Dự báo phát triển giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 1)

Tóm tắt Dự báo phát triển giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 1): ... Mô hình tối ưu hóa là một lĩnh vực khá phát triển của toán học ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Thông thường các mô hình này được sử dụng tính toán trong lĩnh vực quy hoạch như bố trí các nguồn lực giáo dục nhằm đạt được tối ưu theo một tiêu chuẩn nào đó. Đối với lĩnh vực dự báo, ...ào hệ, xây dựng các số đo về tác động và sự phụ thuộc của các biến số này, biểu diễn chúng trên một cột đồ thị gọi là đồ thị phát động – phụ thuộc và xem xét các khu vực khác nhau của đồ thị đó. Sự xem xét này sẽ giúp làm hiện lên những biến số mà chúng ta có thể ưu tiên nghiên cứu – các biế...áo dục. 27 Trong khung cảnh đa chiều này có ba điều sau đây góp phần xác định tương lai của giáo dục. Thứ nhất tồn tại những biến thiên bên ngoài lĩnh vực giáo dục như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, cơ chế tổ chức quản lý. Việc cảm nhận được những biến thiên đó ...

pdf36 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dự báo phát triển giáo dục - Nguyễn Văn Hộ (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với sự phát triển kinh tế xã hội. 
B. Sản phẩm giáo dục có một số thuộc tính sau: 
- Nó mang thuộc tính hình thái ý thức xã hội. Trong quá trình đào tạo giáo 
dục dạy học, nó không có thuộc tính hàng hóa. 
- Nó sẽ có thuộc tính hàng hóa khi sản phẩm giáo dục gia nhập vào thị 
trường lao động. Khi coi giáo dục có thuộc tính hình thái ý thức xã hội là muốn 
nhất mạnh hoạt động giáo dục có tính chất xã hội, khẳng định mục đích cơ bản 
và phương hướng tác động của sản phẩm này chủ yếu là đời sống tinh thần của 
xã hội. 
 29
Khi coi sản phẩm giáo dục có thuộc tính hàng hóa là muốn nhấn mạnh: 
Cuối cùng thì sản phẩm này phải được sử dụng vào thị trường lao động trực tiếp 
hay gián tiếp. Nó bị chi phối và điều tiết bởi quy luật thị trường. 
Hai loại thuộc tính trên vừa chế ước nhau vừa thúc đẩy nhau. 
Thuộc tính hình thái ý thức xã hội yêu cầu hoạt động của giáo dục phải 
phục vụ đắc lực cho mục tiêu của kinh tế. Kinh tế chuẩn tắc – tức là các khía 
cạnh đạo đức của kinh tế. 
Thuộc tính hàng hóa yêu cầu hoạt động giáo dục phải chú ý đến hiệu ứng 
của thị trường, đặc biệt là thị trường sức lao động, phải tạo ra động lực phát triển 
kinh tế trên cơ sở đổi mới sức lao động và thúc đẩy sử dụng sức lao động có 
hiệu quả trong đời sống xã hội. 
Chỉ quan tâm đến thuộc tính hình thái ý thức xã hội mà coi nhẹ thuộc tính 
hàng hóa thì hệ thống giáo dục dễ trở nên khô cứng, nó không góp phần tích cực 
vào sự tăng trưởng kinh tế song ngược lại nếu quá quan tâm đến thuộc tính hàng 
hóa không chú ý đúng mức thuộc tính hình thái ý thức xã hội thì giáo dục sẽ đẩy 
xã hội vào trạng thái phân cực với những mối lo ngại về ổn định xã hội. Quan 
tâm tính “đối ngẫu” của sản phẩm giáo dục và quản lý sản phẩm này làm cho 
tính đối ngẫu của nó phát huy tích cực vào tiến bộ xã hội là nhiệm vụ quan trọng 
của mọi quốc gia hướng vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững. 
2. Quan điểm phát triển giáo dục trong hoàn cảnh kinh tế thị trường 
a. Nhận thức mâu thuẫn trong phát triển giáo dục 
Do sản phẩm giáo dục có tính đối ngẫu như đã nêu nên sự phát triển của nó 
luôn luôn có những mâu thuẫn. Tìm ra được các mâu thuẫn của giáo dục và có 
các giải pháp đúng đắn là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các nhà chỉ 
đạo phát triển kinh tế giáo dục. Lảng tránh, bỏ qua hoặc xoa dịu chúng để lại các 
hậu quả tiêu cực. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề mâu 
thuẫn của phát triển giáo dục. 
Ngay đầu thập niên 70 Philip H Coombs, nguyên giám đốc Viện kế hoạch 
hóa giáo dục quốc tế và 150 đại biểu của 50 nước đã công nghiệp hóa hoặc đang 
trên đường phát triển đã dự đoán giáo dục thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng có 
tính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này biểu hiện trong những mâu thuẫn gay gắt 
như sau: 
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu học vấn ngày càng tăng của nhân dân đối với 
khả năng đáp ứng có hạn chế của hệ thống giáo dục. 
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục với khả năng đáp ứng của nền 
kinh tế. 
 30
- Mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng, trình độ được đào tạo của học sinh, 
sinh viên với khả năng thu hút, sử dụng của thị trường lao động xã hội. 
- Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp hình thức tổ chức giáo dục 
thường có tính lỗi thời với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội, sự 
tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ thông tin. 
- Mâu thuẫn giữa giáo dục mang tính chất chuẩn bị tiềm năng lâu dài và 
giáo dục mang tính chất đáp ứng và phổ cập. 
Vào đầu thập niên 80 các nhà quản lý giáo dục Liên Xô và một số nước xã 
hội chủ nghĩa cũng chú ý phân tích mâu thuẫn trong phát triển giáo dục quốc 
dân. Trong bài: “Về các mâu thuẫn của sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc 
dân – V.N Iagodkin lúc đó là thứ trưởng giáo dục đã khẳng định: Nền giáo dục 
Xô Viết đang tiềm ẩn khá nhiều mâu thuẫn, đó là một hệ thống mâu thuẫn nằm 
trong một cấu trúc bao quát cả vấn đề tổ chức – sư phạm và kinh tế xã hội. 
Theo Iagodkin mâu thuẫn cơ bản của hệ thống giáo dục là sự không phù 
hợp diễn ra thường xuyên giữa trình độ phát triển (về số lượng và chất lượng) 
của hệ thống giáo dục với động thái phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật của xã 
hội. Theo ông, nói chung quán tính của đời sống giáo dục lớn hơn quán tính của 
đời sống kinh tế. Kinh tế có động thái nhanh hơn, dễ thay đổi hơn còn giáo dục 
thường bất cập so với động thái này. 
Iagodkin cũng chỉ ra các mâu thuẫn thuộc cơ cấu bên trong của giáo dục 
quan một số biểu hiện về nữ hóa, về địa phương hóa đội ngũ giáo viên. 
Ở Mỹ R.Collin, Bowles, H.Gintis đã vạch ra mâu thuẫn của phát triển giáo 
dục về vấn đề “lạm phát văn bằng”, vấn đề “Học lực cao thất nghiệp”, vấn đề 
“giáo dục quá mức độ”, vấn đề “lãng phí giáo dục”. 
Họ nhận xét, ở Mỹ có lúc tồn tại hiện tượng về quan hệ tỷ lệ thuận giữa học 
lực và tiền lương: Học lực càng cao – được đánh giá qua văn bằng thì tiền lương 
cao. Thế là áp lực xã hội vào giáo dục khiến cho ngành đào tạo ra rất nhiều 
người có văn bằng. Song có một bộ phận đi vào đời thì không hẳn có văn bằng 
cao là làm việc tốt. Người ta chê trách giáo dục gây ra lãng phí, gây ra những vô 
ích cho nền kinh tế khi tiếp tục lạm phát văn bằng. 
Những người này còn chỉ ra mâu thuẫn về phân hóa đào tạo và phân hóa xã 
hội. Họ nhận xét rằng kể cả những nền kinh tế phát triển thì bộ phận kinh tế vẫn 
sử dụng lao động bình thường. Bộ phận kinh tế này chỉ đòi hỏi loại lao động có 
sự chấp hành tốt về thời gian về nội quy làm việc, biết phục tùng mệnh lệnh, 
không nghi ngờ thắc mắc khi làm việc, có một số kỹ năng hành động nhất định. 
Trong khi đó ở bộ phận kinh tế khác lại đòi hỏi laọi lao động phải làm việc với 
 31
tinh thần sáng tạo, độc lập, có lòng tự tin cao áp lực này vào giáo dục khiến 
cho giáo dục hình thành hai loại nhà trường “PP” (Primary-Profession) và loại 
nhà trường “SS” (Secondary – Supérior). Những gia đình bình thường chỉ đủ 
khả năng cho con em vào loại trường “SS”. Như vậy chính là giáo dục đã góp 
phần duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội. Nền kinh tế càng phát triển càng thúc 
đẩy sự tinh vi trong việc tổ chức phân hóa đào tạo như trên. Cái vòng luẩn quẩn: 
phân hóa thị trường lao động → phân hóa đào tạo → phân hóa xã hội → phân 
hóa đào tạo/ giáo dục ở mức cao hơn, tinh vi hơn để phục vụ cho các mục tiêu 
phân hóa thị trường lao động cứ diễn ra khiến cho giáo dục luôn luôn bị chê 
trách là nguyên nhân tạo ra sự phân cực, phân tầng mạnh mẽ trong xã hội. 
Ở Trung Quốc, một số học giả như Lưu Phật Niên, Viên Chấn Quốc đã 
vạch ra mâu thuẫn phát triển giáo dục của nước này trong bối cảnh kinh tế thị 
trường qua một hệ thống các vấn đề sau đây: 
- Giáo dục chuẩn bị cho cuộc sống và giáo dục tái hiện cuộc sống. 
- Giáo dục phục vụ chính trị và giáo dục định hướng chính trị 
- Giáo dục hướng vào lợi ích của đất nước và giáo dục hướng vào lợi ích cá 
nhân. 
- Giáo dục tạo ra đẳng cấp và giáo dục phục vụ sự bình đẳng 
- Thuyết chuyên tài trong giáo dục và thuyết đa tài trong giáo dục 
- Phát triển nền giáo dục theo chế độ nhà nước và nhân dân cùng làm và 
chế độ đơn phương người học chịu kinh phí. 
- Chế độ quản lý giáo dục tập trung theo ngành và chế độ quản lý giáo dục 
phân cấp cho lãnh thổ. 
- Quản lý nhà nước về giáo dục và tự quản của các nhà trường 
- Giáo dục thống nhất và giáo dục đa dạng 
- Nhà trường khép kín và nhà trường mở 
- Giáo dục chính tắc và giáo dục tự phát 
- Vấn đề chú trọng học vấn cơ bản và vấn đề hướng nghiệp 
- Dạy học lấy thầy làm chuẩn và dạy học lấy trò làm chuẩn 
- Dạy học qua sách và dạy học qua kinh nghiệm cuộc sống. 
- Học lĩnh hội và học qua tình huống 
- Học tập thể và học các nhân 
- Giáo dục theo khuôn khổ và giáo dục tự do 
- Hợp tác trong giáo dục và cạnh tranh trong giáo dục 
 32
Theo Viên Chấn Quốc và Lưu Phật Niên, các vấn đề trên đây tác động 
thường xuyên, liên tục vào quá trình phát triển giáo dục, quá trình đào tạo khiến 
cho giáo dục nhà trường luôn luôn bất cập so với các điều mà xã hội kỳ vọng. 
b. Quan điểm phát triển giáo dục 
Từng tồn tại một số quan điểm khá đối lập nhau về phương thức phát triển 
giáo dục. 
Quan điểm của Tin Bergan – nhà kinh tế học người Hà Lan, giải thưởng 
Nôben kinh tế 1969 được coi là cực hữu khi ông cho rằng muốn phát triển giáo 
dục có hiệu quả phải hoàn toàn căn cứ vào tín hiệu thị trường 
Sơ đồ phát triển của Tin Bergan được biểu thị như sau: 
Thị trường → Cơ cấu kinh tế. 
Cơ cấu kinh tế → Cơ cấu lao động 
Cơ cấu lao động → Cơ cấu giáo dục 
Cơ cấu giáo dục → Cơ cấu nhà trường → Mạng lưới nhà trường 
Quan điểm được coi là cực tả cho giáo dục là nguyên nhân chủ yếu gây ra 
sự phân hóa, phân tầng xã hội. Quan điểm này đề xuất việc phải thay đổi hẳn 
thiết chế giáo dục truyền thống, nhà trường truyền thống như nó đang tồn tại. 
Thay vào đó là kiểu giáo dục ngẫu nhiên, giáo dục tự phát, giáo dục không theo 
thủ tục (Informal Education) với nhà trường mở, nhà trường không cấp lớp, nền 
giáo dục không có thiết chế thi cử văn bằng. 
Khỏi cần phải bình luận dễ thấy tính cực đoan của cả hai quan điểm trên 
đây. 
Quan điểm đúng đắn được đa số tán thành là phát triển giáo dục, phát triển 
nhà trường theo các thiết chế hiện hành song phải không ngừng cải tiến chúng 
để chúng thích nghi với động thái kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thích ứng với 
tiến bộ của thời đại. 
Người ta nhấn mạnh việc phải coi giáo dục như một ngành kinh tế, áp dụng 
tư duy kinh tế vào quá trình đào tạo, nhưng phải coi đó là một ngành kinh tế có 
đặc thù vừa mang tính đặc trưng kinh tế chuẩn tắc vừa mang đặc trưng kinh tế 
thực chứng. Mô hình xí nghiệp hoạt động theo mục tiêu không vụ lợi, song phải 
tính được giá thành đào tạo, phải biết marketing trong hoạt động đào tạo phải có 
mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và cơ quan 
nghiên cứu khoa học. 
Đã có nhiều lý thuyết kinh tế lớn ra đời xuất phát từ sự nghiên cứu vai trò 
của giáo dục, tương quan của nó với đời sống kinh tế, như lý thuyết tư bản 
 33
người của Theodor Schoultz (nhà kinh tế Mỹ - giải thưởng Nôben kinh tế 1979), 
lý thuyết về năng suất xã hội, năng suất lao động trên cơ sở phát triển tổng hòa 
nhân cách con người trong sự giáo dục đào tạo thường xuyên liên tục của Gary 
Becker (Nhà kinh tế Mỹ - Giải thưởng Nôben kinh tế 1992). 
Kinh tế học giáo dục theo quan điểm này vừa được coi là kinh tế ngành vừa 
được coi là một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục nghiên cứu các vấn 
đề qui luật và chính sách kinh tế trong các chiến lược phát triển giáo dục. 
Cùng với kinh tế học giáo dục, xã hội học giáo dục trong bối cảnh phát 
triển giáo dục hiện nay cũng ngày càng có vị trí quan trọng; nó phối hợp với 
kinh tế học giáo dục trong hệ thống các khoa học giáo dục để luận cứ cho các 
vấn đề kinh tế - xã hội trong tương quan với các vấn đề tổ chức – sư phạm 
thường được coi là đối tượng chủ yếu của giáo dục học. 
Tổ chức phát triển giáo dục, tổ chức quá trình đào tạo ở các nhà trường vừa 
phải nhằm vào sự tăng trưởng kinh tế vừa nhằm vào sự ổn định cân bằng xã hội. 
Giáo dục một mặt giúp cho các cá nhân có sự năng động xã hội (sosical 
mobility) trong đời sống sản xuất, song giáo dục phải luôn luôn đào tạo ra những 
con người biết sống trong tình đoàn kết hợp tác xã hội. 
Ở xã hội tư bản, nhà trường trên thực tế vẫn là nơi tranh đấu giành quyền 
lợi của các tập đoàn khác nhau. Thông qua nhà trường, thông qua giáo dục, các 
tập đoàn giai cấp khác nhau cố gắng truyền bá văn hóa của mình gồm quan niệm 
giá trị, đặc điểm nhân cách thái độ, lễ tiết, hành vi, 
Ở nước ta không có tình hình này, song các tác động của thị trường với 
những khía cạnh tiêu cực của nó vào quá trình phát triển giáo dục, quá trình đào 
tạo cũng làm cho có lúc, có nơi các lý tưởng dân chủ nhân văn của giáo dục bị 
méo mó biến dạng. 
Sự phát triển giáo dục ngày nay ở mọi quốc gia, trong đó có ở nước ta 
không phải là điều dễ dàng; phải biết ngăn ngừa các mục tiêu vụ lợi thiển cận, 
song cũng phải ngăn ngừa sự biệt lập, sự giáo điều, sự mòn sáo trong phương 
thức hành động. 
Quan điểm của Roy Singh chuyên gia giáo dục – nguyên trợ lý Tổng giám 
đốc UNESCO vùng Châu Á – Thái Bình Dương được coi như một định hướng 
có tính nguyên tắc về phát triển giáo dục ngăn được các chiều hướng hữu và tả. 
Ông nói: “Giáo dục phải nằm ở trung tâm của sự phát triển nhân văn, các mục 
tiêu của nền giáo dục định hướng tương lai phải được xác định trong quá trình 
phát triển là một sự nhìn nhận tập thể về xã hội. Giáo dục với tư cách là tri thức 
phải là một trong các thành tố sáng tạo trong việc hình thành cái nhìn tập thể đó 
 34
và cũng là một trong các phương tiện quan trọng để thực hiện chương trình hành 
động của con người trong bước đường đi lên vượt ra ngoài bóng tối. Giáo dục có 
vai trò xúc tác trong mỗi thành tố cũng như trong quá trình phát triển tổng thể”1 
3. Một số suy nghĩ về tổ chức phát triển giáo dục của nước ta giữ vững 
định hướng XHCN và thích ứng với động thái kinh tế thị trường. 
a. Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong vài thập niên vừa qua đã 
phát triển với nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Đó là một hệ thống giáo dục có 
tính thống nhất rất cao về mặt tổ chức – sư phạm. Hệ thống này qua mạng lưới 
nhà trường, các bậc học, ngành học đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an 
ninh chính trị đất nước, góp phần củng cố nền dân chủ xã hội và văn hóa dân 
tộc. 
Trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển người HDI của thế giới, Việt Nam 
đứng vào vị trí trung bình, không rơi xuống thứ hạng thấp là nhờ thành tựu giáo 
dục. Nước ta có chỉ số HDI = 0,671; ở vị trí 108 trong bảng xếp hạng 174 nước. 
Trong khoảng thời gian 8 năm ta đã tiến lên 12 bậc (HDI1992 = 0,539 xếp thứ 
120, HDI1998 = 0,671 xếp thứ 108). 
Chỉ số giáo dục của Việt Nam trong chỉ số HDI luôn luôn có trọng số lớn. 
Tỷ lệ người lớn biết hết chữ đạt 91,9%, tỷ lệ nhập học của thanh thiếu niên đúng 
độ tuổi (6-23 tuổi) đạt 63%, chỉ số giáo dục chung là 0,83. Với chỉ số này, Việt 
Nam xếp thứ 86 trong số 174 nước của thế giới; đứng thứ ba trong khối ASEAN 
chỉ sau Philippin (0,90), Singapo (0,85), đồng hạng với Thái Lan. Chỉ số giáo 
dục của nước ta lớn hơn một số nước lớn ở Châu Á như Trung Quốc (0,78), Ai 
Cập (0,59), Ấn Độ (0,54), Pakistan (0,41). 
b. Tuy có nhiều thành tựu song hệ thống giáo dục của Việt Nam còn khá 
nhiều bất cập. Còn nhiều điều chưa yên tâm khi xem xét động thái của nó với 
kinh tế xã hội, khi đối chiếu nó với một nền giáo dục khác trong khu vực và trên 
thế giới mà cách đây vài thập niên ta hơn họ, nhưng nay thì ta thua họ. 
Các mâu thuẫn về phát triển giáo dục đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt 
với các nước đang phát triển, như thế nào thì chúng cũng hiện diện ở hệ thống 
giáo dục của nước ta. Có những mâu thuẫn còn mạnh mẽ hơn. Thí dụ như mâu 
thuẫn về sự hiếu học, nhưng là học kiểu từ chương với hư danh, hư văn và thiết 
chế nhà trường vẫn còn rất lạc hậu về phương pháp đào tạo với việc xã hội sử 
dụng các sản phẩm của giáo dục có chiều hướng ngày càng trực dụng, ngày càng 
đòi hỏi sự thành thục trong kỹ năng hành dụng. 
Giáo dục nước ta chịu áp lực rất mạnh của cả kinh tế xã hội. Thách thức 
này càng lớn khi độ lệch cánh kéo của kinh tế (k) xã hội (x) tác động vào giáo 
 35
dục khá rộng lớn và dân số tuổi đi học ở nước ta khá cáo (1/4 dân số), sự cung 
ứng tài lực, vật lực, nhân lực cho công tác giáo dục còn rất hạn chế. 
c. Đề xuất được giải pháp cho nền giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân ở 
nước ta, chống được sự lạc hậu, lạc điệu với bối cảnh phát triển của thế giới, giữ 
vững được định hướng xã hội chủ nghĩa và thích ứng với kinh tế thị trường là 
một việc làm đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ, công phu của nhiều ngành khoa học, 
nhiều cán bộ quản lý và cán bộ thực tiễn. 
Từ quan điểm kinh tế học giáo dục, chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ 
về những giải pháp sau đây: 
(i) Thứ nhất cần có những chính sách giáo dục nhằm phối hợp, bổ sung lẫn 
nhau có hiệu quả giữa giáo dục trường quy chính quy (formal education), giáo 
dục trường quy không chính quy (non-formal education) và giáo dục không theo 
thủ tục (informal education). 
Chúng ta còn rất nghèo và rất khó khăn về cung ứng kinh tế cho quá trình 
đào tạo, song một số chính sách giáo dục ban hành ta thường nghiêng về tính 
đồng nhất của các nhà trường, quan tâm nhiều đến nhà trường chính quy, chưa 
quan tâm đến việc phát triển nhà trường cộng đồng; khuyến khích tự học, học từ 
xa về các hình thức trường lớp mềm dẻo khác. 
(ii) Thứ hai, cần sớm có một chiến lược cung ứng kinh tế hợp lý cho cả 
giáo dục phổ cập, giáo dục tinh hòa và giáo dục dịch vụ đại chúng. Thương 
chúng ta hay tự hào vì đã chuyển được nền giáo dục cho 5% cư dân thành nền 
giáo dục cho 100% cư dân ít nhất là ở bậc học phổ cập. Tuy nhiên, các chính 
sách kinh tế giáo dục thường đang được suy nghĩ nhiều cho giáo dục phổ cập: 
chưa có sự rõ ràng đối với giáo dục tinh hoa và giáo dục dịch vụ đại chúng. 
Hệ thống trường ngoài công lập ở nước ta đối với các ngành học, bậc học 
còn gặp khá nhiều khó khăn trong quy chế phát triển. Cũng như vậy, hệ thống 
các trường đào tạo năng khiếu và phương thức đào tạo học sinh tài năng ở nước 
ta nhìn chung chưa có một sự nhất quán từ trung ương đến địa phương về các 
chế độ kinh tế giáo dục. 
(iii) Thứ ba, cần sớm định hình cơ chế quản lý giáo dục để vừa tập trung có 
hiệu quả sự quản lý của nhà nước theo ngành và sự phân cấp theo lãnh thổ. 
Đang có một tình trạng quản lý rời rạc không thống nhất ở nhiều nơi về 
quản lý chuyên môn, quản lý nhân sự, quản lý bộ máy, quản lý tài chính, quản lý 
cơ sở vật chất sư phạm của ngành giáo dục đào tạo. 
 36
Quản lý giáo dục ở một số cấp – đặc biệt là ở cấp Bộ - trong tình trạng 
“nắm quá chặt một số việc cần phải buông – thả nổi – một số việc quan trọng 
cần phải nắm”. 
Sự thi cư đang diễn ra quá nặng nề và gây lãng phí lớn thì Bộ nắm quá chặt 
trong lúc đó các chính sách giáo dục – đặc biệt là các chính sách giáo dục cụ thể 
hóa được luật giáo dục về chuẩn kinh tế sư phạm cho các trường, các loại hình 
trường, về quy chế hoạt động vừa tự chủ vừa chịu trách nhiệm của nhà trường về 
quỹ lương, về nhân sự, về tài chính nhà trường lại chậm ban hành. 
Sự hiện thực hóa được các trường chuẩn vào đời sống thực tiễn (trừ bậc 
tiểu học) còn diễn ra quá chậm chạp. Nhiều điển hình tiên tiến trong giáo dục 
sớm nở tối tàn và chưa có nguyên lý tỏa rộng cho các nơi ngay địa phương hoặc 
trong toàn quốc. 
Giáo dục nước ta có góp phần có hiệu quả và tạo ra những động lực mạnh 
để đất nước thoát ra khỏi tình trạng còn lạc hậu và phát triển chậm hay không thì 
trước hết bản thân nó phải vượt ra khỏi sự lạc hậu về quan điểm và cách làm. 
Việc nhận thức được quan điểm mới và đề xuất cách làm hay là một quá trình 
trải qua nhiều vòng, nhiều đợt. 
Theo đường lối chung và đường lối giáo dục mà Đại hội Đảng toàn quốc 
lần thứ IX đề ra với các tiêu chí sự chuẩn hóa, sự hiện đại hóa, sự xã hội hóa đối 
với các ngành khoa học, bậc học, các nhà trường; chúng tôi nghĩ sự cộng tác 
chặt chẽ của các nhà sư phạm học, các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học cùng 
với các khoa học và hoạt động thực tiễn hữu quan sẽ tìm ra được các đột phá 
làm cho giáo dục thoát khỏi sự trì trệ, có được các hiệu ứng mới cho phát triển 
kinh tế xã hội. 
VIII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA CHIẾN LƯỢC GIÁO 
DỤC NƯỚC TA HIỆN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG QUAN ĐIỂM DỰ BÁO 
GIÁO DỤC. 
Cũng như nhiều ngành trong hệ thống chính trị kinh tế, ngành giáo dục đào 
tạo nước ta đã xây dựng chiến lược giáo dục đến năm 2010 đồng thời có tầm 
nhìn hành động đến năm 2020. 
Xét cho cùng bất cứ một chiến lược giáo dục đều gắn với ý đồ của việc 
biến đổi (Transform), canh tân (Innovation), cải cách (Reform) đối với giáo dục. 
Công việc này là sự bình thường của mọi nền giáo dục nếu muốn cho nền giáo 
dục phục vụ đắc lực cuộc sống. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn 
dặn: “Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân” 

File đính kèm:

  • pdfdu_bao_phat_trien_giao_duc_nguyen_van_ho_phan_1.pdf