Giáo trình An toàn lao động trên tàu cá - Mã số MĐ 06: Nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây

Tóm tắt Giáo trình An toàn lao động trên tàu cá - Mã số MĐ 06: Nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây: ...Cháy loại C: là loại cháy do điện bị chập mạch hay rò rỉ. Trường hợp này chỉ được chữa cháy bằng khí CO2 hay khí Tetra clorua (Cl4C). Không chữa cháy bằng bọt và nước vì chúng dẫn điện. Có thể dùng cát khô dập lửa trong trường hợp diện tích hẹp. Chú ý khi chữa cháy do điện phải ngắt cầu dao ... dùng tay điều khiển thanh sắt để cho miếng cao su áp sát vào lỗ thủng của vỏ tàu. Sau đó ta lắp vòng đệm vào mặt trong của vỏ tàu và xiết chặt êcu để cố định nắp vít vào lỗ thủng. - Gỗ cứu thủng Trường hợp lỗ thủng có đường kính khoảng từ 20 đến 30 cm thì ta cũng có thể dùng gỗ để cứu ...g, học viên thực hiện được an toàn trong công tác cứu tàu mắc cạn. 4.7. Bài thực hành 6.4.1: Thực hành an toàn khi thả lưới. - Nguồn lực: Giáo trình Mô đun thực hành an toàn lao động trên tàu cá; trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: 01 tàu lưới vây trên đó có đầy đủ vàng lưới, máy tời, ...

pdf76 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình An toàn lao động trên tàu cá - Mã số MĐ 06: Nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gấp hai lần chiều cao số 
đăng ký; chiều rộng 20-30cm, khoảng cách hai vạch sơn 30-40cm và màu của 
vạch sơn là màu vàng cam phản quang. 
65 
 * Đánh dấu tàu khai thác thủy sản từ 20 đến dưới 90cv hoạt động tại 
vùng lộng: 
 1. Đối với tàu khai thác thủy sản có cabin: 
 Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 20cv đến dưới 
90cv hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng sơn 01 vạch thẳng đứng hai 
bên cabin tàu. Vạch sơn có chiều rộng từ 20-30cm; chiều cao hết chiều cao 
cabin tàu; màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang. 
 2. Đối với tàu khai thác thủy sản không có cabin: 
Đối với tàu không có cabin thì sơn 01 vạch ở hai bên mạn tàu sau số đăng 
ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao của vạch sơn gấp 2 lần chiều 
cao của số đăng ký; chiều rộng 20-30cm và màu của vạch sơn là màu vàng cam 
phản quang. 
Đối với tàu khai thác thủy sản lắp máy dưới 20cv hoặc không lắp máy 
không phải đánh dấu tàu, nhưng không được sơn cabin trùng với các màu quy 
định ở trên. 
66 
Phụ lục 3: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ 
Về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá 
hoạt động thuỷ sản 
CHÍNH PHỦ 
 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; 
 Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; 
 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, 
NGHỊ ĐỊNH: 
CHƯƠNG I 
QUY ĐỊNH CHUNG 
 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 
 Nghị định này quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động 
thuỷ sản ở các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam, bao 
gồm: trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên; đăng kiểm tàu cá, 
đăng ký tàu cá và thuyền viên; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước 
về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản. 
 Điều 2. Đối tượng áp dụng 
 Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động 
thuỷ sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam đều 
phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có 
liên quan. 
 Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp 
dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. 
Điều 3. Giải thích thuật ngữ 
1. Chủ tàu cá: là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu cá. 
2. Thuyền trưởng: là người chỉ huy trên tàu cá đối với loại tàu cá lắp máy 
có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có 
chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên. 
3. Người lái tàu cá: là người trực tiếp điều khiển tàu cá đối với loại tàu cá 
lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc không lắp máy có 
chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét. 
4. Thuyền viên tàu cá: là những người thuộc định biên của tàu, bao gồm 
thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu. 
5. Người làm việc trên tàu cá: là những người không thuộc biên chế 
thuyền viên: cán bộ thi hành công vụ, cán bộ nghiên cứu khoa học, sinh viên 
thực tập. 
67 
Điều 4. Nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động cho người và tàu cá 
1. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá phải được tiến hành đồng bộ các 
công việc: thực hiện các quy định đảm bảo an toàn kỹ thuật tàu cá ngay từ khâu 
đóng tàu; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá (cảng cá, 
bến cá, khu neo đậu trú bão và hệ thống thông tin liên lạc...); tuyên truyền, phổ 
biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân và cộng đồng. 
2. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá là trách nhiệm của ngư dân và các 
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 
CHƯƠNG II 
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU, THUYỀN TRƯỞNG VÀ 
THUYỀN VIÊN TÀU CÁ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN 
Điều 5. Đối với chủ tàu cá 
1. Đảm bảo tàu cá luôn ở trạng thái an toàn. 
2. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo 
vệ cá nhân cho người và tàu cá theo tiêu chuẩn quy định. Xây dựng và ban 
hành nội quy, quy trình sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá. 
3. Ký kết hợp đồng lao động với thuyền viên, người làm việc theo quy 
định của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên, người làm việc 
trên tàu cá, vùng biển hoạt động của tàu cá và báo cáo cơ quan quản lý thuỷ sản 
địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho tàu cá đi làm nhiệm vụ 
phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có 
thẩm quyền. 
 4. Đối với các tàu khai thác hải sản sản xa bờ, chủ tàu cá phải mua bảo 
hiểm tai nạn thuyền viên, phải thông báo cho cơ quan quản lý thuỷ sản nơi 
đăng ký tàu cá về tần số liên lạc của tàu. 
 5. Đôn đốc thuyền trưởng trước khi rời bến phải kiểm tra trạng thái an 
toàn của tàu, của các trang thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và tàu, thực hiện 
nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra và vào cảng, bến đậu và đảm bảo an toàn 
giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải. 
 6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn cho 
thuyền viên và người làm việc trên tàu cá. 
Điều 6. Đối với Thuyền trưởng và người lái tàu cá 
1. Trách nhiệm thường xuyên: 
a) Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên và người làm việc trên tàu cá 
thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc trên tàu cá; phân công nhiệm vụ 
cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên, người làm việc trên tàu thực 
tập các phương án đảm bảo an toàn; 
68 
b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và tàu cá về trang thiết 
bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi rời 
bến; 
c) Thông báo vùng hoạt động, số thuyền viên, người làm việc thực tế có 
trên tàu cá và xuất trình các giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu 
cầu; 
2. Trách nhiệm trong trường hợp có bão, lũ: 
a) Đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trực tàu và sẵn sàng 
điều động tàu ứng phó với bão, lũ và hỗ trợ các tàu cá khác khi có tai nạn xảy 
ra; 
b) Khi bão xa: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết 
đồng thời kiểm tra các trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến 
thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài thông tin duyên 
hải và thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực; 
c) Khi bão gần: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết, 
nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất; 
thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực; 
d) Khi có tin bão khẩn cấp: phải ra lệnh cho thuyền viên, người làm việc 
trên tàu cá mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng 
ứng cứu và đưa tàu cá đến nơi an toàn gần nhất; điều động tàu cá và thuyền 
viên, người làm việc trên tàu cá của mình ứng cứu khi phát hiện có người và 
tàu cá khác bị nạn; 
Trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụng 
các biện pháp cấp bách để kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn. 
 đ) Khi tàu cá đang trong vùng bão: phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy 
phương tiện của mình; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an 
toàn cho người và tàu cá. Kịp thời thông báo cho đài thông tin duyên hải và các 
tàu cá gần nhất biết về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và phát tín hiệu 
cấp cứu khi phương tiện bị tai nạn; tham gia ứng cứu khi phát hiện người và tàu 
cá khác bị nạn; 
 e) Khi bão tan: phải báo cáo kịp thời với chủ tàu, chính quyền địa phương 
nơi cư trú hoặc nơi tàu cá di chuyển đến về tình trạng người và tàu cá của mình, 
đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn của tàu cá trước khi hoạt động trở 
lại. 
 3. Trách nhiệm trong các trường hợp khác: 
 a) Khi phát hiện tàu cá khác bị tai nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp 
thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất; 
 b) Chấp hành nghiêm chỉnh các lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm 
kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền; 
69 
 c) Khi tàu bị tai nạn phải có các biện pháp ứng phó kịp thời, đồng thời 
thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất. 
 Điều 7. Đối với thuyền viên 
 1. Thuyền viên làm việc trên tàu cá phải có đủ điều kiện sau: 
a) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ; 
b) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh tương ứng 
với cỡ loại tàu cá theo quy định của Bộ Thuỷ sản; 
c) Thuyền viên làm việc trên loại tàu cá theo quy định phải có giấy chứng 
nhận bảo hiểm tai nạn thuyền viên. 
2. Trách nhiệm và quyền của thuyền viên: 
 a) Chấp hành các quy định về an toàn cho người và tàu cá, tuân thủ mệnh 
lệnh của thuyền trưởng khi có bão và các quy định khác của pháp luật; 
 b) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra trên tàu cá của mình hoặc trên các tàu cá 
khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng; 
 c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hợp đồng lao 
động; 
 d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện 
đảm bảo an toàn. 
 Điều 8. Đối với người làm việc trên tàu cá 
 1. Người làm việc trên tàu cá phải có đủ điều kiện sau: 
 a) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ; 
 b) Có quyết định, giấy giới thiệu làm việc trên tàu cá của cơ quan có thẩm 
quyền; 
 c) Có hiểu biết về quy định đảm bảo an toàn. 
 2. Trách nhiệm và quyền của người làm việc: 
 a) Chấp hành các quy định về an toàn cho người và tàu cá; 
 b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng và các quy định khác của pháp 
luật; 
 c) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra trên tàu cá của mình hoặc trên các tàu cá 
khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng; 
 d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện 
đảm bảo an toàn. 
 Điều 9. Đảm bảo an toàn đối với tàu cá 
 1. Tàu cá khi hoạt động phải thực hiện các quy định: 
 a) Có đủ các trang thiết bị an toàn; 
70 
 b) Có đủ biên chế trên tàu với các chức danh; 
 c) Có đủ các loại giấy tờ của tàu và người đi trên tàu; 
 d) Chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đã 
đăng ký; 
 đ) Nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn giao thông đường thuỷ nội 
địa, an toàn hàng hải. 
2. Tàu cá thuộc diện đăng kiểm chỉ được hoạt động khi đã được đăng 
kiểm, đăng ký tàu cá, thuyền viên và được các cơ quan có thẩm quyền cấp các 
loại giấy tờ theo quy định. 
3. Đối với các tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì chủ 
tàu cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật của tàu cá. 
CHƯƠNG III 
ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ, ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ THUYỀN VIÊN 
 Điều 10. Đăng kiểm tàu cá 
 1. Các loại tàu cá dưới đây thuộc diện phải đăng kiểm: 
 a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên 
hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên; 
 b) Bè cá và các cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thuỷ sản trên hồ, 
sông, biển có tổng dung tích từ 50 m3 trở lên. 
 2. Các trang thiết bị lắp đặt trên tàu thuộc diện phải đăng kiểm: 
 a) Các trang thiết bị an toàn hàng hải và an toàn sinh mạng; 
 b) Các trang thiết bị khai thác thuỷ sản; 
 c) Các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn. 
 Điều 11. Đăng ký tàu cá 
 1. Tất cả các loại tàu cá đều phải đăng ký. 
 2. Tàu cá chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký, nơi chủ tàu cá đặt trụ 
sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. 
 3. Các loại tàu cá dưới đây được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá: 
 a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên 
hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên; 
 b) Bè cá và các cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thuỷ sản trên hồ, 
sông, biển có tổng dung tích từ 50 m3 trở lên. 
 4. Các loại tàu cá khác, trừ các loại tàu cá nêu tại khoản 3 Điều này, sau 
khi đăng ký, cơ quan đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá để quản lý. 
 5. Điều kiện đăng ký tàu cá: 
71 
 a) Tàu cá có nguồn gốc hợp pháp; có văn bản chấp thuận đóng mới, cải 
hoán tàu cá của cơ quan quản lý thủy sản có thẩm quyền; 
 b) Đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. 
 6. Tàu cá được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tính năng kỹ 
thuật hoặc chủ tàu cá thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh, 
thành phố trực thuộc Trung ương khác. 
 7. Chủ tàu cá phải khai báo để xoá đăng ký tàu cá trong những trường 
hợp: tàu cá bị mất tích, chìm đắm hoặc huỷ bỏ. 
 Điều 12. Đăng ký thuyền viên 
 1. Thuyền viên làm việc trên các tàu cá quy định tại khoản 3 Điều 11 của 
Nghị định này phải thực hiện chế độ đăng ký thuyền viên. 
 2. Thuyền viên làm việc trên các loại tàu cá dưới đây phải có sổ thuyền 
viên tàu cá: 
 a) Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên; 
 b) Tàu kiểm ngư , tàu điều tra nguồn lợi, tàu nghiên cứu biển. 
 3. Thuyền viên trên các tàu cá hoạt động ở tuyến lộng (gần bờ) và khơi (xa 
bờ) phải có tên trong sổ danh bạ thuyền viên. 
 4. Thuyền viên trên các tàu cá khác ngoài các loại tàu nói tại khoản 2, 
khoản 3 Điều này, chủ tàu tự lập danh sách thuyền viên để khai báo và mang 
theo tàu. 
 Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong công tác đăng kiểm, 
đăng ký tàu cá và thuyền viên. 
 1. Chủ tàu cá có trách nhiệm: 
 a) Đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo quy định của pháp luật; 
 b) Đưa tàu cá vào kiểm tra theo đúng kỳ hạn quy định của đăng kiểm; 
 c) Đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn của tàu cá theo 
các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra. 
 2. Cơ quan đăng kiểm tàu cá phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu 
cá theo đúng các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam. Người 
đứng đầu cơ quan đăng kiểm tàu cá và người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra 
an toàn kỹ thuật phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. 
 3. Cơ quan đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên, theo thẩm quyền có 
trách nhiệm đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo đúng quy định của 
pháp luật. 
72 
CHƯƠNG IV 
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 
VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ TÀU CÁ 
HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN 
 Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản 
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn đối với 
người và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc đăng kiểm 
tàu cá, đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên và cấp giấy phép khai thác thuỷ sản 
theo thẩm quyền; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với các loại tàu cá 
và thuyền viên theo thẩm quyền. 
2. Bộ Thuỷ sản quy định cụ thể: 
a) Tổ chức, hoạt động, thẩm quyền của cơ quan đăng kiểm, đăng ký tàu cá 
và thuyền viên; 
b) Trình tự, thủ tục đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên; thay đổi tên 
tàu; tái đăng ký và chuyển đăng ký; xoá đăng ký; đăng ký cầm cố, thế chấp và 
cầm giữ hàng hải tàu cá; 
 c) Hồ sơ, biểu mẫu giấy tờ dùng trong công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá 
và thuyền viên; 
 d) Cấp giấy (sổ) chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; cấp sổ thuyền viên 
tàu cá; 
đ) Mẫu biển số đăng ký tàu cá trong phạm vi toàn quốc; 
 e) Tiêu chuẩn chức danh, chức trách, số lượng thuyền viên cho từng loại 
tàu cá, tiêu chuẩn ngành áp dụng cho tàu cá; 
 g) Chế độ đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ thuyền viên với từng loại tàu 
cá tương ứng; 
h) Điều kiện an toàn cho người và tàu cá đối với loại tàu không thuộc diện 
phải đăng kiểm. 
3. Phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực 
thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo các hoạt động đảm bảo an toàn người và tàu 
cá; phòng, chống, lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả, đồng thời 
góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên các vùng nước. 
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức 
thực hiện chương trình về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động 
thuỷ sản. 
Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan 
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản hướng dẫn 
thực hiện công tác đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thuỷ; 
73 
thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng luồng cảng biển và hệ thống phao 
tiêu báo hiệu trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thuỷ nội địa, đèn 
biển đảm bảo an toàn hàng hải; chỉ đạo tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải Việt 
Nam thực hiện việc treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới trên các đèn biển 
khi có dự báo bão, áp thấp nhiệt đới. 
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm, cứu 
nạn và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương tổ chức bắn pháo hiệu 
báo bão ở các cửa lạch, cảng, bến cá, ngư trường trọng điểm khi có bão; chỉ 
đạo lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển, phối hợp với lực lượng Công an, 
Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và chính quyền địa phương kiểm soát chặt 
chẽ, kiên quyết không cho người và tàu cá đi hoạt động nếu chưa có đủ trang bị 
an toàn; kịp thời ứng cứu người và tàu cá trong các trường hợp cần thiết. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Tiếng nói 
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh và Truyền hình điạ 
phương có trách nhiệm thu nhận, theo dõi và thông báo kịp thời các thông tin 
về khí tượng thuỷ văn liên quan đến hoạt động thuỷ sản. 
Điều 16. Trách nhiệm cuả Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương 
1. Tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ tàu cá hiểu rõ lợi ích và 
tầm quan trọng của việc trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và mua bảo hiểm 
tai nạn thuyền viên để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động thuỷ 
sản; tăng cường tập huấn kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển cho 
ngư dân. 
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện: đăng ký tàu cá, 
đăng ký thuyền viên; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các 
tàu cá theo quy định; cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. 
3. Tổ chức, chỉ đạo phát triển sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn cho 
người và tàu cá, giữ gìn an ninh trật tự trên các vùng nước được phân công 
quản lý. 
4. Triển khai kịp thời các mệnh lệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, 
bão Trung ương và Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn; nắm vững số lượng 
người, tàu cá và khu vực hoạt động; kịp thời thông báo về tình hình thời tiết 
cho người và tàu cá đang hoạt động trên vùng nước được phân công quản lý; tổ 
chức việc tìm kiếm, cứu nạn, giúp ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả ổn 
định đời sống và sản xuất. 
5. Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng cảng cá, bến cá, 
các khu neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá, hệ thống thông tin báo bão của 
địa phương. 
74 
CHƯƠNG V 
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
Điều 17. Hiệu lực thi hành 
Nghị định này thay thế Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 
năm 1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá 
hoạt động trên biển, Nghị định số 80/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2002 
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/1998/NĐ-CP 
ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và các quy định về đăng ký, đăng 
kiểm đối với tàu cá quy định tại Nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 
của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên. 
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 
Điều 18. Trách nhiệm thi hành 
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc 
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. 
75 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 4 năm 2013 của 
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Chủ nhiệm: Ông Hồ Đình Hải 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn văn Lân 
 3. Thư ký: Ông Đỗ Ngọc Thắng 
 4. Các ủy viên: 
- Ông Trần Thế Phiệt 
 - Ông Lê Văn Hướng 
- Ông Nguyễn Duy Bân 
 - Ông Phạm Văn Vĩnh. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17 tháng 6 năm 2013 của 
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh 
2. Thư ký: Ông Vũ Trọng Hội 
3. Các ủy viên: 
- Ông Trần Ngọc Sơn 
- Ông Vương Tuấn Tài 
- Ông Nguyễn Quý Thạc. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_tren_tau_ca_ma_so_md_06_nghe_dan.pdf
Ebook liên quan