Đề thi Kỹ thuật trang trí trang phục - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

Tóm tắt Đề thi Kỹ thuật trang trí trang phục - Học kỳ I - Năm học 2011-2012: ...ng trí bằng thủ công. 9. Ưu nhược điểm của cườm làm bằng gỗ: Ưu điểm: Dễ chế tác, nhẹ. Nhược điểm: kém bền. 10. Cấu tạo hạt ủi gồm 2 phần chính: Khối tạo hình và lớp keo dính. 11. Sử dụng máy móc trong các hình thức trang trí nhằm 2 mục đích chính là: Tăng năng suất. Chất lượng đồng ... từ giấy nền bắt vào vật liệu in. 16. Phân loại in lụa theo các tiêu chí: Cách thức sử dụng khuôn in. Hình dạng khuôn in. Cách thức in. 17. Hóa chất dùng trong in lụa sau khi được pha được gọi chung là: hồ in. 18. Bàn in: Độ cao thông thường của bàn in khoảng 70-80cm. Chiều rộng bệ in lớ...g trương nở khi rửa với nước. Không biến dạng trong quá trình sử dụng. 21. Nhược điểm của lưới từ sợi kim loại: Khả năng đàn hồi kém. 22. Kể tên các hình thức in có sử dụng dẻo trong pha chế hóa chất: In dẻo, in camay, in nổi, in kim tuyến, in cao. 23. Đối với in dẻo trên các vật liệu có m...

pdf3 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi Kỹ thuật trang trí trang phục - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Cơ Khí 
Bộ Môn Kỹ Thuật Dệt May 
Đề thi môn: 
KỸ THUẬT TRANG TRÍ TRANG PHỤC 
Học kỳ 1 năm học 2011-2012. 
Lớp: CK08MAY 
Thời gian: 45 phút 
Ngày thi: 21/10/2011 
Câu hỏi: 
1. Màu sắc là hiện tượng phong phú nhất mà con người nhận biết được, là biểu hiện 
phức tạp nhất của cảm nhận thị giác, trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút tâm 
lý và phong cách 
2. Vòng tròn màu bao gồm bao nhiêu màu: 12 (màu). 
3. Thế nào là phối màu căn bản, ví dụ: 
Dùng ba màu chính căn bản phối với nhau. Ví dụ: Đỏ - Vàng – Xanh. 
4. Các nguyên tắc bố cục: 
Tôn trọng vẽ đẹp riêng của từng yếu tố mỹ thuật. 
Tạo ra sự hài hòa giữa các yếu tố mỹ thuật, các bộ phận khác nhau. 
Bảo đảm tính vẹn toàn của đối tượng ở trạng thái tĩnh cũng như động. 
Phù hợp với mục đích sữ dụng. 
Nỗi bật ý đồ sáng tạo. 
5. Phân biệt giữa bố cục tự do và các bố cục còn lại: 
Các sắp xếp bố cục không tuân theo bất kỳ quy luật nào ở trên nhưng vẫn đảm 
bảo cân bằng thị giác. 
6. Đóng – kết: là phương pháp sử dụng các vật chất trung gian để liên kết vật liệu 
trang trí với đối tượng cần trang trí. 
7. Các kỹ thuật đính cườm: 
Đính trải đều bề mặt. 
Đính tạo khối trên bề mặt. 
8. Điều khác biệt của trang trí bằng phụ liệu cườm so với các loại phụ liệu khác (kim 
sa, hạt ủi) là: chỉ trang trí bằng thủ công. 
9. Ưu nhược điểm của cườm làm bằng gỗ: 
Ưu điểm: Dễ chế tác, nhẹ. 
Nhược điểm: kém bền. 
10. Cấu tạo hạt ủi gồm 2 phần chính: 
Khối tạo hình và lớp keo dính. 
11. Sử dụng máy móc trong các hình thức trang trí nhằm 2 mục đích chính là: 
Tăng năng suất. 
Chất lượng đồng đều. 
12. Khác biệt giữa hạt ủi và đá dán: 
Hạt ủi có lớp keo dính. 
13. Khi sắp xếp các hạt ủi lên giấy keo để tao họa tiết, các vật liệu gồm: giấy keo 
trong, hạt ủi, giấy lót và hình họa tiết được xếp như thế nào ( mô tả theo thứ tự từ 
dưới lên trên): 
Hình họa tiết-> giấy keo -> hạt ủi -> giấy lót. 
14. Khuyết điểm của in bằng khuôn thủ công: 
Rìa mép họa tiết không được sắc nét. 
15. Nguyên tắc chung của in chuyển nhiệt: 
Không in trực tiếp lên sản phẩm mà in trung gian qua một lớp giấy nền, sau đó 
ép nóng để thuốc mực in nhả từ giấy nền bắt vào vật liệu in. 
16. Phân loại in lụa theo các tiêu chí: 
Cách thức sử dụng khuôn in. 
Hình dạng khuôn in. 
Cách thức in. 
17. Hóa chất dùng trong in lụa sau khi được pha được gọi chung là: hồ in. 
18. Bàn in: Độ cao thông thường của bàn in khoảng 70-80cm. Chiều rộng bệ in lớn 
hơn chiều rộng của sản phẩm cần in từ 20-30cm. 
19. Chiều dài khung in: cần có khoảng trống (không có hình in), tính từ biên của hình 
in đến sát mép khung là 10-15cm. Chiều ngang khung in: bề ngang trong lòng 
khuôn in phải lớn hơn bề ngang của hình in, để tạo thành khoảng trống dọc theo 
hai bên thành của khung, giúp cho lưới in tiếp xúc dễ dàng với sản phẩm cần in. 
Thường khoảng trống này từ 5-6cm (tính từ mép khung đến biên hình in). 
20. Nguyên liệu làm khung in phải đảm bảo:. 
Chắc, bền. 
Nhẹ nhàng. 
Không bị cong vênh khi sấy, không trương nở khi rửa với nước. 
Không biến dạng trong quá trình sử dụng. 
21. Nhược điểm của lưới từ sợi kim loại: Khả năng đàn hồi kém. 
22. Kể tên các hình thức in có sử dụng dẻo trong pha chế hóa chất: 
In dẻo, in camay, in nổi, in kim tuyến, in cao. 
23. Đối với in dẻo trên các vật liệu có màu tối, hóa chất in cần được pha thêm 1 chất 
phụ gia gọi tên là: bóng. 
24. Hình thức in nào đặc biệt nhất trong các hình thức in lụa đã học, vì sao: 
In phôi. Vì không sử dụng hồ in. 
25. Quá trình in lụa gồm những thao tác nào (xếp theo thứ tự thực hiện): 
Tách phim - chụp khung – pha màu – in – sấy phơi – ép nhiệt. 
26. Đối với in nổi, nếu hình in quá lớn sẽ gây ra hiện tượng: Biến dạng trên bề mặt 
sản phẩm. 
27. Khuôn in sau khi được lên keo, cần được bảo quản như thế nào: Bảo quản trong 
bóng mát, bóng tối. 
28. Tác dụng của keo trải bàn: cố định sản phẩm cần in trên bề mặt bàn trải. 
29. Đối với những hoa văn tỉ mỉ, dao gạt phải có góc nghiêng gần 90˚, kéo nhanh và 
nhẹ nhàng. Với những hoa văn thô, góc nghiêng của dao gạt sẽ càng nhỏ,kéo chậm 
và đè mạnh hơn 
30. Những hình thức in cần ép nhiệt để hoàn thành là: In nổi, in kim tuyến, in phôi. 
 TPHCM, ngày 21 tháng 10 năm 2011 
 Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên ra đề 
TS. Hồ Thị Minh Hương Nguyễn Thị Như Lan 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_ky_thuat_trang_tri_trang_phuc_hoc_ky_i_nam_hoc_2011_2.pdf