tiêu về ổn định: 4-5 mục tiêu.
• Nhóm mục tiêu về tăng trưởng: 2 mục tiêu
• Mối quan hệ giữa các mục tiêu trong mỗi nhóm và giữa hai nhóm.
3- Công cụ và cơ chế vận hành của các công cụ:
• Các công cụ của Chính sách Tiền tệ.
• Các công cụ của Chính sách Tài khoá.
• Mô tả cơ chế vận hành của các công cụ trong những tình huống lạm phát hay thiểu phát. 
4- Thực trạng việc xây dựng và vận hành Chính sách Tài chính quốc gia ở Việt Nam
• Chính sách Tiền tệ: ở nước ta, ngoài 3 công cụ nói trên, còn các công cụ khác theo Luật Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam 1998. Tuy vậy chưa có cơ chế thống nhất vận hành và điều chỉnh vẫn 
mang tính chất sự vụ, thiếu chủ động.
• Chính sách Tài Khoá: mới chỉ hạn chế ở chính sách Thuế (thu) và chính sách Chi tiêu. Tuy 
nhiên việc xác định các khoản mục trong các chính sách đó còn nhiều bất cập. Khác với chính 
sách Tiền tệ, chính sách Tài khoá được xây dựng mang nặng tính chất và mục tiêu thực hiện 
chế độ và còn rất mờ nhạt ở Việt Nam. 
43.Câu 24: Nội dung và yêu cầu quản lý tài chính trong các doanh nghiệp. Liên hệ với 
thực tiễn Việt Nam. 
Đáp án:
1- Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp:
• Khái niệm.
• Các quan hệ tài chính bao hàm trong khâu tài chính doanh nghiệp.
• Vai trò của tài chính doanh nghiệp 
2- Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp
• Quản lý vốn cố định (TSCĐ)
 Các phương pháp xác định khấu hao.
 Hệ số hiệu suất sử dụng MMTB.
• Quản lý vốn lưu động (TSLĐ)
 Các chỉ tiêu quản lý hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Quản lý Doanh thu và Lợi nhuận:
 Doanh thu: trong qui mô sản xuất kinh doanh và tiêu thụ. 
 Lợi nhuận: Chỉ tiêu chất lượng quan trọng, để tăng lợi nhuận phải giảm chi. phí sản xuất và 
tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường.
• Quản lý Chi phí sản xuất và Giá thành:
 Chi phí sản xuất → Giá thành sản phẩm. 
 Phân loại và quản lý các loại chi phí. 
 Hạ giá thành sản phẩm: Vấn đề vốn đầu tư. 
 Lựa chọn quy mô và phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. 
3- Quản lý tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam: 
• Thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam: 
 Hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế thấp. 
 Lãng phí thất thoát vốn rất lớn: SD MMTB, N.V. Liệu, . SD SLĐộng.
 Thiếu vốn, ngược lại, sử dụng vốn kém hiệu quả. 
 Cơ chế quản lý chưa phù hợp, mà mô hình lựa chọn mới chỉ là ngẫu nhiên. 
 Các doanh nghiệp quốc doanh lỗ vốn là phổ biến, nợ ngân hàng không có khả năng thanh toán. 
 Máy móc thiết bị còn lạc hậu hoặc chưa đồng bộ, trình độ sản xuất thấp. Năng suất lao động 
thấp. 
• Giải pháp :
 Kiên quyết xoá bỏ bao cấp song song với việc lựa chọn mô hình tổ chức và công nghệ quản lý 
mới, thúc đẩy cổ phần hoá các DNNN.
 Mở rộng và khơi tăng nguồn vốn đặc biệt là vốn trong dân cư, kết hợp với tăng cường hiệu quả 
sử dụng vốn sẵn có.
 áp dụng các đòn bẩy và công nghệ quản lý sao cho đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, 
nâng cao hiệu suất máy móc thiết bị. 
 Giáo dục tiết kiệm nguyên vật liệu, thời gian lao động song song với việc xây dựng quy chế và 
kỷ luật lao động. 
 Định mức lại vốn, các định mức kinh doanh quản lý - kỹ thuật. 
 Giảm biên chế hành chính và chi tiêu không liên quan đến sản xuất và quản lý sản xuất kinh 
doanh.
44.Câu 25: Các giải pháp để khơi tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. 
Đáp án:
1- Những vấn đề chung về vốn
• Khái niệm về vốn
• Phân loại theo một số tiêu thức: đặc điểm tuần hoàn và các hình thức tồn tại
• Vai trò của vốn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp
2- Nguồn hình thành vốn cho doanh nghiệp: Vốn chủ sở hữu. 
3- Đánh giá các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển các doanh nghiệp Việt Nam 
• Ngân sách Nhà nước 
• Tự bổ sung từ tích luỹ của bản thân các doanh nghiệp
• Vốn vay từ ngân hàng 
• Nhận đầu tư liên doanh với nước ngoài, vay nước ngoài 
• Vốn huy động trong dân cư qua thị trường chứng khoán 
→ Nguồn vốn tối ưu: từ dân cư trong nước và huy động qua thị trường chứng khoán 
4- Các biện pháp khơi tăng nguồn vốn cho DNVN:
• Xuất phát từ thực trạng về tài chính của các doanh nghiệp 
• Xuất phát từ nhu cầu phát triển của DNVN và nền kinh tế thị trường ở 
• Việt Nam, các biện pháp sau đây cần lưu ý: 
 Cổ phần hoá nền kinh tế: Biến DNQD thành công ty cổ phần 
 Phát hành trái phiếu và cổ phiếu thu hút vốn từ công chúng 
 Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trong nước 
 Tăng cường sử dụng vốn sẵn có 
45.Câu 26: Tỷ giá, vai trò và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế. Các phương pháp xác 
định tỷ giá và điều tiết tỷ giá ở Việt Nam. 
Đáp án:
1- Những vấn đề chung về tỷ giá: 
• Khái niệm
• Chức năng và vai trò của tỷ giá
2- Các phương thức (chế độ) xác định tỷ giá:
• Ngang giá vàng
• Tỷ giá cố định (Bretton Woods 1944-1971)
• Hệ thống tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu (EU)
• Tỷ giá thả nổi
• Tỷ giá thả nổi có điều tiết
3- Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá trong điều kiện nền kinh tế thị trường:
• Cung và cầu ngoại tệ
• Lợi tức kỳ vọng: Lãi suất, lạm phát, tỷ suất lợi tức
• Năng suất lao động
• Tâm lý công chúng
• Sự biến động của thị trường tài chính quốc tế
4- Điều tiết tỷ giá ở Việt Nam- Biên độ dao động:
• Trước năm 1988: độc quyền về ngoại hối và ngoại thương
• Sau năm 1988: Nới lỏng về độc quyền và quản lý tỷ giá.
• Từ cuối thế kỷ 20 đến nay: Thả nổi có điều tiết và biên độ dao động
• Những hạn chế: Cơ chế xác định và điều hành; thị trường ngoại chưa phát triển, trong khi thị 
trường tự do rất phổ biến.
46.Câu 27: Phân tích nội dung của cán cân thanh toán quốc tế. Liên hệ với thực tiễn ở 
Việt Nam.
Đáp án:
1- Những vấn đề chung về cán cân thanh toán quốc tế:
• Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế.
• Phân loại và vai trò của mỗi loại.
2- Nội dung các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế:
• Nội dung các khoản mục trong cán cân thương mại.
• Nội dung các khoản mục trong cán cân (di chuyển) vốn.
• Mối quan hệ giữa các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế.
3- Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế:
• Các tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và tác động đối với nền kinh tế.
• Các biện pháp cân bằng khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu.
• Các biện pháp cân bằng khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt.
4- Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam:
• Thâm hụt là đặc trưng tình trạng cán cân thanh toán quốc tế nước ta.
• Tình trạng nhập siêu trong hầu hết các thời kỳ và thời điểm nghiên cứu.
• Vốn từ nước ngoài: Đầu tư trực tiếp và các khoản vay nợ nước ngoài. 
• Khả năng quản lý và trả nợ nước ngoài: 
 Những khó khăn và thuận lợi.
 Sử dụng vốn kém hiệu quả.
 Nguồn trả nợ
47.Câu 28: Thị trường Ngoại hối.
Đáp án:
1- Những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối:
• Khái niệm về thị trường ngoại hối
• Đặc điểm của thị trường ngoại hối
• Vai trò của thị trường ngoại hối
2- Cấu trúc của thị trường ngoại hối
• Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối
• Các bộ phận cấu thành thị trường ngoại hối
• Các cơ quan kiểm soát và điều tiết thị trường.
3- Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường ngoại hối:
• Mục đích tham gia các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối.
• Các nghiệp vụ cơ bản kinh doanh ngoại tệ và điều kiện áp dụng.
4- Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối ở Việt Nam.
• Quá trình hình thành thị trường ngoại hối ở Việt Nam từ sau 1988.
• Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối ở Việt Nam:
 Giai đoạn 1990-1999: sự ra đời của hai trung tâm GDNT liên ngân hàng ở Hà nội 
và thành phố Hồ Chí Minh.
 Giai đoạn 2000 - nay: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM và các chủ thể 
khác.
 Sự quản lý điều tiết của Ngân hàng Trung ương và Nhà nước. 
• Những vấn đề tồn tại cần sớm được giải quyết:
 Ngoại tệ trôi nổi ngoài sự kiểm soát.
 Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.
 Cơ chế can thiệp và điều tiết thị trường.
 Tâm lý sùng bái ngoại tệ nặng nề. 
48.Câu 29: Thị trường chứng khoán ở Việt Nam: Quá trình hình thành, vai trò, thực trạng 
hoạt động và giải pháp củng cố, phát triển. 
Đáp án:
1- Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán (TTCK):
• Khái niệm về chứng khoán và TTCK.
• Chức năng của TTCK.
• Vị trí của TTCK trong TTTC và nền kinh tế thị trường.
2- Cấu trúc của TTCK: 
• Sở giao dịch chứng khoán.
• Thị trường chứng khoán OTC.
• Thị trường chứng khoán vô hình.
• Các chủ thể tham gia và hệ thống giao dịch.
3- Vai trò của TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam:
• Bổ sung một kênh thu hút vốn rất phù hợp với đặc điểm và một số điều kiện của Việt Nam.
• Tác dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá.
• Nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
• Thúc đẩy cổ phần hoá DNNN.
• Thúc đẩy hội nhập quốc tế và củng cố cơ chế thị trường ở Việt Nam.
4- Thực trạng hoạt động và các giải pháp củng cố và phát triển TTCK:
• Quá trình vận động hình thành thị trường cấp II chính thức
• Sự ra đời của TTGDCK thành phố HCM.
• Thành tựu bước đầu của TTGD thành phố HCM và TTCK Việt Nam.
• Những tồn tại và hạn chế.
5- Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy:
• Tiếp tục duy trì và thúc đẩy sự phát triển: Rút kinh nghiệm và học hỏi.
• Huy động sự “vào cuộc” của các chủ thể, đặc biệt là các NHTM.
• Cổ phần hoá và xúc tiến đưa cổ phiếu các NHTM lớn, có hiệu quả vào niêm yết và giao dịch. 
• Xúc tiến hoạt động của thị trường OTC.
• Xây dựng quy chế pháp lý và điều tiết thị trường vô hình.
• Thúc đẩy sự “vào cuộc” của nhà đầu tư nước ngoài: các NHTM nước ngoài. 
49.Câu 30: Thị trường tài chính, thực trạng và các giả pháp phát triển thị trường tài chính 
ở Việt Nam. 
Đáp án:
1- Tổng quan về thị trường tài chính (TTTC):
• Các quan điểm khác nhau về TTTC.
• Chức năng của TTTC.
• Chức năng của thị trường tài chính.
2- Cấu trúc của TTTC từ các giác độ nghiên cứu khác nhau:
• Theo thời hạn chuyển giao vốn.
• Theo mức độ can thiệp của chính phủ.
• Theo tính chất các công cụ tài chính.
• Theo quá trình phát hành và lưu thông các công cụ tài chính.
3- Công cụ của thị trường tài chính:
• Căn cứ vào thời gian đáo hạn: các công cụ tài chính của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. 
• Căn cứ vào tính chất thu nhập: các công cụ tài chính với thu nhập cố định, biến đổi và các hình 
thức hỗn hợp. 
4- Thực trạng sự phát thị trường tài chính và thị trường chứng khoán ở Việt Nam
• Thực trạng về sự phát triển của thị trường ngân hàng ở Việt Nam (Xem các câu từ 11-19).
• Thị trường chứng khoán ở VN (Xem câu 29).
5- Các giải pháp củng cố và phát triển TTTC ở Việt Nam
• Các giải pháp củng cố và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Xem câu 29).
• Các giải pháp để phát triển và hiện đại hoá Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam (Xem các câu 11-19).
• Hội nhập quốc tế về ngân hàng tài chính.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_het_mon_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te.pdf
Ebook liên quan