Gíao án Âm nhạc Khối lá

Tóm tắt Gíao án Âm nhạc Khối lá: ...ẻ thực hiên theo yêu cầu của cô *Hoạt động 3: Nghe hát Lý con sáo Cô dạo đàn trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát -Cô giới thiệu bài hát -Cô mở nhạc cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát -Cô hát và biễu diễn minh họa theo bài hát -Giới thiệu với trẻ về làn điệu dân ca -Cô giới thiệu tốp nam nữ há... bên -Bật 2 : Bật tiến về phía trước +/ Vận động cơ bản -Cô cho trẻ đứng thành hai hàng theo đội -Cô giới thiệu bài .Bật xa, ném trúng đích nằm ngang trẻ nhắc lại -Cô làm mẫu lần 1 -Lần 2 giải thích động tác ném trúng đích nằm ngang, tay cầm bao cát trùng với chân sau, khi có hiệu lệnh...ời và vỗ tay tiết tấu kết hợp -Luyện kĩ năng gõ nhịp, vỗ tay tiết tấu kết hợp -Hát diễn cảm và gõ nhịp đúng biết vỗ tay theo tiết tấu kết hợp -Giáo dục trẻ biết yêu quý động vật, yêu thiên nhiên, mong muốn giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp -Tích hợp; mtxq,lqvh II/CHUẨN BỊ: -Đàn ,trống ,lắc ...

pdf51 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Gíao án Âm nhạc Khối lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhằm giáo dục trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết dân tộc, 
biết được nguồn gốc của chiếc bánh chưng, bánh dày mà trẻ hay ăn 
-Tích hợp Thể dục,mtxq 
II/CHUẨN BỊ: 
-Tranh truyện Sự tích bánh chưng, bánh dày 
-Mô hình truyện 
- Máy chiếu 
-Rãnh cỏ cho trẻ bật qua 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
*Hoạt động 1: gây hứng thú 
-Cô và trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” 
-Cô hỏi trẻ ngày tết có những gì, trẻ kể cho trẻ nghe, có bánh chưng, bánh kẹo, hoa 
đào, mai  
-Thế các con có biết nguồn gốc của chiếc bánh chưng bánh dày không? 
-Cô giới thiệu tên đề tài cho trẻ nhắc lại 
*Hoạt động 2: Cô kể chuyện 
-Cô gây hứng thú kể chuyện diễn cảm lần 1 cho trẻ nghe 
-Cô nói bạn Thỏ rủ lớp mình đến nhà bạn chơi đường tới nhà bạn phải bật qua 
nhiều dòng sông nhỏ chúng ta phải bật qua mới tới được cô cho trẻ bật qua và đi 
đến mô hình nhà bạn Thỏ . 
Cô kể lần 2 kể kết hợp sử dụng máy chiếu phim 
-Lần 3 kể bằng tranh truyện kể trích dẫn và diễn giải cho trẻ nghe,giải thích từ khó 
ngọc ngà châu báu,thức ngon vật lạ 
*Hoạt động 3: Đàm thoại 
-Cô vừa kể cho c/c nghe câu chuyện gì? 
-Trong câu chuyện có những ai? 
-Chiếc bánh có hình vuông gọi là gì ? 
-Chiếc bánh có dạng hình tròn gọi là gì/ 
-Khi Lang Liêu mang tới tiến vua thì chuyện gì đã xẩy ra? 
-Nhà vua đã truyền ngôi cho ai? 
-Qua câu chuyện con rút ra bài học gì cho bản thân? 
-Theo con con sẽ đặt tên truyện là gì? 
-Cô thống nhất tên truyện cho trẻ nhắc lại 
*Hoạt động 4: Trò chơi 
-Cô tổ chức cho trẻ chơi Thi giúp Lang Liêu gói bánh . 
-Cho trẻ chơi cô quan sát . 
+Kết thúc: Nhận xét tiết học 
*Ưu: 
*Tồn:. 
.. 
Thứ 6 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: HĐTH 
ĐỀ TÀI VẼ HOA MÙA XUÂN (MẪU) 
I/YÊU CẦU: 
-Trẻ biết đặc điểm của các loại hoa, hoa cánh tròn, cánh dài, màu sắc  
-Dạy trẻ vẽ được hình bông hoa bằng các hình vẽ đơn giản thể hiện được đặc điểm 
của bong hoa 
-Thông qua nội dung vẽ bông hoa ngày tết tạo cho trẻ cảm nhận cái đẹp trong mỹ 
thuật .Trẻ biết yêu thương, cha mẹ, mọi người xung quanh 
-Biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của Việt Nam 
-Tích hợp LQCV, ÂN 
II/CHUẨN BỊ 
-Tranh vẽ mẫu có từ “Hoa đào” 
-Mô hình các loại hoa 
 -Giấy vẽ ,màu tô cho trẻ và cô 
-Giá đựng sản phẩm của trẻ 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
*Hoạt động 1: Gây hứng thú 
-Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Sắp đến tết rồi”đến trang trại cây cảnh trồng hoa 
mùa xuân 
-Trẻ cùng quan sát và đàm thoại các loại hoa, màu sắc, hình dáng của chúng 
*Hoạt động 2: Cô hướng dẫn 
-Cô dung thủ thuật gây hứng thú cho trẻ cùng xem tranh mẫu 
-Trẻ đọc từ dưới tranh ,cho trẻ tìm những chữ cái đã học 
-Đàm thoại tranh mẫu : đặc điểm của hoa đào, hoa mai, hoa có 5 cánh, 4 cánh, màu 
sắc 
-cánh hoa hình tròn, còn có nhiều loại hoa như hoa cúc, hoa thược dược có cánh 
hình dài 
+/Cô vẽ mẫu 
-Cô vừa vẽ vừa hỏi trẻ nên vẽ như thế nào ?vẽ cái gì trước ? 
-Cô vẽ nhụy hoa trước, nhụy là hình tròn nhỏ sau đó cô vẽ cánh hoa hình cong 
tròn nối từ nhụy hoa tạo thành năm cánh gắn với nhụy hoa tạo thành hình bông hoa 
5 cánh sau đó cô vẽ cuống hoa nối từ bong hoa ,lá hoa 
-Bây giờ cô muốn vẽ hoa đào cô sẽ tô bong hoa của cô màu hồng,hoặc không 
muốn vẽ hoa đào cô tô màu vàng cho bông hoa để làm hoa mai vì hoa mai và hoa 
đào có dạng 5 cánh tròn nhưng màu sắc khác nhau 
-Các con không muốn vẽ hoa đào ,hoa mai thì cá con vẽ hoa cúc, hoa hồngsau 
đó tô màu khi tô c/c lưu ý không tô lem ra ngoài 
cô hướng dẫn trẻ vẽ và nêu đặc điểm của từng bộ phận của bông hoa . Màu sắc 
*Hoạt động 3: Trẻ vẽ 
-Cô cho trẻ về chổ ngồi và tiến hành vẽ 
-Cô chú ý theo dỏi trẻ vẽ ,nhắc trẻ tư thế ngồi vẽ ,cách cầm bút ,và các đặc điểm 
của từng loại hoa 
-Cô đi đến từng trẻ quan sát và gợi ý để trẻ vẽ ,nếu trẻ nào sắp xong cô gợi ý cho 
trẻ vẽ thêm những chi tiết phụ để bức tranh thêm sinh động và hoàn hảo. 
-Nhắc trẻ thời gian 
*Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm 
-Cho trẻ đọc bài thơ “Hoa cúc vàng” và mang sản phẩm của mình lên kệ trưng bày 
-Trẻ tự nhận xét bài của bạn và của mình 
-Cô nhận xét chung 
+/Kết thúc : Nhận xét tiết học 
*ƯU: 
*Tồn;.. 
Thứ 2 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: TD 
ĐỀ TÀI NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG 
I/YÊU CẦU 
-Trẻ biết thực hiện lần lượt các động tác ném trúng đích nằm ngang 
-Ôn các kĩ năng ném trúng đích nằm ngang, trẻ nhằm trúng hướng ném ném vào 
đích 
-Nhằm phát triển các cơ chân, tay và thể chất nhanh nhẹn 
-Cô giáo dục trẻ có ý thức thi đua giữa các tổ. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ăn 
nhiều rau,quả chín, ăn cá, tôm, thịt để có năng lượng 
-Tích hợp ; âm nhạc, LQVH 
II/CHUẨN BỊ 
-Sơ đồ sân tập 
-Túi cát 10-15 túi 
-Các loại động vật để chơi 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
*Hoạt động 1: Gây hứng thú 
-Cô cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu nhón gót, hạ gót, đi nhanh 
đi chậmSau đó cho trẻ về đứng theo tổ dãn cách đều 
*Hoạt động 2: Trọng động 
+/Bài tập phát triển chung 
-Hô hấp 1: Làm gà gáy 
-tay 5: tay thay nhau quay dọc than 
-Chân 1: Ngồi xuống đứng lên lien tục 
-Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên 
-Bật 2 : Bật tiến về phía trước 
+/ Vận động cơ bản 
-Cô cho trẻ đứng thành hai hàng theo đội 
-Cô giới thiệu bài .Bật xa, ném trúng đích nằm ngang trẻ nhắc lại 
-Cô làm mẫu lần 1 
-Lần 2 giải thích động tác ném trúng đích nằm ngang, tay cầm bao cát trùng với 
chân sau, khi có hiệu lệnh ném trẻ nhắm trúng đích phía trước nằm ngang ném 
trúng vào đích ném. 
-Cô mới hai trẻ khá lên thực hiện mẫu giải thích động tác 
 +/Trẻ thực hiện 
-Cô cho hai trẻ một lên thực hiện 
-Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần 
-Cô chú ý sữa sai cho trẻ 
-Cô động viên những trẻ chưa thực hiện được và còn nhút nhát 
+/Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất đinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối và khỏe 
mạnh 
*Hoạt động 3 Trò chơi Nhảy lò cò 
-Cô phổ biến cách chơi cho trẻ chơi 
-cho trẻ chơi 2-3 lần 
-Cô theo dỏi trẻ chơi 
*Hoạt động 4: Hồi tĩnh 
-Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vừa đi vừa hát bài “tết đến rồi “ 
+/Kết thúc: Nhận xét tiết học 
*Ưu; 
*Tồn:... 
Thứ 2 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: MTXQ 
ĐỀ TÀI MÙA XUÂN 
I/YÊU CẦU: 
-Trẻ nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân (thời tiết, quang cảnh sinh 
hoạt) 
-Phân biệt những đặc trưng rõ nét của mủa xuân, cây hoa bầu trời, cảnh sinh hoạt. 
-Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, quan sát cây và vườn hoa, 
không xã rác bừa bãi, hái hoa bẻ cành 
II/CHUẨN BỊ: 
-Một số tranh ảnh về mùa xuân, tết 
-Giấy màu vẽ cho trẻ vẽ hoa mùa xuân 
III/TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
*Hoạt động 1: Gây hứng thú 
-Cô cho trẻ hát bìa “Mùa xuân” trò chuyện cùng trẻ về cảnh vật mùa xuân, không 
khí, bầu trời mùa xuân 
-Cô giới thiệu đề tài, trẻ nhắc lại ĐT 
*Hoạt động 2: Giới thiệu cảnh vật mùa xuân 
-Cô nói cho trẻ biết bây giờ là mùa xuân, hỏi trẻ mùa xuân là gì?cảnh vật, không 
khí bầu trời, cây cối ra sao?.... 
-Cô gợi ý mùa xuân có tết dương lịch, tết nguyên đán, mọi người thêm 1 tuổi, mùa 
xuân có nhiều hoa nở 
-Thời tiết, bầu trời mùa xuân như thế nào? Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ 
gió heo may thổi nhẹ 
-Cô giới thiệu thêm cho trẻ hiểu bầu trời ngoài bắc và bầu trời trong nam, Ngoại 
bắc khí trời lạnh lẻo, có mưa phùn bay, mây và sương mù sà xuống là là làm cho 
không khí càng trởi nên mát và lạnh lẻo 
-Còn không khí trong nam trời nóng nực, nắng chói chang vì vậy thời tiết trong 
nam chỉ phù hợp với hoa mai hoa hồng, thược dượcngoài bắc có hoa đào và 
nhiều loại hoa khác 
-Cô đưa tranh vẽ cảnh tết ngoài bắc và tết trong nam ra cho trẻ xem, trẻ đọc từ dưới 
tranh đàm thoại với cô 
-Dẫn trẻ ra sân quan sát bầu trời, cây cối, không khí 
 +Giáo dục trẻ: Biết yêu cảnh vật ,thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống ,chăm 
sóc cây hoa 
*Hoạt động 3: Vẽ hoa mùa xuân 
-Cô cho trẻ vẽ hoa mùa xuân (mai,đào,hồng ,) vẽ theo ý thích và cảm nhận của 
trẻ về mùa xuân 
-Cô cho trẻ trưng bày tranh của mình ở góc nghệ thuật 
-Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc những bài hát về mùa xuân cho trẻ nghe,trẻ hát theo 
băng 
+Kết thúc: Nhận xét tiết học 
*Ưu:............................................................................................................ 
*Tồn:.. 
Thứ 3 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: HTBTTH 
ĐỀ TÀI TẬP ĐO ĐỘ DÀI CỦA ĐỐI TƯỢNG 
 LÀM QUEN THAO TÁC ĐO 
I/YÊU CẦU 
 - Trẻ nhận biết cách đo chiều dài, ghi kết quả đo 
 - Nhận biết các vật dụng sẽ được cuộn lại để dễ di chuyển và chuyên chở 
 - Biết một đối tượng đo với các vật dụng đo khác nhau thì cho kết quả đo khác 
nhau. 
 - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ. 
 - Tích hợp : âm nhạc, hoạt động tạo hình 
II/CHUẨN BỊ 
 2 sợi dây thừng, một số vật dụng đo dài ngắn khác nhau 
 Một số loại thước đo khác nhau, thẻ số, bảng vẽ 
 Một số bàn học, kệ đồ chơi vừa tầm với trẻ 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: “Sợi dây ảo thuật” 
Tổ chức cho trẻ chơi: “Nhảy dây” 
Cô đưa ra hai sợi dây, một sợi được cuộn lại, một sợi căng thẳng. cho trẻ quan sát 
hai sợi dây, nêu nhận xét sợi dây nào dài hơn.(ước lượng bằng mắt) 
Cô mở cuộn dây ra cho trẻ so sánh ----Nêu kết quả 
Cô gợi ý cho trẻ tìm hiểu tại sao chúng ta lại cuộn lại, những vật gì vẫn được mọi 
người cuộn lại? 
 -Trẻ nêu nhận biết các vật được cuộn lại để dễ chuyên chở từ nơi này đến nơi 
khác. 
Hoạt động 2: “Chiếc hộp bí mật” 
Cho trẻ chọn một vật trong hộp: dây, bàn tay màu, hộp kem, cây bút chì.→ hỏi 
trẻ những vật này để làm gì? 
Tổ chức cho trẻ dùng các vật để đo chiều dài cái bàn, có kết quả mấy lần đo, gắn 
lên bảng và đặt chữ số. 
Trẻ chia nhóm thực hiện: Nhóm đo bằng tay, nhóm các vật dụng khác 
Cho trẻ quan sát các vật dụng trên bảng → Trẻ nhận biết cùng một đối tượng đo, 
với các vật dụng đo khác nhau, cho kết quả khác nhau. 
Hoạt động 3: “Cây thước thần kỳ” 
Cho trẻ chọn mỗi lần một cây thước dài, ngắn,loại thước khác nhau:Thước dây, 
thước kéo, thước cây.→ Trẻ quan sát, nêu nhận xét những gì trẻ đã thấy trên cây 
thước. 
Tổ chức cho trẻ dùng thước đo chiều dài bức tranh → cô ghi kết quả lên bảng 
Cho trẻ quan sát các kết quả của mình và của bạn → nhận biết cùng một đối tượng 
đo với cùng các thước đo khác nhau, vẫn cho kết quả giống nhau → tại sao? ( Vì 
thước có vạch số qui định đơn vị đo) 
-Dạy trẻ cánh đo ,cô dán băng giấy lên bảng và nói c/c hãy nhìn cô đo chiều dài 
của băng giấy xem bằng mấy chiều dài của thanh gỗ nhé 
-Giải thích cánh đo tay trái cầm thanh gỗ, tay phải cầm phấn đo từ trái qua phải 
cho hêt chiều dài băng giấy sau đó ghi kết quả phép đo 
Hoạt động 4: Luyện tập: 
-Cô cho trẻ tập đo chiều dài của bàn học,bảng ,chửa sổ lớp học xem dài bằng mấy 
lấn thanh gỗ 
-Trẻ đo xong nói kết quả đo ,cô kiểm tra kết quả 
-Trẻ nhắc lại kĩ năng đo lần cuối 
+Kết thúc : Nhận xét tiết học 
*Ưu:.. 
.. 
*Tồn: 
.. 
Thứ 4 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: GDAN 
ĐỀ TÀI NDTT:VỖ TT KẾT HỢP 
 “NHỮNG KHÚC NHẠC HỒNG” 
 NDKH:NH.CÒ LÃ 
 BBS.CHIM MẸ CHIM CON 
 TC .HÁT THEO HÌNH VẼ 
I/YÊU CẦU: 
-Trẻ hát thuộc lời bài hát “Những khúc nhạc hồng” 
-Dạy trẻ hát đúng nhịp, rõ lời và vỗ tay tiết tấu kết hợp 
-Luyện kĩ năng gõ nhịp, vỗ tay tiết tấu kết hợp 
-Hát diễn cảm và gõ nhịp đúng biết vỗ tay theo tiết tấu kết hợp 
-Giáo dục trẻ biết yêu quý động vật, yêu thiên nhiên, mong muốn giữ gìn thiên 
nhiên tươi đẹp 
-Tích hợp; mtxq,lqvh 
II/CHUẨN BỊ: 
-Đàn ,trống ,lắc nhạc 
-Các mũ hoa chơi trò chơi 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
*Hoạt động 1: Gây hứng thú 
-Cô cho chơi trò chơi 4 mùa, hỏi trẻ mùa gì hoa nở 
-Mùa xuân thì khí trời như thế nào? 
-Có bài hát nào nói về không khí mùa xuân không? 
-Cô dạo đàn cả lớp đoán tên bài hát 
*Hoạt động 2: Dạy vận động 
+/Ôn bài cũ 
-Cô bắt cái cho trẻ hát bài “Những khúc nhạc hồng” 
-Cô cho trẻ trai hát –trẻ gái hát 
-Mời cá nhân trẻ hát 
-Cô chú ý sữa sai cho trẻ 
-Cô cho trẻ xem tranh cảnh vật mùa xuân, trẻ quan sát và đàm thoại về cảnh tết 
màu xuân, cô cho trẻ đọc từ mùa xuân 
+/Dạy vận động; 
Cô giới thiệu vỗ tay theo tiết tấu kết hợp 
-Cô vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu kết hợp, cô thực hiện chậm cho trẻ quan sát 
-Lần hai cô giải thích động tác 
-Trẻ vỗ tay vào phách mạnh đầu tiên đếm 1-2-3-4 nghĩ 
Cứ như vậy cho đến hết bài hát 
-Cô cho trẻ thực hiện vận động 
-Cả lớp cùng vận động 
-Mời nhóm –tổ hát 
-Mời cá nhân trẻ hát và vận động 
-Cô chú ý sữa sai cho trẻ 
-Cô cho trẻ biễu diễn nhóm, nhóm hát nhóm gõ nhịp, nhóm gõ đệm theo tiết tấu 
phối hợp 
-Cô cho trẻ thực hiên theo yêu cầu của cô 
 *Hoạt động 3: Nghe hát Cò lã 
Cô dạo đàn trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát 
-Cô giới thiệu bài hát 
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát 
-Cô hát và biễu diễn minh họa theo bài hát 
-Giới thiệu với trẻ về làn điệu dân ca 
-Cô gới thiệu tốp bạn nam đọc thơ “Mèo đi câu cá” 
*Hoạt động 4 Trò chơi Hát theo hình vẽ 
-Cô giới thiệu trò chơi 
-Phổ biến cách chơi ,luật chơi 
-Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần theo kí hiệu tay của cô 
+Kết thúc :Nhận xét tiết học 
*Ưu: 
*Tồn:. 
Thứ 5 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: LQVH 
ĐỀ TÀI THƠ: HOA CÚC VÀNG 
I/YÊU CẦU: 
-TrẺ đọc thuộc thơ hiểu nội dung bài thơ 
-Đọc thơ diễn cảm thể hiện âm điệu êm dịu, vui khi đọc thơ 
-Cung cấp từ mới:đâu miết,chịu rét, đắp chăn 
-Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên yêu vẻ đẹp của hoa, cây cỏ mọi vật xung quanh 
mình,biết bảo vệ cây cối xung quanh 
-Tích hợp :mtxq,âm nhạc 
II/CHUẨN BỊ: 
-Tranh hoặc hoa cúc thật 
-Tranh vẽ hai lọ hoa cho 2 đội thi dán hoa 
- máy chiếu bài dạy 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
*Hoạt động 1: Hát và trò chuyện 
-Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” 
-Trò chuyện cùng trẻ về mùa xuân, ngày tết nguyên đán 
-Cô giới thiệu tên bài thơ 
*Hoạt động 2: Cô đọc thơ 
-Cô cho trẻ xem và quan sát hoa cúc 
-Cô giới thiệu tên bài thơ “Hoa cúc vàng” của tác giả (Nguyễn Văn Chương) 
-Cho trẻ nhắc lại 
+Cô đọc lần 1:đọc diễn cảm 
+Cô đọc lần 2: sử dụng máy chiếu hình ảnh nội dung bài thơ 
+Cô đọc lần 3: Trích dẫn diễn giải 
-Cô trích dẫn và làm rõ ý các câu tác giả so sánh và ví von 
Nắng đi đâu/vì mùa đông không có nắng 
Trời đắp chăn bôngtrời có nhiều mây 
Cây chịu rétvì mùa đông cây không có lá 
Cúc gom nắng vàngvì hoa cúc có màu vàng như nắng 
Hoa cúc vàng tượng trưng cho hạnh phúc và ấm no, đang về với từng gia đình, 
từng nhà 
*Hoạt động 3: Đàm thoại 
-Tác giả ví mùa đông như thế nào? 
-Hoa cúc nở vào mùa nào? 
-Mùa xuân thời tiết như thế nào? 
-Khổ thơ nào tà hoa cúc nở vàng,đẹp nhất? 
-Qua bài thơ con có tình cảm như thế nào với mùa xuân ,có thích tết không?tết đến 
thì con người sẽ như thế nào? 
+Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên ,yêu hoa ,bảo vệ thiên nhiên thật trong sạch để 
có một mùa xuân thật đẹp và viên mãn 
+Trẻ đọc thơ,cô cho trẻ đọc thơ theo cô 
-Đọc 2 lần kết hợp đi dạo tham quan cảnh vật mùa xuân 
-Cô mời nhóm cá nhân trẻ đọc 
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ 
*Hoạt động 4: Trò chơi thi vẽ hoa vào lọ 
-Cô phổ biến cho 2 đội chơi 
-Trẻ thi đua xem đội vẽ được nhiều hoa vào lọ , 
-Đếm kết quả và gắn số tương ứng ,đội nào vẽ nhiều là thắng cuộc 
+Kết thúc: Nhận xét tiết học 
*Ưu; 
*Tồn:.. 
Thứ 5 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÙA XUÂN 
MÔN: LQCV 
ĐỀ TÀI LÀM QUEN L,M,N 
I/ YÊU CẦU 
o Kiến thức: trẻ nhận biết, phát âm rõ chữ L,M,N 
o Phân biệt được chữ L,M,N qua trò chơi. 
o Kỹ năng: trẻ chơi được các trò chơi theo yêu cầu. 
o Phát triển tai nghe, phát triển cơ quan phát âm, óc quan sát, trí 
tưởng tượng, trí nhớ cho trẻ. 
o Giáo dục trẻ có nề nếp, tính trung thực khi chơi, biết chia sẻ, 
phân công trong quá trình thảo luận. 
o Tích hợp ân nhạc,lqvh 
II/CHUẨN BỊ 
o Rối, thẻ chữ: lá non,mứt tết,cái nấm 
o Thẻ chữ rời để cháu chơi ghép chữ.. 
o Một số hình ảnh và từ tương ứng có mang chữ l,m,n 
o Giấy lịch cũ, báo. 
o Hoa mang tên trẻ. 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: 
-Cô và trẻ hát bài “Mùa xuân” 
-Cùng trẻ dạo chơi chợ tết quan sát các quầy hàng, cây đào, bánh chưng 
,hạt dưa ,cho trẻ nói tên các loại hàng, ý nghĩa và lợi ích của chúng khi tết 
về 
-Cho trẻ nói tết nhiều lần các đồ vật đó, hỏi trẻ tiếng gì có âm b, d, đ ? 
VD cây đào, Bánh chưng, lá dong  
-Cô cho trẻ phát âm lại và lấy thẻ từ rời chữ cái đã học 
-Cô giới thiệu chữ cái mới cho trẻ làm quen 
Hoạt động 2: 
Trò chơi: Ghép chữ giống mẫu. 
Cô hỏi: 
- Cô đố và cho trẻ giải câu đố “lá non” cô đưa tranh ra cho trẻ đọc từ dưới 
tranh 
+Cô giới thiệu chữ l; (chữ l in thường, chữ l viết thường) 
-Cô phát âm mẫu và cách uốn lưỡi để phát âm cho trẻ phát âm lại theo cô 
-Cô phân tích cấu tạo chữ l,cho trẻ nhắc lại 
-Chơi trò chơi gắn chữ vào từ cho đúng nghĩa 
-Cô để thẻ từ dưới tranh cho trẻ quan sát tranh sau đó đọc từ dưới tranh từ 
nào còn thiếu chữ cô cho trẻ gắn them vào cho đúng nghĩa 
Hoạt động 3 
 Làm quen chữ n 
-Cô nêu cấu đố và dùng thủ thuật cho trẻ xem cái nấm, trẻ đọc từ dưới 
tranh 
-Cô cho trẻ lấy chữ cái đã học 
-Giới thiệu chữ cái mới 
-Cô phát âm, chữ n,cho trẻ phát âm lại 
-Cô phân tích chữ n chữ n viết thường, chữ n in thường 
-Tổ nhóm, cá nhân phát âm lại 
+Cô giới thiệu chữ cái m tương tự 
Trò chơi: Ráp tranh mùa xuân 
Mẹ bạn thỏ đã hết bệnh rồi nhờ thỏ con hiếu thảo đã đi tìm mùa xuân. 
Chúng ta cùng giúp bạn thỏ trang trí ngôi nhà để đón mùa xuân. 
Thực hiện: 
Cách chơi: 
- Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có một số cảnh vật ( hoa, cây xanh, 
muôn thú) có mang chữ l,m,n và một số chữ khác 
- Ba đội cùng thảo luận sau đó sẽ cùng nhau lên chọn hình ảnh có mang 
chữ l, m, n 
- Trò chơi bắt đầu bằng tiếng nhạc và kết thúc khi tiếng nhạc dừng lại. 
- Nào để động viên 3 tổ, chúng ta cùng đứng lên vui múa hát nhé. 
Cô mở nhạc vui cho trẻ hoạt động toàn thân. Cô tập mẫu trước trẻ làm 
theo, sau đó cô cho trẻ khác làm mẫu, cứ thế cô cho tập để thư giãn sau 
các hoạt động. 
Hoạt động 4: 
Trò chơi “ Chọn chữ, từ, hình theo yêu cầu” 
Cô có bức tranh chia làm 3 cột: Đây là chữ_từ_hình_ 
- Cô chia lớp ra thành hai đội, các con sẽ chọn những từ, chữ, hình ảnh có 
mang chữ l hoặc m,n 
- Nhóm nào có giấy mang chữ thì sẽ tìm những chữ l với nhiều kích cỡ 
khác nhau, tìm những từ có chứa chữ l, tìm những hình ảnh, thức ăn, đồ 
dùng mà tên của nó có mang chữ l. 
- Trước khi chơi, các con phải phân loại chữ - từ - hình ảnh để riêng vào 
trong các hộp có kí hiệu sẵn. 
Kết thúc. Nhận xét tiết học 
*Ưu: 
*Tồn:.. 
.. 
Thứ 6 ngày tháng 01 năm 2010 
CHỦ ĐỀ : TẾT VÀ MÀU XUÂN 
MÔN: HĐTH 
ĐỀ TÀI CẮT DÁN HOA 
I/YÊU CẦU; 
-Trẻ biết gấp 3 nếp giấy để cắt tạo thành bong hoa, trẻ biết gấp trúng khít các mép 
thẳng và cắt lượn 
-Trẻ biết cách gấp, cắt sau đó phết hồ mặt trái dán lên trang sách 
-Giờ học trật tự ,giữ gìn vệ sinh, không xã rác bừa bãi ra xung quanh lớp 
Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối xung quanh mình để không khí trong sạch 
-Tích hợp âm nhạc, mtxq 
II/CHUẨN BỊ 
-Tranh mẫu của cô 
-Giấy màu ,hồ 
-Giấy dán 
-Kéo 
-Kệ trưng bày sản phẩm 
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
*Hoạt động 1: Gây hứng thú 
-Cô và trẻ cùng hát bài “Mùa xuân” 
-Đàm thoại về bài hát mùa xuân về cảnh vật như thế nào? 
-Cây cối và hoa quả như thế nào? 
+Giáo dục:Các con phải biết yêu thiên nhiên ,bảo vệ thiên nhiên để lám cho cuộc 
sống trở nên tươi đẹp hơn 
 *Hoạt động 2: Cô hướng dẫn trẻ cắt dán hoa 
-Cô đưa tranh mẫu cho trẻ xem tranh và đàm thoại cùng cô 
-Cô có bức tranh cắt dán hoa gì? 
-Cô có từ hoa đào cho cả lớp đọc từ 
-Lên lấy chữ cái đã học 
-Hình bông hoa như thế nào, có mấy cánh? màu sắc như thế nào? 
+Cô cắt dán mẫu 
-Cô gấp đôi miếng giấy cắt lượn tròn theo vòng cung, sau đó phết hồ mặt sau và 
dán hình bong hoa lên mặt giấy 
-Cô dùng bút màu vẽ thêm chi tiết nhụy hoa 
-Cô nhắc lại cách cắt dán hình cánh hoa lần nữa 
 *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện 
-Cô cho trẻ thực hiện cắt dán 
-Cho trẻ vừa cắt vừa nhắc lại kĩ năng cắt dán 
-Cô sữa sai cho trẻ 
-Cô động viên những trẻ yếu 
-Nhắc trẻ thời gian 
 *Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm 
-Đem sản phẩm lên kệ trưng bày 
-Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn 
-Cho trẻ đọc bài thơ “Hoa cúc vàng” 
+Kết thúc: Nhận xét tiết học 
*Ưu: 
*Tồn:.. 
. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_am_nhac_khoi_la.pdf
Ebook liên quan