Giáo trình Bê tông cốt thép ứng lực trước
Tóm tắt Giáo trình Bê tông cốt thép ứng lực trước: ...òn phụ thuộc vào cường độ mà nó cần phải có khi bắt đầu gây ứng lực trước, cũng như vào loại tải trọng tác dụng lên cấu kiện. Thông thường, với kết cấu nhịp lớn dầm, dàn... nên dùng bê tông mác 40 hoặc 50, còn đối với kết cấu có nhịp thông thường như panen, xà gỗ... nên dùng bê tông mác 30 hoặc ... hơn 30 thì a =0,6 và b =1,5; bH có kể đến các ứng suất hao: ch’; neo và ms. 6) Do co ngót của bê tông co Đối với bê tông nặng, đông cứng tự nhiên, trị số co lấy theo bảng 3 .4. Bảng 3.4. Sự hao ứng suất co trong cốt thép do co ngót của bê tông, kG/cm 2 Mác bê tông Phương pháp c...ứ 2 phức tạp hơn. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 51 Phương pháp cân bằng tải trọng cho phép người thiết kế dự đoán được dễ dàng độ võng của cấu kiện ngay từ khi chọn tải trọng cân bằng, nhất là đối với hệ kết cấu siêu tĩnh. Ứng với các giai đoạn làm việc của sàn có các trường hợp kiểm tra như s...
tương đương và phần tử hữu hạn đều có thể sử dụng trong thiết kế sàn bê tông ứng lực trước và đều dựa trên quan niệm bê tông ứng lực trước là vật liệu đàn hồi. Phương pháp phân phối trực tiếp có phạm vi áp dụng hẹp hơn 2 phương pháp còn lại và khó khăn trong việc tính toán bản sàn theo trạng thái giới hạn thứ 2 kiểm tra võng và nứt). Phương pháp khung tương đương có phạm vi áp dụng rộng rãi hơn, có thể xác định được tải trọng ở các giai đoạn làm việc và cho phép người thiết kế đánh giá được độ võng của sàn một cách trực quan thông qua việc áp dụng các chương trình máy tính. Hiện nay, phương pháp phổ biến và hiệu quả để thiết kế sàn bê tông ứng lực trước là phương pháp cân bằng tải trọng, sử dụng khung tương đương để phân phối mô men do ứng lực trước và do các tải trọng tác dụng lên sàn. Quy trình thiết kế như sau: 1- Sơ bộ chọn chiều dày sàn. Bảng 4.2. Độ dày tối thiểu của sàn bê tông ứng lực trước Tải trọng Tỷ lệ nhịp/chiều dày sàn Nhẹ 40 ÷ 48 Trung bình 34 ÷ 42 Nặng 28 ÷ 36 Trong tỷ lệ nhịp/chiều dày sàn thì nhịp là nhịp dài của ô sàn. 2- Xác định tải trọng cân bằng w 3- Chọn hình dạng cáp và tính toán lực ứng lực trước yêu cầu. Hình dạng cáp càng gần với biểu đồ mô men do tải trọng ngoài gây ra càng tốt. - Đối với sàn liên tục chịu tải phân bố đều, cáp có thể bố trí như sau: Hình 4.5. Sơ đồ cáp đối với sàn liên tục Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 58 Lực ứng lực trước yêu cầu: 4.8) Độ võng s trong công thức trên có thể là s 1 hoặc s 2 . - Đối với bản công xôn: Hình 4.6. Sơ đồ cáp đối với bản công xôn Lực ứng lực trước yêu cầu: 4.9) 4- Tính toán các hao ứng lực trước . Chọn ứng suất căng ban đầu: 4.10) Tính các hao ứng lực trước: + Hao do ma sát. + Hao do biến dạng neo. + Hao do các nguyên nhân khác: do co ngót của bê tông, do từ biến của bê tông, do sự chùng ứng suất trong thép Sau khi tính toán các hao ứng lực trước f , tính được ứng lực trước hiệu quả: 4.11) 5- Tính số lượng cáp và bố trí cáp. Lực ứng lực trước của một cáp: 4.12) Lực căng yêu cầu cho dầm - bản rộng l: 4.13 Số lượng cáp cần thiết: 4.14 Cáp ứng lực trước qua cột hoặc xung quanh mép cột góp phần lớn hơn vào khả năng chịu tải so với thép ứng lực trước ở xa cột. Vì vậy nên bố trí khoảng 65 ÷ 75% cáp cho dải cột, còn lại bố trí cho dải giữa. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 59 6- Kiểm tra các giai đoạn làm việc của sà n,khả năng chịu lực, võng, nứt. Sử dụng khung tương đương để tính toán, kiểm tra sàn. Kiểm tra các giai đoạn làm việc của sàn: Sàn được kiểm tra lúc buông neo và trong giai đoạn sử dụng. Trong các giai đoạn làm việc của sàn, ứng suất trong bê tông không được vượt quá giá trị cho phép trong phần 2.1.1.2. Ứng suất trong bê tông: 4.15) Trong đó: M- mô men do các trường hợp tải ứng với từng giai đoạn làm việc của sàn gây ra. W- mô men kháng uốn của dầm - bản. Lực ứng lực trước P sẽ gây ra tải trọng cân bằng: 4.16) Hình 4.7. Tải trọng cân bằng Kiểm tra khả năng chịu lực của sàn: a). Khả năng chịu uốn: Coi vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi, mô men do tải trọng tính toán gây ra không được vượt quá mô men giới hạn. 4.17) Hình 4.8. Khả năng chịu uốn của tiết diện chữ nhật Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 60 : hệ số phụ thuộc vào loại cáp ứng lực trước, có các giá trị P =0.55 nếu (fpy/fpu ≥ 0.80 P =0.40 nếu (fpy/fpu ≥ 0.85 P =0.28 nếu (fpy/fpu ≥ 0.90 1 : hệ số phụ thuộc vào cường độ chịu nén của bê tông: ; ; ; ; Đối với cáp dính kết: 4.18) Nếu kể đến thép chịu nén (’ >0) thì Hàm lượng thép phải thoả mãn các điều kiện sau: và Nếu tiết diện thoả mãn điều kiện trên thì cường độ chịu uốn giới hạn được xác định như sau: + Tiết diện chỉ có thép chịu kéo (cáp dính kết): 4.19) + Tiết diện hình chữ nhật có thép chịu nén: - Nếu thì 4.20) Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 61 - Nếu thì ứng suất trong thép chịu nén nhỏ hơn f y , có thể bỏ qua hiệu quả của thép chịu nén và có thể xác định mô men nứt theo (4.19). Đối với cáp không dính kết: Nếu tỷ lệ (nhịp/chiều cao tiết diện) ≤ 35, ứng suất phá hoại trong cáp: 4.21) nhưng không được lớn hơn f py và (f se + 400) Nếu tỷ lệ (nhịp/chiều cao tiết diện) > 35, ứng suất phá hoại trong cáp: 4.22 nhưng không được lớn hơn f py và (f se +200) Nếu hàm lượng thép vượt quá 0.36 1 , mô men giới hạn: 4.23) b). Khả năng chịu cắt: + Điều kiện chịu cắt: 4.24) Trong đó: V- lực cắt A c - diện tích tiết diện giới hạn bao quanh cột. J c - mô men quán tính của tiết diện giới hạn bao quanh cột M- tổng mô men truyền vào cột α- hệ số truyền mô men do ứng suất cắt 4.25) c- khoảng cách từ trục trung hoà tiết diện giới hạn đến điểm tính ứng suất =0.75 là hệ số an toàn. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 62 - ứng suất cắt tới hạn. 4.26) = 40 đối với cột giữa = 30 đối với cột biên = 20 đối với cột góc b 0 - chu vi của tiết diện giới hạn f pc - ứng suất nén do lực ứng lực trước hiệu quả gây ra ở tâm tiết diện V p - thành phần thẳng đứng của ứng lực trước hiệu quả. + Đặc trưng của tiết diện chịu cắt: Tiết diện chịu cắt được tính là phần tiết diện mở rộng ra một khoảng d/2 tính từ mép cột. Hình 4.9. Sơ đồ xác định tiết diện giới hạn Xét cột tiết diện hình chữ nhật: Cột giữa: 4.27) 4.28) Cột biên: 4.29) 4.30) Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 63 4.31) Cột góc: 4.32) 4.33) 4.34) c). Kiểm tra độ võng: Độ võng được xác định từ khung tương đương và bỏ qua ảnh hưởng của góc xoay vì khá nhỏ. Đối với sàn làm việc theo 2 phương, độ võng tại giữa ô sàn sẽ là tổng độ võng theo từng phương. Δ e1 - là độ võng do tổng tải trọng theo phương l 1 . Δ e 2 - là độ võng do tổng tải trọng theo phương l 2 . Δ e =Δ e 1 +Δ e 2 - là tổng độ võng do tổng tải trọng. Δ dh1 - độ võng do phần tĩnh tải không được cân bằng bởi lực ứng lực trước theo phương l 1 . Δ dh 2 - độ võng do phần tĩnh tải không được cân bằng bởi lực ứng lực trước hoạt tải theo phương l 2 . Δ dh =Δ dh1 + Δ dh2 - tổng độ võng do phần tĩnh tải không được cân bằng bởi lực ứng lực trước . Độ võng tổng cộng: Δ=Δ e + FΔ dh 4.35) Với F là hệ số độ võng dài hạn 4.4. Mô hình cáp trong phương pháp cân bằng tải trọng Như đã trình bày ở 4.1.3.2, tải trọng cân bằng thụ thuộc vào quỹ đạo bố trí cáp. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 64 Với trường hợp cân bằng tải trọng cho dầm liên tục, tải trọng cân bằng được trình bày ở hình 4.10. Hình 4.10. Mô hình cáp và tải trọng cân bằng trong tính toán Tuy nhiên, trong thực tế, cáp không thể bố trí tại gối B như mô hình tính toán trên hình 4.10. mà phải như hình 4.11. Do đó, tải trọng cân bằng có sự sai số giữa mô hình tính toán và mô hình thực tế. Hình 4.11. Mô hình cáp trong thực tế Phương pháp phần tử hữu hạn có thể dễ dàng mô hình được tải trọng cân bằng tương ứng theo quỹ đạo cáp. 4.5. Thiết kế sàn bê tông ứng lực trước với lưới cột ngẫu nhiên Đối với mặt bằng sàn có lưới cột ngẫu nhiên thì không thể áp dụng phương pháp phân phối trực tiếp và phương pháp khung tương đương. Trong trường hợp này, cần xét đến sự làm việc tổng thể của toàn bộ sàn và áp dụng phương pháp pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế để tính toán. Do việc mô hình hoá cáp trong phương pháp pháp phần tử hữu hạn là rất khó khăn, nhất là việc tính toán, phân tích phải trải qua các giai đoạn làm việc khác nhau của kết cấu nên luận văn sử dụng phương pháp cân bằng tải trọng như đã trình bày trong phần 4.4. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 65 Các tải trọng cân bằng được quy về tải phân bố trên 1m 2 của sàn. Sàn được chia thành các dải có bề rộng tuỳ thuộc vào quy định của người thiết kế. Tuỳ thuộc vào hình dạng cáp, lực ứng lực trước sẽ gây ra tải trọng cân bằng tác dụng lên sàn hướng xuống hoặc hướng lên, tải cân bằng có giá trị: Tại nhịp, lực hướng lên: 4.36) Tại đầu cột, lực hướng xuống: 4.37) Trong đó: P- lực ứng lực trước s- độ lệch tâm của cáp ở nhịp e 2 - độ vồng của cáp tại đầu cột b d - bề rộng dải l- khoảng cách giữa 2 điểm uốn của cáp. Hình 4.12. Tải trọng cân bằng Hình 4.13. Tải trọng cân bằng trong sàn do lực ứng lực trước gây ra Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 66 4.5.1. Quy trình thiết kế Quy trình thiết kế về cơ bản vẫn theo các bước của phương pháp cân bằng tải trọng và được bổ sung thêm một số bước để phù hợp với việc tính toán theo phương pháp pháp phần tử hữu hạn. Bước 1- Tính toán sơ bộ chiều dày sàn, loại vật liệu sử dụng, có thể tham khảo theo bảng 4.2 Bước 2- Xác định tải trọng cân bằng. Tải trọng cân bằng thường chọn vào khoảng 0,8 ÷ 1 lần trọng lượng bản thân sàn. Bước 3- Tính toán các hao ứng suất. Bước 4- Xác định hình dạng cáp, tính toán lực ứng lực trước yêu cầu, tính số lượng cáp cần thiết. Coi tải trọng cân bằng là tải trọng hướng lên, phân bố trên 1m 2 của sàn. Tải trọng này sẽ gây ra mô men M trong các dải sàn. Việc xác định các mô men này được thực hiện bằng cách sử dụng các phần mềm tính toán sàn. Căn cứ vào biểu đồ mô men để bố trí cáp. Với lưới cột ngẫu nhiên, việc bố trí cáp có thể phải tiến hành nhiều lần để tìm ra cách bố trí thích hợp. Lực ứng lực trước yêu cầu cho dả i: 4.38) Khi có trốn cột trong lưới cột khá đều đặn, vẫn tồn tại các dải trên cột và dải giữa nhịp. M là mô men do tải cân bằng gây ra trên các dải sàn. Số lượng cáp cần thiết: 4.39) Bước 5 - Vào sơ đồ tính toán với các tải trọng: hoạt tải, tĩnh tải, tải ứng lực trước sau khi đ ã kể đến các hao ứng suất). Các tải trọng được quy về tải phân bố trên m 2 .Tải trọng cân bằng do lực ứng lực trước gây ra được tính theo công thức 4.36) và (4.37) Bước 6- Phân tích sàn với các tải trọng (sử dụng phần mềm tính toán sàn). Bước 7- Kiểm tra sàn ứng với các giai đoạn làm việc, kiểm tra khả năng chịu lực và độ võng. Sử dụng các công thức tính toán từ ( 4.15) đến (4.35) - Tại các giai đoạn làm việc của sàn: Ứng suất trong bê tông: Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 67 Trong đó: M- mô men do các trường hợp tải ứng với từng giai đoạn làm việc của sàn gây ra. Mô men này được tính tại vị trí mép cột. ứng với giai đoạn buông neo thì M là mô men do lực ứng lực trước sau khi hao ma sát và buông neo và trọng lư ợng bản thân sàn gây ra. ứng với giai đoạn sử dụng thì M là mô men do lực ứng lực trước hiệu quả sau khi hao ứng suất và các tải trọng tĩnh tải, hoạt tải gây ra. P: lực ứng lực trước ứng với từng giai đoạn làm việc của sàn. - Kiểm tra khả năng chịu lực: + Khả năng chịu uốn: M f - mô men tại mép cột hoặc mô men tại giữa nhịp. M u - mô men giới hạn được tính theo các công thức từ (4.18) đến 4.23) + Khả năng chịu cắt: - ứng suất cắt tại mép cột - ứng suất cắt tới hạn và được tính toán theo các công thức từ (4.24) đến (4.34) - Kiểm tra độ võng: Δ = Δ e + FΔ dh Trong đó: Δ e - độ võng tức thời do tổng tải trọng gây ra. Δ dh - độ võng tức thời do tải trọng dài hạn gây ra là độ võng do phần tĩnh tải không được cân bằng bởi lực ứng lực trước gây ra. F- hệ số độ võng dài hạn Với kết cấu bê tông ứng lực trước, lực nén trước ảnh hưởng đến cả nội lực tính toán, do vậy quy trình thiết kế thường phải thực hiện theo một quy trình lặp. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 68 Chương 5 THÍ DỤ TÍNH TOÁN Thí dụ như sau: Sàn phẳng bê tông ứng lực trước căng sau với mặt bằng như trên hình 5.1 được thiết kế theo tiêu chuẩn ACI 318 -2002. Tính theo phương pháp pháp phần tử hữu hạn. Hình 5.1. Mặt bằng sàn. 5.1. Vật liệu - Bê tông M350 f’ c =22.75MPa. - Cáp ứng lực trước không kết dính loại T15, đường kính d=15.24mm, đặt trong ống nhựa φ20. f pu =1860MPa A p =140mm 2 E ps =2.10 5 MPa. -Thép thường AIII: f y =400MPa 5.2. Tiết diện các cấu kiện Chiều dày sàn . Kích thước cột 1,2x1,2 (m) Kích thước mũ cột 1,4x1,4x0,15 m Kích thước dầm biên 30x70 (cm Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 69 5.3. Tải trọng tác dụng lên sàn Bảng 5.1. Các tải trọng tác dụng lên sàn Các lớp sàn Chiều dày mm) g kG/m 3 Trạng thái tiêu chuẩn kG/m 2 Gạch Ceramic 300x300 loại 1 10 1800 18 Lớp vữa lót XM 50# 40 1800 72 Sàn bê tông cốt thép 330 2500 825 Lớp vữa trát trần XM 50# 15 1800 27 Tổng tĩnh tải 942 Hoạt tải 200 Tải ứng lực trước cân bằng: w = 0.9×TLBT = 0.9 825=743kG/m 2 . 5.4. Tính hao ứng suất Chọn ứng suất căng ban đầu: Ta lấy - Hao ứng suất do ma sát: Ứng suất trung bình sau khi hao ma sát: - Hao ứng suất do biến dạng neo: + Sau khi thả neo, cho phép neo biến dạng 6mm: + Ứng suất trung bình sau khi hao ma sát và biến dạng neo: - Hao ứng suất do các nguyên nhân khác lấy bằng :18%f 2 =18%ì1299.62=234(MPa) - Ứng suất hiệu quả: f se =f 2 -18%f 2 =1299.62-234=1065.62(MPa) 5.5. Hình dạng cáp Căn cứ vào biểu đồ mô men do tải trọng cân bằng gây ra để bố trí cáp. Việc xác định mô men này được thực hiện bằng chương trình SAFE 8.08 Hình 5.2. Hình dạng cáp dải CSX1, CSX5 Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 70 Hình 5.3. Hình dạng cáp dải CSX2, CSX4, MSX1, MSX4, MSX2, MSX3 Hình 5.4. Hình dạng cáp dải CSX3 Hình 5.5. Hình dạng cáp dải CSY1, CSY5 Hình 5.6. Hình dạng cáp dải CSY2, CSY4, MSY1, MSY4, MSY2, MSY3 Hình 5.7. Hình dạng cáp dải CSY3 - Lớp bảo vệ: 30mm. - Cáp uốn cách tâm cột 0.1L + Đối với nhịp 9m: 0.1ì9=0.9 (m + Đối với nhịp 8.5m: 0.1ì8.5=0.85 (m) Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 71 + Đối với nhịp 17.5m: 0.1ì17.5=1.75 (m + Đối với nhịp 17m: 0.1ì17=1.7 (m - Cáp lệch tâm lớn nhất tại giữa nhịp. Theo phương X: -Độ lệch tâm của cáp tại nhịp: -Độ lệch tâm của cáp ở đầu cột: -Độ lệch tâm tương đương của cáp: Theo phương Y: - Độ lệch tâm của cáp tại nhịp: - Độ lệch tâm của cáp ở đầu cột: - Độ lệch tâm tương đương của cáp: - Lực ứng lực trước yêu cầu cho dải: M: Mô men do tải cân bằng gây ra - Lực ứng lực trước của 1 cáp: - Số lượng cáp cần thiết: Kết quả lập thành bảng. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 72 Bảng 5.2. Tính toán số lượng cáp cần thiết Tên dải Độ lệch tâm của cáp mm) M do tải cân bằng kGm Bề rộng dải m P yc kN) P1cáp kN) Số cáp CSX2 và CSX4 167.5 64956.25 4.375 3877.99 149.2 38 CSX3 167.5 55218.15 4.5 3296.61 149.2 42 CSX1 và CSX5 230 16207 2.125 704.65 149.2 5 MSX2 và MSX3 167.5 5636 4.5 336.48 149.2 3 MSX1 và MSX4 167.5 20505 4.25 1224.18 149.2 8 CSY1 và CSY5 177.5 13741 2.25 774.14 149.2 5 MSY1 và MSY4 177.5 23066 4.5 1299.49 149.2 8 CSY2 và CSY4 177.5 68688.5 4.375 3869.77 149.2 38 CSY3 177.5 33795.5 4.25 1903.97 149.2 42 MSY2 và MSY3 177.5 5325 4.25 300.00 149.2 3 5.6. Kiểm tra ứng suất trong sàn 5.6.1. Lúc buông neo Lúc buông neo, sàn chịu tác dụng của các lực gồm: + Lực ứng lực trước, + Trọng lượng bản thân sàn. -Lực ứng lực trước : P = n×Acap×f2 Trong đó: n - Số cáp A- Diện tích 1 cáp; A cap =140mm 2 f 2 - Ứng suất sau khi hao ma sát và buông neo; f 2 =1299.62MPa Tuỳ thuộc vào hình dạng cáp, lực ứng lực trước sẽ gây ra tải trọng cân bằng tác dụng lên sàn hướng xuống hoặc hướng lên, tải cân bằng có giá trị: + Tại nhịp, lực hướng lên: + Tại đầu cột, lực hướng xuống: Trong đó: b d - bề rộng dải. l - khoảng cách giữa 2 điểm uốn của cáp. Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 73 Giá trị của tải cân bằng được lập thành bảng. Bảng 5.3. Tải trọng cân bằng do lực ứng lực trước sau khi buông neo gây ra Tên dải Số cáp F kN) b d m Vị trí l m w kG/m 2 CSX2 và CSX4 38 6913.98 4.375 nhịp AC, CE 17.5 691.48 trục C 3.5 12209.24 CSX3 42 7641.77 4.5 nhịp AB, DE 9 2809.32 nhịp BD 17 1081.19 trục B, D 2.6 24039.67 CSX1 và CSX5 5 909.73 2.125 nhịp AB, DE 9 708.23 nhịp BC, CD 8.5 1090.27 trục B, D 1.75 13270.87 trục C 1.7 13723.23 MSX2 và MSX3 3 545.84 4.5 nhịp AC,CE 17.5 53.07 trục C 3.5 937.11 MSX1 và MSX4 8 1455.57 4.25 nhịp AC, CE 17.5 149.86 trục C 3.5 2645.97 CSY1 và CSY5 5 909.73 2.25 nhịp 12, 45 8.5 794.66 nhịp 23, 34 9 918.47 trục 2, 4 1.75 10295.43 trục 3 1.8 9564.06 MSY1 và MSY4 8 1455.57 4.5 nhịp 13, 35 17.5 149.98 trục 3 3.5 2068.04 CSY2 và CSY4 38 6913.98 4.375 nhịp 13, 35 17.5 949.49 trục 3 3.5 9887.11 CSY3 42 7641.77 4.25 nhịp 12, 45 8.5 3533.91 nhịp 24 18 1021.12 trục 2, 4 2.65 20486.50 MSY2 và MSY3 3 545.84 4.25 nhịp 13,35 17.5 59.55 trục 3 3.5 821.13 Ứng suất cho phép: + Ứng suất nén: 0.6f’ ci Lúc buông neo, cường độ bê tông: f’ ci =0.8f’ c =0.8ì22.75=18.2MPa) →0.6f’ ci =0.6ì18.2=10.92 (MPa) Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 74 + Ứng suất kéo: Tại đầu cột: Tại nhịp: Ứng suất trong bê tông: 5.6.2. Trong giai đoạn sử dụng Trong giai đoạn sử dụng, sàn chịu tác dụng của các lực: lực ứng lực trước, tĩnh tải, hoạt tải. -Lực ứng lực trước: P = n×A cap ×f se Trong đó: n - Số cáp A cap - Diện tích 1 cáp; A cap =140mm 2 f se - Ứng suất hiệu quả sau khi hao ứng suất; f se =1065.62 MPa Tuỳ thuộc vào hình dạng cáp, lực ứng lực trước sẽ gây ra tải trọng cân bằng tác dụng lên sàn hướng xuống hoặc hướng lên, tải cân bằng có giá trị: + Tại nhịp, lực hướng lên: + Tại đầu cột, lực hướng xuống: Trong đó: b d - bề rộng dải. l - khoảng cách giữa 2 điểm uốn của cáp. Giá trị của tải cân bằng được lập thành bảng b ảng 5.1). Ứng suất cho phép: + Ứng suất nén lớn nhất: 0.6f c ’=0.6ì22.75=13.65 (MPa) + Ứng suất kéo: Tại đầu cột: Tại nhịp: Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 75 Bảng 5.4. Tải trọng cân bằng do lực ứng lực trước gây ra Tên dải Số cáp F kN) b d m Vị trí l w m kG/m 2 CSX2 và CSX4 38 5669.10 4.375 nhịp AC, CE 17.5 566.98 trục C 3.5 10010.93 CSX3 42 6265.85 4.5 nhịp AB, DE 9 2303.49 nhịp BD 17 886.52 trục B, D 2.6 19711.27 CSX1 và CSX5 5 745.93 2.125 nhịp AB, DE 9 580.71 nhịp BC, CD 8.5 893.97 trục B, D 1.75 10881.42 trục C 1.7 11252.32 MSX2 và MSX3 3 447.56 4.5 nhịp AC,CE 17.5 43.52 trục C 3.5 768.38 MSX1 và MSX4 8 1193.49 4.25 nhịp AC, CE 17.5 122.87 trục C 3.5 2169.55 CSY1 và CSY5 5 745.93 2.25 nhịp 12, 45 8.5 651.58 nhịp 23, 34 9 753.10 trục 2, 4 1.75 8441.71 trục 3 1.8 7842.03 MSY1 và MSY4 8 1193.49 4.5 nhịp 13, 35 17.5 122.98 trục 3 3.5 1695.68 CSY2 và CSY4 38 5669.10 4.375 nhịp 13, 35 17.5 778.53 trục 3 3.5 8106.91 CSY3 42 6265.85 4.25 nhịp 12, 45 8.5 2897.62 nhịp 24 18 837.27 trục 2, 4 2.65 16797.85 MSY2 và MSY3 3 447.56 4.25 nhịp 13,35 17.5 48.83 trục 3 3.5 673.29 Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 76 5.6.3. Đặt cốt thép thường Với những vị trí có ứng suất vượt quá ứng suất cho phép cần đặt thêm thép thường: f c : ứng suất nén f t : ứng suất kéo : đối với tiết diện giữa nhịp. : đối với tiết diện trên cột. : chiều dày mũ cột. + Lực kéo: + Diện tích thép yêu cầu: 5.6.4. Kiểm tra khả năng chịu lực Tải trọng tác dụng: tĩnh tải và hoạt tải tính toán. Theo ACI 318 - 2002, hệ số vượt tải của tĩnh tải là 1.2, của hoạt tải là 1.6. - Kiểm tra khả năng chịu uốn: Đối với nhịp có tỷ lệ (nhịp/chiều cao tiết diện)≤35, ứng suất phá hoại trong cáp: Nhưng không được lớn hơn f py =1670MPa và f se +400)=1065,62+400=1465,62 MPa) Đối với nhịp có tỷ lệ nhịp/chiều cao tiết diện) >35, ứng suất phá hoại trong cáp: Nhưng không được lớn hơn f py = 1670 MPa và f se + 200) =1065,62+200 = 1265,62 MPa) + Điều kiện chịu uốn: M f : mô men tại mép cột hoặc mô men tại giữa nhịp. + Mô men giới hạn: Bộ môn kỹ thuật xây dựng Trang 77 Với - Kiểm tra khả năng chịu cắt: + Điều kiện chịu cắt: Các đặc trưng của tiết diện chịu cắt của kết cấu được tính theo công thức từ 4.29) đến (4.36) + Cột góc: c =0.4467m; A c = 0.7896 m 2 ; J c = 0.1522 m 4 + Cột biên: c = 0.4316m; A c =1.1648 m 2 ; J c = 0.2262 m 4 + Cột giữa: c = 0.74 m; A c =1.6576 m 2 ; J c = 0.6105 m 4 + Cột giữa biên: c = 0.74 m; A c =1.1648 m 2 ; J c = 0.4915 m 4 Kết quả được lập thành bảng (xem phụ lục. 5.6.5. Kiểm tra độ võng Độ võng dài hạn: Δ=Δ e + FΔ dh với F = 2 Thoả mãn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS. Phan Quang Minh, [2007], Thiết kế sàn Bê tông ứng lực trước. Đại học Xây dựng Hà Nội. [2]. PGS. TS. Hồ Hữu Chỉnh, [2009], Bê tông cốt thép ứng lực trước, Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh. [3]. Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam [2005], TCXDVN 356:2005, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, Tiêu chuẩn thiết kế.
File đính kèm:
- giao_trinh_be_tong_cot_thep_ung_luc_truoc.pdf