Đề thi kết thúc học phần môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án)

Tóm tắt Đề thi kết thúc học phần môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án): ...       b. Lãng phí      c. Quan liêu                                       d. Cả a, b, c 7. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, nội dung của nền giáo dục mới là gì?      a. Giáo dục toàn diên cả đức, trí, thể, mĩ      b. Giáo dục tư tưởng chính trị      c. Giáo dục thái độ lao động      d. Giáo dụ...phải có con người XHCN 8. Con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Câu 4: Câu hỏi tự luận 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Người quan niệm “dân chủ” như thế nào? 2. Liên hệ thực tế vấn đề dân chủ ở nư...trận hàng đầu. (S) 3. Thành tựu khoa học – kỹ thuật là một nhân tố động lực quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. (Đ) 4. Theo Hồ Chí Minh: Thang thuốc hay nhất để chữa khuyết điểm, sai lầm là tự phê bình và phê bình.(Đ) 5. Bản chất giai cấp công nhân làm triệt tiêu tình nhân dân, tí...

doc17 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi kết thúc học phần môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại. (Đ)
4. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sách lược, góp phần vào sự thắng lợi của cách mạng. (S)
5. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam. (Đ)
6. Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng có liên quan đến sự thành hay bại của Đảng. (Đ)
7. Lòng yêu thương con người của bác khác với tôn giáo cả về đối tượng và cơ sở khoa học. (Đ)
8. Hồ Chí Minh khẳng định: Văn hóa đứng ngoài kinh tế và chính trị. (S)
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu
1. Theo định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh có đoạn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại”
2. Nguồn gốc quan trọng quyến định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh đó là Chủ nghĩa Mác Lênin
3. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH
4. Theo Hồ Chí Minh: “Không có trận đánh đẫm máu nào đẹp cả”
5. Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là: “Nước ta có quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng là bạn với tất cả các dân tộc, không gây thù oán với ai”
6. Trong di chúc người viết:
“Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn 10 ngày nay”
7. Xây dựng đạo đức mới theo nguyên tắc: Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
8. Theo Hồ Chí Minh nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho dân biết đọc biết viết
Câu 4: Câu hỏi tự luận
1. Trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh người khẳng định: Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó?
2. Liên hệ thực tế Đảng ta đã và đang thực hiện mục tiêu đó như thế nào? 
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
1. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác Lênin là gì?
     a. Chủ nghĩa nhân đạo                        b. Bản chất cách mạng
     c. Bản chất khoa học                         d. Phương pháp làm việc biện chứng
2. Trong thời kỳ phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh (1945-1969) Người đã:
     a. Dự đại hội Tour ở Pháp                 b. Chủ trì hội nghị thành lập đảng 
     c. Viết tập thơ nhật ký trong tù           d. Viết bản di chúc lịch sử
3. Đặc trưng nổi bật nhất về chính trị của CNXH là gì?
     a. Thực hiện một nền dân chủ triệt để 
     b. Hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh
     c. Không còn áp bức ,bóc lột            
     d. Giải phóng con người
4. Trong quan hệ với quần chúng Đảng phải :
     a. Không được theo đuôi quần chúng 
     b. Theo đuôi quần chúng 
     c. Luôn nghe theo quần chúng
     d. Đảng viên đi trước
5. Nhà nước do dân là nhà nước :
     a. Do dân lập nên                              b. Do dân ủng hộ
     c. Do dân làm chủ                             d. Cả a, b, c
6. Điểm đặc sắc trong phong cách trị nước của Hồ Chí Minh là gì
     a. Dùng pháp trị                                
 b. Dùng đức trị
     c. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị
     d. Thực thi dân chủ
7. Chữ “người” trong quan điểm của Hồ Chí Minh có nghĩa là gì
     a. Gia đình anh em họ hàng ,bầu bạn
     b. Đồng bào cả nước 
     c. Loài người
     d. Cả a,b,c
8. Theo Hồ Chí Minh thực hành “chí công vô tư” có nghĩa là :
     a. Không nghĩ đến mính trước 
     b. Quét sạch chủ nghĩa cá nhân         
     c. Nâng cao đạo đức cách mạng
     d. Cả b,c
Câu 2: Viết (Đ) vào câu đúng, viết (S) vào câu sai
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự “vượt gộp” của tư tưởng văn hóa cổ - kim, Đông –Tây với nền tảng chủ nghĩa Mác–Lênin. (Đ)
2. Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội Tour và một trong những người sáng tạo Đảng Cộng sản Pháp. (S)
3. Khi viết: CNXH là một người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do “tức là Hồ Chí Minh đang định nghĩa CNXH bằng cách xác định mục tiêu của nó. (Đ)
4. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Hồ Chí Minh xác định cơ cấu kinh tế công nông nghiệp coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu. (S)
5. Từ 1960 Đảng ta có tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. (Đ)
6. Thương yêu con người, Bác luôn coi sinh mạng con người là quý giá nhất. (Đ)
7. Nét đặc sắc của Hồ Chí Minh trong quan niệm về đạo đức cách mạng là có sự thống nhất, hòa quyện giữa đạo đức, chính trị nhân văn, văn hóa. (Đ)
8. Nói về vị trí vai trò của văn hóa, Hồ Chí Minh khẳng định: Văn hóa quyết định kinh tế, chính trị, xã hội. (S)
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu
1. Đại hội VII (1991) của Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mac Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.
2. Một trong những nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh đó là phẩm  chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
3. Hệ thống chính trị của nước ta hiện nay bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, mặt trận.
4. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 
    Thành công, thành công, đại thành công 
5. Theo Hồ Chí Minh phải kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
6. Người luôn nhắc nhở đảng ta: “Phải tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và dân”
7. Hồ Chí Minh nói muốn xây dựng thành công CNXH phải có con người XHCN
8. Con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: Câu hỏi tự luận
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Người quan niệm “dân chủ” như thế nào?
2. Liên hệ thực tế vấn đề dân chủ ở nước ta hiện nay như thế nào?
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Chọn đáp áp đúng nhất 
1. Hồ Chí Minh từng dạy học ở trường nào?
     a. Quốc học Huế                               b. Tiểu học Đông Ba ở Huế 
     c. Tiểu học Pháp-Việt ở Vinh            d. Dục Thanh ở Phan Thiết
2. Thời kỳ nào dưới đây hình thành nên tư tưởng yêu nước, thương nòi của Hồ Chí Minh ?
     a. 1890-1911                                   b. 1911-1920
     c. 1921-1930                                     d. 1930-1945
3. Nội dung quan trọng nhất trong xây dựng CNXH ở nước ta về lĩnh vực chính trị là gì?
     a. Phát triển toàn diện con người
     b. Xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh
     c. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng
     d. Cũng cố mặt trận dân tộc thống nhất
4. Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là:
     a. Giữa CNXH và CNTB
     b. Giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước với thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém
     c. Giữa sản xuất nhỏ với sản xuất lớn
     d. Giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất 
5. Trong kháng chiến chống thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành mặt trận:
     a. Mặt trận đại đoàn kết dân tộc
     b. Mặt trận đoàn kết Việt Nam, Lào, Campuchia
     c. Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam
     d. Cả a, b, c
6. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, nhà nước Việt Nam:
     a. Mang bản chất của giai cấp công nhân 
     b. Có tính dân tộc
     c. Tính nhân dân sâu sắc
     d. Cả a, b, c
7. Trong di chúc Hồ Chí Minh xác định công việc đầu tiên là:
     a. Tiếp tục phát triển kinh tế
     b. Ra sức phát triển văn hóa
     c. Mở rộng quan hệ đối ngoại
     d. Công việc đối với con người
8. Trong thời kỳ dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới có tính chất gì?
     a. Dân tộc                                         b. Khoa học
     c. Đại chúng                                     d. Cả a,b,c
Câu 2: Viết (Đ) vào câu đúng, viết (S) vào câu sai
1. Theo Hồ Chí Minh, CNXH là của nhân dân do nhân dân xây dựng lấy. (Đ)
2. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH có 6 đặc trưng. (S)
3. Đảng là hạt “nhân” trong hệ động lực CNXH. (Đ)
4. Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là chủ nghĩa nhân văn hành động. (Đ)
5. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp nông dân. (S)
6. Theo Hồ Chí Minh, cá nhân phụ trách sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kết quả là không ai làm. (S)
7. Theo Hồ Chí Minh, mục đích cuối cùng của phê bình và tự phê bình là “cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ” (Đ)
8. Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước pháp quyền nhân nghĩa. (Đ)
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu
1. Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2. Hồ Chí Minh khẳng định :động lực quan trọng và quyết định nhất của CNXH là con người XHCN
3. Theo Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ phải ưu tiên phát triển nông nghiệp
4. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mục đích của Đảng LĐViệt Nam là động viên toàn dân
5. Theo Hồ Chí Minh phải đặt Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới
6. Người nhấn mạnh: “Một dân tộc không tự lực cách mạng mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng được độc lập.”
7. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và tự đổi mới 
8. Theo Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển CNXH
Câu 4: Câu tự luận
1. Vì sao nói Chủ nghĩa Mác Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác–Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta như thế nào?
ĐỀ SỐ 6
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
1. Người thầy đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh là ông:
     a. Vương Thúc Quý                          c. Phan Bội Châu
     c. Nguyễn Sinh Sắc                          d. Trần Thân
2. Giai đoạn nào dưới đây là thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm và nêu cao tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh?
     a. 1911 - 1920                                   c. 1931 - 1945
     c. 1921 – 1930                                  d. 1945 – 1969
3. Trong bước đi của thời kỳ quá độ, theo Hồ Chí Minh cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?
     a. Nông nghiệp                               c. Công nghiệp nhẹ
     b. Tiểu thủ công nghiệp                    d. Công nghiệp nặng
4. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh ví Đảng ta như: 
     a. Con đường cách mạng                  
 c. Quan cách mạng
     b. Người cầm lái con đường cách mạng 
 d. Cả a, b, c
5. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức:
     a. Bằng đường lối, chủ trương           
 c. Bằng công tác kiểm tra
     b. Tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước 
 d. Cả a, b, c
6. Nhà nước vì dân là Nhà nước:
     a. Lấy lợi ích chính đáng của dân làm mục tiêu
     b. Không đặc quyền, đặc lợi
     c. Mọi công chức đều là “công bộc” của dân
     d. Cả a, b, c
7. Theo Hồ Chí Minh, ở đời và làm người thì phải làm gì?
     a. Yêu nước                                     c. Thương nhân loại bị áp bức
     b. Thương dân                                 d. Cả a, b, c
8. Trung với nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là:
     a. Đặt lợi ích của tổ quốc lên trên hết
     b. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu cách mạng
     c. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
     d. Cả a, b, c
Câu 2: Viết (Đ) vào câu đúng, viết (S) vào câu sai
1. Tiêu chí để phân kỳ lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh là dựa vào nội dung chuyển biến về mặt tư tưởng của Người. (Đ)
2. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Hồ Chí Minh coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu. (S)
3. Thành tựu khoa học – kỹ thuật là một nhân tố động lực quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. (Đ)
4. Theo Hồ Chí Minh: Thang thuốc hay nhất để chữa khuyết điểm, sai lầm là tự phê bình và phê bình.(Đ)
5. Bản chất giai cấp công nhân làm triệt tiêu tình nhân dân, tính dân tộc của nhà nước ta(s)
6. Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh trước hết dành cho người cùng khổ, người lao động. (Đ)
7. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức của Hồ Chí Minh về con người chủ yếu trong phạm vi dân tộc.(Đ)
8. Theo Hồ Chí Minh, thực hành đời sống mới là cái gì cũ cũng bỏ hết, cái gì cũng phải làm mới. (S)
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu
1. Nội dung quan trọng nhất trong xây dựng CNXH ở nước ta về lĩnh vực chính trị là củng cố và mở rộng quy mô mặt trận độc lập thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng.
2. Hoàn chỉnh câu thơ của Hồ Chí Minh khi nói về tinh thần quốc tế:
                   “Rằng đây bốn biển là nhà 
            Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”
3. Trong tác phẩm Đường cách mênh, Hồ Chí Minh viết: “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng thuyền không bánh lái”
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước, Nhà nước của dân, do dân, và vì dân.
5. Hồ Chí Minh khái quát những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng, yêu thương con người.
6. Một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
7. Theo Hồ Chí Minh, “Văn hóa soi đường cho cách mạng”
8. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi trong mắt mình”
Câu 4: Câu hỏi tự luận
1. Một trong những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Anh (Chị) hãy làm rõ quan điểm đó:
2. Liên hệ với bản thân đã thực hiện vấn đề đó như thế nào?
ĐỀ SỐ 7
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất
1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập một cách toàn diện và có hệ thống trong Đại hội nào của Đảng?
a. Đại hội VII (1986)                   c. Đại hội IX (2001)
b. Đại hội VII (1991)                    d. Đại hội X (2006)
2. Tư tưởng Hồ Chí Mình về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản vào giai đoạn nào?
a. 1911-1920                                     c. 1931-1945
b. 1921-1930                                    d. 1945-1969
3. Theo Hồ Chí Minh, nước ta muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển:
a. Kinh tế                                         c. Chính trị và kinh tế
b. Văn hóa                                        d. Kinh tế và văn hóa
4. Quan điểm Hồ Chí Minh xem đại đoàn kết dân tộc là:
a. Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
b. Vấn đề chiến lược
c. Phải biết biến sức mạnh thành vật chất
d. Cả a, b,c
5. Đặc trưng cốt lõi nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là:
a. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu       c. Thương yêu con người
b. Quan tâm đến con người                d. Lòng khoan dung rộng lớn
6. Nói về con người, Bác thể hiện mức độ tình cảm nào?
a. Sự thông cảm sâu sắc                    c. Quyết tâm giải phóng con người
b. Tin vào con người                         d. Cả a, b, c
7.Hồ Chí Minh xác định yếu tố nào là gốc của người cách mạng?
a. Lòng cao thượng                          c. Tài năng
b. Đạo đức                                      d. Đạo đức và tài năng
8. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là gì?
a. Đào tạo con người có ích cho xã hội
b. Cải tạo trí thức cũ
c. Đào tạo trí thức mới
d. Cả a, b, c
Câu 2: Viết (Đ) vào câu đúng, viết (S) vào câu sai
1. Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác-Lênin là mặt trời soi sáng con đường nhân dân ta đi tới thắng lợi. (Đ)
2. Trọng tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh về XHCN là giá trị con người. (Đ)
3. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân do yếu tố số lượng của giai cấp công nhân quy định. (S)
4. “Tập trung” trong nguyên tắc xây dựng Đảng nghĩa là: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trển. (S)
5. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc thực thi pháp luật trong cuộc sống. (Đ)
6. Cần, kiệm, liêm, chính trong quan niệm phong kiến và Hồ Chí Minh khác nhau về đối tượng thực hiện. (S)
7. Nội dung quan trọng nhất trong xây dựng CNXH ở nước ta về lĩnh vực chính trị là giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. (Đ)
8. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng CNXH trước hết phải có khoa học kỹ thuật (S)
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu
1. Hồ Chí Minh từng nói: “Khi tôi 13 tuổi, tôi đã nghe các từ tự do, bình đẳng, bác ái”
2. Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
3. Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm.
4. Biện pháp cơ bản trong xây dựng CNXH ở nước ta là đem của dân, tài dân, sức dân ra làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
5. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:chính sách ngoại giao của chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ yên hòa bình
6. Hồ Chí Minh ví: Cũng như có đất có bốn phương đông, tây, nam, bắc người phải có bốn đức cần, kiệm, liêm, chính.
7. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng.
8. Người khẳng định, đạo đức cm do đấu tranh bền bỉ hàng ngày mà được phát triển và cũng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng , vàng càng luyện càng
Câu 4: Câu hỏi tự luận
1. Quan điểm Hồ Chí Minh nhà nước ta là nhà nước của dân. Anh (chị) hãy làm rõ quan điểm đó?
2. Liên hệ thực tế việc vận dụng quan điểm đó ở nước ta hiện nay như thế nào?
ĐỀ SỐ 8
1. Tác phẩm Đường cách mệnh được xuất bản năm nào?
a. 1925                               b. 1927
c. 1937                               c. 1945
2. Ham muốn tộc bậc của Hồ Chí Minh là gì ?
a. Nước được độc lập
b. Dân được tự do
c. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
d. Cả a, b, c
3. Tư tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển mới về tư tưởng về kháng chiến và kiến quốc vào thời điểm nào?
a. 1911-1920                       b. 1921-1930
c. 1931-1945                       d. 1945-1969
4. Theo Hồ Chí Minh biện pháp nào quan trọng nhất trong xây dựng CNXH là gì?
a. Học tập kinh nghiệm các nước anh em
b. Đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân
c. Kết hợp xây dựng và bảo vệ
d. Xuất phát từ thực tiễn đất nước
5. Theo Hồ Chí Minh để lãnh đạo mặt trận dân tộc thống nhất Đảng phải 
a. Đông về số lượng            
b. Có năng lực lãnh đạo
c. Có chính sách đúng đắn
d. Cả b, c
6. Nhà nước của dân là nhà nước 
a. Dân là chủ                      
b. Dân làm chủ 
c. Quyền lực của dân ở vị trí tối thượng
d. Cả a, b, c
7. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn về mặt nào
a. Chính trị                          b. Tư tưởng 
c. Tổ chức                           d. Cả a,b,c
8. Câu nói nào sau đây của Hồ Chí Minh
a. Học không biết chản ,dạy không biết mỏi
b.Việc học không bao giờ cùng còn sống còn phải học
c. Học, học nữa, học mãi
d. Học suốt đời
Câu 2: Viết (Đ) vào câu đúng, viết (S) vào câu sai
1. Tư duy độc lâp, tự chủ, sáng tạo là phẩm chất quan trọng giúp Hồ Chí Minh tiếp biến tinh thần nhân loại. (Đ)
2. Nét độc đáo trong tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh là bên cạnh chỉ ra các động lực còn cảnh cáo các phản động lực của CNXH. (Đ)
3. Động lực quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội là khoa học – kỹ thuật. (S)
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ “nhằm làm cho Đảng tuy đông nhưng khi hành động chỉ những người” (S)
5. Theo Hồ Chí Minh công việc phải giao cho tập thể phụ trách như thế mới có chuyên trách công việc mới chạy. (Đ)
6. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo không phải là thành viên của mặt trận dân tộc thống nhất. (S)
7. Lòng thương yêu con người của Bác giống với lòng thương yêu con người của tôn giáo về chất lượng và cơ sở khoa học. 
8. Theo Hồ Chí Minh: Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị thúc đẩy phát triển kinh tế. (Đ)
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu
1. Mác –Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Người kêu gọi chúng ta phải đoàn kết muôn người như một, phải nhớ chữ đồng thì.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Toàn quốc đồng bào phải đứng dậy đem sức ta đem lực ta mà tự giải phóng ta.
4. Trong tác phẩm Đường cách mệnh Hồ Chí Minh khẳng định cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh.
5. Người luôn nhắc nhở đảng viên: đảng viên đi trước, làng nước theo sau
6.  Theo Hồ Chí Minh văn hóa có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
7. Người khẳng định một dân tộc dốt là một dân tộc yếu
8.  Trong Di chúc người căn dặn đảng phải đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên.
Câu 4: Câu hỏi tự luận
1. Theo Hồ Chí Minh để xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động thì nước đó phải là nhà nước vì dân. Anh (chị) hãy làm rõ quan điểm đó?
2.Thực tế nhà nước ta đã và đang thực hiện vấn đề đó như thế nào?

File đính kèm:

  • docde_thi_ket_thuc_hoc_phan_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_co_dap_an.doc