Giáo trình Cấu tạo kiến trúc căn bản (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Tóm tắt Giáo trình Cấu tạo kiến trúc căn bản (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ...gian xây dựng công trình ngắn nhất, với giá thành hợp lý, yêu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thích hợp, cấu tạo đơn giản, thi công thuận lợi. 1.1.2 Phương châm Thiết kế cấu tạo và thiết kế kiến trúc có tương quan hữu cơ, cần vận dụng đồng bộ nhằm đảm bảo cân đối giữa cácyêu cầu của phương châ...ới móng. BÀI 3: CẤU TẠO MÓNG CÔNG TRÌNH 17 - Lớp đệm: Tác dụng làm phẳng mặt phẳng hố móng để áp suất dưới đáy móng phân bố đều xuống nền đất chịu tải. Vật liệu được dùng là bê tông đá 40 x 60, hoặc cát dày 15cm. - Độ sâu chôn móng H: Tính từ mặt đất tự nhiên đến đáy móng. 3.1: Các bộ ph....1.2 Phân biệt 1. Theo hình thức - Tường thằng. - Mặt nghiêng. 34 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 2. Theo công năng - Chịu lực: thẳng, đứng, ngang. - Trám lấp. - Chắn đất. - Dẫn khói, thông hơi, đặt đường ống kỹ thuật. - Chống thấm. - Giữ nhiệt, cách nhiệt. - Chặn lửa. - C...

pdf66 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Cấu tạo kiến trúc căn bản (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: CẤU TẠO MÓNG CÔNG TRÌNH 
 TÓM TẮT 
Trong bài này, học viên hiểu được các yêu cầu thiết kế đối với nền móng công 
trình. 
Đối với móng công trình, có sáu cách phân loại, đó là: theo vật liệu, theo hình thể, 
theo đặc tính chịu tải, theo phương cách cấu tạo, thep phương pháp thi công, theo 
tình trạng ngậm nước của nền đất chịu tải. 
Có ba loại hình cấu tạo móng chính là: 
- Cấu tạo móng nông. 
- Cấu tạo móng sâu. 
- Cấu tạo móng đặc biệt. 
Các biện pháp bảo vệ móng cơ bản bao gồm: 
- Bảo vệ khối móng. 
- Cách ẩm tường móng. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Liệt kê các phương pháp phân loại móng. 
Câu 2: Giải pháp thiết kế móng được dựa trên những cơ sở nào? 
Câu 3: Móng chiếc chịu tường được áp dụng trong trường hợp nào? 
Câu 4: Móng chiếc chịu cột bao gồm những thể loại nào? 
Câu 5: Ưu điểm của móng trên cừ, trên cọc là gì? 
Câu 6: Móng bè sử dụng trong trường hợp nào? 
Câu 7: Trường hợp nào thì sử dụng giải pháp móng tại khe lún? 
Câu 8: Liệt kê các biện pháp bảo vệ khối móng. 
Câu 9: Liệt kê các vật liệu cách ẩm cho tường móng. 
Câu 10: Vẽ cấu tạo khe biến dạng tại vị trí khe nhiệt. 
Câu 11: Vẽ cấu tạo khe biến dạng tại vị trí khe lún 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 33 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
Sau khi học xong bài này, học viên có thể: 
- Biết được chức năng và các bộ phận của tường; 
- Nắm được cách thức phân loại các loại tường công trình; 
- Nắm được các yêu cầu thiết kế cơ bản đối với tường công trình; 
- Nắm được nguyên lý cấu tạo, vật liệu và đối tượng áp dụng của các loại tường 
công trình khác nhau. 
4.1 KHÁI NIỆM CHUNG 
4.1.1 Mô tả tổng quát 
1. Chức năng 
- Kết cấu bao che, ngăn chia. 
- Kết cấu chịu lực. 
2. Bộ phận chủ yếu 
- Bệ tường. 
- Thân tường. 
- Giằng tường. 
- Bổ trụ. 
- Lanh tô. 
- Đỉnh tường. 
4.1.2 Phân biệt 
1. Theo hình thức 
- Tường thằng. 
- Mặt nghiêng. 
34 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 2. Theo công năng 
- Chịu lực: thẳng, đứng, ngang. 
- Trám lấp. 
- Chắn đất. 
- Dẫn khói, thông hơi, đặt đường ống kỹ thuật. 
- Chống thấm. 
- Giữ nhiệt, cách nhiệt. 
- Chặn lửa. 
- Cách âm, cách chấn động. 
- Thấu quang. 
- Chống phóng xạ. 
3. Theo vị trí 
- Tường ngoài: bao che, chịu lực. 
- Tường trong: ngăn chia, chịu lực. 
- Tường đầu hồi: bao che, chịu lực. 
- Tường tầng hầm: chịu lực, chống thấm. 
4. Theo vật liệu xây dựng 
- Tường đất. 
- Tường đá. 
- Tường gạch. 
- Tường bê tông, bê tông cốt thép 
- Hỗn hợp. 
- Tường sáo. 
5. Theo phương pháp thi công 
- Tường xây. 
- Tường đúc toàn khối. 
4.1: Chức năng của 
tường trong công trình 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 35 
- Tường lắp ghép. 
6. Theo bề dày 
- Vách < 150 mm: bao che, ngăn chia. 
- Tường > 150 mm: chịu lực. 
Hình 4.2: Vật liệu, cấu trúc 
Hình 4.3: Các hình thức tường: Tường chịu lực – Tường bao che – Tường ngăn 
chia không gian 
36 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 4.1.3 Yêu cầu thiết kế 
Tường chiếm 40-60% trọng lượng xây dựng toàn công trìng, chiếm 20-40% giá 
thành xây lắp công trình. 
1. Khả năng chịu lực 
a. Cường độ chịu lực tương quan với độ dày của tường 
- Trọng lượng bản thân, trọng lượng của các bộ phận khác truyền xuống như sàn, 
mái. 
- Lực đẩy ngang của gió, đất, nước, chấn động từ bên trong và bên ngoài tác động. 
b. Độ bền và độ cứng 
Tương quan với mác vật liệu, sức chịu tải của nền đấtvà móng tường, chiều cao, 
dài, bề dày của tường, kỹ thuật thi công, kiểu cách sắp xếp khối xâyvà mạch vữa 
đảm bảo tính toàn khối. 
c. Khả năng chịu lực được tăng cường 
Bằng lanh tô, giằng tường, trụ tường và tường ngăn ngang. 
2. Khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt 
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, quy luật thay đổi nhiệt độ, chọn VLXD, bề dày, 
phương cách cấu tạo để không bị rạn nứt vì ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. 
3. Khả năng cách âm: 
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, chọn giải pháp cấu tạo loại tường cách âm với vật 
liệu và bề dày thích hợp, lưu ý kết hợp với khả năng cách âm của cửa, sàn, nền, trần 
của công trình. 
4. Khả năng chống ẩm, chống thấm: 
Biện pháp che chở bảo vệ và chống thấm thích hợp từ móng tường, thân tường, 
đỉng tường. Đặt biệt với tường ngoài, tường hầm, tường. 
a. Khả năng phòng hỏa: 
Tùy theo cấp độ chịu lủa của công trìnhvà yêu cầu sử dụng mà cấu tạo tường chịu 
lửavới khoảng cách, vật liệu và bề dày thích hợp. 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 37 
 b. Khả năng đặt đường ống thiết bị: 
Đảm bảo đủ độ rộng để đặt đường ống thao tác lắp đặt và bảo trì, sửa chữa theo 
yêu cầu, đủ độ cứng để liên kết, đảm bảo mỹ quan. 
c. Yêu cầu sử dụng vật liệu: 
- Hợp lý, nhẹ, đồng nhất, cường độ cao, vật liệu địa phương. 
- Tiết kiệm, công nghiệp hoá, thi công đơn giản, giảm giá thành. 
Hình 4.4: Bố trí vật liệu cách âm cho vách 
4.2 TƯỜNG XÂY 
4.2.1 Tường gạch đất nung 
1. Kích thước cơ bản 
a. Bề dày 
Yêu cầu chịu lực: 
- Tính chất và độ lớn của tải trọng. 
- Khoảng cách, khoảng rộng của các lỗ cửa. 
- Yêu cầu cách âm, cách nhiệt, phòng hỏa. 
Phạm vi sử dụng: 
38 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
- d ≤ 1/ 4 gạch ( 6 cm ): Vách ngăn, tường bao che, tường kính. 
- 1/4 < d ≤ 1/2 gạch (11 cm): Tường ngăn, tường bao che, trám lấp nhà khung, 
nhà một tầng. 
- d= 1 gạch (22 cm): tường chịu lực nhà một tầng, và tầng thứ ba trở lên của nhà 
nhiều tầng. 
- d ≥ 2 gạch ( 45 cm ) tường chịu lực, tường móng, tường côngLực đẩy ngang của 
gió, đất, nước, chấn động từ bên trong và bên ngoài tác động. 
b. Chiều dài: 
L= (105 + 10) n 
Bội số của chiều rộng viên gạch + chiều dày mạch vữa. 
c. Chiều cao 
Quyết định sự ổn định của tường, liên quan đến bề dày của tường. 
Hình 4.5: Vật liệu cấu trúc tường 
Hình 4.6: Vật liệu liên kết 2 lớp tường: gạch thẻ và thép tròn 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 39 
Hình 4.7: Tường xây dày 1 lớp gạch: gạch đất nung hoặc gạch xi măng 
Hình 4.8: Tường xây dày 2 lớp gạch, không có khoảng trống giữa 2 lớp tường: 
vật liệu gạch đất nung hoặc gạch xi măng 
Hình 4.9: Tường xây dày 2 lớp gạch có khoảng trống giữa 2 lớp tường: vật 
liệu gạch đất nung hoặc gạch xi măng 
40 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 2. Kiểu cách xây 
a. Nguyên tắc 
- Vật liệu gạch xây phải đảm bảo cường độ, bề mặt gạch 
- Mạch vữa: mạch vữa đứng của hàng gạch xây bên trên không được trùng với mạch 
vữa đứng của hàng gạch xây ngay bên dưới, chiều dày mạch vữa đều nhau, mạch 
vữa phải kín để tăng khả năng chống thấm cho tường và đảm bảo tính toàn khối, 
ổn định. 
Hình 4.10: Tường gach xây không trùng mạch 
Hình 4.11: Các hình thức xây tường gạch trang trí 
Hình 4.12: Tường ốp gạch kiểu trung mạch 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 41 
Hình 4.13: Hình thức mạch vữa 
b. Kiểu cách sắp gạch 
Hình 4.14: Hình thức sắp gạch 
4.2.2 Các bộ phận tăng cường 
1. Lanh tô 
Lanh tô là hình thức dầm, đỡ tải trọng tường bên trên cửa sổ, cửa đi và truyền tải 
trọng đó vào phần tường hai bên lỗ cửa. 
42 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
Hình 4.15: Lanh tô 
a. Gạch 
- Xây thẳng với L = 1,25 – 1,5 – 2,25 m tùy theo chiều cao của lanh tô và chiều dày 
tường. 
- Xây cuốn vòm: với f = ( 1/3 – 1/12 ) L , mép dưới của lanh tô phải cách 4 cm so 
với mạch vữa ngangcủa tường tại vị trí này. Vòm hình tròn L: 3 – 5 m, vòm hình 
cung 2,5m< L < 4m. 
- Gạch và cốt thép : L ≤ 2 m, sắt ø 4 - ø 6 cách khoảng 10cm gối vào tường 25-30 
cm. Vuông, chữ nhật, chữ L, khoảng gối vào tường ≥ h của lanh tô. 
Hình 4.16: Các hình thức lanh tô gạch 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 43 
 b. Gỗ, thép 
Cấu tạo đơn hoặc ghép đôi tùy theo bề dày của tường và chiều rộng của lỗ cửa, có 
thể kết hợp lanh tô làm thanh ngang của khuôn cửa. 
Hình 4.17: Khoảng cách các lanh tô vào tường > 250 mm 
2. Giằng tường 
- Đảm bảo: tính toàn khối, tăng cường khả năng chịu lực. 
- Bố trí: ở đỉnh tường, chân tường kết hợp kết cấu chịu lực của sàn. 
- Vật liệu xây dựng: gỗ, thép, BTCT. 
Hình 4.18: Tác động của gió gây hư hại cấu trúc công trình và hình thức khắc phục 
44 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
Hình 4.19: Tường không có bộ phận tăng cường chịu lực xô ngang và tường có bộ phận tăng cường chịu lực xô ngang 
Hình 4.20: Hệ thống giằng tường kết hợp với lanh tô, ô văng trên cửa 
3. Trụ tường: 
Tương quan với chiều cao, bề dày, chiều dài của tường. Khoảng cách giữa hai trụ 
3m < L < 6m. Xây gạch, BTCT, gỗ, thép. 
Trụ tường kết hợp với giằng tường làm khung sườn cho tường. 
Đối với trụ xây, phần nhô ra của tường là bội số của 1/2 gạch hoặc 1-2 gạch. 
4.2.3 Cấu tạo thân tường 
1. Đỉnh tường: 
a. Mái đua, mái hắt: 
Bộ phận kết thúc đỉnh tường: Là phần kéo dài của mái, nhằm bảo vệ đỉnh tường, 
bề mặt ngoài của tường và trang trí. 
- Với khoảng nhô a < b/2, cấu tạo xây cao dần = 1/3 khối xây. 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 45 
- Với khoảng nhô ra a > b/2, khối xây trên bản BTCT có bố trí thép neo trong tường. 
b. Mũ bảo vệ: 
Cấu tạo bằng cách xây gạch láng vữa, lợp ngói hoặc bằng BTCT toàn khối hay lắp 
ghép. Mũ bảo vệ nhô ra khỏi tường 5-7cm, bề mặt trên tạo dốc, mặt dưới làm gờ móc 
nước. 
Hình 4.21: Đỉnh tường ở vị trí trên mái 
Hình 4.22: Đỉnh tường ở vị trí dưới cấu trúc mái 
46 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 2. Lỗ cửa: 
a. Hai bên lỗ cửa: 
- Cửa có khuôn: Xây phẳng hoặc lồi lõm, tùy theo bề dày của khuôn cửa, khuôn cửa 
liên kết với tường bằng bách sắt hoặc gỗ. 
- Cửa không khuôn: Xây lồi lõm rộng 1/2 gạch, dày 1/4 gạch. 
b. Phần trên lỗ cửa: 
- Cửa có khuôn: Xây phẳng hoặc lồi lõm, tùy theo bề dày của khuôn cửa. 
- Cửa không khuôn: Kết hợp với lanh tô, ô văng, mái hắt, tạo gờ móc nước để hạn 
chế nước chảy vào mép trên của cánh cửa. 
c. Phần dưới lỗ cửa: 
- Cửa sổ: Cấu tạo bệ cửa có bề dày lớn hơn chiều dày của tường, tạo dốc cho bề 
mặt trên của bệ cửa, gờ móc nước tại mép dưới phía ngoài của bệ cửa. 
- Cửa đi: Cửa tại vị trí tường ngoài và tại khu vực phòng vệ sinh cần cấu tạo thay 
đổi cao độ sàn để tránh nước tràn. 
d. Tấm che chắn nắng: Độ rộng, hình thức, vật liệu được nghiên cứu kết hợp với 
việc thông thoáng tự nhiên cho bên trong công trình, tấm che chắn tránh dùng vật 
liệu hấp thu nhiệt từ bức xạ mặt trời. 
- Tấm ngang: Sử dụng ở hướng Nam, Tây. 
- Tấm đứng: Sử dụng ở hướng Tây, Tây-Nam, Đông. 
- Tấm ngang–đứng: Sử dụng ở hướng Tây-Nam, Đông- Nam. 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 47 
Hình 4.23: Các hình thức cấu trúc che nắng cho cửa tại vị trí trên tường bao 
che, phụ thuộc vào phương vị của tường 
Hình 4.24: Hinh thức cấu tạo thân tường hai bên lỗ cửa: 
cửa một lớp và cửa 2 lớp 
48 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
Hình 4.25: Hình thức cấu tạo thân tường phía bên trên và bên dưới cửa 
e. Lỗ cửa sổ tầng hầm: 
Mục đích: Để lấy ánh sáng và thông thoáng cho tầng hầm 
Gỉai pháp cấu tạo: 
- Trường hợp đủ chiều cao: Cấu tạo bình thường. 
- Trường hợp không đủ chiều cao : Cấu tạo lỗ cửa theo ba cách : 
• Cấu tạo tủ lồi ở tường bệ cửa sổ tầng trệt. 
• Cấu tạo sân chìm (tốt nhưng đắt). 
• Cấu tạo lỗ cửa trong bề dày của tường hầm (không nên dùng) 
3. Bệ tường: 
- Vật liệu: Sử dụng vật liệu có cường độ cao, khả năng chống thấm, chống va chạm 
tốt: đá, bê tông, BTCT. 
- Gỉai pháp cấu tạo: 
• Xây dầy nhô ra so với tường bao che bên trên. 
• Mặt thềm, sân tiếp giáp với bệ tường tạo dốc ra ngoài i= 5%, bố trí rãnh thu 
nước xung quanh thềm của công trình. 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 49 
 4. Cấu tạo hoàn thiện bề mặt tường: Mục đích nhằm bảo vệ tường, vệ sinh, trang 
trí, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, tản nhiệt. 
a. Tường không trát: 
Tường gạch trần do không có lớp hồ tô và các lớp hoàn thiện khác bảo vệ, bản 
thân vật liệu gạch xây có yêu cầu cường độ cao thông thường sử dụng gạch đặc, hình 
thức viên gạch đều không sứt mẻ , bề mặt tường yêu cầu phẳng, mạch vữa đều , để 
tránh nước mưa xâm nhập vào thân tường từ mạch vữa, phần vữa lout tạo phẳng mặt 
ngoài mạch cần chống thấm tốt thường là vữa ximăng cát 1 : 1 . Hình thức mạch vữa 
nên làm lõm vào và dốc ra để thoát nước tốt. 
b. Tường gạch tô vữa: 
Tường gạch tô vữa phía bên ngoài hoặc bên trong công trình đều với mục đích bảo 
vệ thân tường và tạo phẳng cho thân tường. Tùy theo yêu cầu mà có cấu tạo hợp lý, 
mác vữa chọn theo quy định, chiều dày lớp vữa từ 10mm-20mm. Đối với tường có 
diện tích mặt phẳng lớn , để tránh hiện tượng nứt và không phẳng, có thể tạo các 
mạch lõm dọc và ngang, hoặc xử lý phun nhám chứ không làm láng. Sau khi tô phẳng 
mặt tường, cần xử lý theo yêu cầu vệ sinh, thẩm mỹ bằng các loại vật liệu khác 
nhaunhư vôi, sơn nước, ốp đá tự nhiên, ốp các loại gạch gốm trang trí, gạch Ceramic, 
đá Granit thiên nhiên hoặc nhân tạo, gỗ ván, tấm vật liệu hợp kim. 
Hình 4.26: Tường gạch tô vữa xi măng cát 
50 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 c. Tường gạch ốp gỗ, ván: 
Tường xây ốp gỗ ván thường là tường ở các vị trí bên trong công trình, thiết kế 
tường với mục đích trang trí và cách âm hơn là bảo vệ, khung gỗ tạo mặt phẳng liên 
kết được gắn vào thân tường bằng các bản thép. 
d. Tường gạch ốp đá chẻ tự nhiên: 
Bằng vữa ximăng cát, các chốt thép chôn chặc sẵn trong thân tường sẽ giúp tăng 
độ liên kết giữa các tấm đá chẽ tự nhiên và thân tường, cách ốp có thể chọn các viên 
đácó kích thước đồng đều hoặc không đồng đều. 
e. Tường gạch ốp gạch đất nung: 
Vật liệu thường là các loại gạch nung có chất lượng cao, cách ốp vật liệu thường 
được thực hiện sau khi thân tường đã được tô trát vữa làm phẳng, các tấm vật liệu 
được dán lên bề mặt lớp vữa tô bằng vữa giàu ximăng. 
f. Tường ốp tấm vật liệu hợp kim: 
Tấm vật liệu hợp kim là vật liệu ốp siêu nhẹ Quadroclad có cấu tạo giống với vỏ 
máy bay gồm hai lớp nhôm hai bên và một lớp nhôm tổ ong ở giữa, với cấu tạo như 
thế nó có khả năng chịu sức gió lớn , phẳng và rất nhẹ , tấm Quadroclad có nhiều độ 
dày khác nhau từ 6 – 25 mm được phủ sơn chống trầy xước và bền màu tấm có thể 
uốn vuông để ốp cạnh , uốn cong để ốp cột , cách liên kết tấm vật liệu hợp kim vào 
khung chịu lực của công trình hoặc thân tường thông qua khung thép hình . 
g. Tường ốp đá granit tự nhiên: 
Tấm đá granit thường sử dụng có kích thước lớn do đó mỗi tấm đá có trọnlượng rất 
nặng, để hoàn thiện bề mặt tường ốp đá granit thường dùng phương pháp móc nối 
các tấm đá vào hệ lưới thép gắn sẵn trên bề mặt tường, phương pháp liên kết này giữ 
cho các tấm đá được cố định chắc chắn cũng như tránh sự tiếp xúc giữa bề mặt tấm 
đá với bề mặt tường do đó không có hiện tượng thấm từ thân tường qua làm hoen ố 
tấm đá . 
h. Xử lý khe hở giữa các tấm vật liệu ốp tường: 
- Các hình thức cấu tạo mạch vữa tường gạch trần. Mạch vữa có yêu cầu về thẩm 
mỹ nhưng phải đảm bảo yêu cầu chống thấm, vệ sinh. 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 51 
- Vật liệu trám bít khe hở giữa các tấm đá Granit: Vật liệu có đặc tính đàn hồi cao, 
cho phép xảy ra dãn nở do nhiệt hoặc do hiện tượng lún không đồng đều. 
Hình 4.27: Tường gạch ốp vãn gỗ tự nhiên và nhân tạo 
Hình 4.28: Tường gạch ốp đã tự nhiên 
4.2.4 Tường đá 
1. Nguyên tắc cấu tạo: 
- Khối xây: đặt thẳng góc hướng chịu lực, dùng đá có bề mặt phẳng, không cong. 
- Bố trí đá câu: tại các vị trí góc và ngang thân tường cách khoảng < 1m/1 viên. 
- Mạch vữa: Mạch vữa ngang cùng trên một mặt phẳng, mạch vữa đứng không 
trùng nhau. Bề dày mạch vữa đối với đá hộc ≤ 3 cm, đối với đá gia công ≤ 1cm. 
52 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 2. Kiểu cách xây: 
- Bề dày: tường đá ≥ 40 cm. 
- Xếp đá: 
• Với đá gia công: Mạch vữa thẳng đứng và nằm ngang ngắn dài theo kích cỡ đá. 
• Với đá hộc: Mạch vữa tự do hoặc mạch vữa đứng và ngang. 
4.2.5 Tường trình 
1. Phân loại: 
- Tường đúc: Bằng đất xỉ lò vôi, đất ôn cố (100 kg ximăng/m³ đất). 
- Tường xây: Bằng gạch cay đát xỉ lò vôi cở (20x20x40). 
2. Yêu cầu cấu tạo: 
• Chân tường rộng 50 -80 cm đặt sâu dưới mặt đất 25- 40 cm. 
• Thân tường rộng 20 -40 cm, cao 2,5 – 3,0 m. 
• Cần bảo vệ chống ẩm che mưa, tường không có khả năng chịu lực. 
Hình 4.29: Hình thức tường trình 
4.2.6 Cấu tạo chống ẩm cho tường 
Tuỳ theo nguồn tạo ẩm mà chọn giải pháp cấu tạo: 
1. Nước có sẵn trong vật liệu xây dựng hoặc thấm rút từ nền móng, sàn: 
- Vị trí: Cấu tạo lớp cách ẩm, lớp chống thấm đúng vị trí ở chân tường 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 53 
- Giải pháp: Dùng ống knapen để hút hơi nước trong chân tường 
- Cấu tạo nền rỗng. 
- Giải pháp thoát nước quanh nhà. 
2. Nước ngấm vào tường do mưa hắt: 
- Che phủ mặt tường ngoài bằng 1 lớp chống thấm: Vôi, ximăng flintkote hoặc bằng 
tấm lợp fibrociment. 
- Giải pháp làm cho nước trong tường bốc hơi: Bằng cách xây thêm 1 vách bên 
trong có chừa lổ để tạo gió lùa từ dưới lên trong khoảng trống cách ly. 
3. Nước ngấm vào tường do đường ống dẫn bị hư bể, mái nhà bị dột: 
- Bố trí đường ống kỹ thuật: Đặt các đường ống tập trung trong gaine để tiện việc 
sửa chữa bảo trì. 
- Cấu tạo lớp chống thấm: Đúng cách và tạo độ dốc thích hợp , đảm bảo thoát nước 
nhanh cho các loại mái 
4. Nước đọng: 
Khi hơi nước gặp lạnh trong nhà bếp, phòng tắm, giặt: cấu tạo nhiều lổ hoặc cửa 
thông thoát tự nhiên hoặc có gắn quạt hút đưa hơi ra ngoài nhà. 
4.3 VÁCH NGĂN 
4.3.1 Yêu cầu cấu tạo 
- Đảm bảo khả năng chịu tải bản thân: 
Độ cứng và ổn định phụ thuộc vào cấu tạo hệ khung sườn và phương cách liên kết 
các cấu kiện bao gồm các thanh đứng, thanh nằm ngang, các tấm ốp bề mặt. 
- Cách âm, cách nhiệt, giữ nhiệt, cách ly chấn động. 
- Nhẹ, kinh tế: Vật liệu thích hợp, cấu tạo và thi công đơn giản 
- Mỹ quan, vệ sinh, chống thấm tốt. 
54 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 4.3.2 Cấu tạo các loại vách ngăn theo vật liệu 
1. Vách Torchie: 
- Cấu trúc chịu lực : Vôi rơm, phên tre. 
- Cấu trúc trám lấp : Bùn rơm, cốt tre ( mầm, trĩ ). 
- Phương cách : Trát vữa lên latti, với trụ đứng c.k.48 -50 cm. Thanh ngang trên, 
dưới, thanh xiên. 
2. Vách ván gỗ: ván gỗ đóng ngang, đứng trên cột gỗ c.k 500 cm cột Gỗ ván: dày 2 
– 2,50 cm, rộng 10 – 12 cm.Đóng ngang liền mí hoặc chồng mí, ghép mộng. Đóng 
đứng liền mí với nẹp che, chồng mí hoặc ghép mộng. 
3. Vách xây gạch: Với trụ gỗ, thép, BTCT, c.k từ 2,00 – 4,00 m tuỳ theo bề dày. 
Giằng vách bằng thép Þ6 đặt trong mạch vữa . Chiều cao ≤ 2,00 m đối với cách 
xây1/4 gạch. 
4. Vách dựng: với các tấm tiền chế bằng vật liệu phức hợp bề dày 5 -10 cm. 
Hình 4.30: Vật liệu cấu tạo khung 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 55 
Hình 4.31: Vật liệu cấu tạo tấm ốp vách 
Hình 4.32: Các hình thức cấu tạo liên kết giữa thanh dầm & thanh cột trong 
cấu trúc khung vách 
56 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
Hình 4.33: Hình thức khung gỗ ốp tấm vật liệu thạch cao, ván gỗ nhân tạo 
Hình 4.34: Hình thức khung gỗ ốp ván gỗ tự nhiên 
BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 57 
Hình 4.35: Hình thức khung gỗ ốp ván gỗ tự nhiên, ván gỗ nhân tạo, tấm Ceaboard 
Hình 4.36: Hình thức cấu trúc khung chịu lực tường vách sử dụng vật liệu thanh kim loại (nhôm, thép, hợp kim) 
Hình 4.37: Chi tiết liên kết cấu kiện thanh kim loại định hình, tạo nên cấu trúc khung chịu lực cho tường vách 
58 BÀI 4: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH 
 TÓM TẮT 
Tường công trình là bộ phận vừa có thể đảm nhận chức năng bao che, vừa có thể 
đảm nhận chức năng chịu lực cho công trình. 
Tường công trình cần đáp ứng các yêu cầu thiết kế sau: 
- Khả năng chịu lực. 
- Khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt. 
- Khả năng cách âm. 
- Khả năng chống ẩm, chống thấm. 
Tường xây là loại tường phổ biến nhất trong kết cấu nhà ở Việt Nam. Trong kết cấu 
tường xây, các bộ phận tăng cường như lanh tô, giằng tường, trụ tường có vai trò 
quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của tường. 
Vách ngăn có vai trò chủ yếu là ngăn chia không gian, cách âm, cách nhiệt, giữ 
nhiệt, cách ly chấn động. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Chức năng chính của tường công trình là gì? 
Câu 2: Các yêu cầu thiết kế đối với tường công trình? 
Câu 3: Chiều dày tường đối với những thể loại tường khác nhau? 
Câu 4: Nguyên tắc xây tường gạch? 
Câu 5: Liệt kê các bộ phận tăng cường cho tường xây. 
Câu 6: Vẽ cấu tạo mũ tường. 
Câu 7: Trình bày giải pháp chống ẩm cho tường do mưa hắt. 
Câu 8: Liệt kê yêu cầu cấu tạo đối với vách ngăn. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cau_tao_kien_truc_can_ban_phan_1_truong_dai_hoc_k.pdf
Ebook liên quan