Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Phần 1): ...lên. Sau đó quạt gió sẽ thổi không khí qua két nước sưởi để sấy nóng không khí. Hình 1.15 Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi. Do nước làm mát đóng vai trò là nguồn nhiệt nên két sưởi sẽ không nóng lên khi động cơ còn nguội. Vì vậy, nhiệt độ không khí thổi qua bộ sưởi sẽ không tăng. Bộ sưởi ấ... và thông gió cưỡng bức. 3. CẤU TẠO CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 3.1 Máy nén Sau khi chuyển thành khí có nhiệt độ thấp và áp suất thấp, khí ga lạnh được Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 22 được nén bởi máy nén và chuyển thành ...g nếu hệ thống tiếp tục làm việc trong trạng thái này thí sẽ dẫn đến nhưng hỏng hóc cho các thiết bị khác trong hệ thống. Với thiết bị này, khi nó nhận ra một sự thay đổi khác thường trong hệ thống, cụ thể là áp suất bỗng tăng cao, thông thường khoảng 32 Kg/cm2 (3,14 Mpa), thì công tắc sẽ ch...

pdf47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua 
mắt kính. Ví dụ: Trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống. 
Hình 1.38 Cấu tạo mắt gas 
Cấu tạo của kính xem gas bao gồm phần thân hình trụ tròn, phía trên có 
lắp 1 kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng. Kính 
được áp chặt lên phía trên nhờ 1 lò xo đặt bên trong. 
 b. Công tắc áp suất 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
33 
 Hệ thống điều hòa không khí trên ôtô luôn làm việc ở trạng thái tốc độ 
của nguồn truyền động thay đổi liên tục, cụ thể là tốc độ quay của động cơ luôn 
biến đổi do điều kiện sử dụng ôtô. Do vậy, trong hệ thống điều hòa không khí 
của xe ôtô có thêm các thiết bị điều khiển nhiệt độ, áp suất của hệ thống trong 
quá trình làm việc. nhằm bảo vệ các thiết bị; ngăn ngừa những biến cố tức thời 
ảnh hưởng đến năng suất làm của hệ thống; và ổn định các điều kiện được thiết 
lập để bảo đảm chu trình làm việc của hệ thống luôn đạt hiệu suất cao. 
 Công tắc áp suất kép 
 - Cấu tạo: 
 Công tắc áp suất kép hay còn gọi là dù áp suất (hình 3.8), được đặt trên 
đường ống dẫn môi chất lạnh ở thể lỏng, giữa bình sấy lọcvới van tiết lưu (hình 
3.9). Thiết bị này rất nhạy cảm với sự biến đổi khác thường của ápsuất môi chất 
lạnh, do phụ tải nhiệt không ổn định cùng với tốc độ quay của động cơ luôn 
thay đổi, do vậy áp suất cũng biến đổi lúc cao lúc thấp ảnh hưởng rất nhiều đến 
chất lượng làm việc của hệ thống, nhất là với máy nén. Những lúc như thế, 
công tắc này sẽ ngắt điện ở bộ ly hợp từ, máy nén ngưng hoạt động để ngăn cản 
nhưng sự trục trặc có thể xảy ra trong chu trình làm việc của hệ thống. 
Hình 1.39 Công tắc áp suất kép 
 - Nguyên lý làm việc 
 Công tắc ngắt mạch khi áp suất tăng cao: 
 Khi áp suất trong chu trình làm việc của hệ thống tăng cao khác thường, 
làm cho năng suất lạnh thay đổi đột ngột. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
34 
ra tình trạng này, nhưng nếu hệ thống tiếp tục làm việc trong trạng thái này thí 
sẽ dẫn đến nhưng hỏng hóc cho các thiết bị khác trong hệ thống. Với thiết bị 
này, khi nó nhận ra một sự thay đổi khác thường trong hệ thống, cụ thể là áp 
suất bỗng tăng cao, thông thường khoảng 32 Kg/cm2 (3,14 Mpa), thì công tắc sẽ 
chuyển sang vị trí OFF, ngắt điện bộ ly hợp từ làm cho máy nén ngưng hoạt 
động (với môi chất lạnh R12 thì giá trị áp suất ngắt mạch khoảng 27 Kg/cm2). 
Hình 1.40 Nguyên lý làm việc của công tắc áp suất kép 
 Công tắc ngắt mạch khi giảm áp: 
 Trong quá trình làm việc, khi môi chất lạnh trong hệ thống vì một lý do 
nào đó bị thiếu hụt, không đủ cho chu trình làm việc của hệ thống và áp suất 
giảm xuống còn khoảng 2.0 Kg/cm2 (0,20 MPa) hoặc thấp hơn nữa, thì công tắc 
sẽ chuyển sang vị trí OFF. Bộ ly hợp từ bị ngắt điện và máy nén cũng ngưng 
hoạt động (đối với môi chất lạnh R12 thì áp suất để ngắt mạch là 2.1 Kg/cm2). 
 c. Công tắc áp suất trung bình điều khiển quạt giàn nóng 
 Công tắc áp suất trung bình (hình 1.41) được đặt trên đường ống dẫn môi 
chất lạnh ở thể lỏng, nối giữa phin sấy lọc đến van tiết lưu. Thiết bị này sẽ nhận 
ra sự thay đổi của áp suất môi chất lạnh trong việc kiểm soát trạng thái giải 
nhiệt của giàn ngưng tụ để điều khiển sự hoạt động của quạt giàn ngưng tụ. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
35 
Hình 1.41 Công tắc áp suất trung bình điều khiển quạt giàn nóng 
 Khi áp suất của môi chất lạnh tăng lên cao hơn 15,5 Kg/cm2G (1.55 
MPa), công tắc áp suất trung bình sẽ mở để động cơ quạt giàn ngưng tụ hoạt 
động, ngược lại khi áp suất hạ thấp xuống dưới 12,5 Kg/cm2 thì công tắc đóng 
lại. 
 Công tắc áp suất ba cấp 
 Công tắc áp suất ba cấp (hình 1.42) là một thiết bị điều khiển áp suất kiểu 
mới, đó là sự kết hợp chặt chẽ của loại công tắc áp suất kép và công tắc áp suất 
trung bình. Cũng được lắp đặt trên đường ống dẫn chất lỏng nối giữa phin sấy 
lọc với van tiết lưu. 
Hình 1.42 Công tắc áp suất ba cấp 
 Về mặt cấu tạo, công tắc áp suất thấp của công tắc áp suất ba cấp có cấu 
tạo của công tắc áp suất trung bình, trong khi đó công tắc điều khiển phía áp 
suất cao hơn được cấu tạo từ kiểu công tắc áp suất kép. Hoạt động của công tắc 
này, về cơ bản cũng giống như hoạt động của từng loại công tắc khi chúng được 
xét riêng. Nên hiện nay trên các hệ thống điều hòa không khí ôtô hiện đại 
thường sử dụng loại công tắc áp suất kiểu này để bảo vệ an toàn cho hệ thống 
trong quá trình hoạt động. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
36 
 d. Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ 
 Khi xe đang chạy trên đường phố với mật độ xe cao hoặc trong lúc bị kẹt 
xe trong một khoảng thời gian lâu, lúc này động cơ đang ở chế độ không tải nên 
công suất ra của động cơ thấp. Trong điều kiện này nếu máy nén của hệ thống 
điều hòa không khí hoạt động, nó sẽ trở thành tải trọng của động cơ vànó có thể 
làm cho động cơ bị chết máy hoặc trở nên quá nóng. 
 Vì thế, thiết bị làm tăng tốc độ không tải cho độngcơ hay còn gọi là van 
ngắt điện dùng chân không có ký hiệu VSV (Vacuum Switching Valve), được 
sử dụng để làm tăng thêm tốc độ quay của động cơ ở chế độ không tải và cho 
phép hệ thống điềuhòa không khí hoạt động ngay trong khi xe đang chạytrên 
đường phố có mật độ lưu thông cao. Đặc điểm cấu tạo và sử dụng của van VSV 
khác nhau dựa vào kiểu động cơ và hệ thống nhiên liệu của động cơ được sử 
dụng. 
 - Động cơ dùng bộ chế hòa khí kiểu cơ khí 
 Trên động cơ dùng bộ chế hòa khí kiểu cơ khí, van VSV cùng với hộp tác 
động được sử dụng để mở lớn bướm ga cho hỗn hợp nhiên liệu nạp vào buồng 
đốt giàu hơn,làm cho tốc độ quay của động cơ lớn hơn khi hệ thống điều không 
khí ôtô bắt đầu hoạt động. Nhờ vậy mà công suất của động cơ không bị giảm 
xuống khi thêm tải (máy nén) và đảm bảo cho hệ thống điều hòa không khí làm 
việc đạt yêu cầu 
Hình 1.43 Bố trí van VSV trên động cơ dùng bộ chế hòa khí cơ khí 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
37 
 - Động cơ được trang bị hệ thống phun xăng điện tử EFI 
 Trên động cơ này, van VSV và màng ngăn được sử dụngđể làm tăng tốc 
độ không tải của động cơ khi hệ thống điều hòa không khí hoạt động, vì không 
khí được bơm vào buồng đốt thông qua sự điều khiển của màng ngăn. Khi hệ 
thống điều không khí được khởi động và trước khi máy nén lạnh khởi động, bộ 
kiểm soát phun nhiên liệu và khởi động (ECU) sẽ nhận được thông tin, nó làm 
tăng hệ số hoạt động của động cơ bằng cách tăng thêm lưu lượng nhiên liệu nạp 
vào buồng đốt thông qua lỗ phun hơi đốt phụ sao cho phù hợp với chế độ tải 
hiện tại và làm cho động cơ không bị chết máy khi ở chế độ không tải mà vẫn 
sử dụng hệ thống điều hòa không khí. 
Hình 1.44 Bố trí van VSV trên động cơ dùng hệ thống phun xăng điện tử 
 e. Các thiết bị điện trong hệ thống lạnh 
 Rơle chính của động cơ 
 Vai trò: 
Là khí cụ địên tác động ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá 
tải do dòng tăng quá mức hoặc do dòng ngắn mạch trong trường hợp rôto bị kẹt 
động cơ không khởi động được. 
 Nhiệm vụ: 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
38 
 Rơle nhiệt có nhiệm vụ ngắt tự động các tiếp điểm điện bảo vệ động cơ 
nhờ sự giãn nở không đồng điều của các thanh lưỡng kim khi bị quá nhiệt do 
dòng quá tải hoặc dòng ngắn mạch gây ra. 
 Công tắc nhiệt độ môi trường 
- Công tắc cảm biến nhiệt độ môi trường bên ngoài xe, được trang bị 
nhằn ngắt điện không cho bộ ly hợp buli máy nén nối khớp. 
- Khi nhiệt độ mội trường xuống thấp hơn 4.40C thì việc làm lạnh là 
không cần thiết. Lúc này công tắc bộ ly hợp sẽ tác động không cấp điện cho bộ 
ly hợp từ trường. 
- Công tắc nhiệt độ môi trường được lắp đặt trong đường hút không khí 
từ bên ngoài đưa vào cabin ôtô. Có thể lắp đặt phía trước két nước làm mát 
động cơ 
 Công Tắc Quá Nhiệt. 
 Nhiệm vụ. 
Công tắc quá nhiệt có nhiệm vụ ngắt nối điện nhờ hoạt động của cảm 
biến áp suất hoặc nhiệt độ. 
 Nguyên lý hoạt động. 
- Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trong hệ thống cao cũng như ở điều kiện 
nhiệt độ và áp suất thấp, công tắc quá nhiệt sẽ duy trì chế độ mở không nối 
điện. 
- Khi xảy ra sự cố như bị xì gas thất thoát hết môi chất lạnh, áp suất trong 
hệ thống sẽ thấp và nhiệt độ lúc này cao, công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối tiếp 
điểm . 
Lúc này công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối cấp điện cho cầu chì nhiệt, cầu 
chì nhiệt được cấp điện sẽ bị nóng chảy làm ngắt điện của bộ ly hợp từ, máy 
nén ngưng hoạt động. 
 Cầu Chì Nhiệt. 
 Nhiệm vụ: 
 Cầu chì nhiệt bảo vệ máy nén tránh tình huống khi hệ thống bị mất môi 
chất lạnh. 
 Cấu tạo: 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
39 
 Cầu chì nhiệt liên kết hoạt động chung với công tắc quá nhiệt bên trong 
máy nén. Cầu chì nhiệt gồm một cầu chì cảm biến nhiệt độ liên kết với điện trở 
nung nóng đấu song song. 
 Nguyên lý hoạt dộng: 
Khi công tắc quá nhiệt bên trong máy nén đóng nối mạch điện về mát, 
một phần của dòng điện cung cấp cho bộ ly hợp từ của máy nén sẽ chạy qua 
điện trở nung nóng. Cầu chì sẽ bị nung chảy ngắt dòng điện cho bộ ly hợp, máy 
nén ngưng quay. 
 Cảm Biến Nhiệt (thermostat) 
 Chức năng của bộ điều nhiệt (thermostat) 
Bộ ổn nhiệt (thermostat) có chức năng ngắt dòng điện cấp cho bộ ly hợp 
điện từ của máy nén cho máy nén ngưng bơm khi đã đạt đủ độ lạnh cần thiết. 
đến lúc cần làm lạnh trở lại thì bộ điều nhiệt cung cấp điện cho máy nén hoạt 
động lại. 
 Cấu tạo và vị trí lắp đặt của bộ điều nhiệt. 
 Bộ điều nhiệt cảm biến nhiệt độ của luồng không khí mát để điều khiển 
ngắt nối điện bộ ly hợp máy nén. Bộ ổn nhiệt được điều chỉnh trước ở một mức 
độ thích hợp và có thể thay đổi độ lạnh theo ý muốn. 
 Nguyên lý hoạt động: 
 Khi áp suất bên trong bầu cảm biến giảm do đủ lạnh, lồng xếp co lại làm 
cho khung xoay tách rời tiếp điểm ngắt dòng điện của bộ ly hợp từ, máy nén 
ngưng hoạt động. 
 Quạt gió giải nhiệt thiết bị ngưng tụ 
 Cấu tạo: 
 Là loại động cơ điện một chiều 12 VDC, dòng một chiều 7A, có bốn 
cánh để lắp trước thiết bị ngưng tụ để thổi gió thải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. 
 Nguyên lý hoạt động: 
 Khi cấp điện cho động cơ quạt làm cho rôto quạt quay dẫn cánh quay 
quạt gió, giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. 
 f. Một số mạch điều khiển thiết bị 
 Điều khiển công tắc áp suất 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
40 
Hình 1.45: Bộ điều khiển công tắc áp suất 
Chức năng 
Công tắc áp suất được lắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi 
công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ 
dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ 
được các bộ phận trong chu trình làm lạnh. 
Phát hiện áp suất thấp không bình thường 
Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc 
khi không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân 
khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất 
môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 0,2 MPa (2 Kgf/cm2), thì phải ngắt 
công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ. 
Phát hiện áp suất cao không bình thường 
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường 
khi giàn nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá 
nhiều. Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. 
Khi áp suất môi chất cao không bình thường (cao hơn 3,1 MPa 
(31,7Kgf/cm2)), thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
41 
 Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh 
Hình 1.46: Điều khiển nhiệt độ dàn lạnh 
Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển 
nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén 
Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi 
nhiệt độ này thấp hơn một mức độ nhất định, thì ly hợp từ bị ngắt để ngăn 
không cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 00C (320F). Hệ thống điều hoà có bộ 
điều chỉnh áp suất giàn lạnh không cần thiết điều khiển này. 
 Hệ thống bảo vệ đai dẫn động 
Chức năng 
Khi bơm trợ lực lái, máy phát điện và các thiết bị khác được dẫn động 
cùng với máy nén bằng đai dẫn động, nếu máy nén bị khoá và đai bị đứt, thì 
các thiết bị khác cũng không làm việc. Đây là một hệ thống bảo vệ đai dẫn 
động khỏi bị đứt bằng cách ngắt ly hợp từ khi máy nén bị khoá đồng thời hệ 
thống cũng làm cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà nhấp nháy để thông báo cho 
người lái biết sự cố. 
Cấu tạo 
Bất kỳ khi nào khi máy nén làm việc tín hiệu được tạo ra trong cuộn dây 
của cảm biến tốc độ. ECU phát hiện sự quay của máy nén bằng cách tính toán 
tốc độ của tín hiệu 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
42 
 Hình 1.47: Hệ thống bảo vệ đai dẫn động 
Nguyên lý hoạt động 
Hệ thống này sẽ so sánh tốc độ của động cơ với tốc độ của máy nén. Nếu 
sự chệnh lệch tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, ECU sẽ tính toán và điều 
chỉnh để khoá máy nén để ngắt ly hợp từ. Đồng thời ECU cũng làm cho đèn 
công tắc điều hoà nhấp nháy để báo cho người lái biết về hư hỏng này 
 Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn 
Hình 1.48: Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn 
Chức năng 
Hệ thống này thay đổi thời điểm tắt máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh 
và điều khiển hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén 
thấp hơn, thì tính kinh tế nhiên liệu và cảm giác lái được cải thiện. 
Nguyên lý hoạt động 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
43 
Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ 
được phát hiện bởi điện trở nhiệt thấp hơn khoảng 30C, thì máy nén bị ngắt và 
khi nhiệt độ cao hơn 40C, thì máy nén được bật. 
Đây là quá trình làm lạnh được thực hiện trong một dải mà ở đó giàn 
lạnh không bị phủ băng. 
Khi bật công tắc ECON, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho khi nhiệt độ 
được xác định bởi điện trở nhiệt thấp hơn 100C, thì máy nén bị ngắt và khi 
nhiệt độ này cao hơn 110C, thì máy nén được bật lên. Vì lý do này việc làm 
lạnh trở nên yếu đi nhưng hệ số hoạt động của máy nén giảm xuống. 
GỢI Ý: 
Để thay đổi hệ số hoạt động của máy nén, một số hệ thống sử dụng máy 
nén loại đĩa lắc để thay đổi một cách liên tục. 
 Điều khiển điều hoà kép (Máy lạnh phía sau) 
Hình 1.48: Điều khiển điều hoà kép 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
44 
Chức năng 
Điều hoà kép và chu trình làm lạnh với máy lạnh phía sau có các giàn 
lạnh và các van giãn nở ở phía trước và phía sau. Điều này giúp cho việc tuần 
hoàn môi chất có thể được thực hiện bằng một máy nén. 
Để điều khiển hai mạch môi chất cần phải bố trí thêm các van điện từ. 
Nguyên lý hoạt động 
Khi bật công tắc điều hoà trước, dòng điện đi qua van điện từ trước và 
van này mở trong khi đó dòng điện không đi qua van điện từ phía sau nên nó 
vẫn đóng do đó môi chất chỉ tuần hoàn trong mạch phía trước. 
Khi công tắc điều hoà phía sau được bật, dòng điện đi qua cả van điện từ 
phía trước, phía sau và cả hai van điện từ này cùng mở. Do vậy môi chất tuần 
hoàn trong cả hai mạch trước và sau. 
GỢI Ý: 
Ở một số mẫu xe dòng điện chỉ qua van điện từ phía sau khi công tắc 
điều hoà phía sau được bật. 
 Điều khiển bù không tải 
Hình 1.49: Điều khiển bù không tải 
Chức năng 
Ở trạng thái không tải như khi xe đi chậm hoặc dừng hẳn, công suất ra 
của động cơ rất nhỏ. 
Ở trạng thái này, việc dẫn động máy nén sẽ làm quá tải động cơ làm 
nóng động cơ hoặc chết máy. Do đó một thiết bị bù không tải được lắp đặt để 
làm cho chế độ không tải hơi cao hơn một chút khi chạy điều hoà. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
45 
Nguyên lý hoạt động 
ECU động cơ nhận tín hiệu bật công tắc A/C sẽ mở van điều khiển tốc 
độ không tải một ít để tăng lượng không khí nạp. Để làm cho tốc độ quay của 
động cơ phù hợp với chế độ không tải có điều hoà. 
 Điều khiển quạt điện 
Chức năng 
Quạt điện làm mát giàn nóng khi điều hoà hoạt động để tăng khả năng 
làm lạnh. 
Nguyên lý hoạt động 
Ở các xe làm mát két nước bằng quạt điện, sự kết hợp hai quạt cho két 
nước và giàn nóng điều khiển khả năng làm lạnh ở ba cấp (dừng xe, tốc độ 
thấp, tốc độ cao). Khi điều hoà không khí hoạt động, việc kết nối các công tắc 
của hai quạt nối tiếp (tốc độ thấp) hoặc song song (tốc độ cao) tuỳ thuộc vào áp 
suất của môi chất và nhiệt độ nước làm mát. 
Khi áp suất môi chất cao hoặc nhiệt độ nước làm mát cao, thì hai quạt 
điện được kết nối song song và quay ở tốc độ cao. 
Khi áp suất môi chất thấp hoặc nhiệt độ nước làm mát thấp, thì hai quạt 
được mắc nối tiếp. 
Hình 1.50: Điều khiển quạt điện 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
46 
Chú ý: 
Các mẫu xe gần đây không chỉ có công tắc quạt được kết nối bằng rơ le 
(nối tiếp, hoặc song song) mà còn điều chỉnh được dòng điện vào quạt điện 
bằng ECU động cơ và ECU của quạt làm mát. 
Phương pháp kết nối giữa rơle và quạt và thao tác đóng mở Rơle khác 
nhau theo từng loại xe. 
 g. Dầu nhớt lạnh 
Dầu nhớt lạnh làm nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy 
nén và làm mát các bề mặt ma sát, qua đó làm mát máy nén. Trong máy lạnh 
freôn, dầu tuần hoàn cùng với gas lạnh qua tất cả các thiết bị từ máy nén đến 
dàn ngưng, tiết lưu, dàn bay hơi rồi trở về máy nén. Chính vì vậy phải bố trí sao 
cho đường ống dầu tuần hoàn tốt nhất trong hệ thống, tránh đọng dầu lại các 
thiết bị làm cho máy nén bị thiếu dầu. Cũng vì thế dầu lạnh cần có những tính 
chất phù hợp với chu trình lạnh, phù hợp với gas lạnh sử dụng trong hệ thống 
lạnh. Sau đây là một số yêu cầu đó: 
 - Hàm lượng sáp trong dầu phải thấp vì sự tách sáp khỏi hỗn hợp dầu và 
gas lạnh có thể làm tắc lỗ thoát các van, đặc biệt là van tiết lưu. 
 - Cần phải có tính ổn định nhiệt cao, không bị cháy sém và đóng xỉ than 
vào các vị trí có nhiệt độ cao, đặc biệt là các lá van đẩy và của máy nén. 
 - Cần phải bền hoá học cao, không tác dụng với gas lạnh, ẩm trong hệ 
thống thành các dạng bùn, axít, không ăn mòn vật liệu chế tạo máy nén và hệ 
thống lạnh, không ăn mòn êmay cách điện. 
 - Nhiệt độ lưu động thấp, đảm bảo vẫn lưu động được, không bị đông đặc 
ở nhiệt độ thấp trong dàn lạnh, đảm bảo tuần hoàn dầu trong hệ thống. 
 - Có nhiệt độ tốt cả ở nhiệt độ cao khi máy nén làm việc và đảm bảo lưu 
động tốt ở dạng lỏng trong dàn bay hơi khi nhiệt độ thấp. 
Để đạt được các tính chất yêu cầu đối với dầu nhớt lạnh, các nhà sản xuất 
đã cho các phụ gia khác nhau để cải thiện các tính chất dầu lạnh, đặc biệt để 
giảm hoặc loại trừ sự tạo bùn và sủi bọt của dầu, vì chúng thường làm máy lạnh 
hư hỏng nhanh nhất, đặc biệt khi dầu lạnh có lẫn ẩm. 
Giáo trình: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
47 
Dầu từ máy nén khải sạch và trong. Dầu bị biến màu là dầu đã bị nhiễm 
bẩn, khi đó phải thay phin lọc để dầu mới nạp và giữ được độ trong sạch. 
 Một số loại dầu máy nén hiện nay: 
 + Đối với hệ thống điều hòa dùng gas R-134a, máy nén cánh xuyên dùng 
NDOIL 9, còn lại dùng NDOIL 8 
+ Đối với hệ thống điều hòa dùng gas R-12, máy nén cánh xuyên dùng 
NDOIL 7, còn lại dùng NDOIL 6 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô 
tô? 
2. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống điều hòa không 
khí trên ô tô? 
3. Trình bày nguyên lý làm việc hệ thống sưởi ấm trong hệ thống điều hòa 
không khí trên ô tô? 
4. Trình bày nguyên lý làm việc hệ thống làm lạnh trong hệ thống điều hòa 
không khí trên ô tô? 
5. Trình bày các đặc điểm của môi chất làm lạnh trong hệ thống điều hòa 
không khí trên ô tô? 
6. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận chính trong hệ thống 
điều hòa không khí trên ô tô? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_dieu_hoa_khong_khi.pdf